- Vương tử Đái là con yêu của thái hậu (tức là Huệ hậu) nếu ta
giết đi người ngoài không biết, tất cho ta là người bất hiếu. Và vương
tử Đái vũ nghệ giỏi lắm, vị tất ta đã giết nổi, chi bằng hãy chịu nhịn
đợi đến sáng mai, xét được sự thực, bấy giờ sẽ trị tội Ngỗi hậu, tự khắc vương tử Đái xấu hổ mà phải trốn đi nước khác.
Tương vương thở dài một tiếng rồi ném thanh bảo kiếm xuống đất
lại trở về cung, sai nội thị đi dò thám xem tình hình vương tử Đái ra
sao. Nội thị về bảo rằng :
- Vương tử Đái biết Tiểu Đông vào báo với thìên tử, vậy đã tức khắc trốn đi rồi.
Tương vương nói :
- Ra vào cửa cung, không có bẩm mệnh, đó cũng là tại trẫm không phòng bị từ trước.
Sáng hôm sau, Tương vương truyền bắt các thị nữ trong cung ra để tra hỏi thì người nào cũng chối cả. Sau gọi Tiểu Đông ra đối chứng, bấy giờ các thì nữ mới thú nhận, đem tình hình trước sau nói hết với Tương
vương. Tương vương truyền bắt Ngỗi hậu giam vào lãnh cung, khóa chặt cửa lại, chỉ cho khoét một lỗ thủng để đưa cơm nước mà thôi Vương tử Đái sợ tội, trốn sang nước Địch. Huệ hậu lo phiền, từ bấy giờ cũng thành bệnh
ốm. Đồi Thúc và. Đào Tử nghe thấy Ngỗi hậu bị truất, giật mình kinh sợ
mà nói rằng :
- Ngày trước hai ta phụng mệnh thiên tử sang mượn quân nước Địch để đánh nước Trịnh, sau hai ta lại phụng mệnh thiên tử sang xin cưới
Ngỗi hậu, nay Ngỗi hậu bị truất, tất nhiên vua Địch có ý căm tức. Vả
vương tử Đái trốn sang nước Địch, tất nhiên cũng kiếm chuyện để xui giục vua Địch, một mai vua Địch đem quân sang hỏi tội thì hai ta biết nói
làm sao ?
Hai người tức khắc đánh xe đi theo vương tử Đái, để bày mưu lập
kế sang nói với vua nước Địch. Khi đi đến nước Địch, Đồi Thúc và Đảo Tử
vào trước nói với vua nước Địch rằng :
- Ngày trước nước tôi vì vương tử Đái mà sang thình hôn, thiên
tử nghe nói Thúc Ngỗi là người đẹp mới chiếm lấy rồi lập làm hoàng hậu.
Nhân một hôm Thúc Ngỗi đến thăm thái hậu (tức là Huệ hậu) gặp vương tử
Đái, vương tử Đái bèn nói lại chuyện cũ, bị lũ cung nhân đặt điều gièm
pha với thiên tử, thiên tử chẳng nghĩ đến cái công khó nhọc quý quốc
đánh Trịnh khi trước mà đem hoàng hậu giam vào lãnh cung, rồi đuổi vương tử Đái đi, như thế thật là một người phụ bạc. Xin quý quốc đem quân
sang đánh, mà lập vương tử Đái lên làm vua để cứu lấy hoàng hậu.
Vua nước địch tin lời, liền hỏi :
- Vươngtử đái bâygiờ ở đâu? '
Đồi Thúc và Đào Tử nói :
- Hiện nay đang ở ngoài cõi.
Vua nước Địch sai đón vào, rồi cho quan đại tướng là Xích Đinh
cùng với Đồi Thúc và Đào Tử đem quân giúp vương tử Đái về đánh nhà Chu.
Chu Tương vương nghe tin quân nước Địch đến đánh, sai quan đại phu là
Đàm Bá đem việc vương tử Đái làm loạn nói với Xích Đinh Xích Đinh chém
chết Đàm Bá, rời thần đường tiến sang nh� Chu.
