Kiếp Sau

Chương 4



Khi họ vừa rời bức tranh, Clara liền kiểm tra khung và tỉ mỉ xem xét bề mặt tranh. Hài lòng, cô ký vào phiếu nhận hàng và trả nó cho người đội trưởng.

Mất gần hai tiếng đồng hồ trôi qua, chiếc xe tải mới rời khỏi khu phố. Trong suốt thời gian đó, Peter và Jonathan kính cẩn đứng nhìn Clara nhận và xếp đặt ví trí cho bức tranh. Nhiều lần Jonathan muốn giúp cô nhưng cô không đồng ý. Cô gắn sợi dây báo động và trèo lên một chiếc ghế thang khá cao để xoay từng chiếc đèn chiếu hướng về phía bức tranh. Jonathan đứng ra phía trước và đưa một vài góp ý để điều chỉnh ánh đèn chiếu mà cô còn chưa nhín tới nơi. Cô phải tréo xuống nhiều lần để đích thân ngắm nghía kết quả công việc của mình. Càu nhàu một vài lời mà chỉ mình cô hiểu được, Clara lại tréo lên thang và điều chỉnh luồng sáng đèn. Peter thì thầm vào tai bạn rằng trước đây anh vẫn tưởng bạn mình là người duy nhất điên rồ và bị nhà danh họa Nga ám ảnh, song giờ danh hiệu đó đã tìm được đối thủ cạnh tranh. Jonathan nhìn bạn bằng ánh mắt quở trách và Peter lùi ra xa, suốt khoảng thời gian còn lại của buổi sáng anh không rời khỏi chiếc điện thoại di động. Anh vừa nói chuyện điện thoại vừa đi doc theo bức tường kính, có lúc tiến vào giữa phòng tranh, có khi lại ra tận vỉa hè, trong khi Clara và Jonathan trao đổi với nhau quan điểm của họ về chất lượng ánh sáng đạt được. Tới khoảng một giờ chiều, Clara đứng quan sát bức tranh, bên cạnh Jonathan. Hai tay chống lên hông, nét mặt cô đã giãn ra, cô lấy khuỷa tay huých anh khiến anh giật nảy người.

- Tôi đói quá, cô nói, còn anh?

- Tôi cũng vậy!

- Anh có thích món ăn Nhật không?

- Có.

- Lúc nào anh cũng nói nhiều như thế này à?

- Phải, anh trả lời ngay trước khi nhận thêm một cú huých tay nữa.

- Bức họa này thật tuyệt, phải không? Clara nói tiếp, giọng xúc động.

- Bức tranh vẽ cảnh một bữa trưa ở đồng quê. Một chiếc bàn kê trên một sân lát đá rộng bên cạnh một tòa nhà. Khoảng hơn một chục thực khách đang ngồi ăn, một số người nữa đứng ở phía xa hơn. Một cây dương lớn xòa tán rộng che bóng mát lên hai người đàn ông ăn mặc lịch sự. Nét vẽ của danh họa chân thực tới mức tạo cảm giác như hai nhân vật đang nhấp nháy môi thành lời trò chuyện với nhau. Màu sắc của tán lá và bầu trời tươi sáng cho thấy đó là một buổi chiều hè đẹp trời, cho dù cách đây cả thế kỷ nhưng thực tới mức tạo cảm giác như hai nhân vật đang nhấp nháy môi thành lời trò chuyện với nhau. Màu sắc của tán lá và bầu trời tươi sáng cho thấy đó là một buổi chiều hè đẹp trời, cho dù cách đây cả thế kỷ nhưng trong bức họa này là có thể tưởng tượng ra như họ còn đang sống. Anh phá tan sự lặng thinh ngưỡng mộ mà Clara và anh cùng gom góp từ lúc nãy.

- Đây là một trong những tác phẩm cuối cùng của nhà danh họa. Cô có để ý góc nhìn đặc biệt này không. Rất hiếm khung cảnh được vẽ theo kiểu này. Vladimir đã sử dụng độ cao để làm tăng thêm chiều sâu cho tầm nhìn của ông. Giống như cách thể hiện của một nhà nhiếp ảnh.

- Thế anh có nhận thấy không một người phụ nữ nào xuất hiện quanh bàn ăn không? Cứ cách một ghế lại có một ghế trổng.

Ông ta không bao giờ vẽ phụ nữ.

Ông ấy căm ghét phụ nữ ư?

- Vợ ông ấy mất sớm và không thể nào quên được nỗi đau ấy.

- Tôi chỉ thử anh thôi! Thôi nào chúng ta đi, dạ dày tôi luôn giày vò mối khi tôi tìm cách lờ nó đi quá lâu.

Clara kéo Jonathan đi, cô bật camera theo dõi, tắt đèn, bật còi báo động và đóng cửa. Trên vỉa hè, Peter vẫn tiếp tục đi đi lại lại, ra hiệu cho họ anh sắp trò chuyện xong và sẽ đuổi theo họ.

- Di động của bạn anh không cần phải sạc pin bao giờ hả?

- Cậu ấy tràn trề năng lượng đến nỗi truyền cả sang pin điện thoại rồi!

- Chắc vậy, chúng ta đi nhanh lên thôi, ở ngay trước mặt kia rồi.

Jonathan và Clara băng qua đường, họ bước vào một nhà hàng nhỏ bán đồ ăn kiểu Nhật và chọn một khoang trong góc. Jonathan đưa thực đơn cho Clara đúng lúc Peter xuất hiện trước cửa và nhập bọn cùng họ.

- Chỗ này thật thú vị, anh ngồi xuống và nói. Thật xin lỗi vì đã để hai người phải chờ, tôi cứ nghĩ với sự chênh lệch giờ giấc, tôi sẽ có một chút thời gian trước khi các văn phòng ở Boston bắt đầu làm việc, nhưng “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”.

- Cậu có đói không? Jonathan hỏi và đưa thực đơn cho anh bạn.

Peter mở thực đơn rồi đặt nó lên bàn, vẻ mặt anh trông thật bực bội.

- Hai người thích món cá sống này lắm hả?

Tôi khoái những món không khiến mình phải đắn đo về độ tươi sống hơn.

- Hai anh em quen nhau lâu lắm rồi phải không? Clara hỏi vẻ thích thú.

