Hoa Tulip Đen

Chương 4: Kẻ phản bội, người tù và con gái viên cai ngục



Những điều vừa xảy ra là kết quả của việc làm quỷ quái của Isaac Boxtel.

Vốn chú ý theo dõi tình hình chính trị hơn người bạn láng giềng Cornélius nên khi hay tin Cor-neille de Witt bị bắt vì tội phản quốc Boxtel hiểu ngay rằng chỉ cần nói một câu là cả cha nuôi lẫn con đỡ đầu sẽ cùng bị bắt một lúc. Mặt khác, Boxtel không lạ gì Van Baerle đang trên đường thành công trong việc tìm tòi tạo giống hoa tuylíp mới màu đen. Nếu Cornéille bị bắt, chắc chắn việc đó sẽ gây nên rối loạn lớn trong gia đình anh. Sau đêm anh bị bắt, sẽ không người nào còn nghĩ đến chuyện chăm sóc hoa tuylíp trong vườn nữa.

Vào chính đêm đó, hắn nghĩ sẽ leo tường vào nhà Baerle. Biết trước chỗ củ ươm hoa tuylíp đen nằm ở đâu, hắn sẽ đến thẳng chỗ ấy lấy: thay vì hoa nở ở nhà Cornélius, bông hoa màu đen sẽ kh sắc ở nhà hắn và chính hắn không những sẽ đoạt giải thưởng một trăm nghìn florins mà còn được hưởng vinh dự lớn lao đặt tên cho hoa là Tulipa nigra Boxtenlensis.

Một mũi tên nhằm hai mục đích: vừa trả được thù riêng, vừa thỏa được lòng tham nặng túi.

Để thực hiện, hắn viết một thư nặc danh chính xác đến từng chi tiết rồi gửi qua bưu điện.

Ngay chiều hôm đó, viên quan thanh tra đầu ngành nhận được thư Boxtel, hắn lập tức triệu tập các đồng sự. Sáng hôm sau họ họp quyết định bắt giam và trao lệnh cho thẩm phán Van Spennen thi hành; ông này đã làm đúng phận sự như chúng ta thấy.

Song hoặc vì hổ thẹn hoặc vì yếu bóng vía sợ việc tày đình, Boxtel không dám chĩa ống nhòm sang nhà Van Baerle ngày hôm đó. Hắn thừa biết chuyện gì xảy ra bên nhà Van Baerle kia rồi nên không cần phải ngó ngàng gì nữa.

Vào khoảng chín giờ sáng, hắn giật mình khi nghe thấy có tiếng ồn ào ngoài phố. Một người hầu chạy vào hí hửng báo tin cho chủ, hắn kêu lên:

- Thưa ông chủ, ông không biết điều gì đang xảy ra sao?

- Làm sao ta biết được. - Boxtel trả lời khẽ nghe không rõ..- ông Baerle bị bắt rồi, người ta tống ông lên xe chở đi La Haye rồi.

- Đi La Haye?

- Vâng, nếu đúng như vậy thì nguy to cho ông ta đấy.

- Thế người ta nói gì? - Boxtel hỏi.

- Trời ơi! Người ta kể rằng vào giờ này có lẽ hai ông Cornéille và Jean de Witt đang bị các thị dân sát hại.

- ôi! - Boxtel lẩm bẩm, hắn nhắm mắt lại như để không nhìn thấy cái cảnh hãi hùng đang diễn ra trước mắt hắn.

Quả vậy, Isaac Boxtel phát ốm như chính mình đã giết chết một ai.

Đúng vậy, hắn đã giết chết người đó nhằm hai mục đích mà mục đích thứ nhất đã đạt, bây giờ tính đến mục đích thứ hai phải thực hiện.

Đêm đến, cái đêm mong đợi của Boxtel đã đến.

Hắn đã tính toán kỹ: không ai nghĩ đến chuyện canh gác khu vườn. Nhà cửa, gia nhân đều bị đảo lộn lung tung. Trong vườn, thảy đều im ắng. Không một tiếng động có thể phá tan sự im lặng.

Hắn vắt chân qua tường, ngồi nghỉ một lúc trên đó rồi khi tin chắc không có gì đáng sợ, hắn rút chiếc thang bên tường nhà hắn, kéo qua, đặt sang vườn nhà Cornélius rồi nhẹ nhàng tụt xuống từng bậc.

