Tôi đeo nhẫn
cưới lên tay, mở cuốn album ra, một lớp bụi rất dày phủ bên ngoài, nhìn
thấy bản thân mình lúc hai mươi mốt tuổi, nét mặt tươi tắn đang tựa vào
người Sở Giang Nam, hai đứa đang cười rất tình tứ, tình tứ đến mức như
đang diễn một cảnh trong phim vậy.
Bắc Kinh, mùa xuân.
Tôi đi tìm Mùa xuân Paris, ảnh viện mà năm năm trước chúng tôi chụp ảnh cưới.
Năm năm, rất dài phải không? Tại sao trong mắt tôi, như mới hôm qua, đêm
hôm đó, ký ức tôi như mới, dường như vừa mới bước ra từ cổng ảnh viện
vậy, chúng tôi chụp ảnh thẻ để dùng khi đăng ký kết hôn, chúng tôi còn
đến nhà hàng “Mì yêu mì” để ăn mì và uống rượu, đêm hôm đó, tôi đã trở
thành cô dâu của Sở Giang Nam.
Tại sao tôi không tìm được ảnh viện Mùa xuân Paris?
Tôi đã từng ngỡ rằng, những bức ảnh đó bị tôi vùi sâu vào cát rồi chứ, đời
này kiếp này sẽ không bao giờ lấy nó về, nhưng, tôi đã đến đây, nếu như
không tìm được những bức ảnh đó, tôi sẽ phát điên lên mất.
Nơi từng là ảnh viện Mùa xuân Paris thì nay trở thành một công ty về văn hóa.
Tôi đi hỏi từng người một về việc năm năm trước ở đây có một ảnh viện tên là Mùa xuân Paris.
Không một ai biết cả.
Mặt tôi như biến dạng, sao lại có thể thế chứ? Sao lại không biết được chứ? Mãi đến lúc tôi gặp một nhân viên lau dọn ở cầu thang của tòa nhà này,
nhìn chị ấy chắc khoảng hơn bốn mươi tuổi, chị ấy nói: “Em gái à, chị
biết ảnh viện đó”.
Tôi như được hồi sinh.
Chị ấy vẫn làm việc từ xưa đến nay ở đây, từ khi còn là ảnh viện đến khi biến thành
công ty văn hóa ngày nay, đã năm năm rồi, chỉ có chị ấy là không đi đâu
cả, chị ấy nói: “Anh chàng mở ra ảnh viện này bây giờ đang đi quay phim, hình như trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp rồi, tóm lại là em có
thể tìm thấy cậu ta”.
“Anh ta tên là gì, ở đâu hả chị?”.
“Thẩm Tòng Viễn”. Chị ấy nói, “Tên là Thẩm Tòng Viễn, điện thoại thì em có thể hỏi thăm, ở Bắc Kinh chắc chắn có người này”.
Thẩm Tòng Viễn. Ba chữ này như khắc sâu vào trong lòng tôi, Thẩm Tòng Viễn, nếu có phải đào ba tấc đất tôi cũng phải tìm ra anh.
Ba ngày sau, tôi đã tìm ra Thẩm Tòng Viễn.
Tôi gọi điện cho anh ta và nói: “Tôi muốn lấy lại cuốn album ảnh cưới anh chụp năm năm về trước ở ảnh viện Mùa xuân Paris”.
Tôi còn nghĩ rằng anh ta sẽ phủ nhận, mà nếu như anh ta phủ nhận thì tôi
cũng có cách gì hơn đâu, tôi chẳng có chứng cớ gì cả, biên nhận hay giấy hẹn lấy album, có khi vứt đi từ lâu rồi.
Không thể ngờ rằng anh ta nói: “Vu Bắc Bắc, tôi đợi chị mãi”.
Anh ta lại có thể gọi ra được cả tên tôi.
Tôi rất đỗi kinh ngạc.
Chúng tôi gặp nhau tại nhà anh ta, ở một khu tứ hợp viện, tôi đi xuyên qua
mấy cây hòe lớn, nhìn thấy người đàn ông năm năm trước chụp ảnh cưới cho chúng tôi.
