Xuống dưới núi Kỳ Lân, Tào Hi lập tức hỏi han tình trạng sức khỏe, đồng thời hỏi thêm xem tôi có cần nghỉ ngơi một lúc không.
Tôi lắc đầu, đáp: “Không cần đâu, hơi sợ độ cao thôi.”
Tào Hi quan sát tôi một hồi, sau khi xác nhận tôi thực sự không sao thì dặn tôi rằng nếu có vấn đề gì thì phải báo ngay cho anh ta, sau đó vỗ vai tôi mấy cái rồi rời đi.
Tịch Tông Hạc vẫn đang nói chuyện với chú Tài, anh chẳng buồn ngó ngàng đến tôi thêm lần nào nữa. Anh chỉ giúp tôi đi qua một đoạn đường; bước hết cầu kính, đợi cho người tôi không còn run lẩy bẩy nữa là anh bỏ tôi ra ngay, để tôi tự đi tiếp một mình. Suốt từ lúc đó, chúng tôi vẫn đứng cách nhau một khoảng xa, đến ánh mắt cũng chẳng chạm.
Lòng dạ anh quá khó đoán, nhưng tôi thực sự muốn biết anh đang nghĩ gì trong lòng.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, vì không kiềm chế được lòng hiếu kì của mình nữa, tôi đành viện cớ mình quên lấy áo ngủ vào phòng tắm để nhờ anh mang hộ vào cho mình.
Vừa lại gần, anh đã bị tôi kéo tay rồi ấn đè người lên trên tường.
“Anh nhớ ra gì đó rồi phải không?” Tôi hỏi anh, “Sao anh biết em sợ độ cao?”
Tịch Tông Hạc lườm tôi, anh ngoảnh mặt, quan sát bàn tay đang chống kế bên đầu mình rồi lại đảo mắt về phía tôi, gằn giọng trả lời: “Vài đoạn vụn vặt thôi.” Đôi mắt anh thăm thẳm tựa nước giếng sâu, chẳng thèm e dè nữa: “Anh nằm nhoài trên cửa sổ, vừa khóc vừa run rẩy sợ hãi.”
Tôi sững sờ, buông tay xuống, sống lưng thẳng băng.
Đương nhiên là tôi chẳng lạ gì với “vài đoạn vụn vặt” mà anh nói, tại biệt thự trên núi Hành Nhạc, anh đè tôi trên cửa sổ sát đất, còn cấm, không cho tôi nhắm mắt lại.
Thân thể nóng bừng và yếu ớt, đầu gối run rẩy gần như sắp khuỵu, cùng với “sức dập” từ phía sau khiến cơ thể tôi liên tục va vào tấm kính trước mặt.
“Đẹp không?”
Câu hỏi trầm khàn của Tịch Tông Hạc vang lên trong đầu tôi, chồng lên hình ảnh của người đàn ông trước mặt.
Anh nhớ ra được là đã tốt lắm rồi, tôi biết mình không nên đòi hỏi, nhưng tôi vẫn không khỏi cảm thấy mất mát.
Tôi lùi ra sau một bước, rồi bật cười với anh: “Đúng là em mắc chứng sợ độ cao thật, nhưng đó không phải lý do khiến em khóc…”
Mới đầu, Tịch Tông Hạc vẫn chưa hiểu, ánh mắt anh trông rõ mờ mịt, nhưng ngay sau đó, anh đã hiểu ngay ra hàm ý ham muốn nhục dục len lỏi phía sau, đôi mắt anh bắt đầu trợn lớn.
“Anh…” Anh mở miệng, dường như muốn nói gì nhưng lại kiêng dè hoàn cảnh của bản thân, cuối cùng đành ngậm miệng.
Thật ra, không cần nghe, tôi cũng đoán được anh định nói gì, nếu không phải “Anh giữ lại chút mặt mũi cho mình đi” thì là “Anh vô liêm sỉ vừa thôi”, toàn những lời lên lớp với tôi.
Ra vẻ đứng đắn gì chứ? Ai mới là người “hành hạ” tôi đến chết đi sống lại nào.
Anh cau chặt mày, dằn tiếng: “Quần áo đây này, cứ thong thả tắm đi nhé.” Nói xong, anh thu hồi ánh mắt mình rồi mở cửa bước ra ngoài.