Bữa ăn trưa khá dễ chịu. Peter tận dụng hết sức sự thu hút của mình, anh làm cho Clara cười khá nhiều. Anh kín đáo viết vội vài chữ lên một chiếc khăn giấy và nhét vào tay Jonathan. Jonathan mở tờ giấy để trên đùi; sau khi đọc xong, anh vo tròn mẩu giấy và lén thả nó xuống đất. Phía bên kia đường, dưới bầu trời London vần vũ mây, bức tranh của danh họa già người Nga vẫn tỏa ra ánh sáng của một mùa hè xa xưa dường như không bao giờ ngừng tắt.

Sau bữa ăn trưa, Peter quay về văn phòng Christie’s trong khi Jonathan và Clara trở lại phòng tranh. Suốt buổi chiều hôm ấy, anh ngồi trên một chiếc ghế cao, đối diện với bức tranh. Anh chăm chú xem xét từng chi tiết nhỏ qua kính lúp, rồi cẩn thận ghi chép những nhận xét của mình vào một cuốn sổ lớn gáy xoắn.

Peter gọi ngay thợ chụp ảnh tới phòng tranh vào cuối buổi chiều. Anh ta tỉ mỉ sắp đặt dụng cụ. Vài chiếc ô to màu trắng cắm trên giá ba chân đặt hai bên bức tranh, nối với chiếc máy ảnh ống kính 6×6 bằng những sợi dây.

Trong ánh chiều tà, lớp cửa kính vài chục lần lóe lên những tia sáng theo nhịp đèn flash nối tiếp nhau. Từ ngoài đường nhìn vào, người ta có thể tưởng nhầm một cơn bão đang bùng lên trong phòng tranh. Đến cuối ngày, người thợ chụp ảnh xếp đồ nghề ra phía sau căn phòng rồi chào Jonathan và Clara. Anh ta sẽ quay lại vào ngày hôm sau, cũng giờ này, để tiếp tục công việc với bức tranh thứ hai. Trong khi anh ta chào Clara trên ngưỡng cửa, Jonathan kiểm tra lại chữ ký nằm phía dưới bức họa. Đó quả thực là bức Bữa ăn trưa ở đồng quê của Vladimir Radskin, nó đã từng được triển lãm ở Paris hồi đầu thế kỷ, rồi ở Rome trước chiến tranh và sẽ được liệt vào danh mục tác phẩm của danh họa sắp được phát hành.

Đã khá lâu rồi Jonathan mới lại cảm thấy mệt mỏi do lệch múi giờ. Anh đề nghị Clara để anh giúp đóng cửa phòng tranh. Cô cảm ơn anh nhưng còn một số việc phải hoàn thành. Cô tiễn anh ra tận cửa.

- Hôm nay quả là một ngày tuyệt vời, anh nói, tôi vô cùng biết ơn cô.

- Nhưng thật sự tôi có làm được gì ghê gớm đâu, Clara trả lời bằng giọng nhẹ nhàng, anh phải cảm ơn ông ấy mới đúng, cô nói thêm và chỉ tay vào bức tranh.

Khi ra đến cửa, anh không thể kiềm chế nổi cái ngáp dài. Anh quay lại và đăm đăm nhìn Clara.

Cô mỉm cười.

- Tôi nghĩ là chúng ta còn cả một tuần cho các câu hỏi, giờ thì anh hãy về ngủ một giấc đi, suốt chiều nay tôi đã tự hỏi không biết anh làm thế nào để có thể đứng vững được.

- Tôi phải có tới cả ngàn câu hỏi dành cho cô, anh nói.

Jonathan lùi bước và giơ tay chào tạm biệt. Clara cũng giơ tay vẫy và một chiếc xe ta-xi đen tiến tới đậu bên hè.

Cảm ơn cô, Jonathan nói.

Anh lên xe và lại ra hiệu chào cô qua cửa sổ. Clara quay vào trong và khép cửa phòng tranh, cô bước tới sát lớp kính và nhìn theo chiếc xe đi xa dần, vẻ trầm ngâm. Một câu hỏi khác cứ vấn vương trong tâm trí cô kể từ bữa trưa. Cảm giác đã từng gặp Jonathan càng lúc càng trở nên ám ảnh. Khi anh ngồi trên chiếc ghế cao, say sưa ngắm nhìn bức tranh, một vài cử chỉ của anh khiến cô cảm thấy gần như thân thuộc. Mặc dù cô đã cố gắng suy nghĩ rất nhiều, song vẫn không thể nào nhớ ra bất cứ ngày tháng hay địa điểm nào liên quan đến cảm giác này. Cô nhún vai và quay trở lại bàn làm việc. Khi về đến phòng, Jonathan nhận thấy đốm sáng màu đang nhấp nháy trên điện thoại để bàn. Anh đặt ngay túi xuống, nhấc máy lên và nhấn nút nghe tin nhắn. Giọng nói của Peter vẫn không hề bớt sôi nổi. Hai người được mời tới dự một buổi khai mạc triển lãm, sau đó là cuộc chiêu đãi trong một nhà hàng sang trọng, với những “món ăn đúng nghĩa”, “được nấu chín”, Peter thông báo. Anh hẹn Jonathan ở sảnh lúc chín giờ tối.

Jonathan làm như không biết nguyên nhân khiến anh ít nhiều thất vọng. Anh để lại một tin nhắn trả lời trong phòng Peter. Sự mệt mỏi đã hoàn toàn chế ngự anh, anh muốn ở nhà ngủ hơn, họ sẽ gặp lại nhau vào sáng ngày mai. Ngay sau đó, anh bấm số máy nhà mình ở Boston. Chuông điện thoại reo song không có ai nghe máy, có lẽ Anna đang ở trong xưởng vẽ và có thể cô đã ngắt chuông điện thoại, cũng có thể cô đã ra ngoài mà không để máy nhắn tin. Jonathan cởi bỏ quần áo và bước vào phòng tắm.

Khi trở ra, quấn quanh người một chiếc áo choàng tắm dày bằng vải bông, anh lấy cuốn sổ và đọc lại những gì đã ghi chép. Anh đưa tay vuốt nhẹ phía dưới một trang sổ đặc kín chữ, nơi có một ký họa nhỏ mà anh đã nhanh tay thảo trong buổi chiều. Mặc dù đường nét cong vụng về, song có thể dễ dàng nhận ra khuôn mặt của Clara. Jonathan thở dài, đặt cuốn sổ xuống, tắt đèn, hai tay đan sau gáy và nằm chờ giấc ngủ đến.

