Giang Hồ Nghĩa Hiệp

Chương 45: Tỷ Đài





Lê Hiểu Bình xuống núi, ra hết địa phận Phu Pha Phong thì trời cũng vừa hừng sáng. Gã không ăn không uống mà đi miết về phía đông, đến tối thì nghỉ ngơi cho ngựa ăn, đến sáng lại lên đường. Hơn hai ngày hai đêm thì vào thành Thanh Đô, trời cũng vừa tối không tiện đi tìm quán trọ mà Chế Vân đã hẹn mấy ngày trước với gã. Gã liền thuê trọ ở một quán nhỏ ngay trên đường ngủ qua đêm, đến sáng hôm sau mới cưỡi ngựa đi đến gần phủ nha Thanh Đô tìm quán trọ Xa Quan Khách.
Lê Hiểu Bình cho ngựa đi thong thả trên đường phố, đưa mắt khắp lượt nhìn quang cảnh phố xá vô cùng tấp nập thì lấy làm thích ý. Lần đầu tiên gã xuống núi, mọi cảnh vật phồn hoa trước mắt đối với gã cái gì cũng xa lạ mới mẻ, mỗi bước đều lưu lại quan sát chiêm ngưỡng đến quên cả chuyện dò hỏi tìm nơi quán trọ Chế Vân đã hẹn với gã.
Bấy giờ, Trấn Thanh Đô là một nơi quân sự quan trọng của triều đình nhà Trần, lại là quê hương của quan Trưởng Cục Chi Hậu Lê Quý Ly, trên các dãy phố chính nếu không phải là dinh thự của họ tộc Lê Quý thì cũng là con cháu, thuộc tướng thân cận của ông ta. Nghe nói thừa tướng còn muốn cho xây ở Thanh Đô một thành lớn chống giữ giặc Chiêm Thành phương nam, nhưng tài lực có hạn lại mấy lần xảy ra chiến sự bị quân Chiêm Thành tàn phá nặn nề, kế hoạch của quan Trưởng Cục Chi Hậu càng thêm đình trệ. Kinh tế tiềm lực phát triển ở Thanh Đô rất thịnh vượng không thua kém gì ở kinh thành, mấy tháng qua tin đồn vua Chiêm đang chuẩn bị binh lực, thủy bộ hai mặt sắp đánh đến biên giới vì vậy mà người chạy nạn từ mấy vùng Trấn phía nam như Thuận Hóa, Tây Bình, Vọng Giang ầm ầm kéo đến Thanh Đô tỵ nạn rất đông, Thanh Đô bỗng chốc trở nên nhộn nhịp hơn lên rất nhiều.
Lê Hiểu Bình cho ngựa đi dọc hai bên cửa hàng, chen vào đám người tỵ nạn, không còn đường đi gã phải xuống ngựa dắt rẻ qua mấy con hẻm thưa người hơn, lúc này gã mới nhớ đến chuyện chính, hỏi thăm người đi đường mới biết quán trọ Xa Quan Khách ở gần cửa quan phủ phía đông thành. Gã theo người chỉ đường đi qua một ngỏ nhỏ, lại gặp một đám người tỵ nạn ăn mày chen chúc trên đường không có lối để đi. Gã vừa lọt vào đã thấy mười mấy tên ăn mày bu lấy ngựa, gã lấy trong người một nén bạc ném vào tay một lão bá, đám ăn mày mới chịu buông ngựa ra. Gã thúc ngựa sải bước đi về phía trước, cuối cùng cũng đến được Xa Quan Khách, gần đó có một toán quân binh đi dán cáo phó tỷ võ chiêu tướng ở cửa lớn phủ Thanh Đô, đến xem xong gã liền hỏi người giữ ngựa ở quán trọ vừa bước ra nắm yên cương kéo vào chuồng.
“Ở đây sắp có tỷ võ hay sao vị huynh đài?”

Người giữ ngựa gật gật đầu nói “Đúng vậy thưa khách quan, khách quan định tỷ võ hay sao! Hôm nay đến khoảng giờ ngọ họ sẽ mở đài, mỗi tuần diễn ra một lần, hôm nay đúng là ngày đó.”