Tôi nhìn chằm chằm vào cửa phòng tắm khép chặt, trầm tư trong suy nghĩ của bản thân. Bác sĩ nói bệnh mất trí nhớ của anh sẽ được cải thiện dần dần, quả thật hiện giờ anh cũng đang nhớ lại từng chút một. Vậy nghĩa là Tịch Tông Hạc “kia” sẽ sớm ngày trở về ư?
Tôi nằm ườn trên tấm đệm, giữa một căn phòng sáng sủa và rực rỡ ánh nắng ấm áp.
Vừa tận hưởng khoảng không gian thư thái, tôi vừa nghiền ngẫm phân tích lời thoại trong tập kịch bản trên tay.
Căn phòng lặng phắc, yên tĩnh đến mức không bợn chút âm thanh, như một thước phim được phát chiếu trong im lặng.
Trong khoảng không tĩnh lặng ấy, bất chợt vang lên chất giọng của một người đàn ông.
“Em nói tiếng Anh tệ khủng khiếp.”
Âm thanh rộn lên, thắp rạng cả trần gian với một luồng sức sống hừng hực, chim muông, hoa màu, cá quẫy, côn trùng, hoặc giả là tiếng ong ong của những động cơ máy, và dường như, ngay cả ánh mặt trời cũng có linh hồn.
Tôi ngoái đầu nhìn người vừa cất tiếng, Tịch Tông Hạc đang đứng đằng sau tôi với một ly cà phê trên tay, có vẻ vì đã làm việc khá lâu, nên anh muốn lên phòng tắm nắng để nghỉ ngơi cho khuây khỏa đầu óc trong chốc lát.
Tôi bực bội vì lời trêu chọc của anh, ương ngạnh đáp: “Trình độ của em chỉ được thế thôi.”
Anh nhẹ nhàng cốc cà phê xuống bàn, hỏi tiếp: “Thế sao không luyện?”
Trên đời được mấy anh công tử hiểu được sự túng thiếu của dân nhà nghèo nào.
“Bởi vì em không có thầy giỏi”. Tôi nắm tay anh, kéo anh ngồi xuống bên cạnh mình, sau đó thì nhổm người dậy, ngồi khóa trên người anh: “Hay anh muốn dạy em không?”
Anh cầm kịch bản của tôi lên và đọc.
“You are my sunshine my only sunshine.
You make me happy when skies are gray.
You’ll never know dear how much I love you.”
Đó là lần đầu tiên tôi đóng phim điện ảnh, một vai phụ nhỏ nhoi, một cậu ấm sống giữa thời kháng chiến, sau khi tham gia cách mạng, để khích lệ tinh thần của mọi người trong chiến hào, cậu ta đã hát vang lời ca của một bài hát đang vô cùng thịnh hành tại đất nước ở phía bên kia đại dương — You are my sunshine.
Tịch Tông Hạc chê tôi phát âm dở nên tự làm mẫu một lần cho tôi nghe.
Giọng anh trầm ấm và đầy cảm xúc, anh đọc thong thả, như đang cất lên tiếng yêu trong lòng mình.
Nghe xong, tôi thấy mặt mình nóng ửng lên, hỏi: “Có nghĩa là gì thế?”
Thật ra tôi biết rõ nghĩa của ba câu hát này, nhưng mà tôi vẫn muốn anh nói cho mình nghe.
Tịch Tông Hạc đặt hai tay lên lưng tôi, đôi ngươi đen thẳm nhìn tôi chằm chằm:
“Người là giọt nắng, người là quầng dương…”
Người mang hạnh phúc đến, thắp tỏ rặng trời đen
Tiếc rằng người chẳng thấu, mảnh tình này tôi trao.
Chúng tôi chà mạnh hai cặp môi mặn vào nhau, chẳng rõ rằng ai là người bắt đầu trước.
Tôi ôm gáy anh, mút lấy đầu lưỡi anh, rồi cọ mông vào thứ đàn ông của anh.
Anh buông môi tôi ra: “Lặp lại đi.”
Tôi liếm liếm môi, nói: ” Người là giọt nắng, ưm…”
Anh bóp mạnh mông tôi rồi tủm tỉm: “Ý anh bảo đằng ấy đọc lời thoại.”
Đầu óc tôi rệu rạo, nhưng vẫn cố gắng nhớ lại cách phát âm của anh, sau đó đọc lên câu đầu tiên một cách trắc trở.
