Sau khi tế tự kết thúc, Thái thường Vương Nhạc tiến
lên bẩm, “Bệ hạ có muốn ở lại Hà Đông vài ngày…” Hắn chưa dứt lời
thì Lưu Triệt đã cắt ngang, “Không! Lần này ra ngoài lâu quá rồi, cần
phải nhanh chóng trở về kinh mới được.”
Nghi trượng hoàng đế chỉ dừng lại ở Hà Đông hai ngày
thì quay về. Vừa tiến vào lưu vực sông Phần, y liền sai trưng dụng lâu
thuyền để mở yến tiệc chiêu đãi bá quan ở trên sông. Quan viên lập
tức tập hợp cả lại trên sông Phần, người người chúc tụng bệ hạ
thịnh thế anh minh, quốc thái dân an, văn có thể an bang, võ có thể
định quốc, trước đánh Hung Nô, sau hàng nước Điền, chiến công muôn đời
hiếm thấy. Lưu Triệt phấn chấn, uống vài chén rượu nhưng thấy mọi
người vẫn e dè thì đi vào trong khoang thuyền. Dương Đắc Ý bưng nước
nóng tới lau mặt cho Hoàng đế, bỗng nghe Lưu Triệt hỏi, “Quan viên
ngoài kia như thế nào?”
Y quay đầu lại, cặp mắt đen nhánh tựa ngôi sao suy
nhất trong màn đêm sáng lạnh mà cô độc, mím môi như tự hỏi: “Chẳng
qua là vài chén rượu mà thôi, trẫm dễ dàng say như vậy sao?”
Dương Đắc Ý làm như không có chuyện gì, khom người
nói, “Bá quan văn võ đều uống tận hứng, ca tụng bệ hạ thánh minh.”
Lưu Triệt hừ lạnh một tiếng, ra hiệu cho nội thị
đẩy cửa sổ bên khoang thuyền. Gió thu lạnh lẽo trên mặt nước thổi
vào khiến y bất giác rùng mình một cái nhưng ngay lập tức tỉnh táo
trở lại, cười ha hả, “Cảnh thật đẹp, tiếc là Tư Mã Tương Như đã mất
chứ không thì nhất định sẽ có bài phú hay trình lên.”
Dương Đắc Ý nhìn mặt đoán ý, mỉm cười tiến lên
phía trước nói, “Dù Tư Mã đại nhân không còn nhưng bên ngoài có không
ít sĩ tử cũng giỏi về từ, phú. Chi bằng bệ hạ lệnh cho bọn họ
viết xem?”
Y đứng lặng lẽ, tâm trạng từ hoan lạc tột độ dần
thoáng chút u buồn. Đã nhiều năm, y ở trên ngôi cao, chí khí hào hùng
chưa bao giờ biết quay đầu nên rất ít khi có thời gian mà thương xuân
sầu thu. Thuở niên thiếu khi hòa hợp cầm sắt[2] với A Kiều thì trong
lòng vẫn có suy nghĩ riêng của mình, sau đó nổi trận lôi đình phế
hậu, A Kiều không thể chịu đựng đến nỗi hai người chia cắt.
[2] Cầm sắt: Đàn cầm và đàn sắt.
Thuở niên thiếu, y không hề do dự lựa chọn vì thời
cuộc mà vứt bỏ lời hứa lúc còn ngây thơ, chẳng bao giờ nghĩ rằng
sẽ có một ngày phải hối hận. Đến tuổi trung niên, y đã có thể một
tay sáng tạo ra thế cục của Đại Hán nhưng vẫn một mực giữ nàng bên
cạnh, kiên trì hàn gắn vết thương năm đó. Hối hận sao? Bọn họ tự
vấn lòng, nếu như được làm lại một lần nữa thì y vẫn không chút do
dự làm như cũ. Ở trên ngôi vị đế vương, chút tơ tình nồng thắm quá
nhẹ so với vạn dặm núi sông Đại Hán. Nhưng bao đêm ôm người con gái
trầm lặng ơ hờ, ngắm nàng trong lúc ngủ say vẫn còn hơi nhíu mày,
thì không phải là y không đau lòng. Đau lòng bởi vì y đã từng làm
nàng bị thương tổn, vì vậy dễ dàng tha thứ cho vẻ xa cách của nàng.
