Dữ Quỷ Vi Thê

Quyển 3 - Chương 205: Ảnh chụp



Mới vừa rồi một bàn tay trắng bệch ghê tởm vươn ra từ trong tấm ảnh chộp lấy cổ tay làm anh không thể động đậy, Ngụy Thời chỉ cảm thấy trên tay truyền đến một trận đau nhức, vội vàng vứt xuống, anh lập tức cắn ngón tay của mình, bôi máu lên bàn tay ghê tởm kia, cái tay nọ đứt lìa chia năm xẻ bảy, biến thành một màn sương thu về trong bức ảnh.

Ngụy Thời nhớ tới mấy vị sư huynh chưa gặp mặt mà Từ lão tam từng nói với anh, Ngũ sư huynh Phương Chí, vốn thông minh, nay còn làm cảnh sát ở thành phố, mặc dù thành phố kế nhau nhưng tốt xấu gì cũng là nằm trong ngành, có thể tìm ra chút tin tức, nói thế nào đi chăng nữa thì vẫn mạnh hơn so với đệ tử như Ngụy Thời.

Điện thoại rất nhanh đã được kết nối, Ngụy Thời trước tự giới thiệu bản thân, người ở đầu dây bên kia giọng nói lơ đễnh mang vẻ cao ngạo như ông lớn, anh ta không nói hai lời đã đáp ứng giúp Ngụy Thời điều tra chuyện Trình Dao, đồng thời còn dùng giọng điệu có phần đê tiện ân cần hỏi thăm Ngụy Thời trải qua những ngày thế như nào bên cạnh Từ lão tam.

Ngụy Thời im lặng một chút.

Ngũ sư huynh này hiển  nhiên vui sướng khi người gặp họa.

Nói vậy năm đó những người đi theo Từ lão tam đã phải chịu không ít sức ép, nếu không, tâm lý cũng không biến thái như vậy.

Gọi điện thoại xong, ánh mắt Ngụy Thời có chút phức tạp nhìn căn phòng La Chí Dũng thuê. Không phải anh mặc kệ La Chí Dũng, mà  cậu ta bây giờ âm khí nhập thể, ấn đường phát đen, nói theo người sống đã là bệnh nguy kịch, giờ chỉ còn là chuyện của mấy ngày nữa thôi.

Muốn cứu La Chí Dũng, trừ khi tìm ra Trình Dao.

Ngụy Thời đi đến nhà ông Trịnh.

Nhà ông Trịnh là kiểu nhà quê hai tầng rất thông thường, lầu một là nhà chính, cửa hé mở, chính giữa để hai băng ghế dài, thi thể Trịnh Đào để  bên trên đó, dùng một khúc vải trắng che lại, chân và đầu để một ít trái cây, đốt nhang đèn tiền giấy.

Trong phòng cũng không có những người khác, chỉ ông Trình và vợ ông ta.

Mùa đông nên trời mau tối, cho dù đã sớm mở đèn nhưng trong phòng cũng âm trầm u tối, vẻ mặt ông Trịnh tiều tụy, tóc hoa râm, mới vài ngày một người hơn bốn mươi tuổi đã như năm sáu chục tuổi, Ngụy Thời đưa ông ta điếu thuốc, hai người đứng nói chuyện trước thi thể Trịnh Đào.

Ngụy Thời nói với ông ta ngày mai phải chuẩn bị thực hiện hạ táng, anh muốn ông Trịnh nghĩ cách mời gánh hát tới rồi lập lại đạo tràng, còn kêu ông xem coi trong vòng mười dặm tám thôn ở thành phố này có thể mời được đoàn kịch đèn chiếu đến hay không, đêm hạ táng diễn  một hồi là tốt rồi.

Ông Trịnh vừa nghe vừa gật đầu đáp ứng.

Nhưng lúc nghe đến việc phải tìm đoàn kịch đèn chiếu thì có chút khó khăn.

Kịch đèn chiếu này, xưa gọi là ‘Ảnh tử hí’ hoặc ‘Đăng ảnh hí’, vài thập kỉ trước thỉnh thoảng còn gặp, ngày lễ tết trong nhà có chuyện vui buồn, có chút của cải nhưng không đủ để mời gánh hát chính thức, chỉ có thể mời đoàn kịch đèn chiếu gây náo nhiệt một chút.

Thời nay, kịch đèn chiếu đã sớm trở thành thú vui hiếm lạ.

