Hạ Cánh Nhanh Chóng

Chương 51: Phép màu sẽ xảy ra chứ?



Tống Dụ Minh chạy vội về bệnh viện, anh thay đồ rồi nhanh chóng bước tới phòng cấp cứu. Bước vào phòng cấp cứu, đập vào mắt anh là một cảnh tượng vô cùng hỗn loạn.

Đứng trước giường bệnh là các bác sĩ và y tá, phía sau có một người đàn ông bị y tá chặn lại, người đó đang tuyệt vọng gào thét.

"Đã xảy ra chuyện gì?" Tống Dụ Minh tiến tới kéo tay Hàng Văn Huyên.

"CVP* của sản phụ đột ngột tăng lên 25, BP** 60, nồng độ oxy trong máu giảm."

*CVP hay PVC là viết tắt của áp lực tĩnh mạch trung tâm, có tên tiếng anh là Central Venous Pressure. Chỉ số này phản ánh áp suất trung bình trong tĩnh mạch chủ trên và áp lực thất phải cuối thì tâm trương hoặc tiền gánh. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số CVP thể hiện khối lượng tuần hoàn và khả năng làm việc của tim.

**BP là từ viết tắt của Blood Pressure = huyết áp

Tống Dụ Minh nhìn qua thì thấy sản phụ được giữ ở tư thế nửa ngồi, anh hỏi: "Suy tim trái* cấp tính?"

*Suy tim trái là tình trạng xảy ra khi tim mất khả năng bơm máu. Điều này khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng suy tim trái có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy gan, suy thận, rối loạn nhịp hoặc tử vong.

"Vâng, mọi người đang xem xét nên làm thế nào để cấp nước và lợi tiểu, đợi khi tình hình ổn định sẽ tiến hành mổ lấy thai ngay."

"Thai nhi còn sống không?"

"Còn sống, nhưng do sản phụ bị mắc kẹt trong đám cháy quá lâu nên tim thai chậm đi, có nguy cơ bị suy thai."

Tống Dụ Minh gật đầu, anh đi đến máy tính bên cạnh để kiểm tra tất cả các xét nghiệm cũng như hình ảnh của thai nhi sau khi sản phụ nhập viện, sau đó anh tiến đến giường bệnh nói:

"Xin chào, tôi là Tống Dụ Minh đến từ khoa bỏng."

Cuối cùng anh cũng đã nhìn rõ thương tích của sản phụ, mùi máu và mùi da thịt cháy xém xộc thẳng vào mặt anh.

Tứ chi cùng với lưng của sản phụ đều bị bỏng nặng, mặt và cổ cũng bị cháy xém, chỉ có vùng bụng hơi nhô lên là vẫn còn nguyên vẹn.

"Chúng tôi định tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp cho sản phụ, ý kiến của khoa các anh thế nào?" Bác sĩ phẫu thuật chính của khoa sản liếc nhìn anh.

Tống Dụ Minh cụp mắt, anh nghiêm túc đánh giá khả năng chịu đựng của cơ thể sản phụ: "Tôi đồng ý với phương án này, đề nghị trước khi phẫu thuật phải mở khí quản, sau đó mở một đường tĩnh mạch để truyền máu, phòng ngừa DIC*."

*Hội chứng đông máu rải rác nội mạch (disseminated intravascular coagulation – DIC) còn được gọi là đông máu tiêu thụ (Coagulopathie de consummation) là một trạng thái bệnh lý xảy ra do sự hình thành quá nhiều cục huyết khối (thrombose) trong lòng mạch, kèm theo các biến đổi fibrinogen thành fibrin trong vi tuần hoàn. Về sinh học, đây là tình trạng đông máu tiêu thụ, nghĩa là các yếu tố đông máu bị lôi cuốn, bị sử dụng hết vào việc hình thành thrombin và fibrin. Về lâm sàng, đây là hiện tượng chảy máu do đông nhiều, nghĩa là đồng thời có cả 2 biểu hiện: Hội chứng đông máu và hội chứng chảy máu.

Sản phụ là người máu dễ đông, cộng thêm bị bỏng diện rộng, tính thấm của mạch máu tăng lên nên dễ gây phù nề đường hô hấp và các biến chứng khác. Mặc dù hiện tại các chỉ số đông máu chưa xuất hiện dấu hiệu kéo dài rõ rệt nhưng Tống Dụ Minh vẫn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Mở khí quản là một bước rất nhỏ, nhưng cũng là chìa khóa cứu sống mạng người trong tình huống khẩn cấp.

"Cần tôi giúp gì đây?" Tống Dụ Minh hỏi họ.

