Kẻ Địch Khó Thuần - Kỵ Kình Nam Khứ

Chương 2: Chương trình Công Lý (2)



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Nhìn thấy “Lawson” cứng họng, Ninh Chước bật cười.

“Đùa chút thôi.” Anh lấy ngón tay quấn lấy lọn tóc xoăn bên tai: “Một câu hỏi cuối, nếu quý khách tạm thời muốn hủy bỏ đơn hàng, chúng tôi có cần trả lại tiền đặt cọc không?”

“Lawson” nhìn anh như một thằng điên, nổi gai óc “ừm” một tiếng, âm cuối còn run run rẩy rẩy kéo dài một lúc lâu.

Ninh Chước gật đầu một cái, nhanh chóng biến mất sau cánh cửa như một bóng ma.

“Lawson” nín thở hơn mười giây mới dám xác định anh đã rời đi, không bao giờ quay trở lại nữa.

Xác nhận mình đã an toàn, người đàn ông hít sâu một hơi, lấy một tấm huy hiệu tròn khắc hình đại bàng, sau đó dùng đầu ngón tay vuốt ve nó hai lần đầy trìu mến và tăng âm lượng của “Chương trình Công Lý” về như cũ.

Khác với lần trước, người đàn ông chợt nhoẻn miệng cười.

Bây giờ không chỉ có một mình “Lawson” xem “Chương trình Công Lý” đang phát sóng trực tiếp.

“Chương trình Công Lý” là một chương trình điều tra tội phạm có tuổi thọ lâu đời tập trung vào việc phát sóng trực tiếp các vụ hành quyết tử tù.

Đây là khát vọng mãnh liệt nhất của thành phố Ngân Chùy đối với chính nghĩa.

Khương mặt của tên tội đồ phản chiếu trên vô vàn gương mặt lớn nhỏ khác nhau ngồi trước màn ảnh.

Họ chăm chú nhìn vào phạm nhân với những ánh mắt khác nhau.

Căm ghét phẫn nộ.

Si mê mù quáng.

Xoa bóp cổ tay mà thở dài.

… Có cả sự tiếc thương.

Trong một biệt thự ở khu Attleboro, phu nhân Charlemagne đã gần 40 nhưng vẫn được chăm chút nhan sắc tốt đang đau lòng nhìn tên tội phạm giết người điển trai trên màn hình.

Bà hỏi người quản gia đứng bên cạnh lần thứ 18: “Đã sắp xếp xong chưa?”

Quản gia kiên nhẫn trả lời lần thứ 18: “Thưa, đã xong.”

Phu nhân oán thán: “Chậc, dùng người của mình đã được rồi, sao cứ phải tìm người bên ngoài…”

“Ngài ấy là thanh tra của Bạch Thuẫn, có rất nhiều ánh mắt đang theo dõi ngài ấy từng giây từng phút.” Quản gia ân cần giải thích: “Xin phu nhân yên tâm, chúng tôi đã điều tra kĩ lưỡng lý lịch của lính đánh thuê phụ trách vận chuyển, đó là một người có kinh nghiệm phong phú, hành động bí mật, tác phong nhanh nhẹn, quan trọng nhất là không có quan hệ gì đến chúng ta.”

Phu nhân tò mò hỏi: “Có biết lái xe không?”

Quản gia cười.

Đây chỉ là một chuyện nhỏ không đáng kể, rốt cuộc cũng chỉ là sự quan tâm của một người mẹ được nuông chiều thành tánh.

Quản gia tinh ý không tiếp tục đào sâu thêm vào các chi tiết khác: “Đã chuẩn bị nước ấm và thuốc an thần ở trong phòng ngủ trên tầng hai.”

Phu nhân nhìn chằm chằm vào màn hình lớn: “Không được, tôi phải thấy nó an toàn thì mới ngủ được.”

