Để phối hợp với câu nói "Đừng đánh thức anh ấy" của Lương Ngư, Hứa Kinh Trập thật sự nằm trên giường đến gần 7 giờ, thật sự không nằm nổi nữa.
Bây giờ chỉ cần Lương Ngư ra ngoài làm việc, anh cũng không có thể nào nhàn rỗi, hoặc là đi xem, hoặc là giúp đưa đồ ăn thức uống. Dù gì cũng không thể cứ ngồi ngây trong homestay cả ngày được.
Việc thì anh không thể làm bởi cái này liên quan đến chuyện nhào nặn nhân vật của Lương Ngư, nhưng chăm sóc người khác thì anh vẫn biết.
Quả nhiên là Lương Ngư hỏi chuyện "cháo" cho anh, em gái có vẻ khá tò mò quan hệ giữa hai người bọn họ. Người ở đây quá chất phác, như thể bên ngoài có biến đổi ra sao, tuyết nơi đây vẫn là tuyết, cây vẫn là cây, trên bầu trời có mây và gió tĩnh tại, trên mặt đất có con người nhàn tản.
Lương Ngư nói họ là "bạn bè", Hứa Kinh Trập cũng không có gì phải giải thích thêm. Dường như có là vợ chồng, người yêu, người tình, anh em hay bạn bè đều được. Anh sẵn sàng đảm nhận bất kỳ vai diễn nào trong cuộc đời Lương Ngư, có thế nào cũng tốt.
Ăn cơm xong anh liền đi đưa nước cho Lương Ngư. Hôm nay bọn họ không đốn củi nữa mà đi trồng rừng. Hiện nay chính phủ quản nơi này rất nghiêm, chú trọng bảo vệ lâm trường, không thể chỉ có ra không có vào, ăn xổi ở thì.
Lương Ngư phơi nắng mấy ngày, mặt và người đen đi thấy rõ nhưng màu sắc không hề ảnh hưởng đến độ đẹp của y. Hay hắn phải nói là chính nhờ màu da sẫm đi đó, mới làm tô bật lên được ngũ quan nam tính của y.
Hứa Kinh Trập trông thấy y chuyển cây giống cùng cả đội, lấy xẻng trồng xong xuôi, đắp đất, cuối cùng là đạp bằng. Họ có một người quản việc, tuy Lương Ngư không nói nhiều, nhưng y siêng năng nên khá được mọi người quý mến, lúc rảnh sẽ chủ động chuyện trò với y.
"Anh quay xong bộ phim này có khi em cũng không nhận ra nữa ấy." Hứa Kinh Trập cảm thấy lòng mình giờ cũng chai sạn cả rồi. Buổi sáng đưa nước, buổi trưa đưa cơm, buổi chiều đưa lương khô, về cơ bản là luôn chạy tới chạy lui bên cạnh y. Lương Ngư ghét anh cứ làm y phân tâm bèn giục anh về đi.
"Nắng như này em ở bên ngoài làm gì?" Lương Ngư mất kiên nhẫn nói: "Hay là em đi chơi cùng Lâm Chước Dữ đi."
Thi thoảng Lâm Chước Dữ cũng đến xem Lương Ngư làm việc, anh ta xem xong lại cảm hứng dâng trào quay về sửa kịch bản thâu đêm. Ngày hôm sau đưa tới, mỗi ngày lời thoại và bối cảnh đều thay đổi, khiến lúc nghỉ ngơi Lương Ngư cũng phải cầm kịch bản học lại từ đầu. Hứa Kinh Trập Cảm thấy y là tuýp trải nghiệm, cả người càng về phía sau lại càng sát nhân vật. Đến sát lúc khởi quay, Lương Ngư trà trộn giữa một đám người gác núi, Hứa Kinh Trập cũng không lập tức nhận ngay ra y được.
Ngoài Lương Ngư, hai diễn viên còn lại trong phim đều là diễn viên gạo cội, một người vào vai người gác núi "Lão Châu", một người là vợ của lão Châu, chị dâu của Lương Ngư "A Nghiên".
Hai diễn viên này Hứa Kinh Trập đều quen biết, phải nói rằng khi còn là một sinh viên Học viện Điện Ảnh, anh đã từng theo học lớp của Châu Cửu Lâm và Mạc Nghiên. Nhậm Thanh và Mạc Nghiên là chị em tốt mấy chục năm, khi nhìn thấy Hứa Kinh Trập Mạc Nghiên cũng xúc động đến mức hốc mắt cũng ươn ướt.
"Bao nhiêu lâu cô không gặp em rồi, Thanh Thanh cứ nhắc với cô chuyện em đến thăm bà ấy mãi." Mạc Nghiên thở dài, "Đều bận rộn quá, mãi chẳng gặp được nhau."
