Trời tờ mờ sáng cậu lên ghe ra về, cả nhà bịn rịn.
– Ta về cho cha nương hay, biết tin muội chắc nương vui lắm. Thế nào nương cũng đến thăm, không cần lo lắng. Giữ sức khoẻ.
– Dạ, ca nói cha nương đừng lo, muội bây giờ tốt lắm.
– Được rồi, vào nhà đi, ta đi đây.
Trời mờ sương tiếng mái chèo khua nhẹ trong nước xa dần, bóng người khuất
sau những rặng cây dừa nước lao xao. Tình thân, gia đình mãi ở trong
tim, ấm áp, ngọt ngào.
Cậu hai mang theo đường và dầu, nên chợ phiên lần tới nương không đi bán.
– Chàng mang năm mươi cân gạo ra nhà nội a Bình đi, đợi hai ngày này làm đường và dầu đem ra đó luôn.
– Được, dù sao cũng không đi chợ phiên. Ta đi về trong ngày.
Bếp lửa lại nổi lên từ sáng đến tối, người lớn đều bận nên Vĩnh ca và Mai
đi chợ làng mua gạo, Mai nói là nhờ bác bán gạo chở về nhà dùm.
Hôm nay chỉ mua gạo nên không cần đi sớm, trời sáng hai đứa nhỏ mới ôm giỏ
lát đi. Hôm trước Mai nhớ trên đường đi có thấy dây tiêu trên gò đất ven đường, có mấy cây thơm già, Mai muốn đào gốc về trồng. Nhìn quanh một
hồi Mai thấy nó, đúng là dây tiêu rồi, cô mừng rỡ nói:
– Hôm trước nương mua tiêu rất mắc, nếu mình trồng trong vườn thì sau này không tốn tiền mua.
Hạt tiêu còn trị được bệnh cảm, đau bụng nữa, nhưng cô chưa nói. Lúc gần
đến chợ thì thấy một bụi thơm to, cây già cây nhỏ đan xen, lá thơm khía
lên mặt và tay đau rát, a Vĩnh gắng sức đào, Mai tìm dây buộc ngọn lại,
dùng mấy tàu lá chuối quấn quanh che gai đi. Hai đứa khiêng thẳng ra
cạnh sông chỗ Trần bá bán gạo.
– Nhà con mua năm mươi cân gạo, bá chở về giúp được không?
Thấy đứa nhỏ quen, bá ấy đồng ý nhưng phải chờ khi tan chợ mới được. Mai xin chở thêm mấy bụi cây nữa, đặt chúng xuống chỗ đất trũng xăm xắp nước,
rồi đi vòng quanh chợ ngó nghiêng.
Có hai thím bán vịt trời và
con chim cổ dài gọi là chim đầu rắn, mùa này bọn chúng về đây kiếm ăn,
đẻ trứng, chúng bay thành từng đàn. Góc kia có một thiếu niên đang bán
hai con gà rừng và mấy cái trứng. Mai chợt loé lên ý nghĩ, nương nói gà
khó nuôi nhưng gà rừng vẫn sinh sôi được, chúng khoẻ hơn gà nhà, vậy
nàng nuôi gà rừng được không? Có thể chứ!
– Huynh có bán gà con không?
Mai tiến lại hỏi. Thiếu niên có mái tóc rất dài hơi xoăn quấn đại khái trên đầu nên có mấy đám phủ xuống mặt, cậu nhìn bé gái gương mặt tròn tròn,
giọng nói thanh tao nhẹ nhàng như tiếng gió.
– Ta không bắt gà con, đợi chúng lớn mới bắt.
– A, muội muốn nuôi chúng, huynh bắt bán cho muội được không? Đừng làm chúng bị thương.
Hắn nghe rất lạ, trước giờ người ta mua gà rừng thích chọn con nào mập mạp
nhiều thịt, bé gái này muốn con nhỏ đem về nuôi, mất công vậy làm gì,
gà rừng tự sống tự kiếm ăn.
– Được không?
Nhìn bé gái có vẻ thật muốn mua, hắn do dự:
– Ta có thể đặt bẫy, không làm chúng bị thương. Ngươi muốn mấy con?
– Huynh bán bao nhiêu một con?
Nghe giống như mình muốn mấy con đều có thể bắt được, hắn giỏi vậy sao!
– Ta chưa bán gà con bao giờ, nên không biết.
– A, muội có hai mươi văn, huynh bán cho muội mấy con?
Hình như bao giờ mua bán như vầy!
– Ta bắt năm con cho ngươi được không?
– Được, phiên chợ sau huynh có gà con thì mang đến đây.
– Được.
A Vĩnh kéo Mai ra phía ngoài hỏi:
– Muội muốn mua gà con làm gì?
– Nuôi chúng,
– Nuôi?
Mai giải thích cho a Vĩnh tại sao nàng muốn nuôi, nuôi gà sẽ kiếm được
tiền, một con gà nhỏ mua bốn văn, nuôi bốn năm tháng sau bán một con
được hơn bốn mươi văn (con gà hôm trước mợ hai mua tốn bốn mươi ba văn). Đương nhiên Mai không nói chuyện gà con có thể chết!
