Kẻ Trộm Sách

Chương 37



š BA PHÚT DÀI NHẤT ›TRONG LỊCH SỬ GIA ĐỈNH HUBERMANN

Bố ngồi trên bàn. Rosa cầu nguyện ở góc nhà, miệng lẩm nhẩm những chữ gì không rõ. Liesel thì bị nấu chín nhừ: đầu gối nó, ngực nó, những cơ bắp trên cánh tay nó. Tôi ngờ rằng sẽ không có bất cứ ai trong số họ có gan nghĩ đến xem họ sẽ làm gì nếu căn hầm được chỉ định làm chỗ tránh bom. Trước hết họ phải vượt qua được đợt kiểm tra này cái đã.

Họ lắng nghe tiếng những bước chân Quốc xã trong căn hầm. Có tiếng thước dây kêu loẹt xoẹt. Liesel không thể không nghĩ đến việc Max đang ngồi dưới những bậc cấp, mân mê quyển sổ phác thảo của anh, ôm ghì nó vào ngực anh.

Bố dứng dậy. Một ý tưởng khác.

Ông bước đến chỗ hành lang và cất tiếng gọi. “Mọi thứ dưới đó ổn cả chứ?”

Câu trả lời bước lên những bậc cấp, ngay trên đầu của Max Vandenburg. “Có thể là thêm một phút nữa thôi.”

“Ông có muốn dùng chút trà hay cà phê không?”

“Không, cảm ơn ông.”

Khi Bố quay lại, ông ra lệnh cho Liesel lấy một quyển sách ra đọc và Rosa thì bắt đầu nấu ăn đi. Ông đã quyết định rằng điều cuối cùng mà họ nên làm là ngồi thừ ra đó đầy vẻ lo lắng. “Coi nào,” ông nói to, “nhúc nhích đi, Liesel. Bố không quan tâm đến việc đầu gối của con bị đau đâu. Con phải đọc xong quyển sách đó, như con đã nói.”

Liesel cố gắng không vỡ tan ra thành từng mảnh. “Vâng, thưa Bố.”

“Thế thì con còn chờ gì nữa.” Hẳn phải mất rất nhiều nỗ lực thì ông mới nháy mắt được với nó, con bé có thể nói như vậy.

Trong hành lang, nó gần như đã đâm sầm vào người đảng Quốc xã nọ.

“Đang gặp rắc rối với bô cháu đấy hả? Đừng lo. Bác cũng vậy với mấy đứa con của mình thôi.”

Họ đi theo những con đường riêng của mình và khi Liesel về đến được phòng nó, nó đóng cửa lại và quỳ phịch xuống đất, mặc cho cơn đau đang nhói lên chỗ đầu gối nó. Trước hết, con bé nghe cái kết luận là căn hầm này quá nông, sau đó là lời tạm biệt, một trong những lời tạm biệt đó được gửi dọc xuông lang. “Tạm biệt, nữ cầu thủ điên loạn!”

Nó nhớ rằng mình đã trả lời lại. “Auf Wiedersehen! Tạm biệt!”

Quyển Người mang giấc mơ như bị ninh nhừ trong tay nó.

Theo lời Bố, Rosa như đã tan chảy ra bên cạnh bếp lò ngay cái khoảnh khắc mà đảng viên Quốc xã ra đi. Họ gọi Liesel ra và đi xuống tầng hầm, lấy những tấm che bụi và những thùng được sắp xếp rất khéo ra. Max Vandenburg đang ngồi bên dưới bậc cấp, tay nắm chặt lấy cái kéo hoen gỉ của anh như một con dao. Nách anh sũng mồ hôi, và những từ ngữ rơi ra khỏi miệng anh như những vết thương vậy.

“Lẽ ra cháu không nên đụng đến cây kéo,” anh khẽ nói “Cháu.” Anh nắm chặt lấy những lưỡi kéo hoen gỉ, ép chặt vào trán mình. “Cháu rất tiếc vì đã khiến cả nhà mình phải gánh chịu việc này.”

Bô châm một điếu thuốc lên. Rosa thì cầm lấy cây kéo.

“Cháu vẫn còn sống,” bà nói. “Tất cả chúng ta đều vẫn còn sống.”

Lúc này đã quá trễ để nói những lời xin lỗi.

NGƯỜI MỈM CƯỜI RANH MÃNH

Nhiều phút sau, một tràng gõ cửa thứ hai vang lên.

“Lạy Chúa, lại nữa!”

Sự lo lắng quay lại ngay lập tức. Max lại được che giấu đi.

