Đợi Tới Khi Ve Xanh Rơi Rụng

Chương 20



Hồi nhỏ, gia đình Cao Kế Xương thuộc dạng khá giả. Bố Cao Kế Xương là Cao Vĩnh Huy, theo nghiệp kinh doanh, còn mẹ Cao Kế Xương là Hứa Thúy Lâm làm nội trợ. Gia đình bọn họ thuộc tầng lớp người giàu lên sớm, tuy không đến mức giàu nứt đố đổ vách, nhưng chắc chắn không phải lo lắng chuyện tiền bạc.

Cao Vĩnh Huy rất yêu quý đứa con trai này, đẹp trai, thông minh và học giỏi từ nhỏ. Lão thường đưa Cao Kế Xương tham dự rất nhiều bữa tiệc, vừa để khoe khoang, vừa để đích thân dạy dỗ con mình. Cao Kế Xương cũng không phụ lòng bố mình, những bữa tiệc vi cá tổ yến, linh đình xa hoa không hề khiến Cao Kế Xương xao nhãng mà lại càng cố gắng học tập hơn sau khi về nhà.

Cao Vĩnh Huy hỏi cậu tại sao, cậu đáp: Sau này con cũng muốn có cuộc sống tốt đẹp như vậy, nên đương nhiên phải học hành chăm chỉ.

Cao Vĩnh Huy cười khà khà, tin tưởng con mình sau này nhất định sẽ đạt được thành công.

Năm 1966, Cao Kế Xương 15 tuổi, đương lúc Cao Vĩnh Huy giàu có nhất, trong nhà có hơn 2 triệu tiền tiết kiệm, sở hữu ba nhà máy, đi đến đâu lão cũng được người người gọi là sếp Cao. Khi đạt được tất cả dễ như trở bàn tay, xung quanh toàn là lời ngon tiếng ngọt gấm hoa rực rỡ, Cao Vĩnh Huy nhìn xuống không thấy đầu ngón chân, con người bay bổng trên tầng mây cao, chẳng một ai kéo xuống được.

Cao Vĩnh Huy không chút do dự đặt chân lên con đường mà đa số đàn ông thời ấy sẽ chọn — Chơi gái.

Mới đầu là thư ký nữ, tuyển những sinh viên tốt nghiệp Trung học, khi ấy Cao Vĩnh Huy cũng chỉ mới ba mươi mấy, phong độ ngời ngời, chỉ cần dỗ dành một tí rồi vứt cho một xấp tiền mặt là có thể dễ dàng đưa người ta lên giường.

Cao Vĩnh Huy ăn vụng quen tay, thay vì nói ông ta thích đàn bà, chi bằng nói lão thích cảm giác kiểm soát và những kích thích mới mẻ không ngừng.

Gái quán bar, công nhân nữ, sinh viên đại học, vợ cấp dưới,… Nhưng lão chưa đừng đưa bất cứ người đàn bà nào về nhà, tuy là trong nhà có người vợ tuổi băm, nhưng cũng có cậu con trai quý tử của lão, đó là niềm tự hào, là dòng máu, và là người kế thừa gia nghiệp lão gây dựng.

Có lần Cao Kế Xương hỏi mẹ mình: “Sao mẹ không ly hôn?”

Hứa Thúy Lâm mở to đôi mắt đen như hố sâu, nhìn anh ta: “Sao phải ly hôn? Mẹ ở bên ông ta, vượt qua bao nhiêu tháng ngày gian khổ. Hồi ông ta mới bắt đầu làm ăn, là mẹ vay tiền vốn từ nhà ngoại, mẹ và ông ta chạy ngược chạy xuôi vất vả bán rong. Mẹ không có tiền, cũng không giữ tiền trong nhà. Ly hôn há lại chẳng lời cho đám điếm kia? Có chết mẹ cũng không ly hôn.”

Cao Kế Xương hỏi tiếp: “Thế mẹ có định nghĩ cách lấy một nửa số tiền không?”