Một tiếng sau, vẫn chưa ngủ được, anh nhảy xuống khỏi giường, lấy bộ áo complet treo trong tủ, mặc một chiếc áo sơ-mi mới và rời khỏi phòng. Anh chạy theo hành lang dài dẫn tới thang máy, buộc dây giày khi đã vào bên trong, chỉnh lại cà-vạt khi cửa thang máy mở ra ở tầng trệt. Anh nhận ra Peter đang đứng cạnh cây cột bằng đá hoa cương ở phía đầu kia của gian sảnh. Jonathan bước vội, nhưng khi gần tới chỗ Peter, anh chợt nhận ra dáng một người khác, tràn đầy vẻ nữ tính, đứng cạnh cây cột. Cánh tay Peter choàng qua eo cô gái có thân hình tuyệt đẹp, trang phục thoáng hết mức. Jonathan mỉm cười đứng lại trong khi Peter biến mất sau cánh cửa quay. Đứng trơ trọi giữa sảnh của khách sạn Dorchester, Jonathan nhìn quầy bar và quyết định vào đó. Trong quầy đông kín người. Chàng trai phục vụ bàn đưa anh tới một chiếc bàn nhỏ, Jonathan thả mình lút sâu trong chiếc ghế bành rộng bằng da màu đen. Một chai rượu buốc- bông và một chiếc sandwich sẽ dung hòa mệt mỏi độ lệch múi giờ với những ý muốn bất chợt của anh.

Anh mở tờ báo thì ánh mắt chợt bắt gặp mái tóc bạch kim của một người phụ nữ ngồi bên quầy bar. Jonathan nghiêng người, song đám đông vây quanh quầy che khuất tầm nhìn của anh, khiến anh không thể nhìn thấy khuôn mặt người phụ nữ. Jonathan nhìn thêm hồi lâu, dường như bà ta đang chăm chú nhìn người pha rượu.

Anh định quay lại với trang báo song chợt nhận ra động tác đặc biệt khi bàn tay đồi mồi của người đàn bà lắc cho các viên đá quay tròn trong ly whisky, rồi anh nhìn thấy chiếc nhẫn bà ta đeo trên tay. Tim đập rộn rã, anh lập tức đứng dậy. Khó nhọc lắm mới rẽ được một lối đi qua đám đông, cuối cùng anh cũng tới được quầy bar.

Nhưng một phụ nữ khác hẳn tuổi bà ta đã ngồi vào ghế đó. Một đám đàn ông xúm quanh cô, cố tìm cách kéo cô ra nhập bọn với họ. Jonathan phải khó khăn lắm mới có thể bứt ra khỏi đám người đang say sưa. Anh kiễng chân và nhìn thấy mái tóc trắng đi về phía cửa trông như đang trôi trên một đại dương tưởng tượng. Khi anh ra tới nơi, sảnh khách sạn vắng tanh. Anh chạy vội ra bên ngoài, tới phần sảnh có mái che, hỏi người gác cổng xem có nhìn thấy một người đàn bà vừa mới bước ra. Lúng túng, ông nhã nhặn cho anh biết vì nguyên tắc nghề nghiệp, ông ta không có quyền trả lời những câu hỏi như vậy… Đúng là London.

Ngày hôm sau, Jonathan và Peter gặp nhau từ sáng sớm để cùng chạy bộ trong công viên.

- Này, trông mặt cậu kìa! Đối với một người xem như đã ngủ suốt mười hai tiếng, nhìn cậu như mất ngủ ấy, Peter nói với Jonathan. Cậu lại ra ngoài phải không?

- Không, chỉ có điều tớ chẳng hề chợp mắt, thế thôi. Thế còn cậu, tối qua thế nào?

- Rất đáng kể, toàn những người có địa vị.

Thật sao? Thế cô ta thế nào?

- Rất đáng kể!

- Tớ cũng nghĩ thế.

Peter vịn tay lên vai Jonathan.

- Thôi nào, thật ra thì tớ chỉ thay đổi kế hoạch vào phút cuối, mà cũng hoàn toàn do cậu không chịu đi cùng tớ. Tớ rất cần cà phê, anh vui vẻ nói, tớ chẳng ngủ được nhiều lắm.

Cậu làm ơn đừng có kể chi tiết với tớ, Jonathan tiếp lời.

- Tâm trạng cậu khá tốt, như vậy là được. Các đối thủ của chúng ta sẽ không thể chỉnh đốn xong đội ngũ trước ngày thứ sáu, như vậy là chúng ta có hơn họ một tuần để giành được buổi đấu giá này. Bây giờ thì hãy trang bị cho vẻ mặt của cậu một chút quyến rũ trước khi tới gặp “cô chủ phòng tranh” của chúng ta, tớ vẫn chưa biết ai là người sở hữu các bức tranh song ý kiến của cô ta sẽ đóng một vai trò quan trọng và tớ có cảm giác cô ấy cũng không hề thờ ơ trước sự hấp dẫn của cậu.

- Peter, cậu làm tớ phát bực rồi đấy.

- Đấy, tớ đã bảo mà, tâm trạng của cậu thật tuyệt vời! Peter nói vội. Cậu nên đi ngay bây giờ.

- Cậu nói gì cơ?

- Cậu chỉ có một ước muốn là quay lại xem bức tranh của cậu, thế thì đi ngay đi.

- Cậu không đi với tớ à?

Tớ còn có việc. Có phải dễ mà mang được các bức tranh của Radskin về Mỹ đâu.

- Nếu thế, cậu tổ chức cuộc bán đấu giá tại London đi.

- Không được, tớ cần sự có mặt của cậu.

- Tớ thấy có vấn đề gì đâu?

- Khi nào về khách sạn thay quần áo, cậu lấy cuốn sổ tay và nhớ kiểm tra lại điều tớ nói đây: hình như cậu sẽ lấy vợ vào cuối tháng sáu ở Boston.

Cậu muốn bán các bức tranh đó trong vòng một tháng nữa hả?

- Chúng ta sẽ chốt lại danh mục các tác phẩm trong mười ngày nữa, tớ vẫn có đủ thời gian.

- Bộ não của cậu có biết là cậu không hề nghiêm túc khi nói thế không?