Chu Tương vương nổi giận, sai quan khanh sĩ là Nguyên Bá Quán làm chánh tướng, Mao Vệ làm phó tướng đem lên ra đối địch.
Nguyên Bá Quán biết quân nước địch mạnh hơn, không thể đánh nổi, mới bày cho quân sĩ lập kế cố thủ, không ra nghênh chiến. Xích Đinh
giận lắm, liền lập kế làm một cái chòi cao ở Thủy Vân sơn, trên cắm cờ
hiệu thiên tử, cho một người ăn mặc giả làm vương tử Đái, Ngỗi uống rượu ở trên chòi, và bắt các thị nữ múa hát LẠI sai đồi
Thúc và Đào Tử, mỗi người đem một nghìn quân phục sẵn ở sườn
núi, đợi khi quân nhà Chu đến thì nghe hiệu súng nổ đổ ra mà đánh. Lại
sai con lả Xích Phong Tử đem năm trăm quân đến cửa dinh Nguyên Bá Quán
khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy để dụ đến Thúy Vân sơn.
Khi Xích Phong Tử đem năm trăm quân đến khiêu chiến, Nguyên Bá Quán thấy quân ít, toan đổ ra đánh, Mao Vệ can rằng :
- Nước địch hay gian dối lắm, ta nên cẩn thận, chớ ra đánh vội, hãy đợi cho khi nào quân giặc mỏi mệt, bấy giờ sẽ đánh. '
Trưa hôm ấy, quân Địch giả cách mỏi mệt, xuống ngựa Ngỗi la liệt ở dưới đất, cũng có kẻ lại nằm nhoài ra nữa, vừa nằm vừa xỉ mắng Nguyên BÁ Quán là người hèn nhát. Nguyên BÁé Quán tức giận, đem quân ra cùng
với Xích Phong Tử giao chiến. Đánh chưa được mười hợp, Xích Phong Tử giả cách thua chạy. Nguyên Bá Quán đuổi theo.
Khi đến gần Thúy Vân sơn, Nguyên Bá Quán trông thấy vương tử Đái đang uống rượu ở trên chòi, xung quanh có kéo cờ cắm tàn rất là rực rỡ, liền nổi giận mắng rằng :
- đứa nghịch tặc kia tất chết về tay ta!.. '
Nói xong, tức khắc xông lên để đánh. Bỗng nghe tiếng súng nổ,
quân giặc ở hai bên sườn núi đổ ra : phía tả có Đồi Thúc, phía hữu có
Đào Tử, cùng đánh áp lại. Nguyên Bá Quán biết là trúng kế, vội vàng cởi
áo bào ra, rồi lẩn vào trong đám loạn quân chạy trốn. Trong đám loạn
quân có người hỏi Nguyên Bá Quán rằng :.
Tướng quân ơi?.Chạy đi đườngnào bây giờ?
Đồi Thúc nghe tiếng, biết là có Nguyên Bá Quán ở đây, vội vàng
cố sức đuổi theo, bắt được hơn ba mươi người, Nguyên Bá Quán cũng bị
bắt. Mao Vệ nghe tin Nguyên BAé Quán thua trận, tức khắc cho người về
phi báo với chu tương Vương để Xin thêm quân tiếp viện. đồi Thúc đem
Nguyên Bá Quán vệ nộp vương tử Đái. Vương tử Đái truyền giam lại một
chỗ, Đôi Thúc nói :.
- Nay Nguyên BÁ Quán đã bị bắt, Mao Vệ tất sợ mất vía, nếu đêm
nay ta dùng kế hoa? công đem quân tiến đánh thì thế nào cũng bắt được
Mao Vệ..
Vương tử Đái khen phải, rồi nói với Xích Đinh. Đêm ấy Xích Đinh
đem quân đến đốt phá dinh Mao Vệ. Đồi Thúc và Đáo Tử cũng đem quân xông
vào. Mao Vệ biết sức không địch nổi, vội vàng mở cửa sau chạy trên. Đi
được một quãng, lại gặp quân vương tử đái. Vương tử đái quát to lên rằng :
- Mao Vệ ! Mày chạy đường nào cho thoát ?