Hứa Kinh Trập hơi áy náy: "Là tại em cứ làm biếng, không chủ động đến thăm cô."
Mạc Nghiên lắc đầu: "Gặp gì mà gặp, ngày nào cô cũng lên lớp vẫn chưa nghỉ hưu đâu đấy nhé. Em đến thăm chưa chắc đã gặp được, đến trường có khi còn bị kẹt đến Nam Thiên Môn* luôn, còn thăm cái rắm ý." Tính cách của bà thẳng thắn, nói chuyện cũng không quá câu nệ. Hứa Kinh Trập nhịn không được cười, còn Mạc Nghiên cứ chăm chú nhìn anh.
(*) Nam Thiên Môn: cổng trời
"Đúng là càng ngày em càng đẹp ra đó." Bà thở dài, "Hồi trước ở lớp chúng nó toàn đặt biệt danh cho em là Xuân Kiều, em còn nhớ không?"
(*) Xuân Kiều: Hình dung dáng vẻ kiều diễm của phụ nữ, cũng chỉ những cô gái kiều diễm, xuân sắc phơi phới
"....." Thật ra Hứa Kinh Trập cũng sắp sửa quên mất rồi. Trương Mạn từng nói với anh về khái niệm "tượng bùn" trên mạng gần đây, nhưng thật ra không phải bây giờ thứ này mới bắt đầu. Lúc đi học nào có nam sinh xinh đẹp nào chưa từng bị người ta gọi là "kiều" hay "em gái" chứ, đương nhiên ban đầu vẫn còn chút chế nhạo, nhưng hiện nay trên mạng chỉ đơn thuần là khen bạn đẹp, chỉ có đủ đẹp mới xứng đáng được gọi là "bà xã".
(*) Tượng bùn: chỉ fan có khuynh hướng nhược hóa, nữ tính hóa idol nam của mình
Lâm Chước Dữ đặt tên rất tùy tiện Châu Cửu Lâm là "Lão Châu", Mạc Nghiên thì là "A Nghiên", Lương Ngư là người hiếm hoi có cả họ lẫn tên, trong kịch bản gọi là "Trần Lương Sinh", kết quả là vẫn có một chữ "Lương". Lúc quay phim mọi người gọi Lương Ngư là "Lương Sinh" cũng chẳng khác gì gọi chính y cả.
Ban đầu Hứa Kinh Trập không hề hay biết cốt truyện chính của kịch bản, diễn viên cũng vậy, bọn họ chỉ nhận được phần kịch bản của mình. Đây cũng là phong cách của Lâm Chước Dữ, anh ta cảm thấy giữa các diễn viên nên vừa "gần gũi" vừa "xa lạ", cả khi không biết được đối phương sẽ có phản ứng gì, cũng đã nghĩ xong bước tiếp theo phải diễn ra sao. Anh ta yêu cầu sự vượt ngưỡng vừa tự nhiên vừa chất phác, không thể cố ý.
Đạo diễn lớn có nhiều thói quen và phong cách riêng, Hứa Kinh có thể hiểu được. Ví dụ như Kiều Chân Kiều hoàn toàn trái ngược với Lâm Chước Dữ, ông yêu cầu diễn viên chính phải nhớ kỹ tất cả lời thoại và cốt truyện trong kịch bản. Thậm chí một vai diễn nhỏ như vai quần chúng, lặp lại cảnh nhai nát nuốt xuống rồi vẫn phải đùn lên nhai lại. Chính vì vậy ban đầu Kiều Chân Kiều và "kẻ nửa mù chữ" Lương Ngư này hợp tác với nhau cũng vô cùng đau khổ.
Sự phản nghịch và không hợp tác lạc quẻ của Lương Ngư làm gia tăng cảm giác hư ảo bị khuyết thiếu trong phim của Kiều Chân Kiều. Y không còn để phim của Kiều Chân Kiều tràn ngập sự cứng nhắc như tiêu chuẩn rập khuôn được cách thức hóa, trao cho ông cái "linh tính" quý giá nhất trong tài hoa. Mà khi hợp tác với Lâm Chước Dữ, sự chuyên nghiệp và kiên định của Lương Ngư lại tạo phương sự tự do vượt ngưỡng, y khiến tài hoa của Lâm Chước Dữ có được bước đệm, bén rễ, trở nên dày và nặng hơn.
Có những lúc Hứa Kinh Trập nhìn y diễn "Trần Lương Sinh", anh cảm thấy nếu như mình là đạo diễn, có thể gặp được một diễn viên như Lương Ngư, hẳn là kiếp trước đã phải thắp hương tám trăm năm dưới chân Phật Tổ, tàn hương hóa thành chữ " Đức" thì kiếp này mới có được duyên phận như vậy.