Lê Hiểu Bình gật gật đầu nói “Không, ta chỉ đi tìm một vị cô nương.” Gã đưa mắt đọc qua tấm bản hiệu, đúng là Xa Quan Khách lại hỏi “Vị huynh đài mấy hôm nay huynh có thấy một vị cô nương ăn mặc rất sang trọng, trang phục người Chiêm Thành trọ ở đây hay không?”
Người giữ ngựa lắc đầu nói “Trong thành đã nghiêm cấm người Chiêm ra vào, nên mấy ngày qua các đoàn thương buôn người Chiêm không vào nữa. Những người còn lại trong thành cũng bị truật xuất hết về nước, ta không thấy một vị cô nương nào như khách quan nói trọ ở đây cả.”
Lê Hiểu Bình nghĩ chắc hẳn Chế Vân chưa đến đây cũng nên, nghĩ vậy gã liền thuê trọ một phòng.
Nghỉ ngơi, ăn cơm trưa xong Lê Hiểu Bình đi bộ ra khỏi khách trọ tìm Chế Vân, gã nghĩ biết đâu nàng còn vui chơi ở bên ngoài vô tình mà bắt gặp trên đường hay sao. Trên phố chỗ nào gã cũng ghé qua một lần xem, gặp người dễ gần, gã lại hỏi đến Chế Vân ai cũng lắc đầu trả lời giống tên giữ ngựa ở quán trọ cả.
Vui vẻ chán Lê Hiểu Bình quay lại quán trọ, trên đường lại gặp một đám đông phía trước, nhạc, kèn, trống tấu lên rất náo nhiệt, quan quân vây kín cả một góc bên trong. Thì ra lúc này đã sắp đến giờ ngọ, ở cửa lớn phủ Thanh Đô cuộc tỷ võ chiêu tướng sắp bắt đầu, Lê Hiểu Bình thấy hiếu kỳ cũng chen vào trong đám đông.
Bấy giờ ngoài vẽ bề ngoài nhộn nhịp của thành Thanh Đô ra, bên trong cũng gấp rút vội vã của quan quân triều đình rất nhiều, khi nghe tin quân Chiêm sắp tiến đánh. Nghe đâu quan Trưởng Cục Chị Hậu Lê Quý Ly đích thân sẽ thân chinh đốc thúc hạm đội tàu chiến ngoài cửa biển, đất liền thì cho quân bộ đắp hào thành, cách thành Thanh Đô hai mươi dặm, còn ra cáo thị khắp mấy trấn phía nam tuyển quân, chiêu tướng, ai có tài đều được trọng dụng hậu đãi. Vì vậy mà mấy tháng qua các anh hùng hảo hán cũng tập trung rất đông ở các trấn, nhất là ở phủ trấn Thanh Đô. Ngày hôm nay cũng vậy, trước mắt Lê Hiểu Bình người người đến xem tỷ thí đều là những hảo hán tay mang vũ khí khắp nơi kéo đến.
Phía trên võ đài có ba vị giám khảo đều mặc quan phục, người mặt mày gầy gò ở cái tuổi lục tuần, mũ mão màu xanh ngồi giữa là quan phủ Trần Liệt, hai bên tả hữu là một tri huyện béo mập họ Ngô mặc áo đỏ và một vị bộ đầu đứng tuổi tên là Lý Nhân Bảo râu ria dựng ngược, phía trước mặt trên bàn để một bảo kiếm to quá cỡ so với một cây kiếm thường.
Vị quan chấp bút ghi danh điểm lại giấy tờ, thì phía dưới bên tả thượng đài có hai người hảo hán một to lớn quần áo nhàu nhĩ màu nâu sẫm để hở nửa ngực bộ lông đen rậm trông đến là ghê sợ, đầu tóc rối bù, râu quai nón xoắn tít, tay cầm một thanh đao lớn đến ba, bốn mươi cân. Còn người thứ hai gầy còm, mặt mày hốc hác dáng dấp như một thủ lĩnh thủy tặc, mắt sắc, râu nhọn, quần áo màu xanh lơ cũ kỹ, tay cầm bộ song câu bằng thép, cả hai gây gổ với nhau tản lờ cả đám quan binh xung quanh, không xem ai ra gì.
Người chấp bút nói “Hai vị hảo hán khoan hãy động thủ, chớ vì việc nhỏ mà gây ra thù oán. Cuộc tỷ thí chọn ra một nhân tài võ học làm tướng tiên phong đánh giặc do đích thân quan Trưởng Cục Chị Hậu ra chỉ dụ, ai ai trong thành có năng lực ra trận giúp đất nước đều có thể tỷ thí, người thua cuộc có thể ghi danh đi lính…!”