Nói xong liền cầm giáo đâm chết Mao Vệ. Quân nước Địch toàn
thắng rồi vây kín kinh thành nhà Chu. Chu Tương vương nghe tin Nguyên Bá Quán và Mao Vệ bi bắt, bảo Phú Thần rằng :
- Cũng bởi trẫm không nghe lời nhà ngươi, mà nên nỗi này !
Phú Thần nói :
- Nay quân địch khí thế hung tợn lắm, xin thiên tử hãy tạm tránh đi, chắc thế nào chư hầu cũng có kẻ vì công nghĩa mà đem quân ảo trừ
quân giặc.
Chu công Khổng nói :
- Tôi thiết tưởng đem hết quân sĩ ra, còn có thể cố đánh một trận nữa, can gì phải bỏ mà đi.
Thiệu Công Quá nói :
- Như tôi thiển nghĩ việc này là bởi Ngỗi hậu gây nên, xin thiên tử trị tội mà giết đi, rồi cố thủ để đợi quân chư hầu đến, thế là vẹn
toàn.
Tương vương thở dài mà than rằng :
- Vì trẫm bất minh, để gây nên tai vạ ! Nay thái hậu (tức là Huệ hậu) đang ốm nặng, trẫm hãy tạm tránh đi để cho yên việc, rồi tùy ý chư hầu.
Tương vương lại báo Chu Công Không và Thiệu Công Quá rằng :
- Vương tử Đái đem quân về đây là chỉ vì Ngỗi hậu mà thôi,
nhưng nếu vương tử Đái chiếm lấy Ngỗi hậu, tất sợ người trong nước chê
cười, chắc không dám ở chốn kinh thành, thế thì trẫm cũng sẽ lại về
được, hai ngươi cứ vững dạ.
Chu Công Không và Thiệu Công Quá sụp láy xin vâng mệnh, Tương vương hỏi Phú Thần rằng :
- Địa giới nhà Chu ta, chỉ tiếp giáp ba nước là Trịnh, Vệ và Trần, nay trẫm nên sang nước nào ?
Phú Thần nói :
- Vệ và Trần đều là nước yếu cả, chi bằng ta sang nước Trịnh là hơn.
Tương vương nói :
- Ngày trước trẫm đã mượn quân nước địch sang đánh nước Trịnh, chẳng lẽ Trịnh lại không oán trẫm hay sao ?
Phú Thần nói : '
Tôi khuyên nhà vua sang nước Trịnh, chính vì việc ấy đó ! vì
rằng tiên tổ nước Trịnh vẫn có công với nhà Chu ta, thì con cháu tất
cũng không quên nhà chu ta được, mới rồi, nhà vua mượn quân nước Địch
sang đánh nước Trịnh, nước Trịnh dẫu có ý không bằng lòng, nhưng vẫn
ngày đêm mong cho nước Địch làm phản nhà Chu, để tỏ mình là một nước
không trái đạo với thiên tử. Bây giờ nhà vua sang Trịnh thì Trịnh tất
vui lòng mà nghênh tiếp, còn oán nỗi gì !
Tương vương mới quyết định trốn sang nước Trịnh. Phú Thần lại nói :
- Nay nhà vua trốn đi, giả sử quân Địch cố sức đuổi theo.thì
biết làm thế nào, để tôi xin đem hết bà con thân thuộc ra mà ngăn cản
quân Địch mới được.
Phú Thần gọi hết con em họ hàng được vài trăm người, đem ra đánh nhau với quân Địch. Tương vương cùng với bọn Gián Sư Phủ và Tạ Yên Phủ
hơn rnười người, thẳng đường trốn sang nước Trịnh. Phú Thần đánh nhau
với Xích Đinh, giết được quân nước Địch nhiều lắm.
Phú cũng bị trọng thương, lại gặp Đồi Thúc và Đào Tử đến. Đổi Thúc vả Đào Tử bảo Phú Thần rằng :
- Trước kia nhà ngươi lấy lời nói trung mà can thiên tử, điều ấy thiên hạ đều biết cả, vậy thì ngày nay nhà ngươi cũng không cần phải
chết để tỏ lòng trung của mình nữa.
