Chiều tối, ánh hoàng hôn buông xuống, mặt trời xán lạn toả ra sự ấm áp dịu nhẹ.
Trình Phóng đã làm xong công việc của ngày hôm nay.
Trong vườn rau của bà nội Trình có rất nhiều cỏ dại, đường đi cũng không tiện lắm, lần nào ra vườn hái rau, bà nội cũng phải cẩn thận, thành ra tốn nhiều sức lực.
Anh thuận tay dọn giúp bà để dễ dàng ra vào một chút.
Buổi sáng, Trình Phóng mới từ nhà Doãn Hạo về, lưng vẫn dính từng mảng từng mảng màu đen, cộng với việc loay hoay trong vườn rau lâu như vậy nên cả người anh trông rất nhếch nhác.
Thời điểm Minh Hạnh bước vào cổng sân, Trình Phóng đang di chuyển một chồng gạch vào trong.
Anh nhấc chồng gạch một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng tiến về phía trước rồi cúi người đặt nó xuống.
Tay anh dính tro, lưng đầy mồ hôi. Khi anh dùng sức, cánh tay liền hiện ra cơ bắp, nhìn rất rắn chắc và mạnh mẽ.
Trình Phóng thuận tay lau mồ hôi, vừa quay lại thì thấy Minh Hạnh.
Động tác của anh hơi khựng lại, ánh mắt dừng trên người cô được một lát lại dời đi. Anh xoay người tiếp tục dọn dẹp.
Hệt như chớ hề nhìn thấy cô vậy.
Bên kia vẫn còn một chồng gạch, chắc phải vận chuyển thêm hai chuyến nữa.
Hình như Minh Hạnh có chuyện gì đó.
Cô dừng bước chân và nâng mắt nhìn theo mấy lần, cực kỳ do dự.
Giống như có chuyện muốn nói.
Trình Phóng đi đi về về, tốc độ rất nhanh, chưa tới một phút đã dọn xong toàn bộ.
Anh đảo mắt, thấy Minh Hạnh vẫn còn đứng đằng kia.
Trình Phóng dừng công việc, khoé môi khẽ nhếch lên. Dáng vẻ và ánh mắt khi anh nhìn cô quả thật rất áp lực.
Đúng là Minh Hạnh có chuyện muốn nói.
Nhưng cô cũng sợ Trình Phóng, càng không muốn tiếp xúc nhiều với anh.
Mỗi lần nhìn thấy anh, cô đều sợ tới mức hoảng loạn.
“Cảm ơn.” Nghẹn hết nửa ngày, rốt cuộc Minh Hạnh cũng nói ra hai chữ.
Chuyện tối qua đều nhờ anh cả, nếu không cô thật sự không biết làm sao nữa.
E là sợ phát ngất rồi.
Trình Phóng nhoẻn miệng cười nhạt một tiếng, không nói gì.
Giống như anh chẳng hề sẵn lòng quan tâm cô vậy.
Chuyện này khiến Minh Hạnh hơi rụt lại một chút.
Cô vốn không biết bản thân có nên dọn đi hay không, có Trình Phóng ở đây, dù cô có ở lại đi nữa thì ngày nào cũng sẽ bị giày vò.
Nếu bây giờ có nơi để đi thì cô nhất định sẽ sớm dọn ra ngoài.
“Tôi —” Minh Hạnh vừa cất giọng, còn chưa kịp nói thì Trình Phóng đã nhếch môi, chợt nở nụ cười.
“Chỉ một câu cảm ơn là xong hả?” Anh lười biếng hỏi.
Minh Hạnh sững người: “Gì cơ?”
Cô không hiểu ý của anh.
Trình Phóng bước qua đám cỏ dại, đi tới chỗ cô. Khi còn cách cô khoảng hai ba bước, anh dừng lại.
“Tệ lắm cũng phải là một cái gì mang tính thực tế.”
Minh Hạnh nghe anh nói thì nghiêm túc suy nghĩ, cảm thấy anh nói rất có lý.