Người chấp bút chưa nói hết câu tên đại hán cầm đao quát lớn “ Bọn ta đến đây tỷ thí, chứ có phải ghi danh làm bọn lính quèn đâu. Đừng nói nhiều, mau mau gõ trống tỷ đấu đi!”
Tên cầm song câu cũng nhếch miệng nói “Tỷ thí thì tỷ thí!”

Gã vừa nói dứt lời thì phía sau màn trướng một vị tướng quân trẻ trạc tuổi hăm hai hăm ba, mặc bộ quân phục giáp da, trường bào đỏ, tay cầm một cây côn thép hùng dũng bước ra giữa đài chấp tay vái lạy ba vị quan rồi nhìn người dưới võ đài nói. “Tại hạ là Trần Thế Huy thuộc tướng dưới quyền của Lê Hán Thương, được phép của tri phủ đai nhân tại hạ sẽ là người tỷ thí đầu tiên. Vị hảo hán nào đánh bại tại hạ sẽ vào vòng tiếp theo, còn người nào thua cuộc mong thứ cho tại hạ không thể nương tình được, mong các vị hảo hán nhiệt liệt hưởng ứng.”
Người hảo hán mặt mày rậm râu, cầm đao chỉ trỏ về phía Trần Thế Huy “Hưởng ứng con mẹ gì! Ta lên đấu với nhà người trước ha ha.” Vừa nói dứt lời thân hình hộ pháp của gã đã nhảy lên võ đài đánh ‘rầm’ một tiếng, không chào không hỏi gã vung đao lên chém luôn về phía Trần Thế Hưng, vị tướng trẻ miệng cười nhạt lách người qua né tránh, lui lại mấy bộ nói “Tại hạ xin đắc tội với hảo hán nhé!”
Quả nhiên gã đại hán bề ngoài thô lỗ, thân hình vạm vỡ nặng nề nhưng dùng đao pháp rất thuần thục mau lẹ. Trong chớp mắt gã đã chém ra trước hơn mười đường đao, Trần Thế Huy thủy chung vẫn không chống đỡ mà chỉ né tránh, mặt không chút biến sắc.
Tên đại hán hừ lên hét lớn “Tên tiểu tử khốn kiếp có giỏi thì đỡ đòn của ta xem!” Gã giận dữ múa đao chém liên tục quyết ép đối thủ đến chỗ đở gạt, hơi thở mỗi lúc một nặng nề. Càng đánh Trần Thế Huy càng lách người né tránh không giao binh khí với nhau.
Trần Thế Huy bị hắn bức đến sát mép võ đài mà vẫn không dụng vũ khí ra chống đỡ, tên đại hán thấy vậy lại càng hắn máu tức tối, chém liền trái phải mỗi bên hơn sáu đường đao, rồi thình lình biến chiếu chém dọc từ trái sang phải. Trần Thế Huy giật mình ngã chúi người ra sau né đường đao, gã tưởng mình chiếm được thế thượng phong xoay đao chém dọc bổ ngang đối thủ ra làm đôi, gã trợn ngược mắt cười khanh khách miệng thét “Chết này!”
Trần Thế Huy té ra sau hai chân vẫn bám gờ trên của võ đài, tay cầm côn, nhanh như cắt quét một đòn đánh vào chân tên đại hán. Gã còn đang đắc ý tưởng mình chỉ còn cách chiến thắng trong gang tất thì thấy cả người đối thủ lách qua né tránh, lưởi đao cấm phập xuống ván gổ, hai chân lại vội nhảy lên né tránh côn gạt tới thì đã thấy hai chân đối thủ hất tung vào ngực, gã chỉ còn biết lộn vòng trên không né tránh, cả thân hình rơi bịch xuống khỏi võ đài té lăn long lóc mấy vòng. Mọi người phía dưới đều cười ồ lên khen hay, gã vội vàng ngồi dậy phủi bụi chỉ tay Trần Thế Huy mắng, nhưng thấy y chấp tay nói.
“Mong đại hán thứ cho tại hạ đã thất lễ!”
Gã thấy Trần Hưng Lễ ăn nói một mực vẫn khiêm tốn nhã nhặn thì không chửi nữa, ‘hừ’ một tiếng rồi lần vào đám đông bỏ đi.
