-
Đấng quân vương thành công là người biết lấy lòng dân chúng, biết cách vỗ về
quần chúng, biết cách nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo, khiến cho người dân chấp
nhận thực tại. Như thế, quần chúng sẽ đặt niềm hy vọng vào kiếp sau, không vì
những bất mãn trong kiếp này mà phản kháng, nổi loạn nhằm thay đổi vận mệnh.
“Quân
vương” chỉ là một cuốn sách mỏng, nội dung ngắn gọn, không đủ dài để tôi có thể
“lên lớp giảng bài” cho đến khi nạn đói kết thúc. Nên tôi đã kết hợp và tiến
hành giảng đồng thời cuốn “Quân vương” với cuốn “Phản kinh” của tác giả Triệu
Nhụy đời Đường[1], vì cuốn sách này mang đậm màu sắc Trung Quốc và vì làm vậy,
tôi có thể kéo dài thời gian, Mông Tốn không còn diễn vai công tử ăn chơi trước
mặt tôi nữa, anh ta nghe giảng rất chăm chú. Mỗi khi nghe được một luận thuyết
mới, hấp dẫn, anh ta lại tấm tắc ca ngợi, và liên tục bày tỏ quan điểm của
mình.
[1]
Cuốn sách đã được dịch giả Nguyễn Thụy Ứng chuyển dịch sang tiếng Việt.
-
Lòng dân quan trọng thế ư? Nhưng cha con Lữ Quang chưa bao giờ xem trọng điều
này.
Trầm
tư một lát, anh ta ngẩng đầu hỏi tôi. Tôi đáp: - Do vậy cha con Lữ Quang sẽ
thất bại, bởi vì kẻ nào coi thường quần chúng, kẻ đó sẽ bị quần chúng ruồng bỏ.
Dân là nước, vua là thuyền, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Dù cho đằng sau bậc đế vương có sử dụng thủ đoạn bỉ ổi gì chăng nữa, thì trước
mặt quần chúng, bằng mọi giá phải giữ gìn hình ảnh đẹp đẽ của mình.
Ngẫm
nghĩ hồi lâu, như đã hiểu ra được điều gì, Mông Tốn gật đầu:
-
Lợi dụng tôn giáo vỗ về quần chúng, xoa dịu sự chống đối, đó đúng là phương
cách đơn giản mà hữu hiệu.
Anh
ta đứng lên, ánh mắt lộ vẻ giễu cợt, cười nói:
-
Lữ Quang có pháp sư Rajiva ở bên mà không biết cách tận dụng, quả là quá ư ngu
xuẩn.
Anh
ta chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng, mỉm cười nhìn tôi đầy ẩn ý:
-
Nếu ta làm vua, sẽ phong pháp sư làm quốc sư, ra sức truyền bá Phật pháp.
Tôi
chỉ cười không đáp. Sau khi chiếm được Guzang, Mông Tốn hết lòng tin Phật và ra
sức phát triển Phật giáo, nhưng khi ấy Rajiva đã đến Trường An từ lâu. Mông Tốn
phong nhà sư Tây vực Dharmakema làm quốc sư, đồng thời học theo Diêu Hưng, lập
ra trương dịch thuật ở Guzang, và trường dịch thuật này đã hoàn thành hơn mười
bộ kinh Phật kinh điển, tiêu biểu là cuốn “Đại bát Niết Bàn kinh” (gọi tắt là
Kinh Niết Bàn).
Mông
Tốn đang chầm chậm dạo bước, hai tay chắp ngang hông, thả lỏng gân cốt. Khí
chất và phong thái của bậc quân vương toát ra từ con người này rất rõ
rệt. Đất Lương Châu trong tay họ Lữ, chiến tranh xảy ra liên miên, thiên tai,
nạn đói như tôi đang phải đối mặt không chỉ diễn ra một lần. Nhưng khi Mông Tốn
tiếp quản Lương Châu, dân số thành Guzang đã tăng lên hơn hai mươi vạn, và
trong sử sách không thấy có ghi chép về nạn đói trong giai đoạn này. Con trai
của Mông Tốn – Thư Cừ Mục Kiên là một người học rộng, luôn biệt đãi các bậc
danh nho người Hán. Khi Bắc Ngụy của tộc người Thốc Phát tiêu diệt Bắc Lương,
thì kho báu mà họ chiếm được chính là những nho sĩ này. Sử sách chép rằng, kể
từ thời Ngụy, phong trào Nho học bắt đầu phát triển rực rỡ. Điều đó cho thấy,
nền kinh tế, văn hóa của Lương Châu dưới sự cai trị của Mông Tốn phát triển
mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời của cha con họ Lữ. Ngoài ra, Thư Cừ Mông Tốn
cũng là một trong số ít các quân vương trong thời Thập lục quốc biết chăm lo
bồi đắp cho thế hệ tương lai.
