Người có năm bảy loại, đương nhiên vẫn có người không đồng tình với cách nói của Trúc, phản bác rằng: "Nhà các người lắm tôi tớ, cần gì tự mình động tay vào mấy chuyện hung hiểm thế này."
Trúc cười, đáp lại: "Nếu là vậy thì tội tình gì chú Tư nhà tôi lại để một đứa hầu chết nhát ở lại trông chừng chứ đa? Để rồi bây giờ vỡ chuyện, mọi mũi dùi đều nhắm thẳng vào nhà chúng tôi thế này!”
"Nói tới nói lui, chẳng qua là muốn vẽ vời trốn tội.
Người chết hết việc, không đáng để đám nhà giàu mấy người bận tâm chứ gì!"
Không thể dùng lời lẽ nhẹ nhàng để cảm hoá những thành phần chống đối này, Trúc chỉ còn cách dùng biện pháp cứng rắn.
Nghĩ vậy, cô khẽ hừ ra tiếng, nói: “Các người cũng đâu có bắt tận tay chú Tư nhà tôi thả rắn độc giết người, hiện trường cũng không tìm được rắn độc, nếu muốn truy xét đến cùng, chú Tư nhà tôi cùng lắm chỉ chịu tội cố ý bắt giữ người mà thôi.”
Muốn bao nhiêu ngang ngược, có bấy nhiêu ngang ngược!
Người nọ sừng sộ quát tháo, chỉ tay mắng cô: “Nhà giàu lộng quyền, xem mạng người như cỏ rác! Cụ Hai phải xử vụ này cho công bằng ra lẽ! Không thể để người dân chân lấm tay bùn như chúng tôi bị chèn ép, áp bức như vậy được!”
Vài người nhỏ giọng hùa theo, xung quanh nhất thời dấy lên trận âm thanh ồn ào vụn vặt.
Cụ Hai liên tục gõ gậy xuống đất, to tiếng mắng: “Đủ rồi, mỗi đứa nói bớt một câu đi! Quy củ phép tắc còn đó, ai áp bức ai, ai chèn ép được ai!”
Ba Hưởng lặng lẽ kéo vợ ra sau lưng, bản thân đứng chắn ở trước, cũng cười nói theo: “Cụ Hai nói đúng.
Quy củ phép tắc còn đó, ai qua mắt được ai.” Dứt lời, như nghĩ đến chuyện thú vị nào đó, Ba Hưởng ôm tay trước ngực, gật đầu tỏ vẻ: “Nhắc tới quy củ, tôi chợt nhớ đến làng mình có một quy tắc rất rạch ròi.”
Xung quanh im lặng không ai lên tiếng.
Trúc đứng ở sau ló đầu ra trước, phối hợp hỏi một câu: “Quy tắc gì thế mình?”
Cậu Ba cười, đáp: “Làng mình mỗi quý đều sẽ phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt côn trùng và các loài thú dữ.
Các loài vật hễ mà có tính uy hiếp đến tánh mạng con người đều thẳng tay diệt trừ.
Nếu ai muốn giữ chúng lại bên người thì phải có mục đích rõ ràng hợp lí, phải đến gặp xã trưởng để trình bày và đăng kí nuôi giữ, phải kí giấy cam kết không gây nguy hiểm đến an nguy của người khác.
Mọi chuyện đều được kiểm soát nghiêm ngặt bao nhiêu năm qua, thì làm sao có việc rắn độc đột nhiên xuất hiện giết người?”
Trúc ngây ngốc ngước nhìn Ba Hưởng, miệng vô thức lẩm bẩm: “Sao em lại không biết chuyện này nhỉ?”
Ba Hưởng gõ đầu cô, lườm nói: “Em gả đến đây mới bao lâu? Vừa tới chỉ chú tâm ghen tuông mù quáng, chứ có còn nghĩ được gì khác đâu mà biết với chả không.”