Thế hệ thanh niên phần lớn chỉ nghe chứ chưa thấy qua, có người còn chưa từng nghe tới.

Có lẽ trong thành phố này may ra có đoàn kịch được chính phủ quốc gia xem là nghệ thuật dân gian cần bảo tồn, có thể mời được hay không còn phải xem tình hình, bất quá người của đoàn kịch cũng cần phải ăn cơm mặc đồ, dùng nhiều tiền hẳn là không có vấn đề gì lớn.

Ngụy Thời hút thuốc, khói trắng lượn lờ, anh hít sâu một hơi, luồng khói trôi vào tận phế quản, không khí lạnh lẽo mang theo mùi thuốc lá làm anh sặc một hơi, quay đầu ho khan vài tiếng, anh vỗ vỗ vai ông Trình, “Người có lúc ba tàn sáu thịnh, trăng còn có lúc tròn lúc khuyết, sớm hay muộn, mặc kệ là con bác hay là chúng ta đều phải đối mặt, bác cứ xem như anh ấy đang ở bên kia chờ hai người.”

Lời này nghe có chút lãnh đạm thờ ơ, nhưng cũng là suy nghĩ trong lòng Ngụy Thời.

Vai ông Trịnh run suốt, không nói chuyện.

Một lát sau, Ngụy Thời nói với ông Trình anh muốn xem phòng Trịnh Đào khi còn sống, ở cửa tiệm anh ta không tìm được thứ gì hữu dụng.

Vợ ông Trịnh mang Ngụy Thời lên tầng hai, tất cả mọi thứ trong phòng Trịnh Đào vẫn còn nguyên xi chưa động tới, chờ vợ ông Trịnh rời đi, Ngụy Thời mới chậm rãi bước vào phòng này, đây là gian phòng điển hình của con trai, trên vách tường dán vài tấm hình ngôi sao và áp phích siêu xe, sát góc giường là một trái bóng rổ, còn có tạ tay để rèn luyện thân thể, đồ vật trên bàn thật bừa bộn.

Căn phòng này có chút lạnh lẽo, khuyết thiếu không khí sôi động.

Ngụy Thời kiểm tra toàn bộ, ngay cả tủ quần áo cũng không bỏ qua.

Vẫn chưa phát hiện điều gì bất ngờ cả, Ngụy Thời khoanh tay, nhíu mày, chầm chậm quan sát toàn bộ căn phòng lại, nhất định anh đã bỏ qua chỗ nào đó, Ngụy Thời tiến vào phòng đã thấy nơi này không thích hợp, nhất định phải tìm  ra.

Cuối cùng ánh mắt Ngụy Thời liếc qua cửa tủ quần áo.

Trên cửa tủ có ốp cái gương dài bằng chiều cao của người đàn ông, loại người trẻ tuổi đều thích, trên gương dán vài tấm thiệp và ảnh chụp, ảnh chụp phần lớn là chụp chung,  nhưng kì quái cái là trên những tấm thiệp chỉ có dán hình của một mình Trịnh Đào, ngoài ra hơn phân nửa đều để trống trơn.

Ngụy Thời để những tấm thiệp kỳ lạ ấy qua một bên không quan tâm, chỉ cẩn thận nhìn mấy bức ảnh chụp chung.

Bối cảnh ảnh chụp là ở trong một quán rượu mờ tối, bảy gương mặt trong đó đều là nam nữ dào dạt thanh xuân, trong ảnh làm mặt quỷ, la to, ôm nhau, trêu đùa người ngồi kế bên, ở trong ảnh chụp Trịnh Đào đứng ở phía sau lệch về bên phải ống kính, tay phải đang nâng lên, khoát lên khoảng trống kế bên, vẻ mặt đang cười.

Ngụy Thời nhìn bên tay phải Trịnh Đào, không phải không có hình ảnh.

Chỉ là rất nhạt.

Cực kì nhạt.

Giống như một tầng sương mù đen xám.

Mơ mơ hồ hồ nhìn ra được hình người. ‘Nó’ dựa vào Trịnh Đào, nhìn phía máy ảnh.

Sau đó, ở trong ảnh chụp ‘Nó’ càng ngày càng trở nên mỏng manh, tản ra toàn bộ tấm ảnh, tất cả nam nữ trong ảnh chụp đều bị ‘Nó’ nhập vào, trong ảnh chụp bọn họ tươi cười sáng lạn, không biết vì sao lại lập tức trở nên vặn vẹo quỷ dị.