Sách
“Tấn thư” đánh giá về Mông Tốn như sau: “Mông Tốn xuất thân dân tộc thiểu số,
hùng cứ chốn biên ải… Dấy binh ở Bạch Giản, cầu hòa với Nam Lương. Xưng hùng ở
Đan Lĩnh, thu phục Bắc Khấu. Nhưng là kẻ thấy lợi quên nghĩa, hãm hại người thân. Tuy có thể thống trị một cõi nhưng vẫn cần trau dồi đức hạnh”.
“Thấy
lợi quên nghĩa, hãm hại người thân”, câu văn này đã định hình phẩm cách của
Mông Tốn. Người đời thường nhắc đến Thư Cừ Mông Tốn với chân dung một kẻ xảo
trá, bội tín, mượn dao giết người, lợi dụng Đoàn Nghiệp để tiêu diệt Nam Thành,
sau đó giết Đoàn Nghiệp để cướp đoạt vương vị. Nhưng thử nghĩ xem, cứ cho
là đám anh hùng thời loạn ấy đã sử dụng thủ đoạn bỉ ổi để tranh giành ngôi đoạt
vị, nhưng điều đó đâu có quan trọng gì đối với người dân Lương Châu? Tôi cõng
trên lưng mấy đấu lương thực, rời khỏi nhà Mông Tốn. Ngước nhìn lên, vẫn thấy
một màu âm u, xám xịt. Tuy tuyết đã ngừng rơi, nhưng gió vẫn lạnh căm căm, tựa
như những nhát dao, cứa vào lòng người từng vết tuyệt vọng. Khi nào mùa
đông căm giá rét này mới chịu kết thúc? Tôi muốn hét lên thật lớn, nhưng đâu
còn đủ sức!
Thở
dài một tiếng, xốc lại túi lương thực, cất bước về nhà. Dù sao, chúng tôi vẫn
còn lương thực, tức là vẫn còn hy vọng sống tiếp.
Bỗng
giữa phố xá vắng tanh, xuất hiện một đứa trẻ chừng mười tuổi đang lao về phía
tôi, nó cầm thứ gì đó đen sì, đầy lông lá trên tay, vừa chạy vừa ngoảnh lại
phía sau, chút nữa thì đâm sầm vào tôi. Có ai đó đang đuổi theo nó, tôi nghe
thấy tiếng chửi rủa của một đứa nhỏ hơn.
Khi
đứa nhỏ rượt đuổi đứa lớn, chạy đến trước tôi, tôi gọi to:
-
Siêu ơi, cháu làm gì vậy?
Mộ
Dung Siêu giật mình dừng lại, mất đà, ngã lăn ra. Tôi vội vã bước đến, đặt tải
lương thực xuống, đỡ chú nhóc dậy. Mặt mũi lấm lem, vệt máu khô đét trên trán,
chiếc áo bông trên người chú nhóc bị kéo rách vài chỗ, tay dính đầy những sợi
lông đen loang lổ máu, không rõ là thứ gì. Tay còn lại vẫn nắm chặt chiếc lồng
nhỏ méo mó.
-
Cô ơi! Nhìn thấy tôi, chú nhóc tủi thân òa khóc.
-
Cháu làm sao vậy?
Tôi
rút khăn tay lau nước mắt, rồi lau vết thương trên mặt, trên tay cho chú nhóc.
-
Sao lại chảy máu thế này? Cháu đánh nhau với ai phải không?
-
Nó cướp chuột của cháu.
Chú
nhóc chỉ tay về hướng đứa trẻ khi nãy. Tôi nhìn lên, đã không thấy bóng dáng
đứa kia đâu nữa.
Tôi
rùng mình, chau mày:
-
Chuột ư?
Không
để ý đến biểu cảm của tôi, Mộ Dung Siêu gật đầu, ấm ức:
-
Hôm qua cháu để dành cơm, vo tròn thành mồi nhử. Hôm nay cháu chờ mãi bên cống
nước mới dụ được một con chuột cắn câu.