Phú Thần nói :
- Ngày trước ta can, mà thiên tử không nghe, nên đến nỗi như thế này ! Nếu bây giờ ta không cố sức chết mà đánh thì thiên tử tất cho ta
là không thực lòng.
Nói xong, lại cố đánh một phen, sức kiệt mà chết tại trận. Con
em họ hàng cũng chết hơn ba trăm người. Phú Thần chết rồi, quân nước
Địch mới biết là Chu Tương vương đã mở cửa thành đi trốn. Khi quân nước
Địch tới nơi thì cửa thành bị đóng. Vương tử Đái truyền giải Nguyên Bá
Quán đến, bắt gọi mở cửa thành. Chu Công Khổng và Thiệu Công Quá đứng ở
trên mặt thành bảo vương tử Đái rằng :
- Chúng tôi vẫn muốn mở cửa thành ra đón, sợ quân nước Địch tiến vào cướp phá, vậy nên không dám.
Vương tử Đái nói với Xích Đinh, xin cho quân nước Địch đóng ở
ngoài thành, rồi sau sẽ đem tiền bạc ở trong kho ra để khao thưởng.
Xích Đinh thuận cho. Vương tử Đái tiến vào kinh thành, trước hết đến ngay lãnh cung. thả Ngỗi hậu ra, rồi sau vào yết kiến Huệ hậu, Huệ
hậu đang ốm, trông thấy vương tử Đái, mừng quá cười sặc lên mà chết.
Vương tử Đái không làm ma vội, còn vào cung để tự tình với Ngỗi hậu ;
lại đi tìm Tiểu Đông để giết. Tiểu Đông sợ tội, đã đâm đầu xuống giếng
mà chết rồi !
Ngày hôm sau, vương tử Đái mạo xưng có di mệnh của Huệ hậu, lên
ngôi thiên tử, và lập Ngỗi hậu làm hoàng hậu ; lại đem tiền bạc trong
kho ra khao thưởng cho quân nước Địch, rồi cất tang Huệ hậu. Người nhà
Chu nhân chuyện này có đặt thành một bài hát để chế nhạo vương tử Đái.
Đái nghe thấy bài hát, biết là lòng dân không phục, sợ sinh biến loạn,
mới đem Ngỗi hậu dời sang ở đất ôn ấp, rỗi sửa sang cung thất để ngày
đêm cùng với Ngỗi hậu vui chơi ; còn bao nhiêu việc chính trị, giao cho
Chu Công Khổng và Thiệu Công Quá tất cả Vương tử Đái tiếng là làm thiên
tử, nhưng không cùng với thần dân tiếp kiến bao giờ. Nguyên Bá Quán thừa cơ trốn về Nguyên thành. Chu Tương vương đi đến Dĩ Thành, ở đấy nhiều
trúc mà không có nhà công quán, người ta gọi là Trúc Xuyên. Tương vương
hỏi thăm, biết là đã đến địa giới nước Trịnh, mới vào ngủ nhờ trong cái
nhà tranh của một kẻ nông phu là Phong thị. Phong thị hỏi :
- chẳng hay ngài là quan chức gì ?
Tương vương nói :
- Trẫm là thiên tử nhà Chu, vì trong nước có giặc, nên phải tránh nạn đến đây.
Phong thị giật mình kinh sợ, sụp lạy xin lỗi mà rằng :
- Em hai tôi đêm qua nằm mộng thấy ánh mặt trời đã chiếu vào trong nhà, quả nhiên hôm nay có quý nhân đến !
Nói xong, liền sai người em đi giết gà thổi xôi để dâng lên vua.
Tương vương không biết đấy là em Phong thị, mới hỏi :
- Người ấy là ai thế?
Phong thị nói :
- Đấy là người em khác mẹ với tôi vẫn cùng ở đây với tôi, để phụng dưỡng mẹ già.