Sau đó, ‘Nó’ đột nhiên thu gọn lại.

Ngụy Thời bỗng dưng quát to một tiếng, vứt tấm ảnh trong tay qua một bên.

Mới vừa rồi một bàn tay trắng bệch ghê tởm vươn ra từ trong tấm ảnh chộp lấy cổ tay làm anh không thể động đậy, Ngụy Thời chỉ cảm thấy trên tay truyền đến một trận đau nhức, vội vàng vứt xuống, anh lập tức cắn ngón tay của mình, bôi máu lên bàn tay ghê tởm kia, cái tay nọ đứt lìa chia năm xẻ bảy, biến thành một màn sương thu về trong bức ảnh.

Ngụy Thời ôm lấy cổ tay mình, vẩy vẩy hai cái, có thể nhìn thấy rõ ràng vết bầm xanh xanh tím tím trên làn da.

Tấm ảnh bị anh vứt trên mặt đất.

Ngụy Thời cúi đầu nhìn, bên trái góc ảnh dường như bị máu bắn lên.

Hồi nãy nhìn vẫn còn tốt.

Trong ảnh có khí đen, khi tụ khi tán, tràn ngập tấm ảnh.

Ngụy Thời bình tĩnh nhìn bức ảnh, không thể nghi ngờ bức ảnh này quả thật kỳ quái.

Ảnh chụp kỳ quái cũng không phải chuyện gì ngạc nhiên, tùy tiện đi trên đường tìm một chút là có cả một đống, mặc kệ thiệt hay giả, nhìn vào lúc nào cũng âm trầm cổ quái. Phần lớn ảnh này đều là giả, dùng để dọa người hoặc lấy lòng người, nhưng trên thực tế xét từ phương diện đạo thuật, trong một số tình huống, cameras quả thật có thể chụp được quỷ hồn.

Dân gian có nói, đừng để con nít chụp hình nhiều, nếu không sẽ chiêu hồn quỷ đến.

Lập luận này không hoàn toàn đúng, nhưng cũng tuyệt đối không sai, hồn phách con nít bất ổn, chụp ảnh nhiều ở những lúc như buổi tối, hoặc chung quanh âm khí quá nặng như ở nghĩa địa thì có khả năng tổn thương hồn phách hoặc hồn phách bị hút vào trong ảnh.

Bởi vì camera có thể làm hiện tượng này xảy ra, sau này được người có đạo hạnh dùng, dùng để làm gì? Để phong ấn hồn phách.

Tử ngọc là vật truyền thống dùng để phong ấn hồn phách nhưng lại khó tìm, còn cameras tuy rằng có chút phiền phức nhưng lại có chỗ tiện nghi. Đương nhiên hiệu quả phong ấn hồn phách kém hơn nhiều so với tử ngọc, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện trường hợp không phong ấn được linh hồn, hoặc phong ấn được nhưng không được bao lâu thì hồn đã thoát khỏi tấm ảnh. Vì thế cho nên người có đạo hạnh thường không dùng nó, ai biết được đến lúc xem thì tấm ảnh đã biến thành cái gì rồi.

Ảnh chụp thần quái chỉ có thể dọa người chứ không thể hại người.

Nhưng tấm ảnh trước mắt này hiển nhiên không phải loại tầm thường nọ, vật phong ấn trong đó rất hung, có thể từ  ảnh đi ra hại người, hơn nữa nếu như Ngụy Thời đoán không sai những người nam nữ trong đây khẳng định đã xảy ra chuyện không may. May mắn ba mẹ Trịnh Đào vì quá thương tâm mà không vào phòng này, nếu không sớm muộn gì cũng sẽ gặp chuyện.

Ngụy Thời đứng trước tấm ảnh, không nhúc nhích, miệng niệm ‘Trấn sát chú’ máu đọng trên đầu ngón tay, nhỏ xuống đất vài giọt. Khí đen trong ảnh trái đâm phải phá muốn thoát ra khỏi tấm ảnh, nhưng làm thế nào cũng không ra được. Ngụy Thời nhẹ nhàng thở ra, anh dùng mủi chân lật tấm ảnh lại, vẽ một lá bùa ở mặt trái bức ảnh.

Lúc này, khí đen trong ảnh chụp hoàn toàn không còn cách nào thoát ra.

Sau khi vẽ xong huyết chú, Ngụy Thời lật bức ảnh lại.