Việc anh giúp cô bắt chuột là một sự giúp đỡ rất lớn, đúng là nên cô cảm ơn đàng hoàng.
Chỉ một câu “cảm ơn” thì qua loa quá.
Nhưng làm sao để việc cảm ơn mang tính thực tế nhỉ?
Nhất thời, Minh Hạnh không nghĩ ra.
Yên lặng một hồi lâu, Minh Hạnh dò hỏi: “Vậy tôi mời cậu ăn cơm được không?”
Hình như đây là cách cảm ơn phổ biến và thường được sử dụng nhất rồi.
“Không cần.” Trình Phóng lắc đầu.
Sau đó, anh hạ tầm mắt nhìn người ngợm của mình, bỗng nghĩ ra gì đó.
“Giặt đồ cho tôi đi, nó bẩn quá.”
Đúng là rất bẩn.
Nó ướt nhẹp và đen xì, vì anh đổ mồ hôi nên trông giống màu pha vậy.
Lúc đó, Minh Hạnh cảm thấy yêu cầu này rất kỳ lạ, nhưng sau một lúc suy nghĩ thì cô gật đầu đồng ý, “Được, được.”
Cô cảm thấy miễn là ít phải tiếp xúc với Trình Phóng bao nhiêu hay bấy nhiêu, ít làm phiền anh ít đụng tới anh là được.
Anh yêu cầu cô giặt quần áo, chỉ là giặt quần áo thôi mà.
Trình Phóng không ngờ cô sẽ đồng ý.
Anh vốn chỉ thuận miệng nói chơi một chút.
“Không chê à?” Trình Phóng lại hỏi.
Hôm nay quần áo dơ tới mức này, tới anh còn phải thấy ghê nữa là.
Vừa dứt lời, quả nhiên anh thấy Minh Hạnh nhíu mày.
Trình Phóng cười lạnh một tiếng, nói: “Chê cũng đúng thôi, giặt cái gì chứ.”
Dứt lời, anh quay người đi vào bên trong, chẳng hề đoái hoài tới Minh Hạnh nữa.
Hôm sau, Minh Hạnh thức dậy sớm hơn bình thường.
Chủ yếu là cô sợ Trình Phóng, không muốn đụng phải anh nên đành dậy sớm một chút, ra khỏi nhà sớm một chút, cố gắng hạn chế tiếp xúc.
Có trời mới biết cô sợ anh tới nhường nào.
Tối qua cứ thấp tha thấp thỏm, trước khi đi ngủ, cô vẫn luôn vắt óc suy nghĩ phải cảm ơn anh như thế nào, để rồi sau khi thiếp đi, cô gặp ác mộng cả đêm.
Đầu tiên là mơ thấy phòng cô lại có chuột, chạy tới chạy lui, sau đó mơ thấy côn đồ Trình Phóng quát mắng mình.
Đồng hồ báo thức đã cài đặt trước còn chưa kịp reo thì cô đã bị doạ cho tỉnh.
Sau khi tỉnh được một lát, trái tim của cô còn nhảy bình bịch trong ngực, phải mất rất lâu mới có thể lấy lại bình tĩnh.
Thật là đáng sợ!
Trình Phóng đáng sợ y như con chuột vậy.
Không ngờ cô thức dậy đã sớm mà bà nội Trình còn thức sớm hơn cả cô.
Lúc cô đi ra, bà đã chuẩn bị xong bữa sáng.
“Bà dậy sớm thế ạ!” Minh Hạnh hơi kinh ngạc.
“Người cao tuổi, không ngủ được nhiều ấy mà.” Bà nội Trình cười cười, đón tiếp cô, “Tới ăn sáng đi, nếm thử cháo khoai môn của bà này.”
Cháo khoai môn và bánh bí đỏ đều là những món bà nội Trình mới làm sáng nay, vừa mới ra lò, hãy còn nóng hổi. Đây cũng là những món Minh Hạnh thích.
Cô thật sự không muốn làm phiền người khác, nhưng cũng biết bản thân không thể lay chuyển được bà nội Trình nên cũng không nói gì nữa, ngồi xuống.