Trúc nguýt chồng, sẵn tay muốn vặn eo cậu, mà mò mãi không túm được phần thịt thừa rủng rỉnh nào, cô chỉ đành hờn dỗi oán thầm: “Nếu đã có quy tắc như thế, sao mình không chịu nói sớm đa.
Để em vô tri múa nay trước mặt nhiều người như thế, mất mặt muốn chết.”
Ba Hưởng trở tay nắm tay cô, cười bảo: “Ai bảo em tánh nóng làm chi, người ta còn chưa nói mục đích chính em đã nhào tới chặn miệng rồi.
Thử hỏi sao vui vẻ với em được.”
Mang theo vẻ mặt mờ mịt nhìn cậu, Trúc đáp “Ờ” một tiếng rồi ngoan ngoãn đứng sát vào người cậu, không lanh chanh nhảy ra góp vui nữa.
Dạy dỗ vợ nhà xong, Ba Hưởng mới qua sang thưa chuyện với Cụ Hai: “Dòng họ Lê bao đời nay đều chưa từng xin phép nuôi dưỡng hay cất giấu những thứ như rắn độc trong nhà, chuyện này Cụ Hai chắc đã kiểm tra kỹ trước khi đến đây rồi nhỉ? Tôi đoán...!các người đến đây không phải muốn bắt Tư Rìa trị tội, mà chỉ muốn nhà tôi đứng ra chịu trách nhiệm cái chết của gã Tài, nói trắng ra là muốn bồi thường đúng không?”
Vừa nghe hai chữ “bồi thường” lọt vào tai, bà Lài như được tiêm máu gà, chẳng biết lấy đâu ra sức lực mà đẩy ngã hai đứa hầu đang kiềm cập mình, nhanh chân chạy tới trước mặt Ba Hưởng, hung hăng quát tháo: “Dù cậu Tư nhà cậu không tự mình giết con tôi, nhưng con tôi cũng vì cẩu mà chết! Tôi chỉ có một thằng con trai, chẳng lẽ không thể đến đây đòi bồi thường hay sao!”
Trúc bị mấy lời này làm cho giật mình, dường như không thể tin được mà mở to mắt nhìn bộ dạng chật vật của bà Lài.
Chỉ có Ba Hưởng vẫn bình tĩnh hỏi bà ta: “Bà muốn cái gì, cứ nói đi.
Tôi cũng muốn nghe thử mạng con trai bà đáng giá ra sao!”
Làm như không nghe được sự châm chọc, mỉa mai trong lời nói của cậu, bà Lài mở to đôi mắt đỏ hoe, cố gắng nói thật nhanh: “Thằng Tài là con trai duy nhất trong nhà, là trụ cột trong nhà, bây giờ nó mất rồi, nhà không cột thì làm sao trụ được? Tôi muốn các người phải chịu trách nhiệm chăm lo cho cả dòng họ Nguyễn nhà tôi! Tôi muốn cậu Tư gánh lấy trọng trách của con trai tôi, thay con trai tôi báo hiếu! Nhà, xe, ruộng đất không được thiếu thứ gì! Đây là những thứ gia đình tôi đáng có được!”1
Hoá ra bà ta sớm đã tính toán sẵn rồi.
Trúc quan sát vẻ mặt bà ta, điệu bộ hồi hộp thỉnh thoảng liếc sang ngó chừng thái độ của cậu Ba Hưởng, thấy cậu không nói gì thì lại gấp gáp liệt kê đủ thứ, cứ như sợ nói chậm cậu sẽ đổi ý không chịu bồi thường.
Trúc đứng bên cạnh lắng nghe nửa ngày, tiền tài vật chất đều được bà ta nêu rõ từng món, duy nhất chỉ có một thứ bà ta chưa từng đề cập tới, đó là mong muốn tìm ra hung thủ hại chết con trai mình!
Rốt cuộc cái chết của gã Tài đối với bà ta có ý nghĩa gì?
Là đau thương mất mát, hay là một món hời vô cùng hấp dẫn?