Vì biết rõ luống Baerle đặt các mầm giống hoa tuylíp đen sau này ở đâu, hắn chạy thẳng đến đó, đến đúng chỗ hắn sục tay vào chỗ đất mềm, tìm.

Hắn chẳng thấy gì, tưởng mình nhầm lẫn. Mồ hôi vã ra.

Suýt nữa hắn phát rồ khi nhận ra chỗ đất này đã bị bới đào ngay sáng hôm nay.

Thật vậy, Cornélius đã bới lấy củ giống lên như chúng ta đã biết và chia ra làm ba mầm giống.

Bỗng nhiên, một tia hy vọng cuối cùng lóe sáng trong đầu óc tên ăn trộm.

Chắc là các mầm được cất trong buồng sấy.

Vậy là hắn lại mò vào đấy như lúc nãy vào vườn. ở đấy, chắc sẽ tìm thấy.

Thật ra không có gì khó. Các cửa kính ở buồng sấy được nâng lên dễ như bỡn. Thang đặt vừa đúng tầm khung cửa sổ. Boxtel nhét chiếc đèn ló vào túi, trèo lên thang và nhảy vào buồng.

Trong nhật ký ghi chép của Baerle thấy có những dòng chữ sau đây: "Hôm nay là ngày 20 tháng tám 1672, tôi đào củ hoa tuylíp lên và tách được ba mắt hoa hoàn hảo"..- Này mầm! Này củ! - Boxtel lật, phá, đạp đổ lung tung trong buồng sấy rồi kêu lên: - Nó giấu ở đâu, ở đâu kia chứ?

Rồi bỗng nhiên hắn vỗ trán:

- ôi! Mình ngốc thật! - Hắn kêu lên. - Có khi nào người ta bỏ mầm củ của mình lại mà ra đi không, nhất là mầm củ đó lại của hoa tuylíp đen?

Đúng, cái thằng khốn kiếp đã kịp lấy chúng mang theo đi rồi! Nó giắt trong mình nó, nó tha lên La Haye rồi.

Trong giây lát Boxtel nhận thấy tai họa mình gây ra chẳng mang lại lợi ích gì.

- Đã thế thì được! - Tên thèm khát của người ngửng bộ mặt tím nhợt của mình lên nói. - Nếu nó giắt trong người thì nó còn là củ giống còn và...

ý nghĩ tiếp theo của hắn thể hiện bằng một nụ cười khủng khiếp:

- Nếu mầm đã để ở La Haye, - hắn nói. - thì ta không thể nào sống được ở Dordrecht nữa.

Nghĩ thế, hắn trèo qua cửa sổ, xuống thang rồi lẩn về nhà, lòng đầy tức giận.

Vào nửa đêm, có người gõ cửa nhà tù Buytenhof hay đúng hơn làm động hàng rào chắn thay cửa nhà tù.

Đó là người ta dẫn Cornélius Van Baerle đến.

Khi người cai ngục "tiếp đón ông khách mới" và đọc lý lịch trên giấy giao nhận tù thì hắn mỉm cười nói khẽ: à, anh bạn, ở đây ta có căn buồng ấm cúng dành cho anh đây.

Thích thú với lời bông phèng vừa nói, tên orangiste dữ tợn cầm chiếc đèn lồng và chùm chìa khóa dẫn Cornélius vào chính buồng giam Corneille de Witt vừa rời khỏi sáng nay.

Năm phút sau, hắn bước vào nhà ngục.

Sau khi chỉ cho người tù chiếc giường của anh ta, chính chiếc giường người cha đỡ đầu của anh bao lâu đã nằm đau đớn ê chề trước khi trút hơi thở cuối cùng để đi gặp Chúa vào sáng nay, Gryphus cầm lấy cây đèn ra khỏi buồng giam.

Trơ lại một mình, Cornélius nằm vật xuống giường nhưng anh không ngủ.

Khi trời sáng, những tia nắng sớm rọi xuống các mái nhà óng ánh như tráng bạc, Cornélius sốt ruột muốn biết cảnh vật nơi mình sống ra sao, liền tiến lại gần cửa sổ.

Anh nhận ra cái giá treo cổ ở đằng đầu phố.

Trên giá còn lủng lẳng hai thân hình người không còn nguyên vẹn, hai bộ xương còn lằng nhằng thịt và máu..Cornélius thất đảm kêu lên và vô cùng sợ hãi.