Tôi đọc một lần, thì anh sửa cho tôi một lần. Anh muốn dạy dỗ tôi, thì tôi sẽ tỏ ra mình hiếu học.
Anh dạy tôi từ phòng tắm nắng đến phòng ngủ, tôi đứt hơi vì những lần “va chạm” của anh, chỉ đành vùi mặt mình vào gối. Nhưng anh lại cứ bắt tôi nhắc đi nhắc lại những câu thoại đó, anh đỡ bả vai tôi, ép tôi nâng nửa thân trên dậy.
“Đọc tiếp.”
dương v*t to lớn thúc sâu vào trong cơ thể, tôi ngửa cổ, như cây cung kéo căng hết cỡ, nước mắt chảy ra từ khóe mắt, trượt luồn vào tóc.
“You are my sunshine…”
Bản edit này chỉ có ở wordpress của Hải Đường Lê Hoa.
Giọng hát du dương đầy tình cảm đánh thức tôi khỏi giấc ngủ, tôi vươn tay, nhắn tắt chuông báo, rồi ngồi dậy trên giường.
Thấy khóe mắt mình hơi lạnh, tôi mới đưa tay lên quệt thử, hóa ra là nước mắt.
Đầu cứ ong ong, không nhớ ra đêm qua mình mơ thấy gì.
Tôi đỡ trán, thầm thì: “Mơ thấy gì tồi tệ mà lại khóc thế không biết…”
Tôi dành ra một tiếng để rửa mặt và thay quần áo, đúng tám giờ, Tang Thanh đỗ xe ở cổng.
Hôm nay cậu ấy chở tôi đi chụp ảnh tạo hình cho bộ phim truyền hình dân quốc kia.
Người bạn làm đạo diễn mà Khương Yên nhắc tới tên là Vương Sâm, bộ phim truyền hình sắp được khởi quay là《Trăm năm nhà họ Thiện》, kể về ân oán khúc mắc suốt mấy chục năm của một đại gia tộc, bộ phim sẽ được quay ở phim trường này trong vòng ba tháng. Lúc kí hợp đồng tôi mới biết cha của Dung Như Ngọc — Dung Thân, tổng giám đốc của Toa Tuấn, chính là một trong những nhà đầu tư của bộ phim truyền hình kinh phí thấp này, hơn nữa nữ chính còn là diễn viên mới mà ông ta muốn nâng đỡ.
“Sao Dung Thân không để người mới ký hợp đồng với Toa Tuấn mà lại muốn tự nâng đỡ ở bên ngoài?” Tang Thanh vừa lái xe vừa trò chuyện cùng tôi.
Tôi xin miễn bày tỏ cảm nhận về già trẻ nhà họ Dung, vì không có hứng buôn chuyện nên chỉ đáp bừa một câu: “Chắc là không muốn công khai.”
Tang Thanh nghe vậy thì gật gù: “Đáng suy ngẫm đấy, chơi bời vớ vẩn thì chẳng cần công khai chính thức làm gì, đầu tư vài triệu vào một bộ phim cho cô ta đóng vai nữ chính đã tốt lắm rồi.”
Nhà họ Thiện phất lên ở Nam Kinh và lập nghiệp tại Thượng Hải bằng nghề kinh doanh buôn bán gạo, lúc ấy, họ bái Hoàng Kim Vinh, một nhân vật làm mưa làm gió ở Thượng Hải làm đại ca, nhờ có sự che chở của người kia mới tạo dựng được chỗ đứng tại bến tàu Ngô Tùng.
Tôi vào vai Thiện Ngọc Thư, cậu út của nhà họ Thiện, vì là con vợ lẽ nên từ nhỏ đã bị người khác bắt nạt, người duy nhất mang lại cho cậu ta sự ấm áp chỉ có Hoàng Khiết Khiết, con gái lớn của nhà họ Hoàng.
Cứ ngỡ sẽ có một ngày để cặp thanh mai trúc mã tâm đầu ý hợp này được nên duyên vợ chồng, chỉ trách sinh ra giữa thời loạn lạc, không được tự quyết định số mệnh của bản thân. Cuối cùng, vì đủ mọi nguyên nhân mà đôi uyên ương số khổ không đến được với nhau, sau ngày giải phóng, Hoàng Kim Vinh sa cơ thất thế, ông Thiện cũng bị tống vào tù. Nhà họ Thiện từ gia đình giàu có trở thành dân thường, hằng ngày phải chạy vạy kiếm kế sinh nhai.
