Kiều Kiều Vô Song

Chương 38: Năng lực của cơ tự



Có những ba nghìn mẫu ruộng tốt ư? Trời ạ, nhà nàng có đến ba nghìn mẫu ruộng tốt ở cái nơi Kiến Khang tấc đất tấc vàng này cơ đấy! Hai mắt Cơ Tự sáng rỡ, hưng phấn đến mức người lâng lâng bay bổng.

Tịnh Không lại nói: “Có điều hoàng triều Lưu Tống mới thành lập, ba nghìn mẫu ruộng tốt của quý phủ và cả năm nghìn mẫu ruộng tốt ở Bạch Vân Tự của chúng tôi đều bị họ tịch thu rồi. Cũng nhờ phương trượng Bạch Mã Tự ra tay, bệ hạ mới chịu trả lại cho chùa chúng tôi một nghìn mẫu ruộng, về phần của quý phủ, xin thứ cho lão nạp vô năng.”

Cơ Tự thất vọng một hồi, nhưng thoáng chốc nàng cũng đã nghĩ thông, liền khách sáo trả lời: “Việc này không phải lỗi của đại sư, hoàng triều thay đổi phải đo đạc đất đai lần nữa là chuyện tất nhiên, không ai có thể ngăn cản được.”

Không ngờ Cơ Tự hiểu chuyện như thế, thiền sư Tịnh Không nở nụ cười, chắp tay cảm ơn nàng đã thông cảm: “Hiện tại trang viên kia cũng nhờ có người hầu đắc lực của quý phủ cộng thêm vị trí ở nơi bình thường nên vẫn còn may mắn giữ được đến nay. Trong trang viên có hơn ba mươi mẫu ruộng, cũng coi như giải quyết được vấn đề cư trú ở Kiến Khang của nữ thí chủ.”

Nói đến đây, ông lấy một chiếc hộp gỗ mục trên đầu giường, rút ra một tấm khế ước đã ngả vàng nhưng vẫn còn nguyên vẹn đưa cho Cơ Tự.

Đến tận khi nàng rời khỏi Bạch Vân Tự vẫn còn ngoái đầu nhìn lại. Chuyến đi đến núi Hạc Ỷ này có thể nói là cực kỳ thuận lợi. Năm xưa tổ tiên chọn người ủy thác tài vật vô cùng sáng suốt, bởi vì thời này người đáng tin nhất chính là nhóm thiền sư.

Tôn Phù, Lê Thúc hết sức vui mừng, họ đã bị giá nhà trên trời ở Kiến Khang đả kích đến mức ngạt thở, nghe thấy Cơ thị còn có một trang viên nhỏ ở thành Kiến Khang thì nhất thời mừng rỡ quá đỗi.

Dù thiền sư Tịnh Không đã bảo vị trí trang viên của nàng không tốt, nhưng Cơ Tự không ngờ nó lại tệ đến vậy. Theo địa chỉ khế ước đã ghi, Cơ Tự tìm được trang viên ở sâu trong ngõ, lưng tựa núi, tuy nói là trong thành Kiến Khang nhưng thực tế cách trung tâm rất xa, còn ở khu nghèo khổ nhất, không được đám sĩ tộc để mắt nhất.

Nhìn chằm chằm trang viên không thốt nổi một câu, mãi lúc sau bỗng một ông lão xuất hiện. Qua cánh cửa xập xệ, lão nhìn đội xe ngựa xa hoa của Cơ Tự, cảnh giác hỏi han: “Xin hỏi quý khách đến từ đâu?”

Cơ Tự bước đến, lấy khế ước ra, từ tốn nói: “Ta họ Cơ, đến đây nhận lại di sản của tổ tiên.”

Nàng còn tưởng rằng những hạ nhân này sống ở đây lâu đã xem nơi này như là nhà của mình, sẽ chống đối chủ nhân mới là nàng bước vào. Không ngờ ông lão kia quay vào báo, nháy mắt cả nhóm nam nữ chừng ba mươi người nhanh chóng đi ra, cung kính đứng xếp hàng, mở rộng cửa phủ nghênh đón Cơ Tự.

Ông lão kia đứng đầu hàng cầm lấy khế ước của nàng xem một hồi, lại lật quyển sách có chữ viết của tổ phụ nàng mang đến. Ông quay sang cung kính nói với nàng: “Lão bộc Trịnh Ngô cùng nhóm hạ nhân bái kiến tiểu cô.”