Hứa Thúy Lâm mặt đỏ như tôm, nhưng không nhận ra mình đã sợ hãi. Bà đột nhiên nổi giận với con trai mình: “Tao lấy sao được? Lấy kiểu gì? Nhà máy trong tay lão ta, sổ sách lão cũng giữ hết! Bố mày khôn như rận, sao tao bì được?”

Cao Kế Xương không hỏi thêm lần nào nữa.

Thời ấy, xung quanh cậu ta là bao lời ong tiếng ve, đi đâu cũng bị người ta chỉ trỏ. Ban đầu cậu ta còn đỏ mặt, còn tức giận, còn khóc. Dần dà Cao Kế Xương dửng dưng, coi những người bàn tán kia không tồn tại, tập trung học hành.

Cao Kế Xương nhiều lần bắt gặp bố mình ôm ấp những người phụ nữ khác nhau, giống y như dân anh chị. Một lần, trường học yêu cầu đóng học phí, trong tay Cao Kế Xương không có tiền, Hứa Thúy Lâm lại về nhà ngoại, cậu ta phải đến nhà máy. Ai dè vừa định đẩy cửa phòng làm việc của bố ra, thì Cao Kế Xương liền nghe thấy những âm thanh kỳ lạ vang ra từ bên trong. Anh ta im lặng lắng nghe một lúc, rồi đi vòng ra phía cửa sổ, cửa sổ có một khe hở, nhìn thấy được hai bóng người trần truồng trên giường.

Cao Kế Xương quay người ngồi xuống bậc thang đợi, đợi mười mấy phút, bên trong đã kết thúc, Cao Vĩnh Huy sảng khoái đi ra ngoài, thấy con trai mình ngồi đấy, lão ta giật thót, còn Cao Kế Xương lại rất bình tĩnh, báo lão biết chuyện học phí. Cao Vĩnh Huy đưa tiền cho anh ta, rồi lúng túng hỏi: “Đến lâu chưa?”

Cao Kế Xương nghĩ ngợi, nhìn công nhân ngọt nước ngọt cái bên trong, đáp: “Lúc bố cưỡi mụ ta từ đằng sau, thôi tôi về trường đây.”

Cao Vĩnh Huy ngớ người, suýt thì làm rơi điếu thuốc mới rút ra, lão nhìn đưa con trai cao như trúc non dần khuất xa, đột nhiên bật cười mắng: “Thằng nhãi này!”

Đàn bà, cũng chỉ có thế thôi. Con trai đã mười lăm tuổi rồi, thời xưa bằng tuổi này đã lấy vợ được rồi ấy chứ. Điều này chứng tỏ con trai rất thương người bố như lão, hơn nữa sau này con trai lão chắc chắn sẽ không bị đàn bà cưỡi đầu cưỡi cổ.

Đúng là một đứa con ngoan.

Hai năm sau, do tình hình kinh tế chính sách thay đổi chóng mặt, các nhà máy của Cao Vĩnh Huy kinh doanh tụt dốc, liên tiếp phá sản. Sau đó, Cao Vĩnh Huy lại thử đi thử lại nhiều lần, mở công ty, phá sản, mở nhà máy, không tìm được đầu ra sản phẩm. Nhưng khi ấy Cao Kế Xương đã thi đậu một trường đại học danh tiếng và rời khỏi nhà. Cao Dũng Huy cũng dần thoái chí, chỉ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ ngay trước nhà, nhưng cũng đủ nuôi sống gia đình. Hứa Thúy Lâm lại quay lại làm bà chủ cửa hàng, ngày nào cũng túc trực trong cửa hàng, bận rộn từ sáng tới tối. Hai vợ chồng cũng hòa thuận lại, như thể chưa từng xảy ra những chuyện trong quá khứ.

Nhưng Cao Vĩnh Huy lại tòm tem cùng bà chủ quán đậu phụ thối kế bên, thi thoảng gặp nhau, lại còn sàm sỡ nhân viên nữ trong cửa hàng, Hứa Thúy Lâm mắt điếc tai ngơ. Bây giờ cuối cùng thì bà cũng đã nắm trong tay cả cửa hàng lẫn tiền, con trai còn thi đậu đại học danh tiếng, bà cảm thấy mình cũng xem như khổ tận cam lai rồi.