Mẹ của Thiện Ngọc Thư không chịu nổi cú sốc này, lại phải hứng thêm cảnh bị bà cả ngược đãi, bần cùng quá mới chọn cách thắt cổ tự sát, bỏ lại đứa con gái còn quấn tã lót và Thiện Ngọc Thư mười lăm tuổi.
Tôi nhận bộ phim này chủ yếu là vì Thiện Ngọc Thư khiến tôi liên tưởng đến chính bản thân mình. Hay nói cách khác, mẹ của Thiện Ngọc Thư rất giống mẹ tôi. Cả hai đều rất yêu chồng, sau khi mất hết hy vọng vào cuộc sống thì quyết tâm rời bỏ cõi tạm, chẳng còn lưu luyến bất cứ điều gì trên đời, kể cả con cái.
Hồi chúng tôi còn nhỏ, chẳng mấy khi Cố Nguyên Lễ về nhà, thành ra ngày nào mẹ tôi cũng sống trong cảnh ngóng trông chồng về, và mỗi lần gã về, bà đều mừng rỡ vô cùng. Không phải cứ đến Tết là nhà chúng tôi lại quây quần vui vẻ, nhưng chỉ cần Cố Nguyên Lễ có mặt ở nhà, tôi và Cố Nghê sẽ được đánh chén một bữa thịnh soạn hơn hẳn so với ngày thường, vờ như một gia đình hạnh phúc.
Mẹ tôi còn dặn đi dặn lại rằng tôi phải ngoan ngoãn gọi gã là bố, và đừng làm gì khiến cho “bố” tức giận.
Cố Nguyên Lễ chưa bao giờ là một người cha có trách nhiệm, mà mẹ tôi cũng chẳng phải một người mẹ mẫu mực gì cho cam. Bà trao hết tình yêu của cuộc đời này cho người đàn ông đã phụ bạc mình, nên chẳng còn dư lại chút tình cảm nào để dành cho tôi và Cố Nghê nữa.
Đôi khi tôi cũng hận bà, tôi hận bà vì bà không biết nhìn người, tôi hận bà vì bà ít quan tâm tới chúng tôi. Cũng như Thiện Ngọc Thư oán trách sự nhu nhược của mẹ mình, lúc người nhà cần bà nhất thì bà lại chọn cách tự sát, bỏ lại gia đình mình.
Cả tôi và Thiện Ngọc Thư đều có một vài điểm tương đồng với nhau, tỉ như cha mẹ, em gái, người yêu, thậm chí là cả chuyện tình cảm này nọ, nhưng chưa chắc những điều này có thể giúp tôi nhập vai tốt hơn.
Mấy hôm sau ngày chụp ảnh tạo hình, đoàn phim “Trăm năm nhà họ Thiện” tổ chức tiệc khai máy long trọng tại một khách sạn năm sao trên đại lộ Tân Giang. Tất cả các diễn viên của đoàn, cũng như nhà chế tác, nhà sản xuất đều có mặt, ngay cả Dung Thân cũng đến tham dự cùng cô bạn gái của mình.
Giữa buổi tiệc, tôi xin phép ra ngoài một lúc, vừa vào nhà vệ sinh thì người đằng sau cũng vào theo. Thấy có điều không ổn, tôi vội vàng ngoái đầu lại, và chợt sững sờ khi thấy khuôn mặt của người nọ.
Gã gầy nhom nhưng khuôn mặt vẫn anh tuấn như ngày trước, thậm chí đường nét mặt mày còn trở nên sắc sảo hơn. Vẻ ngoài của Cố Nghê như một bản sao của gã, nhưng con bé lại không có cái chất “rắn rỏi” như thế. Tôi được di truyền cho sự “rắn rỏi” kia, nhưng lại không thừa hưởng vẻ đẹp lai Tây giống gã.
“Tiểu Đường…”
Gã cười giả lả với tôi, đang định nói tiếp thì bị tôi nắm lấy vạt áo và ấn chặt lên tường.
“Mẹ kiếp sao ông lại ở đây?” Tôi gằn ra tên gã: “Cố Nguyên Lễ.”