Đồng Hoa

Chương 17: Ngoại truyện Thiếu gia 1



Ta cảm thấy cuộc đời của ta được bắt đầu vào năm ta mười hai tuổi.

Năm đó cha bị cấp trên liên lụy, Trần phủ bị xét nhà, cả nhà ta đều bị giam vào chốn lao ngục, ta và cha bị nhốt cùng một chỗ.

Lúc ban đầu ta rất hoảng loạn, thiếu niên đã hơn mười tuổi lần đầu tiên trải qua biến cố lớn như thế, dù thế nào cũng sẽ sợ hãi.

Ta tưởng rằng cha là quan văn sẽ không chịu được nỗi khổ chốn lao tù, nhưng một lão gia xưa tay sống an nhàn sung sướng lại hoàn toàn bình tĩnh như trước. Không chỉ như thế, cha còn dạy ta:

“Quân tử phải giữ uy quyền và giữ kiên nhẫn, không được sợ hãi trước khó khăn, hãy coi đao kiếm như vô hình.”

Điều kiện cuộc sống khi đó không cần phải nói, ở trong phủ đã quen sống những ngày tháng đầy đủ, giờ lại giống như từ trên mây ngã xuống bùn lầy.

Trước kia ngủ trên đệm chăn gối mềm, giờ phải ngủ trên rơm rạ; trước kia khi ăn có cả bàn đồ ăn ngon, giờ không thấy được một miếng đồ mặn nào, hơn nữa đa phần chỉ có cơm thô bằng gạo cũ lâu năm.

Dù rằng như thế, cha vẫn bảo ta tu tâm, chậm rãi chờ đợi kết quả sau này.

Cuộc sống như thế trôi qua một tháng, bỗng có một đêm ta thấp thoáng nghe thấy tiếng khóc truyền đến từ nhà giam nữ tử bên cạnh, giống như tiếng khóc của Nguyệt Nhi.

Ta thấy nóng lòng vô cùng, cứ đi qua đi lại trong phòng giam, trong đầu khi đó chỉ nghĩ đến việc chạy trốn khỏi nhà giam, mau chóng đưa cha mẹ và muội muội rời khỏi nơi này.

Cha vẫn bình tĩnh, như thể đã nhìn thấu được suy nghĩ của ta, ông nói nhà lao được canh phòng nghiêm ngặt, chỉ dựa vào chút võ nghệ của ta muốn vượt ngục không hề dễ dàng, đến lúc đó còn hại cả nhà. Điều đó không thể được, chi bằng hãy bình tĩnh lại, giữ gìn thể lực chờ vào tương lai.

Chúng ta đã sống trong nỗi lo này từ xuân đến thu, trong thời gian đó dù đã thẩm vấn mấy lần, nhưng quan đường xưa tay có giao hảo với cha, mà cha vẫn luôn không nhận tội, ông cũng không bị bãi chức, bởi vậy nên vẫn chưa thể dùng hình.

Chúng ta chỉ bị nhốt trong nhà lao, không được tự do hành động mà thôi. Có một ngày, lính canh ngục đột nhiên đến nói muốn đưa chúng ta về kinh, do thánh thượng đích thân thẩm vấn.

Ta và cha đưa mắt nhìn nhau, ai cũng lặng lẽ không nói lời nào, trải qua nửa năm giam giữ, ta đã điềm tĩnh hơn nhiều, chỉ cần có thể rời khỏi ngục giam, là phúc thì không phải họa, cứ đi xem sao!

Đợi đến lúc ra khỏi nhà giam, lính canh lại mang xiềng xích đeo vào người chúng ta đẩy đến trước ngựa, lúc này ta mới nhìn thấy mẹ.

Mẹ xanh xao gầy gò đi nhiều, nhưng may mà thần thái vẫn vững vàng như trước, ta cũng yên tâm.

Nhưng nhìn trái nhìn phải lại không thấy Nguyệt Nhi đâu, đi bên cạnh mẹ lại là nha đầu Đồng Nhi bên cạnh Nguyệt Nhi.

Ta không biết tình hình thế nào, ánh mắt nghi hoặc bắt gặp ánh mắt của mẹ, nhưng chỉ thấy mẹ khẽ lắc đầu.

Ta biết ý của mẹ, mẹ đang bảo ta đừng lên tiếng.

Trên đường đi đến Vĩnh Lợi Châu, có một đêm, chợt có ám vệ trèo tường nhảy vào, cha nói với ta, ông ngoại đã sai người đến cứu chúng ta, bảo ta thả lỏng gân cốt chuẩn bị sẵn sàng.

Trong lòng ta khi đó vô cùng thắc mắc: Vì sao đến bây giờ ông ngoại mới đến cứu người?

Song, thắc mắc này của ta đã được giải đáp ngay sau đó.

Đêm đó, ám vệ đã tranh đấu kịch liệt liều c.h.ế.t bảo vệ chúng ta, cả nhà ta đã thuận lợi được quân cứu viện đưa lên thuyền, tuy rằng giữa chừng đã kinh động đến lính canh, nhưng sau cùng không có nguy hiểm gì, mọi người thuận lợi trốn thoát.

Đến trên thuyền, cha mới nói với ta, ông vẫn luôn tin chắc rằng ông ngoại sẽ đến cứu viện, chỉ đang đợi thời cơ mà thôi, cho nên trong lòng ông vẫn cất giữ hy vọng, sở dĩ không nói với ta là vì muốn luyện tâm tính cho ta, cũng là vì lo lắng để lộ tin tức khiến quan binh cảnh giác.

Sau này, ta đã biết được chuyện Đồng Nhi xả thân cứu Nguyệt Nhi.

Ta rất ngạc nhiên, đây là cô nương gan dạ đến thế nào chứ, còn dám một mình đi vào trong lao, còn thuận lợi cứu Nguyệt Nhi đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.