Thì
ra chiếc lồng kia dùng để bắt chuột, chú nhóc thật lắm trò! Tôi nhẹ nhàng phủi
những hạt bụi trên má chú nhóc, dịu dàng hỏi:
-
Sau đó thế nào?
-
Con chuột cống này rất to, rất khỏe, cháu phải mất rất nhiều công sức mới đập
chết được nó. Nhưng khi cháu đang định rửa sạch sẽ để mang về thì đã bị người
ta cướp mất. Chú nhóc vùi đầu vào lòng tôi, bật khóc nức nở. Nước mắt trào ra
từ đôi mắt to, đen láy, xối sạch đám bụi đất, để lộ làn da trắng bóc. Gương mặt
hình trái tim nhỏ bé, xinh xắn khiến tôi mủi lòng. Tết vừa rồi cậu bé mới tròn
bốn tuổi, cả ngày không ăn uống, lại phải vật lộn với một con chuột cống như
thế, đã mất sức, lại bị đứa trẻ lớn hơn đánh đập.
Tôi
thở dài, ôm vai cậu bé, động viên:
-
Nín đi Siêu, theo cô về nhà, chúng ta nấu cơm ăn nhé.
Quay
đầu lại, định bụng vác lương thực về nhà, chợt tôi nhận thấy phía bên kia đường
một người đàn ông trung niên đang nhìn chằm chằm vào tải gạo của tôi, vừa nhìn
vừa nuốt nước bọt. Tôi lo lắng thót tim, vội giấu tải gạo vào trong lòng, ba
chân bốn cẳng kéo Mộ Dung Siêu chạy đi. Gã đàn ông lao đến, túm cổ áo tôi kéo giật
về phía sau. Cổ họng bị thắt chặt, tôi cuống cuồng khoa chân múa tay đánh trả,
nhưng không ăn thua.
Vừa
định đưa tay vào trong áo, chợt tôi nghe thấy gã kia kêu gào thảm thiết. Cổ áo
vừa được thả lỏng, tôi lại nghe thấy một tiếng kêu gào đau đớn khác, đó là
tiếng của Mộ Dung Siêu.
Tôi
ôm cổ thở hổn hển, thấy gã kia vừa nhảy lồm cồm vừa xoa chân. Chú nhóc nằm dưới
đất, vài giọt máu còn đọng trên khóe môi, thì ra Mộ Dung Siêu đã cắn vào chân
người đàn ông kia. Tôi lao đến, đỡ chú nhóc dậy, lòng trào dâng nỗi xót xa. Tức
giận, tôi rút súng gây mê, định hạ gục gã kia, nhưng chợt thấy từ xa một bóng
dáng cao lớn đang lao về phía mình. Tôi lập tức nhận ra Mông Tốn qua trang phục
của anh ta.
Tôi
vội cất súng gây mê đi. Mông Tốn xuất hiện, chắc chắn sẽ ra cứu nguy, tôi không
thể để anh ta nhìn thấy vũ khí tiên tiến của mình. Thừa lúc tôi còn đang lưỡng
lự, gã kia vác tải gạo lên định chạy. Tôi lao đến giữ tay gã lại, cố gắng kéo
dài thời gian để chờ Mông Tốn.
Gã
nọ ra sức giằng giật, hắn đấm một cú vào trán, khiến tôi hoa mắt chao đảo. Vừa
buông tay, một cơn đau buốt toàn thân ập đến dữ dội, hắn túm tóc tôi giật mạnh,
hắn có còn là đàn ông nữa không? Tôi hối hận muôn phần vì khi nãy không bắn
hắn.
-
Dừng tay!
Cánh
ta đang túm chặt tóc tôi lập tức buông ra. Tôi lảo đảo ngã sóng soài xuống lớp
tuyết giá lạnh, lúc này mới cảm nhận được cơn đau buốt trên da đầu. Bên tai
văng vẳng tiếng đấm đá huỳnh huỵch, gã đàn ông nọ rú lên đau đớn.
-
Cút!
Giọng
nói sắc lạnh, hung hãn:
-
Để ta gặp ngươi lần nữa, ngươi chết chắc đó!
Tôi
lồm cồm chống người lên, thấy gã kia hai tay ôm bụng, sợ hãi đến nỗi mặt cắt
không còn giọt máu, cà nhắc cà nhắc chạy biến. Một khuôn mặt vuông vức, nộ khí
vẫn còn hừng hực sáp lại gần tôi, cúi xuống nhấc bổng tôi lên.