Từng năm qua đi, y dần cảm nhận rõ ràng rằng người
con gái này đã chiếm chỗ trong lòng mình nhưng chỉ không biết nàng ở
sâu trong tâm hồn y thế nào. Hằng ngày ở bên nhau tuy cảm thấy vui vẻ
nhưng lại không có quá nhiều cảm xúc. Một khi chia lìa mới biết gắn
bó như bóng với hình, nhìn mỹ nhân nào cũng thấy nhạt nhẽo. Y vẫn
biết mình vô tình nhưng lại không biết một người dù vô tình đến đâu
vẫn có một trái tim. Trái tim lạnh lẽo dĩ nhiên sẽ làm cho y có thể
bàng quan nhìn sống chết của người đời, nhưng người đó lại ở trong
tim y, trừ khi y tự cắt đứt trái tim của mình ra, còn không thì khó
mà dứt bỏ. Đế vương có vô tình đến đâu thì cũng là một con người.
Một con người vốn sinh ra đã có yêu có hận, có vui có buồn, có suy
nghĩ của mình.
“Hoa lan đượm sắc cúc thơm hương,
Nỗi nhớ giai nhân mãi vấn vương.”
Lúc này A Kiều đang làm gì ở Lâm Phần? Trong lòng y
cứ vấn vương nhưng miệng vẫn tiếp mạch ngâm,
“Lâu thuyền đi dọc ở sông Phần
Ở giữa dòng ngang sóng bạc dâng
Tiêu trống hòa ngân cùng tiếng hát
Trong vui cực độ thấy thương thân
Trẻ trung mấy nỗi, già lân đến rồi!”
Thời gian là thứ mà không ai có thể cưỡng lại. Lúc
tuổi thiếu niên bừng bừng chí khí nên không xem trọng, rồi y lên ngôi
vị đế vương nên chẳng hiểu ra. Đến hôm nay đã dần tới tuổi “tứ thập
nhi bất hoặc”[3], lại cảm khái trước cảnh sắc tươi đẹp đang nhẹ
nhàng trôi qua trong khi bọn họ tuy đang có vẻ đối xử với nhau như
thời niên thiếu cầm sắt hòa hợp, nhưng đều biết rõ chẳng thể nào
quay lại như lúc ban đầu. Tráng chí thời tuổi trẻ dần cũng nhạt đi,
mái tóc anh hùng rồi cũng điểm sương, mỹ nhân đẹp đến đâu khi nằm
xuống cũng chỉ là một nắm xương trắng. Đó là nỗi bi thương của kiếp
người mà đế vương, anh hùng hay mỹ nhân đều chẳng thể làm được.
[3] “Tứ thập nhi bất hoặc” là một câu trong Luận
ngữ, có nghĩa là khi người ta tới bốn mươi tuổi mới có thể hiểu
thấu mọi sự lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay trái
cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai
là người chân chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm
hay không.
Câu từ bi tráng hùng hồn, viên quan phụ trách thư bút
động tâm, đứng dậy chắp tay hỏi, “Bệ hạ, bài từ này đặt tên là
gì?”
A Kiều khẽ gật đầu đồng ý, lấy tờ giấy hoa tiên
thượng hạng đặt trên án, cầm bút lên nhưng trong thoáng chốc lại thẫn
thờ không biết viết gì. Người ấy đang có lý tưởng hào hùng lại
viết ra bài từ phú cám cảnh tuổi hoa niên như vậy, thật sự khiến
người khác phải tìm hiểu cảm nhận trong đó. Trước kia nàng đã từng
đọc đoạn mở đầu của bài Thu phong từ khá nổi tiếng này, ngoài sự
kinh ngạc trước một vị hoàng đế bậc nhất thiên cổ lại có tài văn
chương không kém, thì cũng chỉ coi đó là một bài thơ bình thường. Hôm
nay Lưu Triệt gửi nó cho mình, từng câu từng chữ đều liên quan tới
bản thân mình, thì lòng cảm thấy ngọt ngào, tình cảm trào dâng,
hoàn toàn khác trước.
Nước trong nghiên đã hòa tan mực đen nhánh, nhưng
Thượng Quan Linh vẫn kiên nhẫn mài tiếp. Cô nhìn A Kiều đang nghiêng nghiêng
khuôn mặt, bạo gan hỏi, “Nương nương yêu bệ hạ lắm sao?”