Tên cầm song câu thấy tên cầm đao, thất thủ thì khoái trá cười hí hửng nói “Đồ ngốc chết tiệt cút đi cho rảnh.”
Hắn cười the thé rồi nhảy lên võ đài nói “Tên tiểu tử ngươi lợi hại lắm, ta cũng muốn lĩnh giáo với nhà ngươi xem ai hơn ai ha ha!”
Trần Thế Huy chấp tay nói “Mong đại hán lưu tình cho!”
“Đừng ăn nói văn vẻ quá với ta, nghe đau màng nhĩ ta lắm!” Hắn vừa nói dứt lời, hai tay hai song câu phát bộ hai bên tả hữu móc đến, Trần Thế Huy thốt lên “Ai da!” một tiếng nhảy lùi lại phía sau hai bộ. Hắn đã nhìn qua mà rút kinh nghiệm từ trận tỷ thí của y vừa rồi, nên ra tay một mực đều đòn hiểm móc vào những vùng yếu huyệt của đối thủ, bức đối thủ rớt xuống đài càng nhanh càng tốt.

Trần Thế Huy vốn không phải có ý khinh địch, trận tỷ thí trước y một mực tránh né chỉ là không muốn đấu sức với tên cầm đao, đợi đối thủ sơ hở mới ra đòn. Con gã dùng song câu ra chiêu đều biến hóa, lấy nhanh nhẹn làm công y làm sao dám khinh nhờn được, đưa côn lên chống đỡ.
Tên cầm song câu thấy vậy cười kha khả nói “Ngươi có giỏi thì tránh né nữa xem!”
“Tại hạ đâu có ý đó.” Trần Thế Huy đáp.
Y vừa nói, vừa dùng côn pháp trong binh gia, ra đòn chọc, đập, mỗi thế mỗi đòn đều rất chậm nhưng không thể lấy đó làm khinh nhờn, tên dùng song câu phải tránh né rất vất vả không kém gì.
Hắn vừa thấy đòn côn của Trần Thế Huy chỉ một mực đều giống nhau, qua mấy mươi chiêu đã nắm được sơ hở, chỉ đợi y chọc côn ra trước lần nữa thì hai song câu quắp lấy, theo lực hắn nhún người lên cao trượt dần song câu xuống sát người Trần Thế Huy rồi thình lình xé ra thành hai đường hiểm, chém vào hạ bộ của đối thủ.
Trần Thế Huy thất kinh nhảy về phía sau mấy bộ ngã lưng xuống võ đài, tránh hai song câu chém tới. Tên đại hán dùng song câu đắc ý xoay người móc song câu bên hữu phạt vào hông địch thủ, Trần Thế Huy lăn người qua bên phải tránh né, thì lại thấy móc câu bên tả của gã chém đến. Đám người phía dưới thất kinh kêu lên một tiếng “Thôi xong!” Thì thấy cả thân người của Trần Thế Huy bắn vọt lên phía trước tránh khỏi hai đường song câu, thủ cước đạp mạnh xuống sàn võ đài, lấy gờ nổi lên làm điểm tự quả nhiên không phải may mắn mà thoát chết trong gang tấc, chỉ là y cố tình lâm vào thế bị động như vậy mà thôi.
Quả đúng là tên dùng song câu tưởng mười phần đắc thắng, nào ngờ lại thấy đối thủ phóng vọt lên, thanh côn thép được lực từ phía dưới đánh ngược vào giữa huyệt vĩ lư của hắn, hắn kinh hoàng dùng hai song câu gì côn thép của Trần Thế Huy xuống, thì đã thấy cước quyền của y đạp vào huyệt chương môn. Hắn thất kinh nhảy qua một bên né tránh, buộc lòng phải nhảy khỏi võ đài nếu không muốn vỡ gan mật mà tuyệt mạng.
Đám người quanh võ đài ồ lên hò reo tán thưởng, Trần Thế Huy chỉ chưa đầy hai mươi chiêu đã đánh bại tên cầm song câu hung hãn, ai cũng hả lòng hả dạ.
Tên dùng song câu thua cuộc mặt đỏ bừng bừng, nhưng vừa nghĩ đến chuyện suýt chết đã mấy phần nổi da gà quay lưng luồn ra khỏi đám đông chuồn mất.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.