-
Bỏ tôi xuống!
Tôi
vừa dốc hết sức tàn gào thét, vừa đưa mắt ra xung quanh xem có ai nhìn thấy
hành động khiếm nhã của anh ta không.
Mông
Tốn cứ thế thẳng bước, vẻ mặt lạnh lùng:
-
Yên nào, ta đưa cô về phủ xử lý vết thương.
Thấy
tôi vẫn chưa thôi giẫy giụa, anh ta cúi thấp đầu, cười mỉa mai:
-
Hay cô muốn để pháp sư thấy cảnh tượng thê thảm này!
Tôi
im bặt, không dám nhìn vào đôi mắt chim ưng ác bá của anh ta, nhưng vẫn kiên
quyết:
-
Ngài hãy thả tôi xuống, tôi sẽ tự đi. Anh ta nhìn tôi, thở dài, lắc đầu: - Thế
mà người ta bảo con gái Hán rất dịu dàng, nhu mì.
Đặt
tôi xuống đất, sau khi xác định tôi có thể tự đi được, anh ta lại than thở:
-
Cô yếu đuối là thế mà ngang ngạnh, bướng bỉnh hơn cả phụ nữ Hung Nô.
Tôi
bỏ ngoài tai lời xỏ xiên ấy, điều quan trọng nhất là giữ được lương thực. Đưa
tay ôm vết thương trên trán, định bước tới nhấc tải gạo lên, anh ta liền
sải bước lên trước, một tay túm lấy tải gạo, tôi định ra đỡ Mộ Dung Siêu dậy,
anh ta lại sải bước đến trước, một tay ôm Mộ Dung Siêu lên, chu mỏ giục tôi:
-
Đi nào…
Về
đến phủ đệ của Mông Tốn, anh ta sai người hầu chuẩn bị nước nóng và mang
thuốc bôi vết thương ra. Tôi ngoảnh mặt đi, từ chối cánh tay anh ta đang giơ ra
đầy thành ý, đồng thời trịnh trọng cảm ơn:
-
Tạ ơn cứu mạng của tướng quân!
Anh
ta thu tay về, có chút hậm hực, lạnh lùng đẩy lọ thuốc ra trước mặt tôi. Tôi
đón lấy, gọi Mộ Dung Siêu tới, rửa sạch vết thương và bôi thuốc cho chú nhóc. -
Xin hỏi, vì sao tướng quân lại đến đó? Vừa bôi thuốc cho Mộ Dung Siêu tôi vừa
gạn hỏi.
-
Đến khi nào cô mới chịu gọi ta là Mông Tốn?
Anh
ta hỏi ngược lại tôi. Tôi sững người: - Điều đó có quan trọng không?
-
Không, tùy cô thôi.
Anh
ta hậm hực, nghiêng đầu, nói:
-
Một phụ nữ yếu đuối như cô, cõng trên lưng ngần ấy lương thực, không bị người
ta cướp mới lạ.
Tôi
lặng im không nói. Không phải tôi chưa nghĩ đến nguy cơ ấy, nhưng
tôi nào dám nói với Rajiva về nguồn gốc số lương thực này. Hôm nay là buổi lên
lớp thứ hai, nhân lúc Rajiva cùng các đệ tử ra phố khất thực, tôi đã lên đến
nhà Mông Tốn. Tôi cũng chỉ dám giảng bài trong vòng một tiếng, vì tôi phải về
nhà trước khi Rajiva về. Sẽ tiếp tục tình trạng này trong bao lâu ư? Hiện tôi
chỉ nghĩ ra cách giải thích duy nhất là mua lương thực bằng khoản tiền
bán miếng ngọc bội và chiếc trâm ngọc kia. Lòng rối như tơ vò, chắc chắn
tôi không thể tiếp tục nói dối chàng, thêm nữa, đúng như Mông Tốn nói, số lương
thực này đủ khiến người ta nổi điên đến mức có thể giết người để cướp đoạt.
Thấy
tôi yên lặng hồi lâu, Mông Tốn khịt khịt mũi, hắng giọng:
-
Cô hãy đem thuốc về và nhớ bôi đều đặn mỗi ngày. Hôm nay tôi sẽ đưa cô về.