Anh dùng cả chân và tay lay cửa dữ dội khiến Gryphus giận dữ chạy tới, chùm chìa khóa to tướng trong tay.

Hắn vừa mở cửa, vừa chửi bới om sòm anh tù đã quấy rầy hắn vào đúng cái giờ hắn về nghỉ sau khi đã đi tuần kiểm tra xong.

- Thưa ông, thưa ông! - Cornélius bíu chặt lấy tay viên cai tù nói.

Rồi kéo hắn ra gần cửa sổ nói tiếp. - Cái gì đằng kia, thế ông?

Anh run sợ chỉ cái giá treo cổ.

Gryphus cười lên hô hố:

- à! à! - Hắn trả lời. - Này anh bạn, đó là điểm người ta sẽ tới khi người ta có những mối liên lạc mật thiết với những kẻ thù của Hoàng tử Guillaume d’Orange đấy, anh bạn không biết à?

- Các ông De Witt bị ám hại cả rồi! - Cornélius vừa lẩm bẩm, vừa để rơi người xuống giường.

- Các ông De Witt chịu hình phạt công minh của nhân dân chứ! Anh nói thế mà nghe được à? - Gryphus nói. - Tôi, tôi bảo là phải chém đầu mới đúng.

Bỏ mặc người tù rã rời cả chân tay, hắn bước ra khỏi buồng giam, khóa cửa lại, tiếng kêu loảng xoảng.

Khi tĩnh tâm, Cornélius cảm thấy mình đơn độc và nhận ra nơi mình bị giam giữ là ở đâu.

Là người có triết lý sống, nhưng trước nhất là một người ngoan đạo nên việc làm đầu tiên của anh là cầu nguyện cho linh hồn cha đỡ đầu và linh hồn vị đứng đầu bảy Tỉnh Hợp nhất vĩ đại trước kia được yên nghỉ.

Sau khi bước xuống đất và chắc chắn chỉ có mình mình trong buồng giam, anh mới lấy trong ngực ra ba mắt mầm hoa tuylíp đen và đem giấu sau viên đá sành xưa nay vẫn đặt chiếc hũ, cũng là nơi tối nhất trong buồng giam. Thế là bao nhiêu năm tháng miệt mài vô ích!

Thế là bao nhiêu hy vọng êm đềm sụp đổ! Sự tìm tòi của anh rồi đi đến số không như cuộc đời anh đi đến cái chết mà thôi.

Nghĩ vậy, Cornélius cảm thấy tuyệt vọng.

Tuy nhiên, một ngẫu nhiên vô cùng sung sướng đối với anh nhưng lại vô cùng khốn khổ đối với viên cai ngục là anh may mắn được tiếp xúc với cô con gái của tên này. Bởi vì, ngay đêm đó khi mang cơm tù đến cho Cornélius, Gryphus đã trượt chân trên sàn đá ướt và bị gãy tay.

Những tiếng kêu ầm ĩ khiến Rosa chạy đến.

Cô hơi ngạc nhiên thấy Cornélius săn sóc cha mình đang ngất xỉu.

- Cám ơn ông đã giúp đỡ. - Cô nói..- Tôi chỉ làm bổn phận của người thờ Chúa, giúp đỡ đồng loại của tôi như Chúa bảo.

- Vâng, sự giúp đỡ của ông đêm nay chứng tỏ ông đã bỏ qua những lời mắng nhiếc của cha tôi sáng nay.

Cornélius ngước mắt nhìn cô gái xinh xắn; nhưng anh chưa kịp bày tỏ sự ngạc nhiên, Gryphus đã mở mắt.

Cornélius bảo Rosa đi tìm băng, nẹp. Cornélius đặt chiếc tay gãy của Gryphus lên bàn và so cho thẳng. Rồi với một sự thành thục hoàn hảo, anh nắn chỗ gãy, đặt hai kẹp gỗ lên rồi băng lại, người cai ngục thì đã ngất xỉu.

- Cô đi kiếm ngay dấm thanh cho tôi! -Cornélius nói. - Để tôi đánh gió cho ông.

Nhưng Rosa không làm ngay theo yêu cầu; chắc chắn cha mình chưa tỉnh ngay nên cô tiến lại gần Cornélius.

- Thưa ông! - Cô nói. - Tôi xin lấy ân trả ân.