“Đã là lần thứ hai rồi, sao phu nhân vẫn chưa yên tâm?” Quản gia khuyên bảo: “Lần này cậu chủ vẫn sẽ quay về nhà vào sáng mai, phu nhân không thể cứ làm khó mình như vậy được.”

Gương mặt diễm lệ của phu nhân tràn ngập buồn lo, trong lòng phức tạp, rối rắm.

Vừa đứng lên, phu nhân lại nhớ đến một vấn đề: “Ngài ấy có đến hiện trường không?”

Quản gia liếc mắt nhìn qua màn hình, cười đáp: “Phu nhân xem, thật đúng lúc quá.”

Phu nhân quay đầu nhìn thì trông thấy gương mặt của chồng.

Bà bất giác nở một nụ cười dịu dàng, trong lòng an tâm hơn rất nhiều, vì vậy dứt khoát lên trên tầng hai.



Trên màn hình, ngài Charlemagne có sắc mặt nghiêm túc đang đeo tai nghe một bên, ngồi bên ngoài phòng tiêm với tư cách là đại biểu đội hành pháp của “Bạch Thuẫn”, trên ngực đeo một huy chương kim loại hình đại bàng của “Bạch Thuẫn”.

Ông được mời đến để quan sát buổi hành hình.

Đôi mắt ngài Charlemagne trầm lặng, ủ dột nhìn phạm nhân Ruskin trong phòng hành hình qua tấm kính một chiều.

Tai nghe vang lên giọng nói của người dẫn chương trình “Chương trình Công Lý”.

Sau khi được phiên dịch lại nhiều lần bằng công cụ dịch thuật thì những cảm xúc như tức giận, đau đớn của người dẫn chương trình đã được khắc họa lại, lan tràn khắp ngóc ngách của thành phố Ngân Chùy.

“Ruskin Devon là một phan hâm mộ của tên sát nhân dị dạng nổi tiếng “Rùa Lá” Barzel!”

“Theo lời khai của hung thủ, dù là vật phẩm hóa học tự chế, vết tích hủy hoại trên gương mặt nạn nhân hay việc lựa chọn những cô gái ở khu bình dân làm mục tiêu sát hại đều là những điều hắn học tập từ Barzel.”

“Loại rác rưởi này không chỉ tận hưởng cảm giác thành tựu khi phá hủy gương mặt của những người phụ nữ!”

“Hắn ta theo dõi nạn nhân trong thời gian dài nhằm tận hưởng khoảnh khắc các nạn nhân tức giận, đau đớn, khổ sở vì bị hủy hoại nhan sắc.”

“Với thu nhập của các cô gái ở tầng lớp này thì họ không thể chi trả cho bất kì một cuộc phẫu thuật nào.”

“Có một nạn nhân muốn khôi phục lại nhan sắc của mình nên đã đến đường Mikaeri Yanagi* bán thân nhưng không lộ mặt.”

*见返柳 (Kiến phản liễu): Mikaeri Yanagi là cây liễu nằm bên trái lối vào Emonzaka ở khu phố đèn đỏ Yoshiwara được phép xây dựng công khai ở ngoại ô Edo trong thời kì Edo của Nhật Bản.

 Kin phản liễu Mikaeri Yanagi là cây liễu nằm bên trái lối vào Emonzaka ở khu phố đèn đỏ Yoshiwara được phép xây dựng công khai ở ngoại ô Edo trong thời kì Edo của Nhật Bản

/Tranh Các cô gái tạm biệt khách dưới bóng cây liễu ở bên bờ kè Nihon, Yoshiwara từ series tranh Các địa điểm nổi tiếng ở Edo, tác giả Utagawa Hiroshige/

“Còn tên Ruskin làm gì? Hắn đặt đơn của cô gái ấy! Bắt cô ấy phải quỳ xuống liếm mút thứ dơ bẩn của mình ——”

Nội dung tiếp theo vi phạm quy định phát sóng nên chương trình chỉ chèn tiếng “bíp” ở những nơi phát sóng công cộng.