Trong khung cảnh mờ ảo, đoàn khí đen kia từ từ đọng lại thành hình, không lâu sau đã hiện ra rõ nét hình dạng một người – chính là Trình Dao dáng người nhỏ xinh, gương mặt ngọt ngào.

Cô được Trịnh Đào ôm bả vai, cả hai tựa vào nhau.

Ngụy Thời đem bức ảnh cất vào bóp da.  Đi xuống lầu anh đưa bức ảnh cho vợ chồng ông Trịnh xem, hỏi bọn họ có biết những người khác trong ảnh hay không, hai vợ chồng ông Trịnh lắc đầu liên tục, rồi chỉ vào một người thanh niên trong đó nói là người trong thôn, những người khác thì không biết, bao gồm cả cô gái Trịnh Đào ôm. Ngụy Thời lại hỏi, người thanh niên trong thôn ở đây? Có ở nhà không? Hai vợ chồng ông Trình liền nói người thanh niên này cũng đã chết, hai ngày trước  khi Trịnh Đào gặp chuyện không may.

Ngụy Thời hỏi chết thế nào?

Ông Trịnh trả lời là bị xe đụng chết, ngay tại đường lớn ven sông Sở Giang Các.

Ngụy Thời vừa nghe, lại là Sở Giang Các.

Sau chuyện xảy ra ở chợ quỷ vùng Sở Giang Các thì càng xác định việc này tuyệt đối có liên quan tới nơi đó, chỉ là bây giờ còn chưa tìm được điểm mấu chốt ở chỗ  nào.

Cũng không để ý sắc trời đã muộn, Ngụy Thời vừa nghĩ vừa kêu ông Trình dẫn anh đến nhà người thanh niên trẻ trong thôn đã chết. Ông Trịnh đồng ý nhưng mà có chút nghi hoặc, cuống quít hỏi chẳng lẽ cái chết con mình có liên quan tới Tằng Lượng – cũng chính là người thanh niên trẻ tuổi trong thôn? Ngụy Thời lắc đầu, lại gật đầu, vừa có liên quan lại vừa không liên quan, dù sao không phải Tằng Lượng hại chết con bác, mà là hai người họ giống nhau, bị thứ gì đó hại chết.

Ban nãy giọng ông Trịnh có chút khàn khàn, cảm xúc có phần kích động, Ngụy Thời sợ ông ta nghĩ bậy nghĩ bạ nên nhanh chóng dập tắt khả năng gặp chuyện không may này qua một bên.

Đến Tằng gia, giống như bên ông Trịnh, cả nhà tràn ngập bầu không khí đau thương vắng lặng.

Ba mẹ Tằng nghe mục đích Ngụy Thời đến, cảm xúc cũng trở nên kích động, hiển nhiên hai người vốn cho con mình không may bị xe đụng chết, bây giờ lại biết con mình có thể bị hại chết, vậy thì phải nói cho hết! Giống như đốt pháo, hai người đều nổ, một người gào khóc, một người nói năng lộn xộn, vốn cảm xúc ông Trịnh đã bình ổn lại cũng bị bọn họ gợi chuyện thương tâm, ôm đầu khóc ròng.

Ngụy Thời không có biện pháp, đành ngồi chờ một bên.

Con người khi đau thương đều mong muốn được trút bỏ nỗi lòng. Trút ra được, lau nước mắt xong rồi sẽ đứng lên như cũ.

Khóc đến nửa giờ, vài người mới từ từ bình tĩnh lại.

Trước tiên, Ngụy Thời tới phòng Tằng Lượng nhìn qua một lần, không tìm được bất kỳ manh mối hữu dụng nào, anh lấy tấm ảnh ra đưa ba mẹ Tằng Lượng xem, có lẽ Tằng Lượng vẫn còn trẻ tuổi, thích tâm sự với ba mẹ nên ba mẹ cậu biết chuyện nhiều hơn chút, ít nhất cũng biết hai trong năm người nam nữ trong ảnh, một người là học sinh trường y tên là Đinh Mậu Thụ, một người chung trường sư phạm tên Biên Hiểu Huệ, cũng là bạn gái Tằng Lượng, khi Tằng Lượng qua đời còn đến thăm hai người già bọn họ.

Về phần Đinh Mậu Thụ, đó là chuyện xảy ra mấy ngày trước, lúc ấy cậu ta gọi điện thoại cho Tằng Lượng, vừa khéo hai người lại ngồi kế bên con mình, thuận miệng hỏi một câu.