- Tớ biết, đó quả là một cuộc cá cược điên rồ, nhưng tớ chẳng còn lựa chọn nào khác nữa, Peter càu nhàu.

- Tớ không nghĩ là cậu điên, mà thậm chí còn hơn thế nữa kia!

- Jonathan, bài báo đó đã làm cả văn phòng đảo lộn từ trên xuống dưới. Hôm qua trong hành lang, mọi người nhìn tớ như thể tớ đang hấp hối vậy.

- Tại lúc đó cậu đang bị quỷ ám chứ gì!

Tớ cũng muốn thế lắm, Peter thở dài. Nhưng không, tớ cam đoan với cậu là mọi chuyện đang xoay chuyển theo chiều hướng rất xấu, buổi bán đấu giá này có thể sẽ cứu được được tớ và tớ thực sự cần cậu hơn bao giờ hết. Phải tìm mọi cách để chúng ta có thể tóm được nhà danh họa già của cậu. Nếu buổi bán đấu giá này tuột khỏi tay chúng ta, tớ sẽ không thể vực lên được, mà ngay cả cậu cũng thế.

Cả tuần này, không khí tại các văn phòng của Nhà Christie’s tại London cứ sôi lên sung sục. Các chuyên gia, người bán, người mua và những người điều khiển các buổi bán liên tục bàn bạc trong các phòng họp khác nhau. Các nhà chuyên môn ở mỗi khâu luôn phải gặp nhau từ sáng đến tối, bàn định và lên kế hoạch cho các buổi bán của nhiều chi nhánh trên khắp thế giới, soát lại các danh mục và phân chia các tác phẩm lớn cho những chuyên gia đấu giá. Peter sẽ phải thuyết phục các cộng tac viên để họ đồng ý cho anh mang những bức họa của Vladimir Radskin sang Boston. Trong khoảng non một tháng nữa, dưới búa của anh sẽ là buổi đấu giá các tác phẩm lừng danh của thế kỷ XIX, mà những tạp chí nghệ thuật quốc tế sẽ không thể không tập trung sự chú ý. Đảo lộn chương trình không phải là một việc nằm trong thói quen của ban lãnh đạo công ty, Peter biết làm được điều này quả không hề dễ dàng, và trong cảm giác cô đơn, anh chợt thấy nghi ngờ chính bản thân mình.

Khi Jonathan đến trước cửa nhà số 10 phố Albermarle thì đã hơn mười giờ sáng, Clara đã có mặt ở đó. Qua lớp kính, cô nhìn thấy anh xuống taxi và đi qua đường về phía quán cà phê nhỏ. Vài phút sau, anh bước ra, trong tay cầm hai chiếc cốc to đùng bằng bìa đựng cappuccino, cô mở cửa cho anh. Khoảng gần mười một giờ sáng, chiếc xe tải của hãng Delahaye Moving đến đậu dọc vỉa hè trước cửa phòng tranh. Chiếc hòm đựng bức họa thứ hai được đặt trên những chiếc mễ kê ở giữa phòng, Jonathan thấy trong anh đang lớn dần cảm giác nôn nóng chứa đầy kỷ niệm. Một phần nhờ tuổi thơ mà anh chưa bao giờ hoàn toàn rũ bỏ, anh vẫn luôn giữ cho mình cai cảm giác ngây ngất trước một điều mới lạ. Có biết bao người trưởng thành xung quanh anh đã tự mình đánh mất cái cảm giác tuyệt vời ấy? Cho dù một số người có thể cho đó là lỗi thời, song Jonathan vẫn có thể phấn khích trước màu sắc của một buổi chiều xuống, mùi hương của một mùa, nụ cười trên khuôn mặt của một cô gái xa lạ đi ngang qua đường, anh mắt của một đứa trẻ, cử chỉ là một trong những sự quan tâm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường nhật. Và cho dù Peter thỉnh thoảng vẫn chế giễu anh, Jonathan luôn tự nhủ sẽ mãi mãi trung thành với một lời hứa với cha anh, rằng anh sẽ không bao giờ để mất đi cái cảm giác ngây ngất ấy. Phải che giấu sự nôn nóng lúc này, đối với anh, còn khó hơn cả ngày hôm qua. Có thể anh sẽ phải chờ lâu hơn để được chiêm ngưỡng tác phẩm mà anh hằng mơ tưởng, cũng có thể nó không nằm trong bộ sưu tập này, song Jonathan vẫn tin vào ngôi sao may mắn của mình.

Anh nhẫn nại nhìn những người thợ lần lượt tháo những chiếc đinh khỏi những tấm ván gỗ sáng màu. Cứ mỗi tấm ván được người đội trưởng thận trọng gỡ ra, anh lại có cảm giác tim mình đập mạnh hơn một chút. Clara đứng nhìn anh, tay chắp sau lưng, cô run rấy vì nóng ruột.

- Tôi ước sao họ lột hết những mảnh gỗ kia ra cùng một lúc, để có thể xem bức tranh ngay bây giờ, Jonathan thì thầm.

- Tôi đã chọn họ chính vì họ sẽ làm hoàn toàn ngược lại! Clara thấp giọn trả lời.

Chiếc hòm hôm nay trông còn đồ sộ hơn cả chiếc của ngày hôm qua. Việc tháo dỡ khung bảo vệ còn cần khoảng hơn một giờ nữa. Nhóm thợ vận chuyển đã đến giờ giải lao. Họ trèo cả lên thùng xe tải để có thể tận hưởng một ngày nắng đẹp. Clara đóng cửa phòng tranh và đề nghị Jonathan cũng đi dạo để thay đổi không khí. Họ đi bộ dọc con phố, rồi bỗng nhiên cô gọi một chiếc ta-xi.

- Anh đã bao giờ đi dọc sông Tamise chưa?

Cả tuần này, không khí tại các văn phòng của Nhà Christie’s tại London cứ sôi lên sung sục. Các chuyên gia, người bán, người mua và những người điều khiển các buổi bán liên tục bàn bạc trong các phòng họp khác nhau. Các nhà chuyên môn ở mỗi khâu luôn phải gặp nhau từ sáng đến tối, bàn định và lên kế hoạch cho các buổi bán của nhiều chi nhánh trên khắp thế giới, soát lại các danh mục và phân chia các tác phẩm lớn cho những chuyên gia đấu giá. Peter sẽ phải thuyết phục các cộng tac viên để họ đồng ý cho anh mang những bức họa của Vladimir Radskin sang Boston. Trong khoảng non một tháng nữa, dưới búa của anh sẽ là buổi đấu giá các tác phẩm lừng danh của thế kỷ XIX, mà những tạp chí nghệ thuật quốc tế sẽ không thể không tập trung sự chú ý. Đảo lộn chương trình không phải là một việc nằm trong thói quen của ban lãnh đạo công ty, Peter biết làm được điều này quả không hề dễ dàng, và trong cảm giác cô đơn, anh chợt thấy nghi ngờ chính bản thân mình.