Tôi
giật bắn cả người, nhận thấy vẻ lạnh lùng thường ngày biến đâu mất, ánh mắt
đang nhìn tôi chứa đựng sự quan tâm, lo lắng lạ lùng. Ánh mắt hiền hòa ấy, tôi
chưa bao giờ bắt gặp ở anh ta. Tim đập dữ dội, tôi vội cúi đầu, chăm chú lau
rửa vết thương.
Thuốc
trị thương rất quý, nhưng còn…
-
Cảm ơn tướng quân đã tặng thuốc, nhưng ngài không cần đưa tôi về nhà đâu…
Siêu ơi, cháu đi gọi chú Nghiêm đến đây nhé! Tôi ngồi xuống bên cạnh Mộ Dung
Siêu, căn dặn:
-
Nhớ đừng cho pháp sư biết.
Mộ
Dung Siêu gật đầu và biến mất nhanh chóng. Tôi soi gương kiểm tra vết thương,
cũng may chỉ bị hắn túm tóc, bây giờ da đầu không còn đau nữa. Nhưng vết thương
trên trán đã sưng tấy, tôi tự bôi thuốc cho mình, vừa bôi vừa mừng thầm:
may mà không để lại sẹo.
-
Tôi không biết lấy gì để báo đáp ơn cứu mạng của tướng quân, vậy trước khi
người nhà của tôi đến, tôi có thể giảng chương tiếp theo hầu tướng quân được
không? Chương này có tên gọi “Làm thế nào giành được một vùng lãnh thổ bằng
quân đội và năng lực của cá nhân nhà lãnh đạo?”.
Anh
ta hậm hức vài tiếng, nhìn thẳng vào tôi bằng vẻ lạnh lùng:
-
Rất công bằng, sòng phẳng! Cứu cô một lần đổi được một chương trong cuốn
sách quý.
Tôi
nghiêng đầu, gắng gượng ổn định nhịp thở, cố xua đi vết đau trên
trán và cái bụng rỗng đang gõ trống.
-
Quan điểm của vĩ nhân trong cuốn sách này là: người không dựa dẫm vào vận may
là người có thể duy trì được địa vị của mình một cách vững chắc. Ông… - Vì sao
không cho pháp sư biết?
Tôi
sững người, anh ta ngắt lời tôi vì chuyện này ư? Tôi cười buồn, Rajiva
cao ngạo là thế, sao chàng có thể để tôi đổi lấy lương thực bằng cách này?
-
Pháp sư cũng là đàn ông, nếu biết ngày nào cô cũng đến nhà một kẻ háo sắc…
Anh
ta đến bên tôi, đảo qua đảo lại một vòng, ánh mắt hỗn hào dồn vào ngực tôi, sáp
lại bên tai tôi, buông giọng lẳng lơ:
-
Ngài sẽ nghĩ gì về giá trị của năm đấu gạo mỗi ngày?
Tôi
trừng mắt nhìn anh ta, càng nhìn điệu cười bông lơi của anh ta càng bực mình,
tôi gằn giọng:
-
Tướng quân, cuốn sách quý này quan trọng hơn việc làm vẩn đục mối quan hệ của
chúng ta chứ?
Anh
ta ngửa cổ cười lớn:
-
Rất bình tĩnh! Bị đe dọa mà không hề hoang mang.
Sau
đó, anh ta thôi cười, đổi giọng nghiêm túc:
-
Đúng như cô nói, ta biết điều gì mới là quan trọng. Hôm nay cô không cần giảng
bài thêm nữa, cô sẽ ngất vì đói đấy!
Được
thế thì còn gì bằng, tôi thả người xuống ghế, cố gắng giảm thiểu tối đa năng
lượng tiêu hao của cơ thể. Chúng tôi ngồi đối diện nhau, không ai nói gì, chỉ
có đôi mắt chim ưng của anh ta là không chịu ở yên một chỗ mà liên tục đảo
quanh trên người tôi.
Tôi
chỉ còn cách nhắm mắt lại để khỏi phải bực mình. Tôi nghe thấy tiếng cười khe
khẽ bên phía đối diện. Lát sau, anh ta ra ngoài một lúc rồi quay lại, nói với
tôi:
-
Cô ăn chút gì đó rồi hãy về.
Giọng
nói nhỏ nhẹ, và hình như pha chút dịu dàng, nhưng điều đó càng khiến tôi lo sợ.
Đúng lúc người hầu bưng lên một đĩa thịt dê thì Hô Diên Bình đến. Tôi cưỡng lại
thứ hương vị thơm ngon nhất trần đời ấy bằng toàn bộ sức lực, kiên quyết đứng
lên, xin phép ra về, mặc cho gương mặt của Mông Tốn bỗng trở nên u ám.