Anh ta dẫn tôi vào trong nhà, trong nhà chỗ nào cũng là sách, ở trên giá sách có một gói đồ lớn.
Anh ta chỉ vào gói đồ đó và nói: “Đó là album ảnh cưới của hai người, chỉ
có duy nhất hai bạn là không đến lấy album thôi. Năm năm trước, chàng
trai tên Sở Giang Nam đến tìm tôi, anh ta nói lại với tôi, anh ta bây
giờ không dùng được bộ ảnh này nữa, bảo tôi giữ lại cho chị và còn bảo
là nhất định chị sẽ đến lấy về. Anh ấy còn dặn dò tôi nhất định phải giữ lại. Lúc đầu tôi cứ nghĩ anh ấy đùa với tôi, nhưng khi anh ấy đưa tôi
một vật, tôi đã bắt đầu tin”.
“Là vật gì thế?”.
Anh ta quay người lại, lấy từ trong ngăn kéo ra một chiếc hộp thủy tinh, sau đó giao tận tay tôi.
Tôi từ từ mở ra, trong đó, là một chiếc nhẫn kim cương.
“Anh ấy nói với tôi, anh ấy không kịp giao nó cho chị, không còn kịp nữa.
Nếu như chị đến, phiền tôi giao lại cho chị, anh ấy vốn đã mua nhẫn từ
lâu”. Anh ta lại hỏi tôi: “Có phải anh chàng đó ra nước ngoài rồi không? Sao lại như thế?”.
“Đúng vậy”. Tôi nói: “Anh ấy rời khỏi đây rồi, đi mất rồi”.
“Thế thì anh ta không được rồi”.
“Đúng, anh ấy không đúng”. Tôi đau khổ nói.
Tôi đeo nhẫn cưới lên tay, mở cuốn album ra, một lớp bụi rất dày phủ bên
ngoài, nhìn thấy bản thân mình lúc hai mươi mốt tuổi, nét mặt tươi tắn
đang tựa vào người Sở Giang Nam, hai đứa đang cười rất tình tứ, tình tứ
đến mức như đang diễn một cảnh trong phim vậy.
Tôi còn nhìn thấy hai tấm ảnh thẻ, bây giờ đã hơi lốm đốm những vết ố vàng, tôi nhẹ nhàng lau qua, tôi nhìn thấy thật rõ bản thân mình và người mình yêu đang rất nghiêm túc nhìn về phía trước, đó là hai đứa lúc trẻ, chúng tôi trải
qua một mối tình tuy vĩ đại nhưng cùng đầy bi thương, mà tôi không hề
biết rằng, câu chuyện ấy vừa mở ra đã đến hồi kết thúc.
Mùa
xuân, tôi ôm những tấm ảnh này thả bộ trên những con đường ở Bắc Kinh,
người rất đông, tôi bước đi rất nhanh, gió thổi qua mái tóc ngắn của
tôi, tôi mở mp3 ra nghe.
Trong máy nghe nhạc này có ghi âm lại
bài thơ mà Sở Giang Nam đã từng đọc, lúc đó anh luôn nói: “Vu Bắc Bắc,
nếu như em nhớ anh thì em có thể đọc bài thơ này, bởi vì tên anh là Sở
Giang Nam”.
Rất lâu, rất lâu rồi, tôi không còn nghe máy mp3 này nữa, thậm chí còn vứt nó vào đáy hòm.
Nhưng hôm nay, tôi bật nó lên.
Tôi đi trên đại lộ Trường An của Bắc Kinh, người đông như mắc cửi, vừa đi
vừa nghe lại bài thơ bảy năm trước Sở Giang Nam say đắm đọc cho tôi
nghe:
Chào Giang Nam
Phong cảnh vốn thật quen
Nắng lên hoa sóng hồng tựa lửa
Xuân về, sông nước lặng xanh trong
Sao có thể không nhớ về Giang Nam[1]
Nỗi nhớ Giang Nam
Nhớ về Hàng Châu nhất.
[1] Bài thơ Nhớ Giang Nam của nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dị.