Trước khi lên kiệu hoa, Kỳ nhi thừa dịp thời gian rãnh lúc tôi đang bới tóc trang điểm, ngâm một bài thơ mà gần đây mới học được:
Huyền thiên Hộc Châu ỷ minh Nguyệt,
Mặc hương trải án nhuộm ấm Ngọc,
Nhân luân cẩm tú phi tử cười,
Không bằng thế tử An Lăng lang.
Dịch nghĩa: sặc, tớ không có khả năng này, nhưng đại loại có thể giải thích như vầy
Hộc Châu trời tối tựa đêm trăng,
Mực thơm trải án nhuộm ngọc ấm (án ở đây là tờ giấy để viết chữ ở thời xưa)
Nhân đồn phi tử cười rực rỡ
Không bằng thế tử An Lăng lang.
*Sao dịch mà cứ như không dịch thế.
Bài thơ vè truyền miệng ai cũng thuộc lòng này, kể thẳng ra đích danh tam đại mỹ nam của Lạc Vân quốc: được ví như ngôi sao sáng trong bầu trời đêm – Thất hoàng tử thần thông Huyền Nguyệt, dùng tài hoa hơn người lấn áp cả hoa thơm cỏ lạ – Đại tài tử Mặc Ngọc, người cuối cùng còn lại chính là người lập tức sẽ trở thành phu quân mà tôi phải gả – Mục tiểu vương gia An Lăng Nhiên.
Hai người đầu tiên, một người anh dũng tuyệt vời, một người nho nhã lịch sự, nhưng sao lại đụng phải cái tên An Lăng Nhiên này, cùng là khuynh quốc khuynh thành có thể sánh hơn cả gấm vóc cung điện phi tần. Tôi cũng không hề vui sướng. Mặc dù Kỳ nhi có nói, hai câu trước đó giấu đầu giấu não đem tên gọi của Huyền Nguyệt, Mặc Ngọc ẩn hết vào trong bài thơ, duy nhất chỉ có mỗi tên An Lăng Nhiên, có thể nhận thấy tướng mạo người này tuyệt đối hơn hẳn hai người trên kia.
Thế nhưng, tôi vẫn không quá vui vẻ.
Một nam nhân còn đẹp hơn so với ái phi của hoàng đế, sinh ra đã là cái hình dạng gì hả? Tôi cũng không nghĩ ra được, Kỳ nhi cũng không cho tôi thời gian suy nghĩ nhiều, đắp khăn voan đỏ lên rồi nhét tôi vào kiệu hoa.
Nói tới địa vị của nàng công chúa được gả đi này, thực ra cũng là đứa trẻ xấu số.
Lạc Vân quốc này là một quốc thổ lớn ở Trung Nguyên, công chúa ở các bộ tộc nhỏ cũng có chút giống giống như bộ tộc người Hồi trong lịch sử ngày nay, đánh không lại trốn không thoát, bất đắc dĩ không biết làm sao, đành phải đổ mồ hôi hai tay dâng trâu bò cừu dê, vàng bạc châu báu cùng con gái của mình. Trung Nguyên mặc dù giàu có, thế nhưng không có cô gái nào chịu bằng lòng xa quê hương vạn dặm đường dài tới nơi này, công chúa cũng thế. Vì vậy, trước khi đi nàng chỉ dẫn theo nha đầu Kỳ nhi bên mình, bỏ lại hết những nha đầu hồi môn khác tới đây chịu khổ.
Sau khi đến Lạc Vân quốc, cách ngày thành hôn có mấy ngày, Mục vương phi liền tính toán trước hết đưa con dâu tương lai đến biệt quán của Mục vương phủ ở tạm, ai ngờ công chúa cũng không biết lý lẽ, tự ý ra khỏi biệt quán vào Mục vương phủ, chưa bái đường thành thân đã vào kỳ môn, quả là vô cùng nhục nhã, lại không quan tâm đến lời phản đối của mọi người, tự mình vào khách điếm chờ ngày đại hôn. Lạc Diên đế nghe thấy tức giận vô cùng, cũng nhờ Mục vương gia đi đi lại lại giải thích, hoàng cung lúc này mới im hơi lặng tiếng được một chút, cũng bởi vì vậy, công chúa mới làm mất lòng cha chồng và mẹ chồng tương lai.
Trên dưới kinh thành đều nói vị công chúa này không biết đạo lý, tôi cũng không cho là thế. Người ta là kim chi ngọc diệp, gả cho ngươi một tên tiểu thế tử của cải dư dả cả chức tước còn không có, cho dù có có chút điểm kiêu ngạo như thế cũng không đáng trách. Lúc nãy tôi có đứng trước gương tỉ mỉ xem xét hết một hồi, dung mạo của vị công chúa này mặc dù không dám nói là khuynh sắc khuynh thành, hoa nhường nguyệt thẹn, cũng tuyệt đối đạt đến mức chim sa cá lặn. Một vị công chúa xinh đẹp yểu điệu như vậy gả cho một tên đệ nhất mỹ nam Lạc Vân quốc cũng không lỗ vốn, có điều đắc tội với cha mẹ chồng thì có chút phiền phức, người ta thường nói lòng dạ nữ nhân, như kim dưới đáy biển, không biết cha mẹ chồng có ghi hận trong lòng hay không, có chờ sau khi tôi vào cửa rồi mới trừng phạt tôi không.