Lúc quay cảnh đêm, người gác núi dừng lại ở vọng gác dưới chân núi. Dù là mùa hè, nhiệt độ buổi tối ở Mạc Hà cũng ở dưới ngưỡng 10°, xung quanh nhiều cây cỏ, muỗi bay quanh mặt người. Châu Cửu Lâm tuổi tác đã cao, trước mỗi lần lên hình đều phải đọc lại lời thoại một lượt.
Đầu tiên Lâm Chước Dữ quay cảnh "Trần Lương Sinh " ngồi xổm trước vọng gác, ngoài hai diễn viên, tất cả những người khác đều là người dân địa phương kéo đến làm diễn viên lưu động. "Trần Lương Sinh" quấn một chiếc áo khoác bông màu xanh lá cây rách nát. Ánh sáng mờ nhạt từ bóng đèn bị gió thổi lắc lư treo dưới mái vọng gác chốc chốc lại đổ xuống khuôn mặt y.
"Trần Lương Sinh" đợi một lúc, sau đó móc bao thuốc lá trong túi ra, rút ra một điều ngậm vào miệng rồi sờ đến hộp diêm.
Có đồng nghiệp từ trong vọng gác đi ra, "Trần Lương Sinh" tránh sang bên cạnh nhường đường, ngước mắt nhìn qua.
"Xin mồi lửa?" Y nói bằng tiếng địa phương rất tiêu chuẩn.
Đồng nghiệp lấy bật lửa ra và châm thuốc lá cho y.
Hứa Kinh Trập không chắc Lương Ngư rốt cuộc có hút thuốc hay không, nhưng động tác hút xuống phổi của y rất thuần thục, một lát sau mới thở khói ra từ mũi.
Đầu lọc cháy những chấm nhỏ li ti, "Trần Lương Sinh" hút xong một hơi, lại duỗi cánh tay đặt trên đầu gối, khói lượn lờ bay tới trước mặt y trong khi bóng đèn trên đầu vẫn còn lắc lư.
Lâm Chước Dữ mãi không hô cut, thật ra anh ta không nói cho diễn viên biết cụ thể phải diễn ra sao, trước đó chỉ nói đại khái là tối nay " Trần Lương Sinh " và " Lão Châu " trực ban, em trai đợi anh trai đến. Một bối cảnh cụ thể như vậy, tất cả đều là do Lương Ngư tự phát huy: ngồi xổm ở cửa, hút thuốc, xin lửa, mỗi bước y đều diễn như thể kịch bản đã viết vậy, cho đến khi Châu Cửu Lâm tới đây. "Anh trai" quở trách y: "Sao lại ngồi xổm trước cửa, đi vào đi."
"Trần Lương Sinh" đứng lên, y tùy ý vỗ vỗ đất dính trên mông, định ném thuốc lá xuống đất.
"Lão Châu" tiếp tục mắng y: "Sao lại vứt tùy tiện thế được, lỡ bắt lửa thì làm sao?!"
"Trần Lương Sinh" rất thành thật rụt bả vai lại. Y dập tắt thuốc, nắm chặt trong lòng bàn tay, ngẩng đầu, xấu hổ cười cười.
Lâm Chước Dữ cuối cùng cũng hô "Qua".
Người thu dọn hiện trường dẹp tàn thuốc đi. Lâm Chước Dữ đi đến nói chuyện với Châu Cửu Lâm, hai người thảo luận qua về lời thoại tiếp theo, Lương Ngư vẫy tay với Hứa Kinh Trập bên ngoài set quay.
"Em đi ngủ trước đi." Lương Ngư nói: "Hôm nay phải quay cả đêm cơ."
Hứa Kinh Trập không chịu: "Em ở lại với anh." Anh nhìn vào lòng bàn tay Lương Ngư, phát hiện vừa rồi có thể khói thuốc chưa lụi hẳn, để lại một vết đầu thuốc nho nhỏ trong lòng bàn tay y.
"Anh học hút thuốc từ khi nào thế?" Hứa Kinh Trập hỏi.
Lương Ngư: "Vừa học hút tạm một hơi. Em không phát hiện ra sau đó anh không hề hút à?"
Hứa Kinh Trập có phần ngạc nhiên: "Em tưởng anh cố ý diễn như vậy."
"Đương nhiên là không rồi." Lương Ngư bĩu môi, y làm động tác nôn khan, nghiêm túc nói: "Hút thêm hơi thứ hai là anh ho ngay, vậy không được, mất mặt lắm."