Tương vương thở dài mà than rằng :
- Anh em nhà ngươi là nhà làm ruộng mà cùng nhau hòa thuận được
như thế ? Trẫm làm thiên tử mà lại bị người em cùng mẹ cư xử chẳng ra gì ; trẫm không bằng kẻ nông phu nhiều lắm
Tương vương nói xong, buồn lòng mà ứa nước mắt. Quan đại phu là Tả Yên Phủ nói :
- Ngày xưa Chu công là bậc đại thánh mà trong anh em cũng còn
bất hòa với nhau, vậy xin nhà vua chớ thương tâm, nên mau mau truyền
hịch đi bảo các nước chư hầu biết.
Tương vương bèn viết thư, sai người đi bảo với các nước : Tề, Tắng, Trần, Trịnh và Vệ. Trong thư đại lược nói rằng :
- Trẫm nay không có đức, để đến nỗi em ruột là vương tử Đái nổi
loạn, phải tránh sang đất Dĩ Thành thuộc thuộc Trịnh. vậy xin bố cáo cho các nuớc được biết?
Giản Sư Phủ nói :
- Các nước ngày nay, chỉ có Tần và Tấn là muốn làm bá chủ ;
nước Tần có bọn Kiến Thúc và Bách Lý Hề ; nước Tấn có bọn Triệu Thôi và
Hồ Yển, bọn này tất biết khuyên vua nước mình làm những việc công nghĩa, còn các nước khác thì không trông cậy gì được !
Tương vương liền sai Giản Sư Phủ sang bảo nước Tấn, và Tả Yên
Phủ sang báo nước Tần. Trịnh Văn công nghe tin Chu Tương vương tránh
sang Dĩ Thành, cười mà nói rằng :
- Ngày nay thiên tử mới biết nước Địch không bằng nước Trịnh.
Nói xong, tức khắc sai người sang Dĩ Thành dựng nhà công quán để rước Chu Tương vương vào ở rồi vào yết kiến vấn an Chu Tương vương. Bao nhiêu phẩm vật khí dụng, cần dùng cho nhà vua, nước Trịnh đều cung cấp
đầy đủ cả. Chu Tương vương trông thấy Trịnh Văn công, có ý thẹn. Các
nước Lỗ vả Tống cũng đều sai sứ đến
vấn an và dâng các vật phẩm ; chỉ có Vệ Văn công không đến.
Quan đại phu nước Lỗ là Tang Văn Trọng nghe nói Vệ Văn công không đến, bèn thở dài mà than rằng :
- Vua nước Vệ sắp đến ngày chết. Chư hầu phải biết có thiên tử,
cũng như cây phải có gốc, nước phải có nguồn ; cây không gốc tất héo,
nước không nguồn tất khô, tài nào mà không chết !
Đến năm sau, Vệ Văn công chết, thế tử Thịnh lên nối ngôi, tức là Vệ Thành công, quả đúng như lời nói của Tang Văn Trọng.
Giản Sư Phủ phụng mệnh Chu Tương vương sang bảo Tấn Văn công, Tấn Văn công hỏi Hồ Yển. Hồ Yển nói :
- Tề Hoàn công ngày xưa, làm nên được sự nghiệp bá chủ, là vì
biết giúp thiên tử nhà Chu ; nay thiên tử nhà Chu có nạn, nếu nước Tấn
ta không giúp thì nước Tần tất giúp. Nước Tần đã giúp thì sự nghiệp bá
chủ về tay nước Tần mất !
Tấn Văn công sai Quách Yển bói một quẻ. Quách Yển bói được quẻ
tốt, Tấn Văn công liền cử đại binh đi gúp thiên tử nhà Chu. Khi Tấn Văn
công sắp đi, lại nghe tin Tần Mục công cũng đã cử đại binh đi giúp nhà
Chu, hiện đang đóng quân ở trên sông Hoàng Hà. Hồ Yển nói :
- Vua nước Tần vẫn có chí muốn giúp thiên tử nhà Chu, nay còn
đóng quân ở trên sông Hoàng Hà là chỉ vì chưa có lối nào mà đi qua các
nước Đông Di được. Bây giờ chúa công nên sai người sang bảo các nước
Đông Di để xin mượn đường rồi lại sai người sang bảo vua nước Tần rằng
nước Tấn ta đây cử đại binh đi rồi, thế thì quân nước Tần tất phải rút
về.