- Thế nghĩa là thế nào, cô bé? - Cornélius hỏi.

- Có nghĩa là, thưa ông, tôi không thể nào cứu được ông Corneille và ông Jean de Witt nên chao ôi! Tôi muốn cứu ông. Nhưng ông phải nhanh lên, cha tôi thở lại rồi kia kìa; có lẽ phút chốc nữa ông mở mắt thì muộn mất. ông còn lưỡng lự sao?

Thật thế, Cornélius đứng ngây như phỗng. Anh nhìn Rosa, nhưng anh nhìn mà như không nghe thấy nàng nói.

- ông không hiểu ư? - Cô gái sốt ruột hỏi.

- Có chứ, tôi hiểu. - Cornélius trả lời. - Nhưng...

- Nhưng gì?

- Tôi chịu thôi. Người ta khép tội cô mất.

- Mặc xác người ta. - Rosa đỏ mặt nói.

- Rất cám ơn cô! - Cornélius nói tiếp. - Nhưng tôi ở lại đây, không trốn.

- ông ở lại! Trời ơi là trời! ông không biết rồi ông sẽ bị kết án sao?... Kết án tử hình, lên đoạn đầu đài và sẽ bị giết chết, xé ra muôn ngàn mảnh như người ta đã làm với hai ông Corneille và Jean đó ư?

- Gì thế? - Tên cai ngục tỉnh dậy hỏi. - Đứa nào vừa nói đến hai tên vô lại ấy đấy?

- Xin ông đừng nóng, ông bạn tử tế ạ! -Cornélius mỉm cười nói. - Gãy xương mà nổi nóng là không tốt đâu.

Rồi anh khẽ nói với Rosa.

- Cô em ạ, tôi là người vô tội, tôi bình tĩnh, sự bình tĩnh và êm ả của người vô tội chờ tòa án xét.

- Im lặng, em xin ông! - Rosa nói nhỏ.

- Tại sao lại phải thế?.- Không nên để cha em biết chúng ta đã nói chuyện với nhau.

- Xấu ở chỗ nào?

- ở chỗ nào ư? Cha em sẽ cấm không cho em lại đây nữa. - Cô gái nói.

Cornélius mỉm cười trước sự thổ lộ ngây thơ của cô gái. Hình như có chút ít hạnh phúc vừa vương vấn làm anh mát lòng.

Rosa không hề nhầm. Hôm sau các thẩm phán đến Buytenhof hỏi cung Cornélius. Cuộc hỏi cung không lâu, họ thấy rõ ràng là Cornélius đã cất giữ ở nhà anh tập thư chết người liên lạc với Pháp của hai ông De Witt.

Anh không hề chối, anh còn kể rõ việc gửi gắm đã xảy ra như thế nào và trong hoàn cảnh nào.

Sự thú nhận đó tuy nhiên chứng tỏ Van Baerle có dính líu đến tội phạm của người cha đỡ đầu. Hiển nhiên là có sự đồng lõa giữa Corneille và Cornélius.

Cornélius không chỉ thú nhận đến đấy, anh còn nói rõ tất cả sự thật về những thiện cảm, những thói quen, những mối quan hệ thân mật của anh.

Anh nói anh không quan tâm đến chính trị, anh chỉ say mê nghiên cứu, say mê nghệ thuật, say mê khoa học và say mê các loài hoa. Anh kể rằng từ ngày Corneille đến Dordrecht và gửi anh tập thư, anh không hề ngó ngàng tới tập thư đó.

Người ta bác bỏ ý kiến của anh với lý do: anh bảo là anh vô tình với những giấy tờ quan trọng nhường ấy là vô lý, vì một khi cha đỡ đầu đã trao tận tay cho anh một bọc giấy như thế thì không thể nói là anh không biết tầm quan trọng của nó được.

Anh đáp lại:

- Các ông hỏi tôi những điều không có gì để phải trả lời, ngoại trừ có mỗi một sự thật phải nói. Đó là gói thư đến nhà tôi bằng con đường tôi đã vừa kể trên; tôi thề trước Chúa tôi không biết nội dung các bức thư, đến tận bây giờ tôi vẫn còn chưa biết nội dung; chỉ đến ngày bị bắt tôi mới biết gói đó là thư từ trao đổi giữa ông Jean de Witt và ông hầu tước De Louvois. Sau cùng tôi cam đoan là tôi không hiểu tại sao người ta biết gói thư đó ở nhà tôi và nhất là làm sao tôi có thể là can phạm được khi tôi nhận thư của cha đỡ đầu tôi gửi.