Cô chịu đựng nghe bà ta lải nhải thêm một lúc nữa, cuối cùng vẫn không nhịn được mà cắt ngang: “Vậy hung thủ giết con bà thì sao? Bà có muốn tìm hay không?”
Bà Lài khựng lại, ánh mắt láo lia đảo mấy vòng, rồi quát cô: “Tìm ra hung thủ là việc mấy người phải làm, còn cần tôi phải nhắc hay sao? Nếu không tại mấy người trói nó, thì sao nó lại chết?” Nói đến đây, bà ta ngã nhào ra đất, không ngừng đấm đất than khóc: “Con trai đáng thương của tôi mất rồi! Nó còn trẻ như thế đó! Nó đã hứa sẽ chăm lo cho già trẻ lớn bé trong nhà được ăn sung mặc sướng.
Nó hứa sẽ không để tôi sống cực khổ bị người khinh khi.
Nhưng bây giờ nó chết rồi! Nó chết oan ức như thế đó! Trời ơi...!ông trời ngó xuống mà coi này!”
Ăn vạ có thể di truyền đó, tin cô đi! Nếu không tin thì cứ nhìn nhân chứng sống sờ sờ trước mặt đây này!
Lần đầu Trúc tức đến đau cả ngực.
Nhìn vợ mình giận đến hai má ửng hồng, cậu Ba đưa tay giúp cô xoa lưng vuốt giận.
Cậu nhìn người đàn bà lăn lê khóc lóc dưới chân, chậm rãi lên tiếng: “Được rồi, mấy thứ bà nói, tôi đồng ý cho.”
Bà Lài lập tức nín khóc, cả người bật dậy, vẻ mặt mừng rơn ngước nhìn Ba Hưởng: “Cậu Ba nói thật chứ? Ở đây có rất nhiều người làm chứng, cậu đừng có lừa gạt cái thân già này đó đa.”
Ba Hưởng gật đầu, cười cười nói: “Nên cho thì sẽ cho! Tôi tuyệt đối không nuốt lời.
Chỉ là...”
Nụ cười đắc ý của bà Lài theo lời ngập ngừng của cậu mà hoá đá, mí mắt bà ta giật một cái, lắp bắp hỏi: “Chỉ là cái gì?”
Ba Hưởng một tay ôm vợ, nhướng mày đáp: “Chỉ là chừng nào bắt được hung thủ giết người, tôi mới cho!”
Bà Lài tức giận, to tiếng: “Chuyện này và chuyện bắt hung thủ liên quan gì đến nhau chứ? Cậu cố tình viện cớ không chịu bồi thường chứ gì?”
Ba Hưởng lắc đầu, đáp: “Phải rửa oan cho Tư Rìa, thì mới tính chuyện bồi thường chứ đa.”
Bà Lài trừng mắt, hét: “Vậy nếu cậu Tư không rửa oan được, thì chẳng lẽ cậu Ba không chịu bồi thường hay sao?”
Ba Hưởng nheo mắt nhìn chằm chằm vào bà ta, lạnh lùng cất giọng: “Cho nên bà hãy cầu nguyện cho Tư Rìa sớm ngày rửa oan, để nó đường đường chính chính đứng ra “báo hiếu” cho bà! Bà nên nhớ, mọi điều kiện bà đưa ra đều dựa trên danh nghĩa Tư Rìa để thực hiện, nó có mệnh hệ gì, thì một cắc bà cũng không chạm được đâu!”
Bà Lài bị khí thế của Ba Hưởng doạ đơ người, nhất thời quên luôn phản bác.
Ba Hưởng lại tiếp tục nói: “Ngược lại nếu tìm ra được hung thủ, những gì tôi hứa cho bà, đương nhiên sẽ không thiếu gì cả.
Tôi sẽ khiến bà thời thời khắc khắc ghi nhớ những gì bà đang hưởng thụ là được đổi bằng mạng sống con trai mình.
Chỉ mong lúc đó bà vẫn có thể vui vẻ như hôm nay.”.