Khi Jonathan đến trước cửa nhà số 10 phố Albermarle thì đã hơn mười giờ sáng, Clara đã có mặt ở đó. Qua lớp kính, cô nhìn thấy anh xuống taxi và đi qua đường về phía quán cà phê nhỏ. Vài phút sau, anh bước ra, trong tay cầm hai chiếc cốc to đùng bằng bìa đựng cappuccino, cô mở cửa cho anh. Khoảng gần mười một giờ sáng, chiếc xe tải của hãng Delahaye Moving đến đậu dọc vỉa hè trước cửa phòng tranh. Chiếc hòm đựng bức họa thứ hai được đặt trên những chiếc mễ kê ở giữa phòng, Jonathan thấy trong anh đang lớn dần cảm giác nôn nóng chứa đầy kỷ niệm. Một phần nhờ tuổi thơ mà anh chưa bao giờ hoàn toàn rũ bỏ, anh vẫn luôn giữ cho mình cai cảm giác ngây ngất trước một điều mới lạ. Có biết bao người trưởng thành xung quanh anh đã tự mình đánh mất cái cảm giác tuyệt vời ấy? Cho dù một số người có thể cho đó là lỗi thời, song Jonathan vẫn có thể phấn khích trước màu sắc của một buổi chiều xuống, mùi hương của một mùa, nụ cười trên khuôn mặt của một cô gái xa lạ đi ngang qua đường, anh mắt của một đứa trẻ, cử chỉ là một trong những sự quan tâm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường nhật. Và cho dù Peter thỉnh thoảng vẫn chế giễu anh, Jonathan luôn tự nhủ sẽ mãi mãi trung thành với một lời hứa với cha anh, rằng anh sẽ không bao giờ để mất đi cái cảm giác ngây ngất ấy. Phải che giấu sự nôn nóng lúc này, đối với anh, còn khó hơn cả ngày hôm qua. Có thể anh sẽ phải chờ lâu hơn để được chiêm ngưỡng tác phẩm mà anh hằng mơ tưởng, cũng có thể nó không nằm trong bộ sưu tập này, song Jonathan vẫn tin vào ngôi sao may mắn của mình.

Anh nhẫn nại nhìn những người thợ lần lượt tháo những chiếc đinh khỏi những tấm ván gỗ sáng màu. Cứ mỗi tấm ván được người đội trưởng thận trọng gỡ ra, anh lại có cảm giác tim mình đập mạnh hơn một chút. Clara đứng nhìn anh, tay chắp sau lưng, cô run rấy vì nóng ruột.

- Tôi ước sao họ lột hết những mảnh gỗ kia ra cùng một lúc, để có thể xem bức tranh ngay bây giờ, Jonathan thì thầm.

- Tôi đã chọn họ chính vì họ sẽ làm hoàn toàn ngược lại! Clara thấp giọn trả lời.

Chiếc hòm hôm nay trông còn đồ sộ hơn cả chiếc của ngày hôm qua. Việc tháo dỡ khung bảo vệ còn cần khoảng hơn một giờ nữa. Nhóm thợ vận chuyển đã đến giờ giải lao. Họ trèo cả lên thùng xe tải để có thể tận hưởng một ngày nắng đẹp. Clara đóng cửa phòng tranh và đề nghị Jonathan cũng đi dạo để thay đổi không khí. Họ đi bộ dọc con phố, rồi bỗng nhiên cô gọi một chiếc ta-xi.

- Anh đã bao giờ đi dọc sông Tamise chưa?

***

Họ thả bộ dưới những hàng cây dọc theo bờ sông. Jonathan trả lời tất cả các câu hỏi mà Clara đặt ra cho anh. Cô hỏi anh điều gì đã khiến anh trở thành một chuyên gia thẩm định tranh và vô tình đã mở ra trong anh một góc nhìn vào quá khứ. Họ ngồi xuống một chiếc ghế băng và Jonathan kể cho cô nghe về buổi chiều mùa thu năm ấy, khi cha anh đưa anh tới thăm bảo tàng lần đầu tiên. Anh mô tả cho cô về kích thước của căn phòng mênh mông mà cha và anh đã bước vào. Cha anh đã buông tay ra, tín hiệu của sự tự do. Đứa bé chợt dừng lại trước một bức tranh. Người đàn ông được vẽ trong bức tranh treo chính giữa bức tường lớn dường như chỉ nhìn vào nó.

- Đây là một bức tự họa, cha anh thì thầm, ông ta đã tự vẽ chính mình, rất nhiều họa sĩ làm như vậy. Giới thiệu với con, đây là Vladimir Radskin.

Và thế là chú bé bắt đầu đùa chơi với người họa sĩ già. Cho dù nó trốn sau chiếc cột to, chạy vòng vèo khắp gian phòng theo hướng này hay hướng khác, dù nhanh hay chậm, dù bước lên hay xuống, ánh mắt kia vẫn dõi theo và chỉ tập trung vào một mình nó. Ngay cả khi nó nhắm tịt mắt, đứa trẻ biết rằng “người đàn ông trong bức tranh vẫn nhìn nó đăm đăm”. Như bị mê hoặc, nó bước lại gần bức tranh và cứ đứng như vậy hàng giờ. Dường như tất cả đồng hồ trong vòng nghìn dặm quanh nó đã ngừng kêu tích tắc, như hai thời đại đã hòa nhập vào nhau bởi sức mạnh của một cái nhìn, một cảm xúc duy nhất. Bằng tất cả tâm hồn của tuổi mười hai, Jonathan bắt đầu tưởng tượng. Bằng một nét cọ trên một bức tranh vượt lên mọi nguyên tắc vật lý, đôi mắt người đàn ông đã gửi qua hàng thế kỷ những lời mà chỉ một mình đứa bé nghe được. Cha anh đã tìm được một chỗ ngồi phía sau anh, trên một chiếc ghế băng. Jonathan say mê ngắm nhìn bức tranh như bị hút hồn: cha anh ngồi ngắm đứa con trai, bức tranh đẹp nhất của đời ông.