"Giúp tôi giải thích tình hình cho gia đình, khi chồng sản phụ vào đây đã rất kích động, chúng tôi không có thời gian chú ý đến anh ta."

"Được." Tống Dụ Minh quay đầu nhìn người đàn ông bị chặn ngoài cửa, tinh thần của anh ta đã gần như sụp đổ, anh ta cứ liên tục gọi "Nhu Nhu", "Nhu Nhu".

"Anh là chồng cô ấy à?" Tống Dụ Minh tiến tới hỏi.

"Bác sĩ, cứu em ấy, cứu em ấy..." Người đàn ông lao vào người Tống Dụ Minh.

"Anh bình tĩnh nghe tôi nói." Tống Dụ Minh nắm lấy vai anh ta, kéo anh ta đứng thẳng lên: "Tình trạng vợ anh hiện tại đang không ổn lắm, chúng tôi quyết định chấm dứt thai kỳ và lấy thai nhi ra."

"Tôi không cần con, tôi xin các anh hãy cứu em ấy!" Người đàn ông vùng khỏi tay Tống Dụ Minh.

"Đó chính là cách cứu cô ấy. Lấy thai nhi ra sẽ giảm áp lực cho cơ thể sản phụ, giúp hệ cơ thể người mẹ tuần hoàn tốt hơn." Tống Dụ Minh vừa giải thích vừa cho anh ta biết rủi ro của ca phẫu thuật: "Tuy nhiên, thai nhi sáu tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện tim phổi, nếu mổ lấy thai lúc này thì tỷ lệ sống sót của đứa bé chỉ khoảng 30%, có khả năng kèm theo suy giảm chức năng phổi và não. Anh hãy chuẩn bị tâm lý."

"Sao lại như vậy... Vậy vợ tôi có sống được không?"

"Không chắc chắn, nhưng đây là cách tốt nhất. Xin anh hãy tin tưởng chúng tôi." Tống Dụ Minh trịnh trọng cam kết.

Nhưng thật ra cái gọi là cách tốt nhất chỉ là một màn đánh cược. Tách một đứa trẻ chỉ mới 24 tuần tuổi ra khỏi một cơ thể mẹ bị thương nặng, tương đương với việc cả hai bên cùng chịu rủi ro rất cao, tỷ lệ sống sót bằng không chỉ có thể nâng lên mức 2%.

Và đến cuối cùng, 2% này vẫn có thể trở về con số không, nhưng nếu may mắn - phép màu xảy ra thì sao?

"Tại sao không phải là tôi?" Một lúc sau, người đàn ông thì thầm, anh ta đau khổ túm tóc quỳ thụp xuống rồi đấm mạnh vào sàn: "Tại sao không phải là tôi!"

"Anh này, anh đứng dậy đi, chúng ta cần ký giấy cam kết phẫu thuật." Tống Dụ Minh kéo anh ta đứng lên.

(truyện chỉ được đăng tại w@ttp@d: BBTiu4, những nơi khác đều là re-up!)

Ở phía bên kia, sản phụ mới 25 tuổi mang trên mình vết bỏng diện rộng cũng được đẩy vào phòng cấp cứu. Bác sĩ gây mê duy trì nồng độ oxy máu của bệnh nhân, điều chỉnh tình trạng nhiễm toan*. Các bác sĩ NICU cũng mang lồng ấp cùng với máy thở đến, sẵn sàng chờ hiệu lệnh.

*Nhiễm toan (hay còn gọi là nhiễm độc axit) là tình trạng nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường, xảy ra khi thận và phổi không thể giữ cân bằng pH của cơ thể.

Sau khi an ủi người chồng đã khóc đến mệt lả, Tống Dụ Minh trở lại phòng cấp cứu, anh kiểm tra tình hình của hai nạn nhân khác.

Qua hỏi thăm, anh mới biết rằng do xe điện đang sạc trong nhà bị cháy, chặn lối thoát hiểm tầng một, khiến người trong tòa nhà bị mắc kẹt nên mới gây ra tai nạn nghiêm trọng như vậy.

Theo lý thuyết, mổ lấy thai khẩn cấp sẽ rất nhanh. Có thể sau khi lấy đứa bé ra sẽ cần hồi sức tim phổi do suy thai, nhưng vài phút trôi qua, trong phòng phẫu thuật vẫn không có động tĩnh gì.

Tống Dụ Minh cảm thấy bất an, anh mở cửa phòng phẫu thuật rồi bước vào khu vực không giới hạn.

Trên màn hình lớn ở khu vực quan sát, anh thấy cảnh tượng mà anh không muốn thấy nhất.