Tấn Văn công khen phải, một mặt sai Hồ Xạ Cô đem vàng bạc sang
lễ các nước Đông Di để xin mượn đường ; còn một mặt sai Tư Thần đến trên sông Hoàng Hà nói với Tần Mục công. Tư Thần phụng mệnh Tấn Văn công vào nói với Tần Mục công rằng :
- Thiên tử tránh nạn ở ngoài, quý quốc lấy làm lo thì chúa công tôi cũng lấy làm lo. Hiện nay chúa công tôi đã xin cử đại binh để thay
quý quốc vào giúp thiên tử, không dám phiền đến quý quốc phải đi xa xôi
khó nhọc làm gì ?
Tần Mục công nói :
- Ta sợ rằng Tấn hầu mới lập, chưa đủ quân để giúp thiên tử, vậy phải vội vàng đến đây, nay Tấn hầu đã cử đại binh đi giúp thiên tử thì
ta đây chỉ việc Ngỗi yên mà chờ đợi tin mừng.
Kiền Thúc và Bách Lý Hề đều nói :
- Việc này là một việc đại nghĩa, vua nước Tấn sợ chúa công
chia mất cái danh dự ấy, nên sai người đến nói để làm ngăn trở quân ta,
chi bằng ta cứ tiến binh cùng với nước Tấn cùng giúp thiên tử Tần Mục
công nói :
- Ta cũng biết việc này là một việc hay, nhưng quân ta không
tiện đường đi, chỉ ngại rằng các nước Đông Di đem lòng ngăn trở. Nay Tấn hầu mới lên ngôi, nếu không có công trạng gì thì sao giữ yên được nước ; thôi thì ta nhường cho Tấn hầu.
Nói xong, liền sai công tử Chí theo Tả Yên Phủ đến Dĩ Thành để
thăm Chu Tương vương, rồi lại rút quân về nước Tần. Tư Thần đem tin Tần
Mục công lui quân về báo với Tấn Văn cồng. Tấn Văn công truyền tiến binh đến đất Dương Phàn. Quan trấn thủ ở đất Dương Phàn ra ngoài cõi nghênh
tiếp. Tấn Văn công sai bọn Khước Tần đem quân vây đất ôn ấp ; lại sai
bọn Triệu Thôi sang Dĩ Thành đón Chu Tương vương trở về kinh thành. Chu
Công Khổng và Thiệu Công Quá mở cửa thành đón Tương vương vào.
Người đất ôn ấp nghe tin Chu Tương vương đã trở về kinh thành,
liền họp nhau lại giết chết Đồi Thúc và Đào Tử, rồi mở toang cửa thành
để đón quân nước Tấn vào. Vương tử Đái vội vàng đem Ngỗi hậu lên xe, tìm đường trốn sang nước Địch, nhưng quân sĩ đóng cửa lại, không cho ra.
Vương tử Đái rút gươm chém chết mấy người.
Ngụy Thù vừa đi đến, quát to lên rằng :
- Thằng nghịch tặc kia, mày định chạy đi đằng nào ?
Vương tử Đái nói :
- Nhà ngươi tha cho ta trốn, ngày khác ta xin đến ơn.
Ngụy Thù nói :
- Hỏi thiên tử có tha cho nhà ngươi, thì ta sẽ nới tay ?
Vương tử Đái nổi giận, rút gươm ra đâm. Ngụy Thù liền nhảy ngay
lên xe, chém chết vương tử Đái. Quân sĩ bắt được Ngỗi hậu, đem đến nộp
Ngụy Thù. Ngụy Thù nói :
- Nó là một đứa dâm phụ, còn để làm gì !
Nói xong, truyền cho quân sĩ bốn phía cùng giương cung một lúc
mà bắn chết Ngồi hậu. Ngụy Thù đem hai cái xác vương tử Đái và Ngồi hậu
đến nộp Khước Tần. Khước Tần nói :
- Sao ông bắt được, lại không đóng cũi đem nộp, để thiên tử trị tội ?