Cơ Tự vội vàng bước đến đỡ lão. Trịnh Ngô bèn quay lại hô lớn người phía sau: “Mọi người, tiểu cô của chúng ta đã trở lại rồi.”

Gần như Trịnh Ngô vừa hô lên, tất cả người hầu đứng phía sau thoáng chốc trở nên nghiêm trang khí thế. Dù xiêm y sờn cũ, dù trên đó còn lưu lại vài vết bẩn, nhưng giờ khắc này, họ đều đứng thẳng lưng, khiến Cơ Tự có cảm giác như nhìn thấy những hạ nhân đứng bên cạnh Tạ Thập Bát kia.

Chỉ phút chốc, Trịnh Ngô vô cùng tầm thường dường như đã trở thành lão nho đầy bụng thi thư, học thức uyên bác. Dù tiểu tỳ nữ trông còn ngây ngô nhưng lại mang vẻ trí thức khác hẳn với những nữ nhi bình thường.

Nhất thời nhóm Tôn Phù, Nguyệt Hồng đứng sau lưng Cơ Tự bỗng cảm thấy xấu hổ cho bản thân mình.

Thấy Cơ Tự ngạc nhiên, Trịnh Ngô vuốt chòm râu dài, chậm rãi cười nói: “Có thể tiểu cô không biết, chúng tôi tuy là người hầu nhưng đều là con cháu của những gia phó của gia tộc Cơ thị thống nhất thiên hạ hơn tám trăm năm.”

Cơ Tự nghe đến đây, hoảng hốt nói: “Ý Trịnh thúc nói mọi người là tùy tùng của gia tộc ta từ thời Đông Chu à?”

Trịnh Ngô gật đầu: “Đúng vậy. Mấy trăm năm qua thời thế đổi thay, gia tộc Cơ thị không thể chấn hưng trở lại. Ba trăm năm trước, tổ tiên đã để lại di ngôn, người nói: Vương triều thay đổi là việc tất yếu, nhưng dù giang sơn đổi chủ thì gia phong cũng tuyệt đối không thể thay đổi. Người căn dặn, tộc nhân đời sau của Cơ thị dù là chủ hay tớ đều phải hiểu biết thi thư.”

Lão hành lễ với vị chủ nhân tưởng như kiếp này không bao giờ được gặp mặt: “Tiểu cô đừng thấy lão đã già cả ốm yếu mà coi thường, những năm qua chúng tôi vẫn ghi nhớ lời Lâm Tín công dạy bảo, hễ rảnh rỗi là sẽ tự đọc sách làm thơ. Cho nên dù thế gian đều nói Vương - Tạ mới là gia tộc đệ nhất, nhưng gia phó của Vương - Tạ chắc chắn sẽ không giỏi thi thư, nhạc vũ thượng cổ được như chúng tôi đâu.”

Trịnh Ngô kiêu ngạo: “Có câu trăm năm thế tộc, nghìn năm thế gia. Bất kể sau này tiểu cô ra vào trường hợp nào, chúng tôi tuyệt đối không làm mất mặt người.”

Cơ Tự không ngờ trong một đêm mình lại có một nhóm người hầu tinh thông nhạc vũ đã thất truyền nhiều năm và đầy bụng chữ nghĩa. Hơn cả thế, những người này còn một mực trung thành với gia tộc Cơ thị suốt mấy trăm năm nữa.

Thấy Cơ Tự hài lòng, Trịnh Ngô gọi người hầu đến giới thiệu từng người với nàng. Họ của những người này theo thứ tự là Trịnh, Tề, Tần, vừa khéo là ba họ chư hầu của thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Tiếp theo Cơ Tự bận tìm hiểu tình trạng hiện nay của trang viên. Nhóm người Trịnh Ngô canh giữ trang viên này, sống nhờ vào ba mươi mẫu ruộng nương và may vá qua ngày. Nhưng vị trí trang viên không tốt, mấy năm nay họ thường xuyên chống đỡ vài ba âm mưu hòng chiếm trang viên làm của riêng của những người khác.

Mà Cơ Tự không ngờ là, thư phòng trong trang viên này lại có hơn vạn quyển tàng thư của trăm họ thời Tiền Tần. Với lượng tàng thư phong phú và người hầu học thức siêu phàm như vậy cũng đủ để chứng minh bản chất gia tộc nàng với bất cứ ai rồi.

Bấy giờ, Tôn Phù đi một vòng quanh trang viên trở về bẩm: “Nữ lang, tuy trang viên khá lớn nhưng hơi hoang tàn.”