Một đứa trẻ chỉ lớn bằng lòng bàn tay đang được các bác sĩ NICU hồi sức tim phổi, trong khi đó, vết mổ của sản phụ vẫn chưa được khâu kín, máu vẫn chảy ra không ngừng, phần dưới vết mổ cũng đang chảy máu, sàn phòng phẫu thuật chảy đầy máu, bệnh nhân đã được truyền mấy túi máu và huyết tương nhưng huyết áp cũng như nồng độ oxy trong máu vẫn đang giảm nhanh.

Trong lúc đang sững sờ nhìn màn hình, đột nhiên anh nghe thấy sau lưng có tiếng mở cửa, là y tá ôm hộp máu dự trữ chạy vào.

Tống Dụ Minh chạy theo y tá, anh đến khu chuẩn bị để rửa tay khử trùng, khi y tá từ trong đi ra, anh gọi cô ấy lại: "Giúp tôi mặc đồ, tôi phải vào trong."

Cả quá trình lại mất thêm khá nhiều thời gian, lúc Tống Dụ Minh mặc đồ xong và chuẩn bị bước vào cũng là lúc cửa phòng phẫu thuật mở ra.

Nhờ nỗ lực của hai bác sĩ NICU, đứa trẻ sinh non 24 tuần tuổi tạm thời qua cơn nguy kịch, đứa trẻ đang khóc rất yếu ớt.

Nhìn lồng ấp được đẩy đi ngang qua, Tống Dụ Minh nhẹ nhõm được một nửa.

Sản phụ đã được chuyển sang gây mê toàn thân, ba bác sĩ khoa sản đang cố gắng cầm máu, bác sĩ gây mê bên cạnh đang nhanh chóng truyền máu cho bệnh nhân bằng kim tiêm.

Tuy nhiên, huyết áp của sản phụ vẫn giảm nhanh chóng, ánh mắt của Tống Dụ Minh nhảy qua nhảy lại giữa các nhóm số liệu, anh phát hiện sóng điện tâm đồ không có gì bất thường.

"Tiêu rồi, huyết áp sắp mất rồi."

"PEA rồi." Tống Dụ Minh không nói gì, anh nhanh chóng tiến đến bàn mổ, lập tức bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực.

PEA là hoạt động điện tim không mạch, tim không thể co bóp cơ học hiệu quả để bơm máu khắp cơ thể. Lúc này, việc ép ngực có thể thay thế nhịp tim bình thường, tăng cường tưới máu cho não và đầu ngón tay, cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

Đây cũng là một tình huống mà Tống Dụ Minh từng trực tiếp trải qua khi làm việc ở phòng cấp cứu.

Một nhịp, hai nhịp... Trong tiếng báo động chói tai, huyết áp của sản phụ dần dần trở lại.

Cơ thể Tống Dụ Minh nhấp nhô theo động tác ép ngực, anh như đang dùng toàn lực để níu kéo sinh mệnh lạc lối này.

"Có cầm máu được không?"

"Không được, cần phải cắt bỏ tử cung."

Cắt bỏ tử cung đồng nghĩa với việc không thể mang thai lần thứ hai, cũng không còn kinh nguyệt nữa. Sinh mệnh nhỏ bé 24 tuần tuổi này là đứa con đầu lòng của sản phụ và cũng là đứa con cuối cùng.

Tống Dụ Minh nhớ lại tiếng gào khóc thấu trời thấu đất khi ký giấy cam kết phẫu thuật của người chồng, anh khẽ thở dài: "Cắt đi."

Ba phút sau, anh đổi vị trí với bác sĩ gây mê.

Ép ngực là một việc tốn sức, chỉ vài phút ngắn ngủi thôi mà tay Tống Dụ Minh đã hơi tê, nhưng anh vẫn vững vàng đẩy ống tiêm, tiếp tục truyền máu cho bệnh nhân.

"Cô Châu này, cô có nghe tôi nói không? Con gái cô vừa cất tiếng khóc chào đời, là một bé gái rất khỏe mạnh. Con bé đang cố gắng sống sót, xin cô cũng phải cố gắng lên." Trong lúc truyền máu, nhìn khuôn mặt cháy xém trên bàn mổ, Tống Dụ Minh nhẹ nhàng cầu nguyện cho cô gái ấy.

"Đã cắt bỏ tử cung xong, chuẩn bị khâu lại."

Nhìn các con số trên màn hình giám sát, cuối cùng Tống Dụ Minh cũng thở phào nhẹ nhõm: "Tiếp theo giao lại cho chúng tôi đi."

Lời tác giả:

Mỗi lần viết cảnh cấp cứu mình đều rụng rất nhiều tóc, mong các chuyên gia trong ngành chỉ bảo và góp ý thêm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.