A Vĩnh nghe xong nghĩ kỹ, cũng đúng, gà ăn rau cỏ, sâu, ngày mùa thì cho chúng nhặt lúa rụng ngoài đồng.
– Ta lấy mười văn cậu cho mua luôn. Ta sẽ cho chúng ăn.
– Vậy được.
Mai cười hì hì chạy lại chỗ thiếu niên đầu xoăn:
– Huynh bắt thêm hai con nữa, muội sẽ mua bảy con.
– Được.
Hắn nhìn hai anh em, gật gật đầu. Hai đứa trẻ đi dạo một vòng rồi tìm chỗ
ngồi ăn sáng, người đến chợ đông hơn. Đang ngồi chờ tan chợ, bá mẫu bán
chiếu ngoắc ngoắc tay gọi Mai.
– Nhà cháu còn bán đường không?
– Dạ còn,
Lúc Mai chạy đến thì bá mẫu hỏi, chỉ một cô nương bên cạnh.
– Này là cháu dâu ta, đang giúp việc nhà phú hộ bên kia sông.
Mai gật đầu chào tẩu ấy, tự hỏi không biết bá mẫu có việc gì.
– Bà nội nói nhà muội bán đường, nhà phú hộ muốn mua mấy cân đường.
Tỷ tỷ này có giọng nói thật hay, gương mặt tròn vành vạnh, búi tóc gọn
gàng sau đầu làm khuôn mặt càng tròn hơn, như người ta hay nói khuôn
trăng đầy đặn.
– Muội không có mang theo, muội về nhà lấy đến được không? Gặp tỷ ở đâu?
– Muội nói người lớn trong nhà mang đến nhà phú hộ, đi theo con sông kia, quẹo qua khúc quanh sẽ thấy.
– Đuợc, đến nhà phú hộ gặp tỷ sao?
– Ừ, gặp nhà ta, chàng là tam Hữu.
Hẹn gặp xong, bá mẫu và tỷ rời đi, hai đứa quay lại ghe Trần bá, chờ khoảng nửa canh giờ thì tan chợ. Ghe xuôi dòng về nhà.
– Bá biết nhà phú hộ Từ không?
– Biết, cháu hỏi làm gì?
– Nhà phú hộ muốn mua ba cân đường, nhà phú hộ giàu lắm hả bá?
Trần bá có vẻ suy nghĩ rất lâu, chậm rãi nói.
– Có lẽ, mà thời buổi này ẩn mình mới an,
Đang định nói thêm gì nữa, ông nhìn mặt hai đứa trẻ mới giật mình thở dài, ông lẩn thẩn rồi, nói với đứa nhỏ chuyện này làm gì.
– Ta chỉ nghe nói vậy thôi.
Haiz, đúng là không có ‘moi’ được chuyện gì. Mai đoán bá ấy biết nhiều hơn, chỉ là không thích nói thôi.
– Khi nào nhà cháu mang đường đến đó?
– Dạ, cháu về nói cha nương sẽ đi ngay, sáng mai cha cháu phải ra nhà ông nội ở làng chài.
– Ta cho cha cháu quá giang một khúc, dù sao cũng đi ngang qua nhà ta.
Mai mỉm cười cảm ơn.
Hôm nay trời không nắng, mây đen rải rác phía biển đang lững lờ trôi về
đây. Bờ bên kia Tô Châu có nhóm người đang dựng nhà, chắc di dân mới về, mà sao họ dựng nhà sát bờ thế, không sợ ngập sao? đọc chương mới tại
dienvan.space
– Nghe nói nhà đó chuyên đánh cá ở miệt Cà Mau, sống trên ghe là chính. Họ dựng nhà sàn ở mấy lúc mưa gió, mùa nước lên thôi.
À, thì ra vậy.
– Vũng này nhiều cá lắm sao bá?
– Không nhiều bằng miệt Cà Mau, nhưng mấy năm trước nước dâng cao, phá hư nhiều nhà cửa, ruộng đồng. Haiz,… gầy dựng lại cũng nhọc.
Trần bá thở dài, nhìn hai đứa bé chăm chú lắng nghe rồi nói tiếp:
– Năm đó họ phải đi gặt lúa ma ăn đỡ đói, cá tôm nhiều mà ăn riết cũng sinh bệnh.
Lúa ma (lúa trời) mọc nhiều ở vùng nước nổi, nó có thể sống được là nhờ
thích nghi với con nước, nước cao tới đâu lúa cũng cao tới đó, luôn vượt lên khỏi mặt nước. Hạt lúa ma nhỏ và dài hơn lúa thường, gạo ăn cứng
hơn. Hạt lúa chín rất dễ rụng xuống. Người nào muốn thu hoạch phải canh
lúc lúa vừa chín, nhẹ nhàng chèo ghe vào gạt những bông lúa vào lòng
ghe; mà phải đi nửa đêm, chỉ cần đến trễ vào rạngsáng hôm sau là lúa
rụng hết.