Ngụy Thù nói :
- Thiên tử tránh cái tiếng giết em, vậy mới mượn tay nước Tấn ta, thế thì ta giết ngay đi là hay lắm.
Khước Tần truyền đem chôn hai cái xác ấy, rồi sai người đến đất
Dương Phàn để báo tin cho Tấn Văn công biết. Tấn Văn công nghe tin vương tử Đái và Ngồi hậu đã bị giết rồi, liền vào kinh thành yết kiến Chu
Tương vương để báo tin thắng trận. Chu Tương vương bày tiệc thết đãi,
lại đem vàng lụa ra tạ Ơn. Tấn Văn công sụp lạy mà nói rằng :
- Trùng Nhĩ này không dám nhận vàng lụa, chỉ xin nhà vua gia ơn cho lúc chết được an táng theo lễ toại đạo thì Trùng Nhĩ này lấy làm
đội ơn vô cùng.
Chu Tương vương nói :
- Tiên vương ngày xưa đặt ra lễ phân biệt trên dưới, chỉ quan hệ Ở những lúc sinh tử ấy, trẫm không dám vì ơn riêng mà bỏ phép công ;
nay thúc phụ có công lớn, trẫm không dám quên, trẫm xin đem đất ôn, đất
Nguyên, đất Dương Phàn và đất Toàn Mao để gia phong cho thúc phụ.
Tấn Văn công cáo từ lui ra. Dân nhà Chu già trẻ lớn bé kéo nhau
đi xem mặt Tấn Văn công, đứng chật ních cả đường cái, đều thì thào bảo
nhau rằng :
- Ngày nay lại thấy có Tề Hoàn công ?
Tấn Văn công sai Ngụy Thù đến nhận địa giới đất Dương Phàn, sai
Điên Thiệt đến nhận địa giới đất Toàn Mao, sai Loan Chi đến nhận địa
giới đất ôn, còn đất Nguyên thi Văn công thân hành đến để nhận.
Bởi vì đất Nguyên là phong ấp của Nguyên Bá Quán ; Nguyên Bá
Quán vì cớ đánh giặc bị thua, nên vua nhà Chu đòi lại mà thưởng cho Tấn
Văn công, Tấn Văn công sợ Nguyên Bá Quán không chịu, vậy phải thân hành
đem quân đến. điên Thiệt đến Toàn Mao, Loan Chi đến đất ôn. Quan trấn
thủ ở đất Toàn Mao và đất ôn đều mở cửa thành ra nghênh tiếp. Còn Ngụy
Thù đến đất Dương Phàn thì quan trấn thủ ở đấy là Xương Cát bảo những
người dưới rằng :
- Nhà Chu còn được bao nhiêu đất mà gia phong cho nước Tấn nhiều như vậy ta với Tấn hầu cùng là bề tôi nhà Chu, sao ta chịu phục ?
Nói xong, liền đem quân lên mặt thành để chống giữ. Ngụy Thù giận lắm, vây kín cả bốn mặt thành, rồi hạ lệnh rằng :
- Nếu không chịu hàng thì giết sạch cả !
Xương Cát đứng trên mặt thành trả lời rằng :
- Đất Dương Phàn này là chỗ kinh kỳ, dân trong thành phần nhiều
là họ hàng thân thích của thiên tử nhà Chu. Quý quốc cũng là bề tôi nhà
Chu, sao lại tàn nhẫn đến thế ?
Ngụy Thù nghe lời, trong lòng cảm động, sai người báo với Tấn Văn công. Tấn Văn công bèn viết một bức thư đưa cho Xương Cát.
Trong thư đại lược nói rằng :
- Đất này là của thiên tử gia phong cho, nên tôi không dám trái
mệnh, nếu tướng quân nghĩ đến họ hàng thân thích cửa thiên tử mà muốn
đem dân đi nên khác thì tôi cũng xin tùy ý tướng quân ?