- Thế nếu ông không đưa anh tới bảo tang ngày hôm đó, thì giờ anh sẽ làm gì? Clara hỏi bằng giọng rụt rè.

Có phải cha anh, người đàn ông với nụ cười luôn hiện trên môi hay là số phận đã dẫn bước anh tới bức tranh treo tại phía tường ấy? Hay là cả hai? Jonathan không trả lời. Tới lượt anh hỏi Clara điều gì đã gắn bó cô với người họa sĩ già. Cô mỉm cười, nhìn chiếc đồng hồ trên gác chuông Big Ben phía xa xa, đứng lên và vẫy một chiếc ta-xi.

- Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, cô nói.

Jonathan không gặng hỏi, anh vẫn còn có hai ngày nữa, và nếu vận may mỉm cười với anh, nếu bức họa thứ năm thực sự tồn tại, có thể anh sẽ còn ba ngày ở bên cô.

Sáng hôm sau, Jonathan lại gặp Clara và những người thợ vận chuyển đã giao bức tranh của ngày hôm đó. Trong khi họ đang bận rộn tháo dỡ, một chiếc Austin bé tí màu đỏ chói dừng trước tường kính. Một thanh niên từ trên xe bước xuống và đi vào phòng tranh, hai tay ôm một chồng tài liệu. Clara ra hiệu cho anh ta rồi biến mất vào phía trong. Người lạ mặt, không nói một lời, chăm chú nhìn Jonathan chừng mười phút, cho tới khi Clara xuất hiện trong chiếc quần da và một chiếc áo được thiết kề bởi một nhà tạo mẫu nổi tiếng. Jonathan bị choáng ngợp bởi vẻ dịu dàng gợi cảm toát ra nơi cô.

- Chúng tôi sẽ quay lại sau hai tiếng,

Clara nói với người thanh niên. Cô vội vã ôm chồng tài liệu mà người thanh niên để trên bàn bước ra cửa, rồi quay lại nói với Jonathan.

- Anh đi với tôi, cô nói.

Ra tới vỉa hè, cô nghiêng người về phía anh và nói nhỏ:

- Anh ta tên là Frank, làm việc trong một phòng tranh khác của tôi. Nghệ thuật đương đại! Cô vừa nói thêm vừa chỉnh lại dây áo.

Hơi sửng sốt, Jonathan mở cửa x echo cô. Clara chui vào xe và lách mình qua hộp số sang ghế bên kia.

- Ở chỗ chúng tôi, tay lái nằm phía bên kia, cô vừa nói vừa cười và cho chiếc Cooper khởi động.

Phòng tranh ở Sôh rộng gấp năm lần phòng tranh ở Mayfair. Các tác phẩm được trưng bày không thuộc phạm vi chuyên môn của Jonathan, song anh vẫn nhận ra trên tường có ba bức tranh của Basquiat, hai bức tranh của Andy Warhol, một của Bacon, một của Willem de Kooning, cùng các bức tranh khác và một số tác phẩm điêu khắc hiện đại, trong đó có hai bức tượng của Giacometri và Chillida.

Clara trao đổi khoảng nửa giờ với một khách hàng, gợi ý cho một phụ tá trao đổi vị trí hai bức tranh, kiểm tra độ sạch của một đồ gỗ bằng cách kín đáo miết tay lên bề mặt, ký hai tờ séc được kẹp trong một cặp hồ sơ màu cam do một người phụ nữ có mái tóc màu đỏ được thắt bằng vài sợi dây màu xanh trình cho cô. Sau đó, cô gõ một bức thư trên chiếc máy tính cũng rất xứng đáng được xem là một tác phẩm nghệ thuật, rồi tỏ ra hài long, cô đề nghị Jonathan đi cùng cô tới chỗ một đồng sự. Cô yêu cầu ai đó báo với Frank anh sẽ phải ở lại Mayfair hơi lâu một chút. Sau khi chào bốn người đang làm việc ở phòng tranh, họ lại rời đi bằng chiếc xe nhỏ.

Cô lái xe điệu nghệ theo những con phố hẹp của Sôh và cuối cùng lách được vào chỗ đậu xe duy nhất còn trống trên phố Greek. Jonathan đứng chờ trong khi cô thương lượng một bức tượng khá lớn với người bán hàng. Họ về tới số 10 phố Albermarble vào đầu giờ chiều. Vẫn không phải là bức tranh mà anh hy vọng được nhìn thấy, xong vẻ đẹp của bức tranh nhận được cũng an ủi anh khá nhiều.

Người thợ ảnh phá tan bầu không khí thân mật ngắn ngủi mà cả anh và cô mặc dù chưa thú nhận bằng lời, song đều cảm thấy dễ chịu. Trong khi Jonathan xem và đánh giá bức tranh, Clara bận rộn bên bàn làm việc sắp xếp giấy tờ và ghi chép. Thỉnh thoảng, cô ngước mắt lên quan sát anh; đôi lúc anh cũng làm như vậy, và một vài lần ánh mắt họ gặp nhau, hai người cùng vôi vã quay đi để lẫn trốn sự tình cờ ấy.

Peter đã ở lì cả ngày tại Christie’S, bận rộn tập hợp những tài liệu cần thiết để chuẩn bị cho buổi đầu giá. danh mục của anh. Lúc không bận rộn với những thành viên trong ban quản trị để thuyết phục họ rằng anh hoàn toàn có thể tổ chức mọi thứ đúng hạn, anh lại giam mình trong phòng dữ liệu. Ngồi trước một màn hình máy tính được kết nối với một trong những hệ thống cơ sở dữ liệu tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật, anh lưu lại và sắp xếp tất cả các bài viết và các bức ảnh được thực hiện trong vòng một thế kỷ về những tác phẩm của Vladimir Radskin. Buổi họp ban quản trị để quyết định số phận của anh đã được dời lại tới hôm sau và Peter có cảm giác như mỗi giờ trôi qua, cổ áo sơ-mi lại càng siết chặt lấy họng anh.