Sự tình phát sinh quá đột ngột, tôi không có biện pháp bỏ trốn, nói đúng hơn là, không muốn bỏ trốn. Kẻ hèn bất tài, kiếp trước bị bạn thân chung phòng đặt cho một cái biệt danh, gọi là “Da chết”, bảo rằng tính tình của tôi thực sự hiền lành quá tuổi. Bất luận gặp chuyện gì, luôn bình tĩnh xử lý, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, điềm tĩnh tự nhiên đến nỗi khiến người khác phải sợ hãi.
Nhóm bạn thân nhất của tôi thường hay nói say sưa về một chuyện, xảy ra vào trận động đất cấp tám năm ngoái. Kiếp trước nhà của tôi cư ngụ ở Thành Đô, mặc dù cách tâm trận động đất một khoảng cách nhỏ, nhưng theo bản tin sau đó, Thành Đô hôm đó rung động mạnh cũng đạt gần tới cấp 6. Lúc đó, tôi vì làm xong một bài luận mà thức suốt đêm, mơ mơ màng màng cảm thấy máy vi tính đang đưa qua đưa lại, trong lòng thầm nói, không đi ngủ không được a, sao con mắt dao động mạnh dữ vậy. Vì thế, vô cùng trấn định lấy tay đỡ máy tính, thế nhưng máy tính càng lay động càng mạnh, cả người cũng bắt đầu lay động theo, trong lòng tôi càng nổi nóng, càng dùng sức đỡ lấy màn hình máy tính, tao cũng không tin giữ không được cái đồ bị bệnh này! Trong chốc lát, máy tính rốt cuộc không lay động nữa, tôi rất hài lòng lại cảm thấy trong bụng có chút đói, sau đó lếch đôi guốc gỗ xuống dưới lầu mua đồ ăn. Nhưng vừa mới đến dưới lầu, bác bảo vệ nhìn tôi như nhìn quái vật, nghẹn họng nhìn trân trân chỉa chỉa tay vào người tôi nói:
“Cô, cô, cô lúc nãy ở trên lầu?”
Tôi nhức đầu, không hiểu nổi.”Có chuyện gì sao?”
Ông cụ mở to mắt, “Vừa rồi có động đất, cô không biết sao? Mọi người chạy xuống hết, cô cũng không biết sao?”
Lúc này tôi mới kịp phản ứng lại không phải tôi mệt quá hoa mắt, máy tính đúng là lay động thật. Tay phải nắm thành quyền vỗ tay “A” nói:
“Cho thấy trang bị của tiểu khu chúng ta vẫn chịu được thử thách, vừa rồi cháu đi thang máy xuống đây một chút chấn động cũng không thấy.”
Chuyện sau đó không cần phải nói. (Không cần phải nói sao hay là hết biết nói gì, bó tay luôn)
Dù sao cái danh hiệu “Da chết” này của tôi đúng là đặt đúng chỗ, tôi cảm thấy, so với chết vì động đất, xuyên qua, mới tỉnh lại đã bị người khác khinh thường, tiết mục lấy chồng kiểu này quả thực giống như đại vu gặp tiểu vu*. Cho nên, tôi quyết định tuân theo thánh ân, trước tiên đến Mục vương phủ ngắm thiên hạ đệ nhất mỹ nam rồi hãy nói, dù sao, vì tôi mà hai nước đánh nhau, sinh linh đồ thán cũng không hay cho lắm.
* Chữ “Vu” ở đây là chỉ người thời xưa chuyên coi việc tế thần là nghề nghiệp để lừa gạt tiền của. Ý câu thành ngữ này là chỉ thầy phù thủy nhỏ gặp thầy phù thủ lớn, tài năng của hai bên khác nhau một trời một vực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí- Ngô thư-truyện Trương Hồng”.
Thời Tam Quốc có một đôi bạn rất thân nhau, một ngươi làm quan ở nước Ngụy tên là Trần Lâm, còn một người làm mưu sĩ cho Tôn Quyền ở Đông Ngô tên là Trương Hồng. Hai người đều có tài năng và rất kính trọng nhau. Họ tuy không sống cùng một nơi, nhưng vẫn thường xuyên viết thư qua lại thăm hỏi nhau và đàm luận về văn học. Một hôm, Trương Hồng nhân nhìn thấy một chiếc gối bằng gỗ lim rất đẹp, liền tức hứng viết luôn một bài phú rồi gửi cho Trần Lâm. Trần Lâm vô cùng tán thưởng bài phú này, rồi nhân một buổi tiệc đã đưa ra cho mọi người xem, và nói một cách tự hào rằng: “Bài phú này thực là tuyệt tác, các ông có biết không, đây là do Trương Hồng người bạn thân của tôi viết đó”. Ít lâu sau, khi Trương Hồng được đọc qua hai giai tác của Trần Lâm là “Vô khố phú” và “Ứng cơ luận” đã phải vỗ tay khen tuyệt. Trương Hồng viết thư cho Trần Lâm tỏ lòng khen ngợi phong cách sáng tác mới mẻ và độc đáo của Trầm Lâm, đồng thời còn khiêm tốn xin học hỏi Trần Lâm. Trần Lâm nhận được thư bạn cũng khiêm tốn hồi thư rằng: ” Tôi ở phương bắc đã không thông thạo tin tức, lại rất ít giao du với các văn nhân, học sĩ tầm mắt còn rất hạn hẹp, ở chỗ tôi rất ít người viết văn chương, nên tôi trở nên có tiếng tăm cũng tương đối dễ dàng, nhưng đây không có nghĩa là tôi có tài năng xuất chúng, so với ông tôi còn kém xa, đây thật chẳng khác nào tiểu vu gặp đại vu, không thể bày trò pháp thuật được nữa ”