Xem mục lục “Hữu Phỉ” là có thể nhận ra, Điềm Điềm đặt tên quyển rất có tâm, tên quyển đều lấy từ thơ cổ, nên hôm nay tôi viết một bài phân tích về tên quyển, tiện thể học hỏi thêm kiến thức về thơ cổ cũng không tồi.
Bài phân tích này theo quan điểm cá nhân, nếu không đúng cũng xin giơ cao đánh khẽ.
Quyển thứ nhất bắt đầu khi các nhân vật xuất hiện và kết thúc ở Chu Dĩ Đường rời nhà ra đi, chủ yếu giới thiệu khái quát về 48 trại.
Chu Dĩ Đường rời đi là thất bại đầu tiên Chu Phỉ khắc cốt ghi tâm, cũng là mắt xích quan trọng trong quá trình trưởng thành của nàng, từ đó nàng biết “lựa chọn” là đạo của kẻ mạnh. Tạ Doãn truyền tin, Chu Dĩ Đường ra đi, bức màn loạn thế được vén lên một góc, chốn đào nguyên trông như hoàn hảo đã che đi một lớp bóng mờ, tức “mưa núi toan sang”, gió đã thổi đến Thục Trung rồi.
Quyển 2: Nhà muôn dặm một ly rượu đục (chương 12-44)
“Nhà muôn dặm một ly rượu đục, Yên Nhiên chưa tạc về sao được.” (câu thơ dịch của Nguyễn Chí Viễn)
Trích từ bài “Thu tứ” (Ngư gia ngạo) của Phạm Trọng Yêm.
Quyển thứ hai tên như ý nghĩa, các thiếu niên giang hồ bước khỏi chốn đào nguyên cũ, lần đầu nhìn ngắm thế giới bên ngoài, cảm giác mới lạ nhanh chóng bị chôn vùi bởi cảnh tiêu điều xơ xác, đích thân trải nghiệm nóng lạnh nhân gian.
Từ chương 15 xuống núi tới chương 95, A Phỉ mới xem như về đến nhà. Những khó khăn trong đó không đếm xuể, đường về quê thăm thẳm xa xăm. A Phỉ không còn giới hạn trong chốn đào nguyên năm xưa nữa mà đã rèn luyện được lưỡi đao qua vô số lần ngàn cân treo sợi tóc.
Quyển 3: Bụi vàng phủ hết anh hùng (chương 45-72)
“Xưa nay trên con đường dưới núi Bắc Mang, bụi vàng cuồn cuộn không biết đã che phủ bao nhiêu anh hùng, đời người luôn có nỗi oán hận như nước quanh năm luôn chảy về đông.” (Kim cổ Bắc Mang sơn hạ lộ, Hoàng trần lão tận anh hùng, Nhân sinh trường hận thủy trường đông.)
Trích “Lâm giang tiên” của Nguyên Hảo Vấn.
Ở quyển này, A Phỉ và Tạ Doãn dính vào ân oán giữa Sơn Xuyên kiếm và Thanh Long chúa. Truyền nhân Bắc đao bỏ mạng, hậu nhân Sơn Xuyên kiếm xen lẫn đám gian tà. Liên tưởng tới sự ngã xuống của Khô Vinh thủ ở quyển 1, không thể không thở dài cảm khái đời người nhiều nỗi hận.
Anh hùng già yếu, mỹ nhân tuổi xế chiều, là điều không giữ được ở nhân gian, cũng là nỗi bi thương lớn nhất khiến người ta xúc động.
Song, A Phỉ mơ thấy Nam đao, Khô Vinh chân khí lưu chuyển trên người nàng, cũng khiến người ta sinh hi vọng, trông ngóng một truyền kỳ của thời đại mới.
Quyển 4: Ánh trăng cô độc tự soi, lòng dạ như băng tuyết (chương 73-95)
“Cảm hoài vầng trăng sáng lẻ loi tự chiếu, bao nhiêu năm quẩn quanh giữa núi non và biển cả mà lòng vẫn sáng trong như băng tuyết.” (Ứng niệm lĩnh biểu kinh niên, Cô quang tự chiếu, Can đảm giai băng tuyết.)
Trích “Quá Động Đình” (Niệm nô kiều) của Trương Hiếu Tường.
Quyển thứ tư đầy mùi khói lửa bao phủ 48 trại – nơi từng là một chốn đào nguyên. Phản loạn trước mắt, đại đương gia ở ngoài, A Phỉ bắt đầu học gánh vác 48 trại, làm thế nào để lập uy, dùng người như thế nào… Còn Tạ Doãn hối hận vì để lộ chút tâm tư “tiểu nhân” của mình.
Nhưng dù A Phỉ cố học làm thủ lĩnh ra sao chăng nữa, cô cũng không có năng khiếu làm lá ngọc cành vàng sợ chết, vẫn xách đao làm châu chấu đá xe. Tạ Doãn cảm thấy mình mang lòng dạ tiểu nhân, nhưng không ngại phát độc mà ngăn chưởng của Cốc Thiên Toàn.
Trích “Tây đô tác” (Giá cô thiên) của Chu Đôn Nho.
Quyển thứ năm viết về hai người Phỉ Doãn, Thấu Cốt Thanh của Tạ Doãn và tâm trạng dao động của A Phỉ. Sau khi trải qua nỗi tuyệt vọng tột cùng, A Phỉ ngộ được cảnh giới “vô thường”, cầm thanh Toái Già đi về hướng ánh sáng.
Tạ Doãn đầu thai vào vương tôn quý tộc, nhưng số mệnh đã định hắn gắn bó với “đại thổ phỉ” chốn núi rừng.
Nơi lòng ta an ổn chính là quê hương, hà tất ngó đến hầu vương?
Trích “Đối tuyết túy hậu tặng Vương Lịch Dương” của Lý Bạch.
Quyển thứ sáu Phỉ Doãn không thể gặp được nhau, cùng lắm là A Phỉ gặp Doãn lúc không còn ý thức. A Phỉ rời khỏi Đông Hải, trải qua phong ba bão táp chốn giang hồ nhưng luôn mang sợi tương tư thắt vào người Tạ Doãn băng qua sơn thủy, dù cách trở xa xôi ngàn dặm cũng không hề có sự cách ngăn.
Có nỗi tương tư ấy, dù nhất thời bỏ lỡ cũng không sao.
Quyển 7 (quyển cuối): Ráng chiều cò lẻ cùng bay, nước thu trời rộng là đây một màu (chương 158-cuối)
Trích “Đằng Vương các tự” của Vương Bột.
Quyển này là cao trào nội dung và tuyến tình cảm, hai người bị đẩy đến cực hạn rồi hồi sinh, Nam Bắc triều thống nhất, dòng máu nóng lại chảy trong cơ thể Tạ Doãn. Ân Bái, Mộc Tiểu Kiều, Nghê Thường phu nhân, Triệu Uyên, Thẩm Thiên Khu, Ưng Hà Tòng… đủ loại người đan dệt nhau chấn động lòng người, cuối cùng trần ai lắng đọng, Khô Vinh chân khí và Đoạn Thủy Triền Ti đều tỏa sáng rực rỡ.
“Cho nên người đã khuất không phải vô hình vô ảnh, mà vùi chôn trong xương máu người còn sống.”
Giang sơn đời nào cũng có nhân tài, mỗi người một vẻ rạng ngời trăm năm.