Sau mấy ngày tiếp xúc, bà phát hiện cô gái này rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện, cũng rất biết quan tâm người khác, thật sự khiến người ta yêu thích.
“Minh Hạnh gầy quá, ăn nhiều một chút nha.” Thấy cô chỉ ăn hai miếng bánh nhỏ bằng bàn tay, bà nội Trình không khỏi khuyên nhủ một câu.
“Bà ơi, cháu ăn no rồi.” Minh Hạnh đặt chén cháo đã cạn xuống bàn, cười tới mức đôi mắt cong lên, đáp: “Cảm ơn bữa sáng của bà ạ.”
Sau đó cô nhìn giờ, đứng dậy và nói: “Cháu phải tới trường rồi.”
Bà nội Trình căn dặn cô, “Đi đường cẩn thận nhé, nhớ chú ý an toàn.”
Lúc Trình Phóng thức dậy, ánh dương đã ló dạng.
Ánh sáng buổi sớm mát dịu.
Anh mở cửa sổ ra, đứng trước cửa sổ nhìn vào trong sân.
Minh Hạnh đã tới ngoài sân, chuẩn bị rời khỏi nhà.
Lúc này, bà nội Trình gọi cô một tiếng, hình như đang nói gì đó.
Minh Hạnh quay đầu, đáp lại.
Ánh nắng trùng hợp phủ xuống mặt cô, lông tơ trên mặt cô như ánh vàng. Khoảnh khắc mà cô nở nụ cười, đôi mắt cũng cong thành hình trăng khuyết. Cô vẫy tay với người ở đối diện, đáp: “Gặp bà sau nhé!”
Ánh mắt của Trình Phóng đặt nơi cô, trái tim trong ngực dần mềm ra.
Tại thời điểm đó, tất cả mọi thứ dường như đã thay đổi trong thinh lặng.
Sau lần đó, Trình Phóng từng nhớ lại cảm giác trái tim rung động rất nhiều lần. Khi anh gần một người mà anh còn chưa hề quên biết tới vậy, đều tại —
Nhìn thấy cô trốn sau lưng mình nên anh muốn bảo vệ cô.
Chỉ như thế thôi.
Lúc ánh dương ôm lấy cô, cô cũng giống như ánh dương vậy.
Vì anh mà đến.
Suốt mười chín năm cuộc đời, Trình Phóng đã từng mắc sai lầm, từng sống bằng bạo lực, để rồi loạng choạng bước tới ngày hôm nay. Anh là người tuỳ tiện, cũng là người kiêu ngạo và ngang ngược.
Rồi chợt, anh thấy được ánh mặt trời,
Ánh sáng ấy rất ngọt ngào.
Khiến anh muốn nếm thử hương vị của cô.
Buổi chiều có hoạt động Thể dục.
Chỉ là hoạt động Thể dục đơn giản của lớp 8, ba lớp thi kéo co mà thôi.
Kéo co luôn là biện pháp tốt nhất để nâng cao tinh thần đoàn kết của một tập thể lớp. Vả lại trong giờ Thể dục, ai nấy đều lười biếng ham chơi, vừa hay có thể nhân cơ hội này để mọi người cùng nhau rèn luyện.
Minh Hạnh là chủ nhiệm lớp, phụ trách tổ chức hoạt động cho hai tiết này.
Đối với học sinh lớp 8 thì khi có những cuộc thi kiểu này, chúng vẫn rất háo hức tham gia. Mọi người vặn tay hầm hè, nóng lòng muốn thử sức để tranh giành vị trí đầu bảng.
Trận so tài thứ nhất diễn ra giữa lớp 8 – 1 và lớp 8 – 2.
Lớp 8 – 1 có nhiều học sinh giỏi, thành tích trên bảng xếp hạng cũng rất tốt. Lớp 8 – 2 và lớp 8 – 3 luôn âm thầm ganh ghét, nhân cơ hội thi kéo co lần này, chúng muốn ra đòn phủ đầu với lớp 8 – 1.
Tui bây chỉ biết đọc sách, nếu bàn về thể lực thì không bằng bọn tao rồi.