Đó là tất cả những điều biện hộ của Cornélius.

Các thẩm phán đệ trình lên chính quyền xem xét.

Kết quả không nghi ngờ chút nào là ông hoàng Stathouder có lẽ sẽ biết ơn vô cùng tổ chức quan tòa La Haye đã giúp ông bớt chuyện rắc rối trong việc trị an Bảy tỉnh bằng cách diệt tận gốc mọi mầm mống chống đối uy quyền của ông..Lý lẽ ấy giá trị hơn tất cả các lý do khác và cốt để triệt tận gốc mọi mầm mống chống đối, án tử hình đã được nhất trí thông qua.

Bản án được kèm theo phụ lục là tên Cornélius Van Baerle kể trên sẽ bị dẫn từ nhà tù Buytenhof đến đoạn đầu đài dựng ngay ở quảng trường cùng tên để thi hành án.

Vì nghị quyết đó là quan trọng nên đã được cân nhắc thảo luận trong nửa giờ, trong lúc đó tù nhân được đưa trả về buồng giam cũ.

Chính ở nơi đó viên lục sự Nhà nước đến đọc quyết định của tòa án.

Cai ngục Gryphus bị nằm liệt giường không dậy được do vết thương. Một nhân viên cấp dưới của hắn được trao cho chùm chìa khóa, dẫn viên lục sự đến buồng giam. Rosa, cô gái xinh đẹp tỉnh Frisonne theo sau. Cô đứng ngoài cửa, tay cầm chiếc mùi soa đưa lên miệng để bịt những tiếng thở dài và thổn thức của cô.

Cornélius nghe đọc phán quyết, anh ngạc nhiên hơn là sầu não.

- Việc đó, thưa ông lục sự, bao giờ được tiến hành xin ông cho biết. - Cornélius nói.

- Ngay ngày hôm nay. - Viên lục sự trả lời.

Hắn hơi lúng túng trước sự bình tĩnh cao độ của người tử tù.

Một tiếng nức nở sau cánh cửa.

- Lúc mấy giờ? - Cornélius hỏi tiếp.

- Vào buổi trưa, thưa ông.

Cornélius nói:

- Trời ơi! Nghe như đã mười giờ rồi; chỉ còn ít nhất hai mươi phút, ta không thể dềnh dàng được nữa.

- Vâng, để ông kịp chuẩn bị đi gặp Thượng đế.

- Viên lục sự vừa nói vừa cúi rạp mình chào Cornélius.

- ông có thể xin mục sư nào ông vừa ý. Nói xong hắn giật lùi đi ra. Người thay thế cai ngục theo sau để tiễn hắn. Vừa hay lúc đó, Cornélius nhận ra bộ mặt đầm đìa nước mắt và đôi mắt trong xanh của cô gái xinh đẹp Rosa.

Cô gái hai tay chắp trước ngực tiến lại gần Cornélius.

- Thưa ông, tôi đến xin ông ra ơn cho một điều. - Rosa ngước mắt lên nhìn Cornélius nói.

- Đừng khóc như vậy, em! - Người tù nói. -Em khóc làm tôi đau lòng hơn việc tôi sắp phải chết. Thôi đi nào, đừng khóc nữa, hãy nói cho tôi biết em muốn gì nào, hỡi em Rosa xinh đẹp!

- Xin ông tha lỗi cho cha em! - Cô gái nói.

- Cho cha em? - Cornélius ngạc nhiên hỏi.

- Vâng, cha em đối xử với ông quá tệ! Không thương người là bản chất của ông.

- ông sẽ bị trừng phạt, cô Rosa ạ, tôi tha thứ cho ông ấy.

- Cám ơn ông! - Rosa nói. - Bây giờ đến lượt em, em có thể giúp được gì cho ông, ông nói đi.

- Cô có thể lau khô nước mắt của cô đi cho tôi được rồi đó, cô bé ạ.

- Không, không phải thế, phải là giúp ông, giúp ông cơ!

- Một người chỉ còn một tiếng đồng hồ sống trên đời mà còn cần có thêm một thứ gì nữa là một người xa hoa đấy, cô Rosa thân mến ạ!

- Về việc tìm cho ông một mục sư, ông nghĩ sao?

