Mỗi lần thấy anh mặc quần lót đi ra khỏi phòng tắm, nội tâm cô luôn cảm thấy, thứ đó đúng là vướng víu.
Cô hỏi anh, “Có cơ hội nhìn một lần nữa không?”
“Đương nhiên là có.” Rồi Ceasar bổ sung thêm một câu, “Nhưng không phải bây giờ.”
Hoài Chân ảo não, thậm chí cảm thấy mình làm bạn gái thật là thất bại, lần đầu tiên hẹn hò đã được nhìn thấy quần lót, nhưng lâu thế rồi mà vẫn cứ dậm chân tại chỗ không chút tiến triển.
Khách khứa đến phòng ăn ăn tối đã lục tục quay về, mọi người xa lạ cùng mỉm cười chào hỏi nhau dưới đèn hành lang mờ mờ.
Rốt cuộc bọn họ vẫn đến chậm, đèn trong phòng ăn đã được tắt một nửa, mấy nhân viên đang xếp lại ghế ăn lót đệm nhung đỏ, chất vào trong góc. Mặc dù không thể sử dụng khu vực công cộng được nữa, nhưng may là sau bếp vẫn chưa đóng cửa, đầu bếp cao ráo đưa thực đơn đến cho họ, bày tỏ rằng bọn họ có thể đưa đồ ăn đến tận phòng kèm đồ ngọt tráng miệng. Ceasar giao lại toàn quyền chọn món ăn cho Hoài Chân. Căn cứ trên nguyên tắc không lãng phí thức ăn, cô gọi đùi dê nướng rau cải, tráng miệng là bánh có nhân anh đào cùng kem cốc hỗn hợp rưới si rô. Trong khi đợi đưa hóa đơn đến quầy lễ tân, đầu bếp rất nhiệt tình nói với bọn họ, lượng đồ ăn ở khách sạn rất ít, ông ấy lo Ceasar không ăn no; có điều ông ý vui lòng tặng bọn họ ít đồ ăn vặt, chuyện này nằm trong phạm vi quyền lợi của ông ấy.
Nửa tiếng sau, bữa tối sẽ được đưa đến phòng khách. Hoài Chân định tranh thủ thời gian này tìm một kênh radio, nghe xem người Mỹ diễn thuyết giỏi sẽ nói như thế nào để tạo cảm xúc cho người nghe, nghiêm túc nhưng không mất đi sự dí dỏm. Cô bảo Ceasar đề cử cho cô hai kênh, lúc điều chỉnh kênh, nhưng không biết gặp vấn đề gì mà dải kênh diễn thuyết sinh viên – theo như Ceasar bảo là do hội sinh viên nam tài trợ – lại bị gián đoạn vào tám giờ rưỡi tối, có một người đàn ông trẻ tuổi đang thấp giọng rền rĩ kể chuyện.
Hoài Chân vốn không để ý lắm, đang rút ăng-ten để quay số FM, nhưng trước khi chuyển sang kênh tiếp theo, thì người đàn ông ở trong radio đang sử dụng những từ ngữ thô tục rất lộ liễu, thuật lại toàn quá trình “dã chiến” của một đôi nam nữ.
Hai người im lặng nghe xong đoạn đó, Hoài Chân quay qua hỏi Ceasar: “Đây chính là đài phát thanh nghiêm túc do hội sinh viên nam đại học ưu tú trong truyền thuyết tài trợ đây sao?”
Ceasar khẽ mỉm cười, bày tỏ chính anh cũng không biết chuyện này.
Cẩn thận ngẫm nghĩ, anh nói, “New England có rất nhiều người châu Âu. Một đám con dòng cháu giống, có một bộ phận rất lớn chưa hề có bất cứ kinh nghiệm gì trước khi kết hôn, ví dụ như Clifford.”
Thật ra Hoài Chân cũng đã từng gặp chuyện như vậy rồi. Vào thế kỷ 20 khi rất nhiều sách khiêu dâm bị cấm bán ở đại lục châu Âu và châu Mỹ, thì về khoản giáo dục giới tính, người da trắng còn lâu mới bằng được các cô gái Trung Quốc đọc tiểu thuyết lời lẽ thẳng thắn, bi kịch của Clementine* mười chín tuổi trong đêm tân hôn trong “Vụn trầm hương: Lư hương thứ hai” chính là xảy ra như thế.