Anh gặp lại Jonathan tại khách sạn để đưa bạn tới một buổi dạ tiệc thượng lưu, những chốn ấy khiến Jonathan căm ghét hơn mọi thứ trên đời. Song, vì công việc, anh vẫn cố tỏ ra tươi tỉnh trong suốt buổi nhạc kịch với sự có mặt của những nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất cũng như những nhà kinh doanh nghệ thuật tên tuổi nhất. Tới cuối buổi diễn, Jonathan ra về ngay lập tức. Trong khi đi dạo theo những con phố của Convent Garden, anh nghĩ tới cuộc sống xa xưa từng diễn ra tại đây. Những mặt tiền tuyệt đẹp này trước kia vẫn còn nham nhở vôi vữa, những con đường trong khu phố này, giờ là một trong những con phố đắt giá nhất của London, xưa kia tồi tàn và bẩn thỉu. Dưới anh sáng mờ yếu ớt phát ra từ một trong những ngọn đèn cao áp chiếu xuống vỉa hè bóng loáng, khoảng một trăm năm mươi năm về trước, anh đã có thể gặp đâu đó trong con phố nhỏ này một họa sĩ người Nga tay cầm mẩu than đang cặm cụi vẽ những người qua đường hối hả mua bán xung quanh một ngôi chợ.

Peter, về phần mình, đã gặp một cô bạn cũ người Ý vừa mới ghé London. Anh ngập ngừng đôi chút trước khi cô cùng anh uống một vài ly. Dù sao thì buổi họp cũng chỉ bắt đầu vào đầu giờ chiều mai, là lúc mà thông thường anh cảm thấy cao hưng nhất trong ngày. Lúc này mới nửa đêm, anh bước vào quán rượu trong vòng tay Melena.

***

Jonathan tỉnh dậy từ sớm, Peter vẫn chưa có mặt tại sảnh như đã hẹn, anh liền tận dụng cơ hội đó để thong thả tản bộ tới phòng tranh. Cánh cửa sắt bên ngoài vẫn đong kín, anh mua một tờ báo và ngồi chờ Clara trong quán cà-phê. Một lúc sau, anh chàng Frank đến tìm anh và trao cho anh một phong bì. Jonathan xé ra đọc.

Jonathan thân mến,

Thứ lỗi cho sự vắng mặt của tôi, tôi sẽ không thể gặp anh sáng nay. Frank sẽ thay tôi nhận bức tranh và tất nhiên là phòng tranh vẫn mở rộng cửa chào đón anh. Tôi biết anh rất nóng lòng được nhìn thấy bức tranh của ngày hôm nay, nó rất tuyệt vời. Lần này tôi để anh toàn quyền xử lý phần ánh sáng, tôi biết anh sẽ xoay sở rất tốt. Tôi sẽ gặp lại anh ngay sau khi giải quyết xong công việc. Chúc anh có được một ngày tốt đẹp với Vladimir. Tôi cũng rất muốn ở lại với anh và ông ấy nhưng không thể.

Thân mến, Clara.

Vẻ mặt ưu tư, anh gấp bức thư lại và cất nó vào trong túi áo. Khi anh ngẩng đầu nhìn lên, chàng thanh niên đã ở bên trong phòng tranh. Chiếc xe tải của hãng Delahaye Moving tới đậu dọc vỉa hè. Jonathan ngồi chờ bên quầy bar và lấy bức thư của Clara ra đọc lại. Đến khoảng mười một giờ, anh sang chỗ Frank; cho tới tận trưa, họ vẫn không nói với nhau câu nào. Người đội trưởng thông báo với họ công việc tháo dỡ bức tranh còn cần thêm chút thời gian. Jonathan nhìn đồng hồ và thở dài, thậm chí anh còn chẳng muốn quay lại nghiên cứu những bức tranh đã được treo lên.

Anh ra đứng cạnh cửa kính, thoạt tiên đếm những chiếc xe chạy qua, rồi ước lượng thời gian trung bình mà người cảnh sát tuần tra bên kia đường cần để ghi nhớ mỗi tờ giấy phạt, anh đếm được bảy người khách đã bước vào quán cà phê, bốn người trong số họ ở lại gọi đồ uống, ước chừng cây cột điện có lẽ cao khoảng hai mét mốt. Một chiếc Cooper màu đỏ từ cuối phố chạy tới nhưng nó không dừng lại. Jonathan thở dài, anh đi lại bàn làm việc của Clara và cấm lấy điện thoại.

- Cậu ở đâu thế? Anh hỏi Peter.

- Dưới địa ngục! Miệng tớ cứng đơ như phải gió, mà buổi họp của tớ lại bị đẩy lên sớm một tiếng.

- Cậu đã sẵn sàng chưa?

- Tớ đã uống bốn viên aspirin nếu như đó là điều cậu muốn biết, và hiện giờ tớ đang nghĩ tới viên thứ năm. Giọng cậu bị làm sao thế? Peter hỏi đúng lúc anh chuẩn bị bỏ máy.

- Giọng tớ có sao đâu?

- Không sao, giọng cậu nghe cứ như cậu đưa đám ấy.

- Không, rất may, đã lâu tớ không phải dự đám tang nào cả.

- Tớ xin lỗi, thông cảm cho tớ, tớ hơi hoảng.

Tớ lúc nào cũng ở bên cậu, dũng cảm lên, tất cả rồi sẽ tốt đẹp thôi.

Jonathan đặt máy xuống và nhìn Frank đang bận rộn ở phía sau phòng tranh.

- Anh làm việc ở đây đã lâu chư? Anh vừa hỏi vừa húng hắng ho.

- Cô chủ đã nhận tôi vào làm cách đây ba năm, chàng thanh niên vừa trả lời, vừa đóng một ngăn kéo đựng tài liệu.

- Cô ấy và anh có hợp nhau không? Jonathan hỏi.

Frank lúng túng nhìn anh vẻ ngạc nhiên rồi quay lại với cộng việc dở dang. Một tiếng sau Jonathan lại phá vỡ sự im lặng bằng cách hỏi cậu ta có muốn cùng anh dùng hamberger vào bữa trưa. Frank ăn chay.