Sau trận thứ nhất và trận thứ hai, lớp 8 – 2 thua thành lớp bét bảng.
Vị trí đầu bảng được xác định trong trận đấu giữa lớp 8 – 1 và lớp 8 – 3.
Lớp 8 – 3 có rất nhiều nam sinh, bình thường con trai rất quậy nên sau khi thắng một trận, lớp 8 – 3 đã kiêu ngạo tới mức bắt đầu la hét, gọi đối phương là đồ rác rưởi.
Câu sau còn cay nghiệt hơn câu trước.
Sau khi giải lao mười phút, trận quyết định thắng bại chính thức bắt đầu.
Lý Thuỵ có tạng người vững chắc nên cậu trấn thủ ở sau cùng, Phùng Dục hung hăng nhất, đảm nhận vai trò chủ lực ở phía trước. Vẻ mặt của cu cậu hung tợn trừng đối phương chằm chằm.
Thái độ cứ như xem đối phương là kẻ thù vậy.
Trận “quyết chiến” này rất căng thẳng.
Trong lúc hai bên giằng co, chiếc khăn quàng đỏ buộc trên sợi dây thừng vẫn bất động như cũ.
Năm phút trôi qua, lớp 8 – 1 bất ngờ dồn sức lực.
Phùng Dục nghiến chặt răng, mặt mày đỏ kè, sau lưng cũng tháo đầy mồ hôi, hay chân cậu ra sức dẫm xuống đất, sau đó dốc hết toàn lực.
Nhưng chiếc khăn quàng đó vẫn từng chút từng chút hướng về đối phương…
Nhưng khi tiếng hò reo vang lên, không biết ai trong đám đông đã hô to: “Bọn mày ăn gian! Mấy thằng kia vốn không phải học lớp 8 – 1.”
Không biết từ lúc nào, đội ngũ lớp 8 – 1 đã có thêm vài thành viên.
Vừa dứt lời, có người phụ hoạ thêm: “Đúng đó, bọn họ học lớp 9 mà!”
“8 – 1 đúng là không biết nhục, còn lén thêm người!”
Lời nói vừa ra liền có người phía sau hùa theo, “Không biết nhục! Cả lớp 8 – 1 bọn mày đều không biết nhục!”
Khi trẻ con đã kích động thì cái gì nó cũng nói, làm gì nó cũng làm. Sự cố hỗn loạn này nổ ra, người câu này người câu nọ, vô cùng náo loạn.
Minh Hạnh vừa đi nghe điện thoại về thì thấy cảnh tượng như thế.
Cô chạy nhanh tới bảo bọn chúng không được mất trật tự, phải bình tĩnh lại trước,
Nhưng chẳng có ai thèm nghe.
Càng cãi càng hăng, càng kịch liệt, nhất là Phùng Dục vốn đã kiêu ngạo, hai mắt của cậu đỏ kè, hét lớn muốn khiêu chiến.
“Mẹ nó, đều là một đám vô dụng thôi, có giỏi thì bọn mày nhào vô đánh một trận!”
“Đánh thì đánh, nhào vô, ai sợ ai hả!” Lớp 8 – 1 đối diện cũng có học sinh gắt gỏng.
Cậu ta vừa dứt lời, Phùng Dục đã vọt tới, muốn đá một phát vào chân của thằng đối diện.
Nhưng cậu còn chưa kịp đặt chân xuống, hai lớp đã phản ứng lại, mấy nam sinh khác đi tới khuyên can, tình hình lập tức trở nên hỗn loạn.
Minh Hạnh gấp không thôi, nhưng bọn chúng vốn dĩ không đoái hoài tới lời nói của cô.
Cho tới khi giáo viên Thể dục tới mới lôi Phùng Dục về được.
Phùng Dục đang kích động, nào có thể bỏ qua dễ dàng như vậy? Cậu chỉ vào phía đối diện, nghiến răng nghiến lợi nói: “Mày cứ chờ đấy, sớm muộn gì tao cũng tẩn chết mày!”