(*Đây là nhân vật trong tiểu thuyết Vụn Trầm Hương của Trương Ái Linh, vì cuốn này chưa có bản dịch tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên có thể mình edit không đúng tên của nhân vật này.)
Đột nhiên nghĩ đến đây, cô cũng không cảm thấy lạ vì Ceasar bảo thủ ở một phương diện khác.
Cô nói, “Cho nên đài phát thanh muốn phổ cập kiến thức cho những người trẻ tuổi không có giáo dục ấy sao?”
Anh đáp, “Anh nghĩ có lẽ là thế.”
Đột nhiên cô thấy hứng thú, “Vậy còn anh, cũng là từ cái này, này ——”
Anh cười nói, ” —— Đài phát thanh lắm chuyện.”
Hoài Chân hỏi tiếp, “Anh được phổ cập kiến thức từ sách khiêu dâm hay đài phát thanh như này à?”
Ceasar nghĩ ngợi rồi bảo, “Anh học gì cũng nhanh.”
Đúng lúc này chuông cửa vang lên, anh đứng dậy đi ra mở cửa.
Lúc nhân viên đẩy xe đi vào, người đàn ông trong radio vẫn còn rất dõng dạc nói: “Thành viên 22 tuổi của Hội Fabian*, lần đầu tiên cảm nhận được ngây ngất qua ‘cảm giác thỏa mãn’ trong chuyện cá nước thân mật này, nhưng chí ít cậu ta cũng không mặn mà với chính sự ‘thỏa mãn’ của mình như nhiều người đàn ông khác…”
(*Hội Fabian là một tổ chức xã hội chủ nghĩa lâu đời ở Anh Quốc, được thành lập từ năm 1884, mà mục đích là để đề bạt những lý tưởng Xã hội chủ nghĩa qua chủ trương tiệm tiến và cải tổ dần dần.)
Hoài Chân nhấn nút tắt radio đi, nhất thời trong phòng lặng như tờ.
Ceasar nhìn cô chăm chú, nhoẻn miệng cười không nói gì.
Nhân viên phục vụ điềm tĩnh trải khăn lên bàn thủy tinh, dọn từng đĩa thức ăn lên, đồng thời nói với họ, nếu dùng bữa xong thì cứ nhấn chuông để gọi người đến dọn dẹp.
Hai người ngồi sát cửa sổ ăn cơm, Hoài Chân cầm lấy bản thảo diễn thuyết lúc ngồi trên xe viết qua loa, im lặng đọc lại một lượt.
Ceasar nói em có thể ăn nhanh cho xong bữa tối rồi lại làm chuyện đó sau.
Hoài Chân nuốt đồ trong miệng xuống, già mồm nói: con người có trí nhớ tốt nhất là khi ăn, chỉ sau thời gian ngồi trên bồn cầu.
Ceasar tùy cô, thỉnh thoảng còn có thể giúp cô sửa phát âm.
Vì đã tắm xong trước đó nên khi ăn xong, cả hai lại vào phòng tắm đánh răng rồi cùng nằm sấp trên giường nghe Hoài Chân dọc bài viết kia lần thứ ba. Một bài diễn thuyết mười lăm phút ở hội nghị là độ dài khá thích hợp, bản thảo tiếng Anh cũng có độ dài như thế, sau khi cô đọc qua hai ba lần thì gần như có thể thuật lại được tám mươi phần trăm nội dung.
Phát âm tiếng Anh của cô vẫn mang khẩu âm của người Hoa, không quá nhấn nhá, lại có chút êm ái. Nhưng kỳ thực phát âm dễ hiểu như vậy không phải là vấn đề, người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cũng sẽ không để ý lắm, thậm chí còn cảm thấy khẩu âm như vậy có sự đáng yêu của nơi nước lạ. Nhưng người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ thì sẽ luôn cố chấp theo đuổi khẩu âm lúc nói, ví dụ như Hoài Chân, có lúc đọc mấy câu, Ceasar cảm thấy không hề có vấn đề gì, nhưng cô lại không hài lòng lắm, cứ bảo anh nói một lần rồi mình lặp lại theo một lần.