- Suốt đời tôi thờ phụng Chúa, Rosa ạ. Tôi thờ Chúa qua các sáng tạo của Người, qua ý chí của Người, Người không ghét bỏ tôi do đó tôi không cần phải có mục sư. ý nghĩ cuối cùng của tôi là ca ngợi Chúa. Thương tôi, cô hãy giúp tôi làm trọn ý nguyện đó.

- ôi! Thưa ông Cornélius, xin ông nói đi, ông hãy nói đi! - Cô gái nước mắt đầm đìa, tha thiết nói.

- Tôi đã nhìn em, em Rosa ạ, tôi nhìn em với con mắt vốn có của tôi nhưng tôi cũng nhìn em với con mắt của tâm hồn tôi. Chưa bao giờ có một phụ nữ nhan sắc hơn, một tâm hồn trong trắng hơn đã đến với tôi như thế; và nếu từ lúc này trở đi, tôi không nhìn em nữa thì xin em hãy tha lỗi cho tôi vì sắp phải lìa đời, tôi không muốn có gì để phải thương tiếc trên đời này nữa.

Rosa giật mình. Cornélius vừa nói tới đó, trên gác canh chuông điểm mười một giờ.

- Phải rồi, phải rồi, chúng ta mau lên! -Cornélius vừa nói vừa chỉ cho cô tờ giấy bọc ba cái mắt mầm giống.

- Cô bạn nhỏ bé của tôi ơi, - anh nói. - tôi rất yêu quý các loài hoa. Đó là vào cái thuở tôi không biết người ta còn có thể yêu thứ gì khác nữa ngoài yêu hoa. ôi, em đừng e thẹn, em đừng quay mặt đi, em Rosa, dù tôi có nói tôi yêu em, điều đó cũng không làm thay đổi được gì, ở đằng kia, trên quảng trường Buytenhof, và sáu mươi phút nữa có một lưỡi thép sẽ thắng một thằng liều lĩnh là tôi.

Vậy là, em Rosa ạ, tôi đã yêu hoa, và tôi đã tìm thấy, hay ít ra là tôi cho rằng tôi đã tìm thấy cái bí mật tạo ra hoa tuylíp đen, cái đích của phần thưởng một trăm nghìn florins do Hội trồng vườn Harlem trao cho người trúng giải. Một trăm nghìn florins tôi có trong giấy gói kia. Nó là giá của ba mầm hoa được giải, em có thể cầm lấy, em Rosa, vì tôi tặng cho em..- ôi, ông Cornélius!

- ồ, em có thể cầm lấy, em có làm thiệt ai đâu mà sợ vì tôi chỉ có một mình trên đời này thôi.

- Nhưng thưa ông, những một trăm nghìn flo-rins...

- Em thân mến, - Cornélius nói. - một trăm nghìn florins là của hồi môn xứng với sắc đẹp của em, chắc chắn em sẽ nhận được số tiền đó vì tôi tin chắc vào các mầm hoa của tôi. Đổi lại, tôi chỉ yêu cầu em có một điều; hãy lấy một chàng trai chung thủy, trẻ đẹp mà em yêu mến và cậu ấy yêu em, Rosa, đừng ngắt lời tôi, vì tôi chỉ còn vài phút.

Cô gái đáng thương cố kìm những tiếng nấc.

Cornélius nắm lấy tay cô.

- Em hãy nghe tôi! - Anh nói tiếp. - Em sẽ làm theo cách sau đây, em đến Dordrecht hỏi anh Bu-truysheim làm vườn cho tôi đâu là thứ đất mùn ở luống thứ sáu, em lấy một ít đem về giâm ba mầm hoa vào đấy; đến tháng năm tới nó ra hoa nghĩa là bảy tháng nữa khi thấy có hoa, ban đêm em che cho hoa khỏi gió, ban ngày cho khỏi nắng. Hoa sẽ nở màu đen, chắc chắn như vậy. Đến lúc đó em sẽ báo cho ông chủ tịch Hội trồng vườn ở Harlem biết. ông sẽ cho hội đồng đến kiểm tra và em sẽ được nhận thưởng một trăm nghìn florins.

Rosa thở dài rất nặng nề.