Tấn Văn công lại sai người đến bảo Ngụy Thù hãy hoãn binh, không nên đánh vội. Xương Cát tiếp được thư, liền truyền cho dân trong thành
rằng :
- Ai muốn về nhà Chu thì đi, ai muốn theo nước Tấn thì ở.
Dân trong thành xin đi đến quá nửa. Xương Cát dời số dân ấy đến đất Chi Thôn. Ngụy Thù vào nhận lấy địa giới đất Dương Phàn.
Tấn Văn công và Triệu Thôi đem quân đến đất Nguyên, Nguyên Bá Quán nói dối những người dưới rằng :
- Quân nước Tấn vây đất Dương Phàn, đem dân ở đây giết sạch Dân đất Nguyên sơ hãi, quyết chí chống lại quân nước Tấn.
Quân nước Tấn bổ vây, Triệu Thôi bảo Tấn Văn công rằng :
- Dân không phục nước Tấn ta là vì nước Tấn ta chưa có điều gì
tín nghĩa cả ; nay chúa công nên giữ lấy tín nghĩa thì không đợi phải
đánh mà tự khắc dân phục.
Tấn Văn công nói :
- Muốn giữ tín nghĩa thì phải làm thế nào ?
Triệu Thôi nói
- Xin chúa công hạ lệnh cho quân sĩ, mỗi người phải giữ lương ăn trong ba ngày, nếu ba ngày không hạ được thành Nguyên thì giải vây về
nước.
Tấn Văn công theo lời. Đến ngày thứ ba quân sĩ bảo rằng :
- Còn ngày hôm nay nữa thì hết lương ăn.
Tấn Văn công chẳng nói gì cả. Đến đêm hôm ấy, dân Nguyên trèo qua thành ra nói với Tấn Văn công rằng :
- Chúng tôi đã hỏi tin, biết là dân Dương Phàn không bị giết
bao giờ ; vậy đến ngày mai, chúng tôi xin mở thành để đón chúa công.
Tấn Văn công nói :
- Hôm trước ta đây có hẹn trong ba ngày, nếu không đánh được
đất Nguyên thì tức khắc giải vây rút về ; hôm nay đã là ba ngày rồi thì
sáng mai thế nào ta cũng rút quân.
Quân sĩ đều can rằng :
- Dân đất Nguyên đã định đến ngày mai mở cửa thảnh để đón chúa
công vào thì chúa công nên tạm lưu lại một ngày nữa, dẫu có hết lương
xin cho người sang Dương Phàn lấy, cũng chẳng xa gì !
Văn công nói :
- Tín nghĩa là một điều quý, ta đã hạ lệnh, hạn trong ba ngày,
ai lại không biết, nếu nay lại tạm lưu một ngày nữa thì là người thất
tín, dẫu có được đất Nguyên, cũng không ích gì !
Sáng sớm hôm sau, Tấn Văn công liền truyền giải vây rút quân về nước.
Dân đất Nguyên bảo nhau rằng :
- Tân hầu không thất tín thật là một ông vua có đức. Và những
người dòng dây trèo xuống thành để đi theo vua Tấn cứ liên tiếp nối nhau mãi không hết. Nguyên Bá Quán không thể nào ngăn cấm được nữa, cũng
phải mở cửa thành xin hàng. Quân nước Tấn đi đã được ba mươi dặm, dân
đất Nguyên theo kịp ; Nguyên Bá Quán cũng viết thư đến xin hàng. Tấn Văn công truyền đóng quân lại một chỗ, rồi một mình đi xe vào thẳng trong
thành. Dân trong thành thấy Tấn Văn công đều vui mừng nhảy múa. Tấn Văn
công đãi Nguyên Bá Quán theo lễ khanh sĩ, cho ở đất Hà Bắc, lại sai
Triệu Thôi làm quan trấn thủ ở đất Nguyên, kiêm lĩnh đất Dương Phàn và
Khước Tần làm trấn thủ ở đất ôn, kiêm lĩnh đất Toàn Mao. Tấn Văn công từ khi cử đại binh đi giúp thiên tử nhà Chu, và giữ tín nghĩa với dân đất
Nguyên, mới có cớ làm được bá chủ.