Đúng là vậy, phòng ốc cũ mục, nơi nơi dột nát, tường rào đã sụp hơn phân nửa, xiêm y đầy mụn vá và dáng vẻ xanh xao vàng vọt của nhóm hạ nhân đã nói rõ điều đó. Song không thể trách họ được, ruộng tốt thì bị chiếm, mấy người này có thể kiên trì coi giữ trang viên đợi hậu duệ của gia tộc Cơ thị đến đã là rất trung thành rồi.

Cơ Tự lập tức ra lệnh: “Trịnh thúc, kể từ hôm nay trở đi, thúc chính là đại quản sự của Cơ phủ ta, Tôn Phù là nhị quản sự. Lần này ta mang ba xe vàng bạc đến đây, hai người đem ra chi tiêu trước. Trang viên đã có chủ nhân thì không thể đổ nát như thế được.”

Trịnh Ngô dạ rõ to.

Cơ Tự gật đầu: “Bán tám con ngựa kia đi, sau này chúng ta ra ngoài bằng xe lừa.”

Nhóm hạ nhân lại đáp: “Vâng ạ.”

“Nghe nói giá lương thực của Kiến Khang không đắt, hãy mua nhiều một chút dự trữ.”

“Vâng ạ.”

Cơ Tự nhớ đến một việc, lại nói: “Nghe nói ăn gạo có thể khiến da dẻ người ta trắng trẻo mịn màng, sau này trong phủ dù là nam hay nữ, già hay trẻ đều được ăn cơm cả.”

Nàng vừa dứt lời, nhóm người hầu đều im lìm. Thấy họ trở nên lặng phắc như thế, Cơ Tự vừa định quay đầu hỏi thăm thì đã thấy nhiều người hầu ở phía sau Trịnh Ngô đỏ hoe mắt.

Đột nhiên nàng hiểu được, thời đại này chỉ có quý nhân mới được dùng gạo, nhìn dáng vẻ của nhóm người trong trang viên, e rằng bình thường ngay cả ngô họ cũng rất hiếm khi được ăn. Quyết định của Cơ Tự đã khiến mọi người xúc động muôn vàn.

Niên đại này, chỉ cần tướng mạo đẹp là có thể vào triều làm quan. Nên dù nhóm người hầu có tinh thông nhạc vũ, nhạc khí thượng cổ đi nữa, mà lại xanh xao vàng vọt thì có mấy ai tin chủ nhân họ sẽ là quý nhân. Vì thế, dù gạo rất đắt nhưng chẳng ai mở miệng từ chối.

Đúng lúc này, Cơ Tự lại nói: “Ngoài ra cứ cách ngày phải ăn một bữa thịt, đến khi no bụng mới thôi.”

Qua hồi lâu, Trịnh Ngô mới khàn giọng nói: “Nhưng như vậy rất tốn kém ạ.”

Nghe thấy thế, Cơ Tự mỉm cười: “Đừng lo, kiếm tiền là chuyện cực kì dễ.” Nàng vừa nói xong, năm mươi mấy người hầu đều sửng sốt, đồng loạt ngẩng đầu nhìn Cơ Tự.

...

Ngồi trong góc từ đường tối tăm, Dữ Thi Nhi nghĩ, có lẽ kiếp này của mình sẽ kết thúc tại đây rồi. Hai mắt nàng ta đờ đẫn nhìn xà ngang trên trần, vẻ mặt tuyệt vọng, thật sự không cam lòng.

Dữ Thi Nhi là đích nữ dòng thứ ba của Dữ phủ. Nàng ta xinh đẹp đáng yêu đi đến đâu cũng được chào đón. Mọi người thường bảo, điểm yếu duy nhất của nàng là mẫu thân đã qua đời quá sớm.

Nhưng đối với Dữ Thi Nhi mà nói, mẫu thân mất sớm có gì quan trọng đâu. Di nương của nàng đối xử với nàng còn tốt hơn cả con gái ruột. Ban đầu vì để di nương bước lên vị trí vợ cả, nàng đã khen không biết bao lời trước mặt phụ thân và tổ mẫu, còn làm rất nhiều chuyện tốt nữa.