Cornélius nói tiếp:

- Bây giờ tôi không mong gì thêm nữa, ngoại trừ em đặt giùm tên cho hoa là Rosa Barleansis, nghĩa là gồm cả tên em và tên tôi. Em có thể quên tên đó nên em hãy đưa giấy và bút chì, tôi ghi lại cho.

Rosa bật òa lên khóc và đưa cho anh một quyển sách gáy da có ba chữ cái C. W.

- Thế này là thế nào? - Người tù hỏi.

- Chao ôi! - Rosa đáp. - Đó là quyển Kinh Thánh của cha đỡ đầu của anh, ngài Corneille de Witt. Em thấy để trong buồng này. ông muốn viết gì, xin ông cứ viết vào đấy. Mặc dầu em chưa biết chữ, em vẫn thực hiện bằng được ý muốn của ông.

Cornélius cầm lấy quyển sách, kính cẩn đưa lên môi hôn.

- Tôi viết bằng gì bây giờ? - Anh hỏi.

- Trong sách có gài bút chì. - Rosa nói. - Nó vẫn ở đấy, em giữ nó cẩn thận.

Đó là cây bút của ông Jean de Witt cho ông mượn và đã quên không lấy lại.

Cornélius cầm bút và rắn rỏi viết:

"Hôm nay là ngày 23 tháng tám 1672, mặc dầu vô tội tôi vẫn sắp phải lên đoạn đầu đài. Tôi để lại cho cô Rosa Gryphus của cải duy nhất của.tôi còn lại trên đời này vì các thứ khác đã bị tịch thu hết. Đó là ba mầm giống hoa tuylíp của tôi.

Tôi đã nói cho cô Rosa biết tôi cho cô cả. Tôi tin tưởng sâu sắc đến tháng năm sang năm, ba mầm giống này sẽ đơm hoa, một loại hoa mới kỳ lạ nhất, hoa tuylíp đen, đích cuối cùng của giải thưởng một trăm nghìn florins do Hội làm vườn Harlem trao cho người sáng tạo ra nó. Nhưng đến lúc đó tôi không còn trên đời này nữa nên tôi muốn cô Rosa thay tôi nhận giải thưởng đó với danh nghĩa người thừa kế duy nhất của tôi với điều kiện cô phải lấy một người chồng yêu cô xấp xỉ tuổi tôi và được cô yêu; cô có bổn phận khác nữa là đặt tên cho loại hoa mới này là Rosa Barlaensis, có nghĩa là tên cô và tên tôi hợp lại.

Cầu xin Chúa ban cho tôi được ơn lành và cho cô được hạnh phúc.

Cornélius Van Baerle" Rồi đưa sách cho Rosa anh nói:

- Em đọc đi.

- Em đã nói với ông rồi, em không biết đọc.

Cornélius liền đọc cho Rosa nghe bản di chúc anh vừa viết.

Cô gái càng khóc nức nở, vừa hay có tiếng chân nặng nề bước lên cầu thang kèm theo những tiếng ồn ào và tiếng chó sủa.

Rosa xoắn tay lại kêu lên:

- Người ta đến bắt ông rồi. Trời ơi, trời ơi!

Ông còn điều gì phải nói với em nữa không?

Cô ngã quỵ xuống, tiếng khóc nghẹn ngào.

- Em nhớ phải cất cẩn thận ba mầm giống kia, chăm sóc nó theo lời tôi chỉ dẫn, em hãy làm cho tôi, vì tôi, Rosa nhé. Thôi, vĩnh biệt Rosa.

Không ngẩng đầu lên, Rosa nói:

- Em xin hứa. ồ! Vâng, em sẽ làm tốt điều ông dặn. - Cô nói tiếp. - Còn việc em lấy chồng, ôi, việc đó em chịu thôi. - Nói đoạn, nàng cất vào nịt vú ba mầm hoa quý giá của Cornélius.

Những tiếng động lúc nãy Cornélius nghe thấy là của viên lục sự, của tên đao phủ, của lính canh gác đoạn đầu đài và của những kẻ tò mò ở quanh nhà thờ xưa nay, vẫn quen thói đi theo xem.

Khi Cornélius theo lính gác dẫn giải xuống cầu thang, anh đảo mắt nhìn quanh tìm Rosa, nhưng qua làn gươm giáo tua tủa xung quanh anh chỉ thấy một thân hình mảnh dẻ nằm sóng soài cạnh chiếc ghế gỗ và mớ tóc dài xõa quanh gần như che kín mặt..

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.