Hai người nhà Tằng còn lấy điện thoại Tằng Lượng đưa cho Ngụy Thời xem.

Trong đó chỉ có mấy tin rác và tin quảng cáo, trong danh bạ thì tìm được số điện thoải của Biên Hiểu Huệ và Trịnh Đào, về phần bốn người nam nữ còn lại,  bởi vì không biết tên, cho nên không biết có lưu số hay không, còn số điện thoại của Đinh Mậu Thụ lại không có trong danh bạ của Tằng Lượng.

Ngụy Thời trực tiếp dùng di động Tằng Lượng, bấm dãy số của Biên Hiểu Huệ, di động vang lên một hồi bên kia mới có người nhấc máy.

Một giọng nữ đè thấp, thật cẩn thận hỏi, “Này, ai đấy?”

Ngụy Thời hiểu cô ta đang sợ, số điện thoại cùa một người đã chết lại gọi vào máy mình, thật sự khiến người ta hết hồn, “Xin chào, cô là Biên Hiểu Huệ phải không?… Tôi là bạn của Tằng Lượng có chút việc muốn hỏi cô, ngày mai cô rảnh không? Chúng ta gặp mặt… Chuyện rất quan trọng, chẳng lẽ cô không cảm thấy gần đây bên cạnh cô có rất nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra sao?…” Câu này vừa mới dứt, di động ‘cụp’ một tiếng, bị ngắt.

Ngụy Thời có chút bất đắc dĩ nhìn di động trong tay.

Hôm nay đã quá muộn, có chuyện gì cũng đợi ngày mai rồi hẵng nói, Ngụy Thời cầm di động và ảnh chụp định về nhà tính toán tiếp.

Ông Trịnh với ba mẹ Tằng đều muốn giữ Ngụy Thời ở lại, đêm hôm khuya khoắt, trời lạnh lại không biết còn xe hay không, trở về cũng không tiện. Trong lòng Ngụy Thời cũng có chút muốn ở lại, nhưng không biết vì cái gì lại thay đổi, nhất định phải về nhà, người hai nhà giữ không được, cũng đành thôi.

Dặn dò ông Trịnh và ba mẹ Tằng mấy câu, sau khi sắp xếp xong việc, Ngụy Thời vội vã về nhà.

Gió đêm dọc đường đi lạnh khỏi nói.

Về đến căn nhà nhỏ mình thuê, trong nhà vắng vẻ không có hơi người, có một phần là do học sinh nơi này về nhà, phần còn lại không biết xảy ra chuyện gì mà im ắng không ngờ. Trong sân có mấy cây hòe già rất to, im lặng đứng sừng sững trong đêm, gió thổi qua, cánh lá đung đưa, sột sà sột soạt, chung quy vẫn làm lòng người có chút rợn rợn.

Ngụy Thời đẩy cửa phòng ra, mở đèn điện, sau đó lại sững người nơi cửa.

Ngụy Hân vốn đã mất tích nay nằm ở trên giường, bộ dáng giống như chưa từng rời đi, Ngụy Thời ba bước thành hai nhanh qua, nhưng vẫn đứng bên giường không nhúc nhích, không biết qua bao lâu, sau khi cả người đều bị thổi lạnh mới gian nan cử động thân thể cứng ngắc, đi mở lò sưởi, yên lặng ngồi xuống.

Tình trạng Ngụy Hân thoạt nhìn cũng không tệ lắm.

Trừ bỏ không có một chút hơi thở người sống, nhìn qua giống như đang ngủ.

Ngụy Thời ngồi bên giường, nhìn cậu, ngón tay run run lấy ra điếu thuốc châm lên, lại không biết từ chỗ nào thổi tới một cỗ gió âm, đốm lửa nơi đầu thuốc lập tức tắt, đầu điếu thuốc trở nên ướt sũng, cả điếu cũng nhanh chảy nước, Ngụy Thời ném nó đi, lấy một điếu khác, cơn gió kia đúng hẹn nổi lên dập tắt điếu thuốc như trước, Ngụy Thời không tin tà ma, lại lấy ra điếu khác, cái bật lửa ‘cạch cạch’ vài tiếng, mấy tia lửa phóng ra nhưng không đủ tạo thành ngọn lửa, bật lửa cũng không còn nhạy nữa.

Trên trán Ngụy Thời nhảy gân xanh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.