Khi Cao Kế Xương lên đại học, gia cảnh của anh ta đã rất bình thường. Ngày nào cũng mặc áo sơ mi trắng, hầu hết thời gian đều ở lớp học hoặc là lên tự học ở thư viện. Anh ta còn làm chủ tịch hội học sinh trường, giáo viên và sinh viên đều đánh giá cao khả năng làm việc và thái độ của anh ta. Anh ta được công nhận là nam thần áo trắng, con gái theo đuổi anh ta xếp hàng dài từ cửa trước đến cửa sau thư viện. Nhưng Cao Kế Xương lại chuyên tâp học tập, không hề động lòng, giống y như một pho tượng Phật.

Cho đến năm thứ ba, Cao Kế Xương qua lại với một bạn nữ trong lớp có ngoại hình bình thường, học lực trung bình, thậm chí sức khỏe cũng kém. Là cô gái này theo đuổi anh ta, mang bữa sáng bữa tối, tự học cùng anh ta, theo bước anh ta. Một tối nọ, Cao Kế Xương nhìn cô gái kiên nhẫn đứng ngoài ký túc xá mang đồ ăn khuya cho mình, nước mắt rưng rưng.

“Tôi đã bị cảm động.” Anh ta nói với mọi người. “Sẽ chẳng còn ai đối xử tốt với tốt như cô ấy.”

Anh ta ra khỏi ký túc xá, ôm chặt cô gái, khiến bao nhiêu cặp mắt ngỡ ngàng và cũng xây nên giai thoại học đường nước chảy đá mòn.

Có người hỏi cô gái: Sao cậu dám theo đuổi cậu ấy?

Cô gái trả lời: Cậu ấy dịu dàng lắm, cũng đối xử với tớ rất tốt. Tớ biết một người tốt bụng như cậu ấy sẽ không đối xử tốt với mình tớ. Nhưng tớ không thể kiềm chế được tham vọng của mình, muốn thử một lần. Không ngờ cậu ấy thật sự đã cảm động trước tớ. Tớ sẽ đối xử tốt với cậu ấy cả cuộc đời này, đối xử tốt với cậu ấy bằng cả sinh mạng của mình.

Năm tư, Cao Kế Xương tốt nghiệp đại học, xếp hạng mức trung bình, không đủ điều kiện nằm trong danh sách sinh viên được đề cử học thạc sĩ. Nhưng anh ta đã được đề cử học thạc sĩ thành công, lại còn theo học chuyên ngành tốt hơn.

Bởi vì bố mẹ cô gái là lãnh đạo thành phố.

Cô gái ngay từ khi sinh ra đã không được khỏe mạnh, sức khỏe không tốt, sau khi tốt nghiệp cô liền ở nhà, không đi làm. Vào ngày Cao Kế Xương nhận được bằng thạc sĩ, anh ta đã đăng ký kết hôn cùng cô gái và dọn về sống trong căn nhà do bố mẹ cô gái mua. Cao Kế Xương quỳ trước mặt bố mẹ vợ, vừa khóc vừa nói: “Chính em ấy đã cho con tình yêu trước giờ chưa từng có. Bố mẹ, con biết ơn bố mẹ đã tái sinh đời con, con sẽ yêu thương em ấy suốt đời, chiều chuộng em ấy suốt đời.”

Ban đầu, Cao Kế Xương được phân công về trường Trung học đứng đầu toàn thành phố, công tác ba năm, trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu trường học. Lãnh đạo trường học trọng điểm đương nhiên cũng rất giỏi, sau khi điều chỉnh, Cao Kế Xương được thăng chức và tăng lương rồi được điều đến làm giáo viên chủ nhiệm tại một trường Trung học bậc dưới thuộc tập đoàn, cũng chính là Trường Trung học số 29.

Năm ấy, Cao Kế Xương 28 tuổi.

—Hết chương 20—

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.