Cô để ý thấy, khi dạy mình anh sẽ dùng phát âm ở bờ Tây, rất gần với khẩu âm Nevada, nhưng không khoa trương như lúc anh chế giễu người khác; lại không phải khẩu âm New York. Hoài Chân nhớ có giáo viên từng nói đây là “khẩu âm tiếng Anh kiểu Mỹ” chính thống nhất. Anh vô cùng kiên nhẫn, nghe anh không nhẫn nại giải thích sự khác nhau giữa phát âm của cô với của anh, suýt nữa Hoài Chân quên mất tính cách người này thật ra rất tệ, không phải trời sinh đã dịu dàng như thế.
Ngoài điểm tốt là có thể sửa sai lỗi phát âm cho cô ra, Ceasar còn có thể chèn thêm vài ba câu vào trong bản thảo diễn thuyết khô khan của cô. Dù anh tuyên bố mình “tuyệt đối không phải là tù chính trị giỏi diễn thuyết”, nhưng bỏ đi sự khiêm tốn và ngạo mạn, thì Hoài Chân cảm thấy thật ra anh là một nhà hùng biện khá xuất sắc.
Điều này làm cô bất chợt nhớ đến câu chuyện đau lòng “quen bạn trai nước ngoài chỉ vì muốn luyện tiếng Anh với người ta”. Giữa chừng lúc nghỉ ngơi, cô khoanh vùng câu chuyện này lên một cô gái ở phố người Hoa qua lại với một người da trắng, coi đó là chuyện cười mà kể cho anh nghe.
Ceasar hỏi, “Vậy còn em?”
Hoài Chân nói, “Sau khi giỏi tiếng Anh rồi, em sẽ lập tức chia tay với anh.”
Ceasar nghĩ ngợi, hỏi cô, “Anh chỉ có mỗi tác dụng đấy thôi à?”
Nghe anh nói xong, Hoài Chân còn suy nghĩ một lúc —— dĩ nhiên không chỉ có thế, còn có nhiều hơn nữa, liên quan đến một ít bộ phận chưa được khám phá…
Cô bất giác sờ lỗ tai đỏ bừng.
Ceasar nhìn chằm chằm sắc mặt cô thay đổi, hỏi cô, “Em đang nghĩ gì đấy?”
Vẻ mặt nhìn thì nghiêm trang, nhưng ngay từ đầu đã cố ý dẫn dắt cô suy nghĩ sâu xa theo hướng khác.
Hoài Chân trợn mắt nhìn anh.
Cái người này!
Anh bình vĩnh đọc tiếp bản thảo, “… And that’s an impact every one of us can make. But the question is, will we make the effort or not?” (Mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo ra tác động đó. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có nỗ lực hay không?)
Nghe anh đọc xong những câu này, Hoài Chân lại tự mình ôn lại một lần, cảm thấy thật là quá sức. Từ giây phút đó, bài diễn thuyết này đã hoàn toàn liên hệ với chuyện vừa rồi, muốn quên cũng không được. Nếu thật sự có thể vào được hội trường, thì khi nói câu này ngay trước mặt những học giả lớn tuổi, có lẽ cô sẽ đồng thời nhớ đến những chỗ tốt của Ceasar.
Đúng lúc này nhân viên phục vụ đi đến gõ cửa. Sau khi nhấn chuông gọi phục vụ thì thông thường khách sẽ để cửa mở, không khóa trái lại. Lúc nhân viên đi vào, anh ta nhìn thấy một đôi nam nữ trẻ tuổi nằm trên giường thì sợ hết hồn, tưởng mình đã quấy rầy chuyện phong lưu nào đó. Đến khi cẩn thận lắng nghe, mới phát hiện bọn họ chỉ đang trao đổi chuyện học tiếng Anh.
Thế là nhân viên im lặng đi tới, im lặng thu dọn bát đĩa đẩy xe đi, lúc rời đi còn khép cửa lại, trong đầu nghĩ, đúng là kỳ quái.
Nhân viên đi rồi, Hoài Chân mới hỏi anh, nếu như liên minh sáu trường đại học khăng khăng từ chối không cho cô vào hội trường thì sao?
Anh đáp, sẽ không có chuyện đó đâu.
Cô cười nói, khẳng định thế hả?
Anh bảo, New York chính là sân nhà của anh.
Cô nói, chúng ta có một New York-er rồi! Đúng là tuyệt vời!
Ceasar cười một lúc, rõ ràng cũng không biết làm sao với câu chọc cười của cô.
Ngay sau đó anh nói, có một vài người trong hội sinh viên nam luôn có thể lấy được vé vào.
Hoài Chân nói, là hội sinh viên nam của đài phát thanh lắm chuyện ban nãy sao?
Anh nói đúng thế, chính là nó đó.
Radio đã được cô điều chỉnh đến kênh kinh tế rất nghiêm túc. Cô chỉ chỉnh đại thôi, nhưng không biết vì sao đông đảo radio nước Mỹ lại toàn nói về kinh tế như vậy, có lẽ là vì cuộc đại khủng hoảng đã tiến vào năm thứ ba; hoặc là đang nói chính trị: bàn về đề tài hấp dẫn như xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa chống cộng.
Với tính cách cô mà nói, trái lại Ceasar còn khá tò mò, “Vì sao em không tiếp tục nghe đài phát thanh vừa nãy?”
Cô vừa nghĩ đến một chuyện, nằm sấp trên giường, cầm mấy tờ giấy nháp ra nhanh chóng viết mấy câu tiếng Anh.
Nghe anh hỏi mình như thế, cô thầm mắng trong bụng: “Ông anh phát thanh viên đọc sách khiêu dâm quá kém, cảm giác không khác gì ăn heo nướng mỡ lá cả, không chỉ không nuốt nổi mà còn rất ngấy.”
Nghĩ đến đây, đột nhiên Hoài Chân nổi lên ý xấu.
Cô lặng lẽ lót bản thảo vừa viết xong xuống dưới cùng, rút ra một trang giấy nháp mới, nghiêm túc nhớ lại đoạn văn tu từ tả cảnh nổi tiếng trong cuốn The Fermata, từ từ viết ra giấy. Cô chỉ mới đọc sơ qua hai lần, cũng không nhớ rõ lắm, có thể có vài chỗ bị sai ngữ pháp hoặc thiếu câu chữ, cho nên mấy đoạn bổ sung thêm đó đều là do Hoài Chân tự vẽ ra.
Viết xong, cô trở mình, nghiêng đầu nhìn Ceasar.
Đối mắt với cô, nhưng một lúc lâu sau vẫn không đợi được phản ứng.
Ceasar bèn hỏi, “So?”
Cô thử hỏi dò, “Anh có thể đọc giúp em thứ này được không?”
Ceasar đợi cô nói tiếp.
Hoài Chân thấp giọng nói, “Chính là một trang bản thảo vừa viết nháp, viết hơi kém, có lẽ có nhiều chỗ cần phải sửa đổi. Anh có thể đọc một lần không? Sau đó em và anh sẽ cùng học tập sửa lại.”
Ceasar đưa tay cầm tờ giấy đó lên, đặt trên giường dưới người, “Cô ấy đưa thùng đá về phía trước…”
Nói đến đây thì dừng lại.
Ceasar ngẩng đầu, cười cười nhìn cô.
Hoài Chân tỉnh lại trong ngất ngây giả vờ, nháy mắt với anh nói, go ahead. (Tiếp đi.)
Ceasar bật cười, kéo lấy bút trong tay cô, bổ sung từng câu từng câu nguyên vẹn vào chỗ để trống hoặc viết sai.
Hoài Chân nhìn anh viết không sót “đoạn tu từ nổi tiếng” của The Fermata, trợn tròn hai mắt, “Cả cuốn này anh cũng đọc rồi hả…”
Ceasar viết xong đậy nắp bút lại, nói, “Lại xem cái gì mới là trình tự chính xác đi.”
Một tay anh cầm giấy nháp, tay kia kéo cô vào lòng, sức khá lớn, Hoài Chân gần như lăn vào trong chăn.
Cô bị một tay anh nhốt chặt trong lòng, nhìn anh đưa tờ giấy kia đến cạnh hai người. Như cô mong muốn, chất giọng được cô gọi là “erotic” kia từ từ vang vọng bên tai.
Trong chớp mắt, nội dung trên giấy như thể biến mất, cô chỉ cảm thấy lỗ tai nhồn nhột.