Peter bước vào phòng họp và ngồi vào chỗ duy nhất còn trống quanh chiếc bàn gỗ gụ. Anh chỉnh lại ghế và chờ tới lượt mình. Mỗi lần tới lượt một đồng nghiệp phát biểu, anh cảm giác như có một sư đoàn tăng thiết giáp với những bánh xích gỉ rét đang lăn trên màng nhĩ và sẵn sàng nã súng vào thái dương anh. Những cuộc tranh cãi kéo dài bất tận. Người ngồi phía bên phải anh đã nói xong và cuối cùng, thì cũng đến lượt Peter được mời phát biểu. Các thành viên của hội đồng bắt đầu mở tập hồ sơ anh phát cho họ trước đó. Anh trình bày sơ qua về lịch đấu giá của mình và đặc biệt tập trung vào buổi đấu giá mà anh sẽ thực hiện tại Boston vào cuối tháng Sáu. Khi anh đề cập tới nguyện vọng được bổ sung thêm các bức họa của Vladimir Radskin mới được nhắc tới trong thời gian gần đây tiếng xì xào nổi lên khắp phòng. Ông giám đốc chủ tọa buổi họp cất lới. Ông nhắc nhở Peter rằng khách hàng đưa ra những bức họa của Radskin là một phòng tranh lớn. Nếu giao các bức họa đó cho Nhà Christie’s, chắc chắn khách hàng sẽ trông đợi công ty chăm sóc quyền lợi của họ một cách trân trọng nhất. Vì vậy không nhất thiết phải quá vội vàng trong công tác chuẩn bị. Các buổi đấu giá tại London trong quý hai có thể sẽ thích hợp hơn nhiều.

- Tất cả chúng tôi đều đã đọc bài báo đó, chúng tôi rất thông cảm với anh, Peter thân mến ạ, nhưng tôi sợ rằng anh sẽ khó có thể tạo ra một sự kiện lớn xung quanh Radskin, dù sao thì ông ta cũng không phải là Van Gogh! Ông giám đốc vui vẻ kết luận.

Tiếng cười cố kiềm chế của các đồng nghiệp khiến Peter vô cùng bực mình song làm anh không còn lời nào để tranh luận tiếp nữa.

Một nữ phụ tá bước vào, mang theo một chiếc khay đựng một ấm trà bằng bạc nặng trịch. Tiếng tranh luận chợt ngừng lại trong khi cô đi một vòng quanh bàn để tiếp trà cho những ai muốn uống thêm. Qua cánh cửa để ngỏ, Jonathan nhìn thấy James Donovan từ một phòng làm việc bước ra. Donovan chính là người đã gửi bức thư điện tử tới Boston cho anh hôm Chủ nhật.

- Xin thứ lỗi cho tôi vài phút, anh lắp bắp và vội vã bước ra hành lang.

Anh tóm lấy tay áo Donovan và kéo ra hơi xa một chút.

- Nói cho tôi biết, Peter gằn giọng qua kẽ răng, tôi đã để sáu tin nhắn cho anh trong vòng hai ngày, anh có đánh mất số điện thoại của tôi không?

Xin chào, ông Gwel, chàng trai trầm tĩnh nói.

- Tại sao anh không gọi lại cho tôi? Ngay cả anh cũng đã đọc báo quá nhiều rồi phải không?

- Di động của tôi bị mất cắp và tôi không hiểu ông đang nói gì, thưa ông. Peter cố gắng lấy lại bình tĩnh. Anh lấy tay phủi nhẹ vạt áo vét của Donovan và kéo anh ra xa hơn chút nữa.

- Nói cho tôi biết, Peter gằn giọng qua kẽ răng, tôi đã để sáu tin nhắn cho anh trong vòng hai ngày, anh có đánh mất số điện thoại của tôi không?

- Xin chào, ông Gwel, chàng trai trầm tĩnh nói.

- Tại sao anh không gọi lại cho tôi? Ngay cả anh cũng đã đọc báo quá nhiều rồi phải không?

- Di động của tôi bị mất cắp và tôi không hiểu ông đang nói gì, thưa ông. Peter cố gắng lấy lại bình tĩnh. Anh lấy tay phủi nhẹ vạt áo vét của Donovan và kéo anh ra xa hơn chút nữa.

- Tôi có một câu hỏi đặc biệt quan trọng dành cho anh, và anh sẽ phải tập trung toàn bộ chất xám hiện có để cho tôi một câu trả lời duy nhất mà tôi muốn nghe.

- Tôi sẽ cố gắng hêt sức, thưa ông, Dono van trả lời.

- Về vụ Radskin, có đúng như anh viết trong thư gửi cho tôi là có năm bức tranh sẽ được đưa ra không?

Chàng trai trẻ lấy từ trong túi áo ra một cuốn sổ chỏ bọc da và lật đi một vài trang, lật lại một vài trang rồi lại lật đi vài trang nữa. Cuối cùng anh dừng lại ở một trang và nói bằng giọng phấn khởi:

Chính xác là như vậy, thưa ông.

- Cụ thể là bằng cách nào anh đã có được con số đó? Peter hỏi khi cơn

nóng giận của anh đã lên tới cực điểm.

Người báo tin cho anh giải thích có một phòng tranh đã liên hệ với Nhà Christie’s và anh ta đã được phái gấp tới cuộc hẹn được ấn định vào thứ sáu tuần trước lúc hai giờ 30 phút chiều tại số 10 phố Abbermarle. Đích thân cô chủ phòng tranh đã tiếp anh ta và cung cấp cho anh ta mọi thông tin. Khi trở về phòng làm việc vào lúc bốn giờ chiều, anh ta đã thảo một bản báo cáo và gửi cho sếp mình vào lúc bốn giờ 45 phút chiều. Khi sếp anh ta hỏi trong công ty co chuyên gia đấu giá nào biết rõ về danh họa này không, cô Blenz của phòng tìm kiếm dữ liệu đã đưa ra cái tên Peter Gwel, người thường xuyên làm việc với Jonathan Gardner, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về Vladimir Radskin.

- Tôi vội vàng viết ngay cho ông một bức thư điện tử và gửi đi từ nhà tôi vào buổi chiều hôm thư bảy.

Peter nhìn anh ra chằm chằm và nói ngắn gọn.

- Quả là khá cụ thể, Donovan ạ.

Sau khi cảm ơn anh ta, Peter hít một hơi thật sâu và quay trở vào trong phòng họp.

- Tôi có một lý do chính đáng để yêu cầu đưa các bức tranh ra trong buổi đấu giá ở Boston ngày 21 tháng sáu, anh tự hào tuyên bố với cử tọa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.