Cho nên chỉ những lúc mất mùa đói kém người ta mới đi
gặt lúa chống đói, đây là cách thiên nhiên bù lại cho con người một
đường sống.
Người kể nhớ lại chuyện xưa chìm trong hồi tưởng,
người nghe say mê vì biết thêm chuyện hay, đến nhà rất nhanh. Trần bá
cũng ngạc nhiên, lâu rồi ông khép mình lại làm kẻ buôn bán lúa gạo tầm
thường trên cái ghe nhỏ ven chợ làng, hai đứa nhỏ gợi chuyện làm ông như sống lại thời trẻ, không khỏi nuối tiếc.
Vĩnh ca nhảy lên cầu gỗ, chạy nhanh vào nhà gọi cha nương. Cha nghe tiếng đi ra chào hỏi, cảm ơn Trần bá.
– Hai đứa nhỏ nói ngươi đi bán đường nhà phú hộ Từ, nếu đi liền ta chở được một khúc.
Cha nghe vậy nhìn Mai, cô kể lại chuyện lúc sáng, dặn cha tìm tam Hữu ca ở nhà phú hộ. Cha quay sang chắp tay với Trần bá.
– Đa tạ huynh, huynh chờ một lát.
Cha định quay vào thì nương đã mang giỏ lát ra, Vĩnh ca theo sau tay mang
bình nước, hai cái ly và rổ nhỏ có mấy củ khoai mì nấu nước dừa. Cha mời Trần bá nghỉ ngơi, uống nước và ăn khoai mì, còn mình thì chống ghe
quay đầu chèo đi.
Vào nhà lại tiếp tục nấu dầu dừa, làm ống tre,
chuẩn bị mang ra nhà nội. Cha muốn đi về trong ngày lại mang nhiều thứ,
Bình ca sẽ đi chung, An ca nhỏ quá, đi về sẽ rất mệt. Cho nên khuya mai
hai người sẽ đi sớm, lúc về không trễ. Mai lại nghĩ đến chuyện mua ghe,
thật sự là rất cần!
Mai kéo Bình ca, An ca qua một bên kể chuyện mua gà con lúc sáng.
– Ca, ca tính xem mua ghe hai mươi quan thì bán bao nhiêu con gà?
Đương nhiên là nói với An ca rồi,
– Gần hai trăm con gà, ta tính bốn mươi văn một con.
Chính xác, Mai nhìn nhìn hai đứa chăm chú,
– Ta biết rồi.
Hai anh em rất tự giác đứng dậy đi đến tủ quần áo của mình. Động tĩnh bên
này làm a Phúc chú ý, hắn chạy tới hỏi, Vĩnh ca cười cười dụ dỗ. Dù sao
cũng cần nói cho cha nương biết nên lúc ăn cơm trưa Bình ca lên tiếng.
– Gà rừng có nuôi được không? Bọn chúng bay rất cao.
Cha hỏi, Vĩnh ca vội vàng nói:
– Cha cắt hai cánh là chúng không bay được.
– Hay là lấy tiền nhà mua gà con trong chợ Ngã ba lớn?
Nương không yên tâm, nuôi gà nhà bà biết, còn gà rừng chưa nghe ai nuôi bao giờ.
– Nương, gà rừng khoẻ hơn gà nhà, dễ nuôi hơn. Mình nuôi thử, gà rừng con không tốn bao nhiêu tiền. Tiền cậu cho con cũng không làm gì, sau này
bán được gà là tiền riêng của tụi con được không?
Nương liếc nàng nói:
– Được, nuôi gà không dễ vậy đâu, đến lúc đó đừng khóc.
‘Nương không cần làm nản lòng người ta chứ’, Mai nhủ thầm trong bụng.
– Vậy ta cũng hùn mua gà con.
Cúc tỷ nói rồi cũng đi lấy tiền đưa Mai, vốn không nhiều, dù sao cũng nuôi lần đầu. Mai đưa tiền cho An ca nói:
– Tiền này An ca giữ, mình mua được mấy con gà con?
– 17 con, dư hai văn.
A An tính toán rất nhanh.
– Cậu cho con hai mươi văn?
Cha hơi bất ngờ hỏi, hôm đó hắn biết còn mấy văn trong túi là cậu hai cho
thêm a Mai, nhưng không ngờ nhiều như vậy. Mai mỉm cười không nói, mấy
đứa nhỏ bất mãn hừ hừ, cậu hai luôn thiên vị a Mai. Chỉ có Vĩnh ca biết
trước số tiền này, hắn cười hì hì nói:
– Cậu hai nói là sau này đều nhờ a Mai phụng dưỡng, Mai à, ráng kiếm tiền nha!
Cả nhà cùng cười cho qua. Lúc nương sinh a Mai tròn tháng, cậu và bà ngoại đến thăm, vừa ôm Mai là cậu không muốn buông, cái này là duyên giữa
người với người, ganh tỵ cũng không được.