Sau hơn một năm mỹ mãn, ngày nào đó Thừa tướng cáo bệnh không vào triều, Hoàng đế đột nhiên đòi tiến đánh nước Đại Nguyệt.
Chúng thần luống cuống, vội vàng đi tìm Thừa tướng.
Khoan nói đến nước Đại Nguyệt từ trước đến nay có giao hảo với Đại Lương, sức chiến đấu của bọn họ cũng không thể khinh thường, tuy không bằng Đại Lương nhưng nếu tiến đánh thì chỉ có dân chúng chịu khổ.
Hôm sau trời vừa sáng, Thừa tướng liền trình diễn tiết mục đập đầu vào cột trước mặt mọi người, bây giờ đụng cột đã không còn quyết đoán như xưa nhưng chắc hẳn kỹ năng diễn xuất này cũng đủ khiến Hoàng đế hồi tâm chuyển ý.
Nào ngờ Hoàng đế vẫn kiên quyết muốn đánh, khuyên thế nào cũng không nghe.
Thừa tướng đành phải giở chiêu cũ.
Được Trung thư Thị lang xúi giục cổ vũ, ban đêm Thừa tướng mặc áo sa mỏng xuyên thấu nằm nghiêng trên giường.
Lần đầu tiên Thừa tướng chủ động như vậy, tay chống đầu như trong sách nói, ngước mắt nhìn Hoàng đế đi tới, tóc dài như thác nước che kín trước ngực.
Ánh mắt long lanh lấp lánh như hồ ly mê hoặc thư sinh.
Xuyên qua lớp sa mỏng có thể nhìn thấy những vết đỏ trên người y do bị Hoàng bị mút ra mấy ngày trước.
Thừa tướng hy vọng làm vậy Hoàng đế có thể hồi tâm chuyển ý.
Nhưng Hoàng đế không phải thư sinh, hắn nằm xuống giường rồi vỗ lưng Thừa tướng nói, "Hôm nay ngủ sớm đi."
Thừa tướng không dám tin, chỉ mới một năm mà ta đã thất sủng rồi sao?
Y nghe lời Hoàng đế nằm xuống đắp chăn lên.
Lại quay mặt vào trong, yên lặng rơi lệ.
Trong lòng chua xót không thể tả.
Trái tim đế vương chính là như vậy, không thể không thay đổi.
Thừa tướng từng nghĩ Hoàng đế và lão Hoàng đế khác xa nhau, bản thân mình cũng khác.
Hoàng đế nằm xuống chưa đầy một khắc đã ngủ say, còn ngáy khò khò, bình thường hắn không ngáy ngủ nhưng hôm nay thật sự quá mệt mỏi.
Một đêm không mộng.
Thừa tướng bên cạnh lại không ngủ được, nhìn chằm chằm rèm cừa suốt đêm.
Ngày hôm sau, trước khi vào triều Trung thư Thị lang và các quan tranh thủ đến hỏi Thừa tướng hôm qua thế nào?
Thừa tướng lắc đầu không muốn nói.
Các quan thổn thức không thôi, ngay cả Thừa tướng được sủng ái như vậy mà cũng chẳng thể lay chuyển ý định của Hoàng đế.
Thừa tướng kế thừa di nguyện của tổ phụ, dù làm một sủng phi cũng không cách nào vãn hồi quyết tâm của Hoàng đế.
Làm một lão thần trong thời khắc mấu chốt cũng phải kịp thời ngăn cản, không thể để Hoàng đế phạm sai lầm mất nước được.
Trên triều đình, Thừa tướng lại khuyên can nhưng Hoàng đế vẫn không đổi ý, còn bảo Thừa tướng, "Không được nhắc lại việc này nữa."
Thừa tướng đột nhiên móc ra dao găm chĩa vào ngực mình, ánh mắt kiên định nhìn Hoàng đế trên điện nói, "Hôm nay Lý Kinh Ngọc ta sẽ học Tỷ Can moi tim, mong Hoàng thượng kịp thời dừng lại trước bờ vực."
Hoàng đế lập tức luống cuống, cái gì cũng không nghĩ được nữa, vội vã từ trên điện chạy xuống, các quan cũng bối rối, việc này Thừa tướng chưa hề bàn trước với bọn họ mà!
Hoàng đế chạy rất nhanh, có lẽ vì quá bối rối nên thậm chí còn lảo đảo trên cầu thang, vừa chạy vừa run giọng nói, "Lý Kinh Ngọc ngươi tỉnh táo một chút."
Chạy đến cách Thừa tướng mấy mét, Thừa tướng lại ấn dao găm sâu thêm một chút, y nói, "Hoàng thượng, tiến đánh nước Đại Nguyệt chỉ có hại cho Đại Lương mà thôi."
Hoàng đế vội dừng chân, mồ hôi chảy xuống mặt, lắp bắp nói, "Được! Ta...!trẫm...!trẫm không đánh nước Đại Nguyệt nữa, trẫm hứa với ngươi!"
Hắn trấn an Thừa tướng, "Ngươi buông dao xuống trước đi, trẫm cam đoan, trẫm lấy hoàng vị của mình ra cam đoan."
Hắn không ngờ Thừa tướng sẽ làm đến mức này.
Thừa tướng nghe Hoàng đế cam đoan như thế mới ném dao găm xuống đất.
Hoàng đế đưa mắt ra hiệu cho Trung thư Thị lang phía sau nhặt dao găm lên, không cho Thừa tướng lấy lại.
Trong nháy mắt Hoàng đế thoát lực, suýt nữa té ngã xuống đất.
Hắn mệt mỏi xua tay nói, "Lui ra hết đi.".