Nghe đến đây thì ngài Charlemagne nhướng mày.

Đây rõ ràng là đang xâm phạm quyền riêng tư của nạn nhân.

Nhưng những chuyện bi thảm, kinh tởm, rợn người chính là những tư liệu sống hấp dẫn nhất để đưa tin.

Ông tin rằng chỉ sau một giờ nữa, những người nghe đài sẽ tìm ra mọi thông tin của nạn nhân này.

Nhưng ngài Charlemagne cũng không có thời gian để quan tâm đến chuyện nhỏ không đáng kể ấy.

Nếu có một tên già khọm có sở thích đặc biệt muốn giúp đỡ công việc của cô ấy thì chẳng phải đang giúp đỡ cho cô gái nghèo ấy hay sao.

Ngay lúc đó, nhạc nền thương đau, sầu bi vang lên, tai nghe cũng tự động chuyển kênh.

Có người gọi: “Ngài Charlemagne, alo alo, ngài có nghe thấy tôi không?”

Ông ho khan một tiếng, ra hiệu có nghe.

Bên kia là người lên kế hoạch cho nội dung của “Chương trình Công Lý”.

Lần này ông được mời đến đây do có mục diễn xuất đặc biệt.

Người lên kế hoạch muốn cùng ông check nội dung tiếp theo.

Người đó nói nhanh như gió, từng chữ lại rõ ràng: “Chỗ ngồi của ngài được xếp ở hàng đầu, vị trí gần nhất với bàn điều khiển. Sau khi hô quay thì ngài phải đứng lên, chạy thẳng đến chỗ bàn điều khiển, đẩy cảnh sát phụ trách hành hình ra rồi tự mình nhấn kim tiêm.”

“Ngài làm như vậy là vì “Tên sát nhân đã giết hại một sĩ quan cảnh sát dã man khi phụ trách nhiệm vụ bắt giữ hắn. Là thanh tra cảnh sát, ngài xem mọi cảnh sát như con ruột của mình nên ngài cảm thấy mình có trách nhiệm làm điều gì đó cho viên cảnh sát đã hi sinh.”.”

“Ngài có thể diễn cảm xúc tức giận, căm hận cho phù hợp với nội dung. Nếu ngài cảm thấy quá khó diễn thì có thể thể hiện sự ngỡ ngàng, bàng hoàng cũng được. Những người tham gia quay đề biết rõ nội dung nên sẽ không có người nào cản ngài lại.”

“Buổi phát sóng trực tiếp sẽ ghi lại toàn bộ hành động của ngài một cách hoàn hảo và chúng tôi sẽ tích cực điều hướng dư luận theo hướng “Thực thi chính nghĩa”.”.

“Ngài có thể yên tâm.”

“Ngài còn có gì không rõ không?”

Ngài Charlemagne lắc đầu, mở hồ sơ ghi chép mà ông gần như quên mất.

Phần đầu tiên là thông tin về cảnh sát đã hi sinh vì nhiệm vụ.

Đó là một chàng trai 20 tuổi đang đi dạo trên phố cùng người vợ vừa mang thai cách đây không lâu trong một ngày lễ bất chột phát hiện ra Ruskin Devon đang theo dõi mục tiêu mới.

Anh ta đi theo sau tên tội phạm suốt quãng đường dài, cuối cùng bị đối phương phát hiện.

Ruskin bóp cổ viên cảnh sát trong nhà vệ sinh công cộng bằng thắt lưng.

Ngài Charlemagne cẩn thận học thuộc tên của cảnh sát trẻ hai lần để tránh nói sai và nhớ nhầm thành tên của “con trai” mình.

Sau khi hoàn thành quá trình check nội dung, tai nghe của Charlemagne lại chuyển về chế độ phát sóng trực tiếp của “Chương trình Công Lý”.

Giọng của người dẫn chương trình lên xuống trầm bổng: “Hai năm trước, sát nhân dị dạng Bazel đã bị hành hình trong chính căn phòng này.”

“Tuy công lý sẽ đến muộn, nhưng chắc chắn nó sẽ luôn tồn tại!”

Lắng nghe lời tuyên bố hào hùng của công lý, ngài Charlemagne chú ý vào trong phòng hành hình.

Ruskin Devon đang ngồi đó, hơi bĩu môi, ngơ ngẩn nhìn lên trần nhà trông như một đứa trẻ ngây thơ.

Ngài Charlemagne cau mày, ánh mắt tuyệt vọng.

—— Không một ai biết rằng dù là Bazel hay là Ruskin Devon thì cả hai đều là con trai ruột của ông, Kim Charlemagne.

Hai lần liên tiếp đưa cùng một người lên bàn tiêm, ngài Charlemagne cảm thấy khó lòng chịu nổi.

Vì dù sao đó cũng là con trai của ông.

Năm 17 tuổi, nó đã khóc lóc về nhà với hai bàn tay đầy máu và nói rằng con đã vô tình giết chết một bạn nữ cùng lớp.

Nữ sinh đó chủ động dụ dỗ nó, nhưng nó chỉ là một đứa trẻ 17 tuổi ngỗ nghịch không muốn làm từng bước mà muốn chơi thử những trò kích thích.

Làm sao nó biết breath play* lại có thể gây chết người?

*Breath play, breath control: trò chơi ngăn cản hoặc khống chế hơi thở của slave trong tình dục nhập vai BDSM, gồm bóp nghẹt mũi, treo cổ hoặc những cách thức hạn chế oxy khác… nhằm tạo ra một trạng thái phấn khích đủ để đạt cực khoái.

Ngài Charlemagne tự thân dẫn con trai đi làm phẫu thuật sinh học thay đổi gương mặt, cho nó một gương mặt mới, một thân phận mới.

Đó là Barzel, một ca sĩ nhạc rock trẻ tuổi, giàu có.

Kết quả là con trai cưng của ông lại phá nát thân phận này.

Nó cưỡng hiếp, hủy dung, khiến cho toàn thành phố Ngân Chùy đều kinh hãi.

Ai cũng muốn nó chết.

Ngày “Barzel” bị kết án truy nã, ngài Charlemagne tiếp tục phải sử dụng năng lực của mình, trong lúc hành hình thì tạo ra một vài tiểu tiết để kéo con trai quay về từ địa ngục.

Nó lại có một thân phận mới: Ruskin Devon, một sinh viên nghệ thuật có tương lai xán lạn.

Sau đó, nó ngoan ngoãn sống được một năm lại không thể chịu đựng được cảnh sống cô đơn, tiếp tục phạm sai lầm cũ, lại bị kéo tới phòng hành hình.

Dẫu đã thay đổi đến hai gương mặt nhưng ngài Charlemagne vẫn nhận ra được bộ dạng đứa con trai bé bỏng đang ôm lấy mình làm nũng như trước đây.

Sao ông có thể chấp nhận để nó chết được?

Thông qua tầng tầng lớp lớp máy quay vô hình như “đàn nhạn” trải rộng, đạo diễn đã ghi hình được những cảm xúc phức tạp trong mắt ngài Charlemagne.

Nhổ điếu thuốc luôn cháy trong miệng ra, đạo diễn bình tĩnh ra lệnh: “Tập trung vào mặt của ngài Charlemagne, tiếp tục… gần hơn… quay cận cảnh.”

Sau đó, gương mặt chính trực với đôi lông mày cau chặt như đang suy tư, trăn trở xuất hiện trực tiếp trên “Chương trình Công Lý” trước mặt toàn bộ các khán giả.

Cùng lúc đó, Ninh Chước đang ngồi trên chiếc motor của mình, như vô số người khác, anh nhìn gương mặt mạnh mẽ hừng hực khí thế “chính nghĩa sẽ thắng” của ngài Charlemagne trên màn hình công cộng ở quảng trường.

Anh cười nhạo một tiếng.

Nhận nhiệm vụ, nhưng trước khi rời khỏi quán bar “Đương Đồ”, anh cố tình đi tìm lại tên đàn ông có chiếc cằm kim loại.

Không có gì bất ngờ xảy ra thì tên đó đã sớm bạt mạng chạy trốn.

Nhưng sau khi ra quán bar, Ninh Chước vẫn không gấp gáp đến địa điểm của nhiệm vụ.

Nhận thấy không thể đến địa điểm đúng giờ, Ninh Chước cũng không có ý định khởi động xe.

Xe của Ninh Chước là một chiếc motor địa hình, hầu hết các bộ phận máy móc đều lộ hết ra ngoài. Nó có kết cấu kim loại với xúc cảm lạnh lẽo cùng với những đường cong hoàn hảo, trông chẳng khác gì một tên côn đồ lịch lãm diện vest đang lặng lẽ ẩn nấp trong bóng tối trên con phố lập lòe ánh neon bên cạnh Ninh Chước.

Đường chân trời bị xóa mờ vì ánh rực rỡ giả tạo, khiến không gian như một bức tranh sơn dầu mờ ảo.

Ninh Chước đội mũ bảo hiểm nửa đầu, lớp kính một chiều phai màu trên mũ khiến những người đi ngang qua không thể nhìn thấy rõ mặt anh.

Nhưng anh có thể dễ dàng nhìn thấy gương mặt mình phản chiếu trên gương chiếu hậu của chiếc motor.

Những lúc Ninh Chước không cười, sắc mặt anh trắng toát, mang một vẻ đẹp lạnh lẽo, độc đáo tựa một lưỡi dao sắc bén.

Một lưỡi dao có thể giết người.

Dù máu có dính bẩn thì cũng không thể rửa trôi, do đó lưỡi dao chỉ đứng im một chỗ cũng khiến người khác phải rùng mình run sợ.

Trên khuôn mặt tái nhợt và đôi mắt xanh lục của anh luôn in hằn một màu máu đỏ.

Ninh Chước ngước mắt nhìn khoảng không phía trước, tự nhủ không biết nên giải thích với người đó như thế nào.

“Ồ, anh ta là con trai của người đó.”

“Tôi biết anh ta trông không giống lắm nhưng mà thật sự là anh ta.”

“Xin lỗi, tôi biết, tôi phải mất một chút thời gian…”

Nếu có ai quen biết Ninh Chước nhìn thấy anh ngoan ngoãn nhận lỗi với người khác như vậy thì họ sẽ tự móc mắt mình ra và thay bằng mắt nhân tạo.

Vì trong ấn tượng của họ, Ninh Chước là một lính đánh thuê có thể chiến đấu với một bầy sói mà không hề thua thiệt gì.

Nhưng nơi này không thuộc quyền quản lý của anh, cũng hiếm người nhận ra được xe của Ninh Chước.

Người bình thường đi ngang qua chỉ thấy anh là một thằng điên đang tự nói chuyện một mình.

Cuối cùng, thời khắc được nhiều người mong đợi đã bắt đầu.

“Chương trình Công Lý” mở màn bằng một đoạn thông báo “Cảnh báo của Bạch Thuẫn” dài dòng, nhắc nhở khán giả không được sao chép nội dung hình ảnh khi chưa được cho phép, đồng thời lịch sự yêu cầu công dân dưới 18 tuổi không được tiếp tục xem nữa.

Ở mục bình luận, những lời chửi rủa tàn ác cùng với những lời ca ngợi không ngừng tăng cao.

Ninh Chước ngẩng đầu, ngẩn ngơ nhìn màn hình lớn.



Trong phòng hành hình, “sát nhân dị dạng” Ruskin Devon mặc áo trói, chậm rãi ăn… kẹo.

Đây là “nguyện vọng trước khi tử hình” của tên sát nhân.

Gã hi vọng rằng trước khi “chết” có thể ăn một viên kẹo cao su vị dâu.

Gã nhai viên kẹo cao su nhóp nhép, sau đó thổi ra một quả bong bóng hồng hồng trong suốt.

Nhóp nhép.

Nhóp nhép.

Ruskin Devon, hay là “Rùa Lá” Barzel, hay là con trai ruột của thanh tra cảnh sát Charlemagne – Kim Charlemagne, đã trải qua “buổi hành hình” một lần nên gã nắm rõ diễn biến tiếp theo là gì.

Lần lượt sẽ có một mũi Barbiturat*, một mũi Kali Chloride* sẽ được tiêm vào người gã thông qua một cỗ máy.

*Barbiturat: Một loại thuốc như thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thần, thuốc gây mê và thuốc chống co giật. Barbiturat ở liều cao được sử dụng cho việc tự tử có sự trợ giúp của bác sĩ, kết hợp với thuốc giãn cơ sẽ tạo ra một cái chết êm ái cho hình phạt tử hình.

*Kali Chloride: được sử dụng trong phân bón, y học, ứng dụng khoa học, bảo quản thực phẩm và được dùng để tạo ra sự ngừng hoạt động của tim để thi hành các án tử hình bằng cách tiêm Kali Chloride trực tiếp vào tĩnh mạch của phạm nhân (hiện nay nhà nước Việt Nam vẫn đang áp dụng). Đây là chất độc thứ 3 trong 3 quy trình hành hình tử tù.

Barbiturat là thuốc gây mê thật.

Còn Kali Chloride gây chết người được thay bằng đường Glucose.

Gã chỉ cần ngủ một giấc ngon lành, ngày tiếp theo sẽ gặp lại người mẹ dịu dàng của mình, được ăn những món ngon hấp dẫn, được nằm trên chiếc giường êm ái, mềm mại.

Mấy món ăn lỏng tiêu chuẩn trong nhà tù thật tởm lợm.

Nhờ cha mà gã có những bữa ăn tốt nhất nhưng khi nhìn thấy những tên tội phạm khác ăn thứ chất lỏng như cám lợn thì mất hết cả hứng ăn.

Gã nghĩ rằng lần tiếp theo gã cần một gương mặt đẹp trai hơn.

Trước khi đổi gương mặt của “Barzel” thành “Ruskin”, gã đã lựa chọn một gương mặt điển trai.

Đó là một gương mặt đẹp theo tiêu chuẩn châu Âu, có nét thuần khiết, ngây thơ vô hại với con người và động vật, càng khiến người khác yêu mến thì càng dễ lừa gạt những cô gái đó lơ là cảnh giác.

Phun kẹo cao su ra, Ruskin nằm xuống bàn hành hình, bác sĩ tâm thần bắt đầu nói chuyện với gã. Sau khi xác định tình trạng của gã khá bình thường thì giơ tay ra dấu với bên ngoài.

Nhưng người hành hình lại chần chờ vài giây trước khi nhấn nút.

Quả nhiên, ngài Charlemage từ phía sau bước nhanh đến đẩy người đó sang một bên.

Ngài Charlemage nhấn nút tiêm một cách quyết liệt, đồng thời hùng hồn tuyên bố với chiếc máy quay vô hình trước mặt bằng lời lẽ rõ ràng: “Vì con trai tôi – More Channing.”

Hành động liên tiếp diễn ra hoàn hảo, phông nền đúng chỗ, tên cũng được gọi ra chính xác.

Mọi thứ đều đã xong.

Một chất lỏng nhạt màu từ từ được tiêm vào tĩnh mạch của Ruskin.

Ruskin đã từng tham gia quá trình này một lần, cảm giác mới mẻ khi trải nghiệm hành hình lần đầu đã không còn nữa.

Cổ tay gã bị trói chặt, chỉ có ngón trỏ có thể nhúc nhích một chút, vì vậy gã chán nản gõ gõ ngón tay lên mép bàn hành hình, nhẩm đếm thời gian chờ thuốc “phát huy” tác dụng.

Ngay sau đó, sắc mặt của Ruskin thay đổi.

Bởi vì cơ cổ của gã đột nhiên co cứng lại khiến gã vô cùng khó chịu.

Ruskin muốn xoay cổ mình nhưng chiếc áo bó người đã cản gã lại.

Vài giây tiếp theo, mọi thứ ngày một tệ hơn.

Ruskin sùi bọt mép, trông gã thoi thóp như con cá mắc cạn sắp chết.

“Đau… Đau quá!”

Gã nghiến răng nghiến lợi, rên rỉ từng tiếng thống khổ, phần đầu không ngừng co giật, cổ ngửa ra sau theo bản năng nhưng vì bị trói quá chặt nên cổ đập thẳng vào bàn hành hình, phát ra từng tiếng vang lớn.

Có bác sĩ nhận thấy có bất thường, xông vào bàn hành hình và lắp bắp hỏi gã cảm thấy như thế nào.

Ruskin chỉ cần nói thêm một lời thì sự co giật và biến dạng trên mặt ngày một nghiêm trọng hơn: “Bụng đau quá! Mẹ ơi!”

Gã cảm thấy có thứ gì đó.

Dự cảm đó khiến gã sợ hãi đến mức bật khóc.

Cơ thể gã bị trói trong một chiếc áo khoác bó, các cơ bắp trên người không ngừng co giật, cả người đập rầm rầm vào bàn hành hình bằng sắt vang lên những tiếng dội trầm đục, buồn tẻ đầy bi thảm như thể anh ta đang dập đầu quỳ lạy xin tha lỗi với ai đó.

Rầm. Rầm. Rầm.

Gương mặt điển trai của gã biến dạng vì cơn đau dữ dội và vì bị ngạt thở, gã chỉ có thể rên rỉ những tiếng thảm thiết với những âm điệu khác nhau trong cổ họng buốt rát: “Cha… Mẹ… Mẹ!”

Ngay sau đó, đôi mắt xanh của gã trợn trừng. Gã mất đi sự sống.

Khi gã chết, các dấu hiệu sinh tồn cũng dần biến mất, gương mặt thay đổi bằng công nghệ sinh học tan biến không thể kiểm soát và trở lại hình dạng ban đầu.

Gương mặt điển trai của “Ruskin” tan chảy như nhựa cháy, để lộ ra gương mặt của “Barzel”.

Khán giả chưa kịp ngạc nhiên thì gương mặt của “Barzel” lại tiếp tục tan chảy.

Ngài Charlemagne, người tự tay nhấn nút tiêm, đã chết đứng ngoài phòng hành hình.

Sau đó, ông ta tỉnh táo lại, mất hình tượng hét lên đầy phẫn nộ: “Tắt ngay —— tắt phát sóng trực tiếp ngay!”

Trước khi mọi chuyện không thể cứu vãn, “Chương trình Công Lý” ngay lập tức kết thúc, để lại hình ảnh đang “Bảo trì kết nối”.



Nhiều người không có tiền mua ti vi nên đã đến quảng trường để theo dõi “Chương trình Công Lý” trực tiếp.

Khi “Ruskin” vùng vẫy la hét, những con phố xung quanh dường như nhấn nút tạm dừng.

Cho đến khi gã trợn trắng mắt, hơn mười giây sau, tiếng nói của người dân chấn động vang vọng khắp một vùng vang rền như sấm.

Ngay lúc này, Ninh Chước nhận được một cuộc gọi đến.

Anh chọn “Chặn âm thanh xung quanh” rồi nghe máy.

Giọng nói ở đầu bên kia khá quen thuộc.

“Ngài “Lawson”.” Ninh Chước vui vẻ chào: “Có chuyện gì không, tôi đang chờ đèn đỏ.”

Tình huống bên “Lawson” có vẻ không tốt.

Người đàn ông đang chạy, giọng nói mệt mỏi đầy lo lắng: “Đừng đến “8 Miles”, nhiệm vụ bị hủy bỏ!”

Ninh Chước xoay người nhìn về phía cửa quán bar “Đương Đồ”.

Ngài “Lawson” ngạo mạn khi nãy bây giờ như đang bò lết ra khỏi cửa quán bar, leo lên một chiếc ô tô bay màu đen.

Ninh Chước “Ồ” lên một tiếng, xoay xoay cổ: “Tạm thời hủy đơn hàng, tôi có cần trả lại tiền đặt cọc không?”

Tiếng trả lời bên kia kêu ré lên như gà bị bóp cổ: “Không cần trả lại tiền đặt cọc! Không cần trả lại! Nhiệm vụ bị hủy bỏ!”

Cuộc gọi kết thúc.

Ninh Chước gọi về trụ sở “Henna”.

“Tôi sẽ quay về sớm.” Ninh Chước nói: “Những người còn lang thang bên ngoài thì quay về căn cứ ngay. Bên ngoài đã xảy ra chuyện gì đó, khoảng 1 tiếng nữa toàn thành phố sẽ bắt đầu giới nghiêm.”

Người nghe máy không còn là người phụ nữ ban đầu mà là một chàng trai trẻ tuổi khác.

Hiển nhiên người này cũng không nắm được tình hình, cũng không xem “Chương trình Công Lý” nên nghi hoặc hỏi: “Giới nghiêm? Là gì? Giới nghiêm là cái gì?”

Ninh Chước khởi động motor, anh liếc nhìn màn hình lớn, thản nhiên trả lời như đang kể một chuyện cười: “Ai mà biết. Không biết chừng là cảnh cáo* tôi đó.”

*戒 (giới): cảnh giác, phòng bị, dè chừng; cấm; cảnh cáo

Tác giả có lời muốn nói:

Báo Ngân Chùy là một tờ báo truyền thống, được xuất bản đến độc giả với hình thức online, tiêu đề và video tương ứng sẽ thay đổi vị trí theo tổng số lượt xem mỗi phút.

Tiêu đề của bạn tùy thuộc vào lựa chọn của bạn!

[ Tiêu đề hôm nay ] “Chương trình Công Lý” lại lên sóng! Tên sát nhân dị dạng Ruskin sẽ chính thức bị hành hình vào ngày hôm nay và được truyền hình trực tiếp trên kênh số 3, hẹn gặp lại các khán giả thân quen!

[ Tiêu đề trang thứ hai ] Có nên tiếp tục “Chương trình Công Lý” hay không? Mời các bạn theo dõi các phân tích từ các chuyên gia trong số đặc biệt của kênh số 4.

[ Tiêu đề trang thứ ba ] Chuyên mục săn người đẹp, thanh tra cảnh sát 818 Charlemagne, cảnh sát đẹp trai và trẻ tuổi nhất trong lịch sử “Bạch Thuẫn”!



[ Một phút quảng cáo ] Thông báo tìm người: Con gái tôi mất tích trong một buổi tiệc tốt nghiệp cấp ba vào 5 năm trước, cô bé mặc váy lễ phục màu đỏ, cao khoảng 172cm, nặng khoảng…

Con gái của mẹ, mỗi tháng mẹ đều ở đây, chờ con quay về.

Con gái của mẹ mỗi tháng mẹ đều ở đây chờ con quay về

/Motor trong thế giới quan Cyberpuk/

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.