Nàng chỉ không ngờ, hóa ra lòng người đáng sợ như vậy, có một số người, khi không lộ ra nanh độc thì không ai biết họ là rắn. Xưa nay, di nương hết mực cưng chiều, mặc nàng thích làm gi thì làm, trước kia nàng luôn cho rằng đó là thương, hôm nay mới hiểu được, hóa ra chỉ là nâng lên để rồi đạp xuống thật đau. Ngày đó rõ ràng bên trong hộp gỗ nàng động vào không hề có bất cứ thứ gì. Nhưng vừa quay người đã bị quy chụp tội danh phá hoại bức bình phong Hồi Văn Tú. Cho dù nàng có giải thích thế nào, nhưng vì hành vi kiêu căng thường ngày của mình nên chẳng có lấy ai tin.

Dữ Thi Nhi nhắm hai mắt, khóe mắt từ từ chảy ra hai dòng lệ. Lúc nước mắt tuôn rơi như chuỗi châu bị đứt, bỗng phía trước truyền đến tiếng bước chân. Giọng nói của người bạn thân thiết Vệ Cẩm của nàng vang lên phía bên ngoài: “Các người canh giữ ở đây, ta vào nói chuyện với Thi Nhi.”

Dữ Thi Nhi vội vàng mở mắt ra, thất thểu bò dậy, bóng dáng Vệ Cẩm đã xuất hiện trước cửa. Nhìn thấy Dữ Thi Nhi gầy đến mức không còn ra hình người nữa, mắt Vệ Cẩm đỏ bừng, lao đến vịn lấy tay Dữ Thi Nhi, nức nở nói: “Chưa tới mười ngày sao ngươi lại gầy guộc đến thế này?”

Dữ Thi Nhi cũng nghẹn ngào: “A Cẩm, ngươi đến đây để gặp ta lần cuối sao? Có phải đời này ta sẽ bị giam đến chết già ở nơi đây không?”

“Dĩ nhiên không phải rồi.” Vệ Cẩm nhớ lại nhiệm vụ lần này, vội vàng kề tai Dữ Thi Nhi nói nhỏ, “Thi Nhi, ngươi có muốn đi ra ngoài không?”

Ra ngoài ư? Dữ Thi Nhi kích động nói: “A Cẩm, ta có nằm mơ cũng muốn thoát khỏi chỗ này.”

Vệ Cẩm gật đầu, khẽ nói: “Ta cũng nghĩ như vậy.” Nói xong, nàng ta lén lút lấy một chiếc khăn tay trong ngực ra, đưa đến trước mặt Dữ Thi Nhi, “Sáng nay có một kẻ giấu mặt đưa vật này đến chỗ ta. Ngươi nhìn xem.”

Mời vừa cầm lên xem, Dữ Thi Nhi liền mừng rỡ như điên, đột nhiên nhào đến cửa sổ, nương ánh sáng xem thật kỹ.

Thấy Dữ Thi Nhi cầm khăn tay run run, Vệ Cẩm nói: “Ngươi cũng nhận ra chi tiết hoa sen được thêu kiểu Hồi Văn Tú đúng không? Người đưa tấm khăn này nói, chỉ cần ngươi chịu bỏ một căn nhà hai gian ở phố chính thì chủ nhân của hắn sẽ giúp ngươi thêu lại bức bình phong đã bị cắt rách kia như lúc ban đầu, mà còn tuyệt đối không để người ta nhìn ra dấu vết nữa.” Ngập ngừng một hồi, Vệ Cẩm nói tiếp, “Người đó còn nói, chỉ còn hai mươi mấy ngày nữa là đến lễ mừng thọ của Thái hậu rồi, đổi một trang viện lấy cơ hội trở mình, ngươi có bằng lòng không?”

Trên thực tế, Dữ Thi Nhi là đích nữ thế gia, dù mẫu thân đã mất sớm nhưng có để lại của hồi môn cực kỳ hậu hĩnh cho nàng. Chỉ một trang viên ở trên phố chính đổi lấy tính mạng thì có là gì. Giá như vậy còn chưa đến mức thừa nước đục thả.

Dữ Thi Nhi cắn môi, mừng đến phát khóc, run giọng nói: “Đối phương cần bao lâu?”

“Người nọ nói, giao bức bình phong kia cho họ càng sớm càng tốt, về phần trang viên, lúc xong việc thì một tay giao bình phong, một tay giao khế ước.”

“Được. Nếu đối phương có thể giúp ta sửa lại bức bình phong kia, đừng nói là một trang viên, dù bảo Dữ Thi Nhi ta sau này ngày ngày thắp nhang cầu phúc cho bài vị trường sinh của họ ta cũng không oán thán hối hận. Ngươi nói với người nọ, bất kể họ là ai, ơn cứu mạng này ta sẽ suốt đời không quên.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.