Rosa chậm chạp bước lên những bậc cấp tầng hầm, nhưng lần này khi bà mở cửa thì không phải là những đảng viên Quốc Xã nữa. Người đó không ai khác ngoài Rudy Steiner. Thằng nỏó đứng đó, với mái tóc vàng và có ý tốt. “Cháu chỉ ghé xem Liesel thế nào rồi.”

Khi nghe thấy giọng nói của thằng bạn, Liesel bắt đầu đi lên những bậc cấp. “Con có thể giải quyết được người khách này.”

“Bạn trai nó,” Bố nói với những cái thùng sơn. Ông lại thổi ra một miệng đầy khói nữa.

“Nó không phải là bạn trai của con,” Liesel phản bác lại nhưng con bé không có vẻ tức giận. Không thể tức giận sau một nguy hiểm lớn đến như thế. “Con chỉ đi lên vì Mẹ sẽ la hét bất cứ giây phút nào.”

“Liesel!”

Con bé đã ở trên bậc thang thứ năm rồi. “Đấy, thấy chưa?”

Khi nó ra đến cửa, Rudy đang di chuyển từ chân này sang chân kia. “Tớ chỉ ghé qua để xem...” Nó ngừng lại. “Mùi gì thế?” Nó khịt khịt mũi. “Cậu đang hút thuốc trong đó à?”

“Tớ đang ngồi với Bố ấy mà.”

“Cậu có điếu thuốc nào không? Có thể chúng ta sẽ bán được vài điếu đấy.”

Liesel chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến điều này. Nó nói khẽ đẻ Mẹ không nghe thấy. “Tớ không ăn trộm thứ gì từ Bố mình.”

“'Nhưng cậu vẫn ăn trộm từ những chỗ khác đấy thôi.”

“Tại sao cậu không nói to lên tí nữa đi?”

Rudy mỉm cười ranh mãnh. “Đã thấy việc trộm cắp làm cho cậu cảm thấy thế nào chưa? Cậu thật lo lắng.”

“Cứ làm như cậu chưa từng ăn trộm thứ gì ấy.”

“Phải, nhưng người cậu bốc mùi ăn trộm nồng nặc.” Lúc này Rudy đã thật sự nóng người lên. “Có thể xét cho cùng thì đó chẳng phải là mùi khói thuốc lá đâu.” Nó rướn người tới gần hơn và nở một nụ cười. “Tớ có thể ngửi thấy mùi tội phạm. Cậu nên đi tắm đi.” Nó quay lại hét lên với Tommy Muller. “Này Tommy, cậu nên đến đây và ngửi cái mùi này mới được.”

“Cậu nói gì kia?” Tommy tội nghiệp đáp. “Tớ không thể nghe được cậu nói gì cả!”

Rudy quay lại nhìn Liesel và lắc đầu. “Thật là đồ vô dụng.”

Con bé bắt đầu khép cửa lại. “Biến đi, đồ con lợn, cậu là điều cuối cùng mà tớ cần lúc này.”

Rất đỗi hài lòng với bản thân mình, Rudy quay lại con phố. Ở chỗ hòm thư, có vẻ như nó sực nhớ ra điều mà nó muốn xác định rõ từ nãy đến giờ. Nó bước lại vài bước. “Mọi chuyện vẫn ổn cả chứ, đồ con lợn? Ý tớ là vết thương của cậu ấy.”

Khi đó là tháng Sáu. Nơi đó là nước Đức. Mọi thứ đang sắp sửa bị mục ruỗng.

Liesel không nhận thấy được điều này. Phần nó, người Do Thái trong tầng hầm nhà nó vẫn chưa bị phát hiện. Bố mẹ nuôi của nó không bị bắt đi, và bản thân nó đã đóng góp rất nhiêu vào cả hai thành quả trên.

“Mọi thứ ổn cả,” con bé nói, và nó không hề nói đến chân thương xảy ra trong trận bóng.

Con bé ổn cả.

NHẬT KÝ CỦA THẦN CHẾT: NHỮNG NGƯỜI PARIS

Mùa hè đến.

Phần kẻ trộm sách, mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp.

Phần tôi, bầu trời có màu của những người Do Thái.

Khi cơ thể họ đã kết thúc cái việc tẩy sạch những khoảng hở trên cửa, thì linh hồn của họ trỗi dậy. Móng tay họ đã cào cấu vào gỗ và trong một vài trường hợp là đã bị đóng đinh vào đó bởi cái sức mạnh của sự tuyệt vọng, và linh hồn của họ tìm dến với tôi, vào trong tay tôi. Chúng tôi trèo ra khỏi những căn phòng tắm đó, lên đến mái nhà và lên cao nữa, vào cái bề rộng vinh cửu ấy. Họ liên tục nuôi dưỡng tôi. Hết phút này sang phút khác. Hết buổi tắm này sang buổi tắm khác.

Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đầu tiên ở Auschwitz, lần đầu tiên ở Mauthausen. Ở nơi đó, khi thời gian trôi đi, tôi cũng nhặt họ lên từ dưới đáy vực thẳm, khi những cuộc tẩu thoát của họ thất bại một cách thảm hại. Có những thân người vỡ nát và những xác chết, những người yêu dấu. Dù vậy, vẫn còn tốt hơn những người chết vì hơi ngạt. Tôi đã bắt được vài người khi họ mới xuống được nửa chừng. Anh đã được cứu, tôi nghĩ thế, tay giữ linh hồn họ lơ lửng giữa không trung khi phần còn lại của con người họ – vỏ bọc thể xác của họ – lao thẳng xuống mặt đất. Tất cả bọn họ đều nhẹ, như những cái vỏ bọc rổng của quả cây óc chó. Ở những nơi đó có bầu trời đầy khói. Mùi của nó như một cái lò bếp, nhưng vẫn rất lạnh.

Nhớ lại, tôi vẫn còn run rẩy – khi tôi cố gắng xóa nó ra nhận thức của mình.

Tôi thổi những luồng khí ấm vào lòng bàn tay mình, để làm họ ấm lên.

Nhưng thật khó để giữ ấm cho họ khi những linh hồn còn run rẩy.

“Lạy Chúa.”

Tôi luôn hói cái tên đó ra khi tôi nghĩ về điều này.

“Lạy Chúa.”

Tôi nói cái tên ấy lần thứ hai.

Tôi nói tên Người ra trong một cố gắng vô ích để thấu hiểu mọi sự. “Nhưng việc của anh không phải là thấu hiểu.” Tôi luôn là người trả lời cho chính mình. Chúa không bao giờ nói điều gì cả. Bạn nghĩ bạn là người duy nhất mà ông ta không bao giờ đáp lại ư? “Việc của anh là...” và tôi không lắng nghe mình nói nữa, vì nếu nói huỵch toẹt ra, thì tôi đã ngấy bản thân mình đến tận cổ rồi. Khi bắt đầu suy nghĩ như thế, tôi rất mệt mỏi, và tôi không có quyền hoang phí sức lực của mình. Tôi buộc phải tiếp tục, bởi vì mặc dù điều này không đúng với từng con người trên Trái Đất này, thì nó vẫn đúng với đa số – rằng thần chết không chờ đợi ai cả – và nếu lão ta có chờ đợi đi nữa, thì thường là lão ta không chờ được lâu.

Vào ngày 23 tháng Sáu năm 1942, có một nhóm những người Pháp gốc Do Thái trong một nhà tù Đức, trên đất Ba Lan. Người đầu tiên mà tôi rước đi đang ở gần chỗ cánh cửa, tâm trí anh đang phi nước đại, sau đó giảm tốc độ xuống còn phi nước kiệu, sau đó chậm dần, chậm dần…

Làm ơn hãy tin tôi khi tôi nói với bạn rằng tôi đã nhặt từng link hồn lên ngày hôm đó như thể nó vừa mới ra đời. Thậm chí tôi còn hôn lên vài gò má đã bị nhiễm độc, úa tàn. Tôi lắng nghe những tiếng khóc hổn hển cuối cùng của họ. Những từ tiếng Pháp của họ. Tôi nhìn những nhỡn ảnh về tình yêu của họ và giải thoát họ khỏi nỗi sợ hải của mình.

Tôi mang tất cả đi, và nếu có lúc nào tôi cần phải xao lãng, thì đây là nó. Trong sự cô độc hoàn toàn, tôi nhìn thế giới trên đầu mình. Tôi quan sát bầu trời khi nó chuyển từ màu bạc sang màu xám, rồi sang màu của mưa. Thậm chí những đám mây cũng cố gắng để trông khác đi.

Đôi khi, tôi tưởng tượng ra mọi thứ sẽ trông như thế nào bên trên những đám mây ấy, biết ngay mà không chút thắc mắc rằng mặt trời có màu vàng chói của tóc, và bầu không khí vô cùng vô tận là một con mắt màu xanh khổng lồ.

Họ là người Pháp, họ là người Do Thái, và họ là chính bạn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.