Từ
chối đĩa thịt dê ấy không phải vì tôi kiêu kỳ, sĩ diện, mà vì tôi… không dám.
Nếu tỉnh táo, tôi vẫn còn súng gây mê để tự vệ. Nhưng một khi ăn phải đồ ăn đã
bị tẩm thuốc mê chẳng hạn, thì dù có nhảy xuống sông Hoàng Hà tôi cũng
không gột sạch được oan ức. Chỉ e anh ta đã nảy sinh ý đồ đó. Con người này
thật khiến người khác phải khiếp sợ.
Hô
Diên Bình đưa tôi về nhà. Trên đường đi, chúng tôi đã bàn bạc và thống nhất
rằng, hàng ngày anh ta sẽ đến nhà Mông Tốn đón tôi và không được cho Rajiva
biết. Rajiva cùng đệ tử cũng trở về ngay sau đó, họ cũng mang lương thực về.
Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc không phải số lương thực mà là vết thương đã khô
máu trên tay Rajiva. Tôi vội vã lau rửa sạch sẽ vết thương cho chàng rồi bôi
thuốc trị thương lấy từ nhà Mông Tốn về. Vết thương này chắc chắn do vật sắc
nhọn gây ra. Hỏi chàng, chàng chỉ trả lời qua loa rằng do không cẩn thận nên bị
đứt tay. Mới nói được vài câu, chàng đã chuyển đề tài sang vết thương trên trán
tôi. Tôi bắt chước chàng, cũng trả lời lấp liếm rằng do bất cẩn nên bị va đập,
rồi lại tiếp tục chuyển hướng câu hỏi sang việc: chàng có được số lương thực đó
từ đâu?
Chàng
vui vẻ cho tôi biết đó là quà biếu của quan Trung thư giám[2] Trương Tư.
Trương Tư tính tình nho nhã, hiền hòa, chưa bao giờ làm mất lòng Lữ Quang
nên rất được ông ta yêu mến, tin dùng. Nhưng vì sức khỏe không tốt, nên lần này
Lữ Quang không đưa ông ta ra trận cùng. Trương Tư bệnh tật ốm yếu nhiều ngày,
Rajiva tụng kinh giúp ông ta nguôi ngoai, Trương Tư cảm kích nên đã biếu
chàng năm đấu gạo.
[2]
Chức quan ra đời bắt đầu từ thời Tam quốc, chức vụ tương đương với Trung thư
lệnh, nhưng thứ bậc cao hơn một chút.
Tôi
hớn hở giao lương thực cho Hô Diên Bình, căn dặn anh ta hôm nay nấu thêm nửa
đấu gạo, phần còn lại đưa vào nhà kho khóa kỹ. Đồng thời, tiết lộ với Rajiva,
bệnh tình của Trương Tư chẳng thể thuyên giảm, chưa đầy mấy năm nữa ông ấy sẽ
qua đời.
-
Trước đó, Lữ Quang ra sức chữa chạy cho Trương Tư. Một đạo sĩ ngoại quốc tên
gọi Racha bảo rằng hắn có thể chữa lành cho Trương Tư, đã được Lữ Quang thưởng
cho rất nhiều vàng bạc châu báu. Biết Racha là kẻ lừa đảo, nên trước mặt Trương
Tư và Lữ Quang, chàng đã tết sợi chỉ ngũ sắc, đốt cháy thành tro, thả vào trong
nước. Tro nổi lên mặt nước và kết tụ thành hình sợi chỉ. Đó là điềm báo bệnh
của Trương Tư không thể hồi phục. Quả nhiên, mấy ngày sau, ông ấy đã qua đời.
Rajiva
băn khoăn hỏi tôi:
-
Tro chỉ làm sao mà kết tụ thành hình được?
-
Em không biết.
Mùi
thơm thanh thanh của gạo từ nhà bếp đưa lại, bữa cơm hôm nay thịnh soạn hơn hôm
qua. Tôi nuốt nước bọt, tươi cười trêu chọc chàng:
-
Chàng thông minh hơn em nghĩ nhiều, còn những mấy năm nữa, chàng cứ từ từ mà
nghĩ. - Ngải Tình, gạo của nàng từ đâu mà có? Biết chàng sẽ hỏi mà! Tôi chột
dạ, trả lời qua quýt: