Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 65: Trăng Soi Sơn Hải Quan 2





Bọn họ ở Bách Hoa Thâm Xử một ngày, ban đêm khoảng 4 giờ sáng, hai bóng người đi bộ đến Cổ Bắc Khẩu ở quan nội [1].
[1] Cổ Bắc Khẩu là cửa ải quan trọng của Trường Thành, nằm tại trấn Cổ Bắc Khẩu, huyện Mật Vân (thành phố Bắc Kinh).

Cửa ải này nằm giữa 2 ngọn núi đứng thẳng nên địa thế hiểm trở.

Còn “quan nội” là khu vực nằm ở miền tây Sơn Hải Quan, TQ.
Xe riêng của Hà gia quá bắt mắt, Hà Vị không để xe đến gần Trường Thành.
Tạ Vụ Thanh xuống xe, ngửa đầu nhìn tường thành Cổ Bắc Khẩu dưới ánh trăng.
Vài tháng trước, đây từng là chiến trường khốc liệt nhất cuộc kháng chiến Trường Thành.

Tường thành bị máy bay oanh tạc không toàn vẹn, đất đá chất đầy, trong ánh trăng lạnh lẽo nhợt nhạt có thể những nấm mồ không bia khắc kéo dài tít tắp.
“Chiến sự ở Cổ Bắc Khẩu thảm khốc nhất”, cô chỉ tay về một hướng, “Lúc đó quân Nhật tấn công, có một tiểu đội gồm 7 người mất liên lạc nên không nhận được lệnh rút binh.

Khi nhìn thấy máy bay địch nã pháo hạng nặng, 7 người quyết trấn thủ đến cùng, đạn dược lương thực cạn kiệt, vẫn giằng co nghênh địch, tất cả bọn họ, đều hy sinh ngay trên cao điểm”.

Nếu không có lệnh dừng chống cự, những tướng sĩ ấy, căn bản sẽ không bỏ mặc 3 tỉnh quan ngoại và Nhiệt Hà.
“Trịnh Độ có thể nhắm mắt rồi”.

Giọng Tạ Vụ Thanh trầm thấp.
Không phải tất cả quân lính đều hèn nhát yếu đuối.

Chỉ điều này đã đủ an ủi vong linh anh dũng.
Tạ Vụ Thanh lấy một món đồ nhỏ bọc vải thô từ trong ngực áo.
Anh ngồi xổm xuống, kéo sợi chỉ phía trên mở ra, bên trong vẫn là một cái túi vải dầu khác.

Lại mở tiếp, dưới tầng tầng lớp lớp bảo vệ chính là một nắm đất.

Anh rải nắm đất ấy lên những tảng đá vụn.
“Một đồng liêu”, anh thì thầm, “Người Cáp Nhĩ Tân.

Hắn nói, không cần chôn cất ở quê nhà, chỉ cần rải xuống mảnh đất phương Bắc là được”.
Anh nhặt hòn đá đè chặt bao vải.

Tạ Vụ Thanh nhìn tường thành đổ nát xa xa, trầm mặc hồi lâu, không nói lời nào, men theo đường đi trở về.

Những nơi bị công phá đất đá khô cằn, hiện lên hai màu vàng đen khác biệt, bên dưới lớp đá xám đen bị nổ bom như lộ ra màu máu, để lại dấu vết cuối cùng của cuộc kháng chiến kia.
“Chị gái của Trịnh Độ”, anh ngồi vào xe, “Sẽ đến Bắc Bình trong 2 ngày”.
“Chị ta nói, em trai mình có gửi lại một bộ tây trang ở nơi này nên muốn nhận về”, Tạ Vụ Thanh hạ giọng, “để cùng mai táng”.
“Có cần em giúp vào kinh không?”
Tạ Vụ Thanh khẽ lắc đầu: “Chị ấy tự có cách, lần này đến Bắc Bình thật ra muốn thương lượng một chuyện với em”.
Anh không nhiều lời, Hà Vị nghĩ có lẽ chỗ này không tiện nói nên cũng không hỏi thêm.
Lúc nhỏ, cô là đứa trẻ bất chấp tất cả, cái gì cũng phải hỏi đến cùng, theo tuổi tác ngày càng lớn, cô biết được người thường có những chuyện không thể nói.

Hoặc do thời cơ chưa tới, hoặc còn băn khoăn, cô cảm thấy Tạ Vụ Thanh không nói rõ mọi chuyện chắc vì có liên quan đến cô.
Về Bắc Bình, trời vừa hửng sáng.

Hà Vị dặn tài xế lái xe đường vòng đến An Định Môn.
Cửa thành vừa mở, một đội lạc đà đến từ phía Nam mang theo những túi vải bố cũ kỹ, dàn thành một hàng như Trường Thành thu nhỏ di động kéo dài không dứt.

Chiếc xe đỗ cạnh cổng thành.
Hà Vị định nói, lần này quay lại nên xuống xe nhìn xem An Định Môn.
Cô thoáng thấy Tạ Vụ Thanh nghiêng mặt, thần sắc nghiêm nghị, theo tầm mắt nhìn về cổng thành.

Trên đó sừng sững 3 chữ lớn: An Định Môn.
Hà Vị định mở miệng, mu bàn tay đã bị Tạ Vụ Thanh nắm chặt.
Lúc còn trẻ, ngón yeutruyen.net tay anh thon dài, lớp da dưới lòng bàn tay nhẵn nhụi, ngoại trừ vết chai ở ngón trỏ vì quanh năm cầm súng, những chỗ khác không có dấu vết của năm tháng mài lưng trên chiến trường.

Lần này trở về đã khác.

Lòng bàn tay Tạ Vụ Thanh giống như bị giấy nhám chà sát, vừa thô ráp lại nóng bỏng.
“Đi thôi”.

Anh nói.
Đất nước bị xâm lăng, anh không mặt mũi xuống xe bước qua cánh cổng An Định Môn.
Hà Vị theo Tạ Vụ Thanh về nhà.

Cô giành thư phòng phía tây cho anh dùng.
Lò hương hình hạc trong thư phòng lớn vẫn để đây.

Hạc tiên cao nửa người đứng một chân ở đó, từng làn hương khói từ miệng hạc bay ra, không khác gì Hà nhị phủ trước kia.

Điều duy nhất thay đổi là con người, trong sương khói lượn lờ không còn là chú hai mà là anh.
Tạ Vụ Thanh mặc sơ mi trắng quần tây, nằm ngửa trên giường.

Bôn ba đường dài ra Bắc không ngủ ngon giấc, vừa ngả lưng lên giường bát bộ của cô, cơn mệt mỏi ập tới, không chờ cô đến đã ngủ say.
Hà Vị vào cửa, cẩn thận tắt hết đèn vì sợ làm anh thức giấc, cô đứng cách 2 bước trước giường bát bộ, sau đó đến gian phía tây.
Cô ra ngoài, cửa phòng bị một bàn tay nhỏ đẩy ra.
Tư Niên lặng lẽ nhìn vào trong phòng, làm cô buồn cười.

Hạ Vị rón rén kéo cửa, vẫy tay về phía cô bé, Tư Niên lập tức lùi về sau 2 bước, mang dép lê nên suýt chút nữa không đứng vững, được Hà Vị ôm vào lòng.
Cô cúi người, dịu dàng hỏi: “Tới tìm ta à?”
Tư Niên hé miệng cười, gật gật đầu rồi nhìn cửa phòng.
Hà Vị trở tay, khép cửa lại.
“Thiếu tướng yeutruyen.net quân mệt lắm ạ?” Tư Niên thì thầm vào tai cô.
“Đúng vậy”.

Cô cười.
“Con ở đây được không ạ?” Tư Niên chỉ tay về chiếc giường trong gian phía tây.
Hà Vị gật đầu, nắm tay cô bé, một mẹ một con ngồi xuống giường.

Tư Niên mặc chiếc áo bông ngắn tay cùng quần dài, ngồi khoanh chân trên giường, đối diện với Hà Vị.

Cô bé mỉm cười, Hà Vị cũng cười đáp lại.
“Ngài ấy ngủ bao lâu ạ? Còn đi nữa không? Hôm nay đi à? Con tan học về có thể gặp ngài ấy sao?” Hết chuyện này đến chuyện khác, Tư Niên vô cùng mong chờ, cố tỏ ra hiểu chuyện nói, “Nếu gấp đi cũng không sao, lần tới trở về cũng được ạ”.
Hà Vị nhỏ giọng nói: “Không đi nữa”.
Tư Niên nắm tay Hà Vị, mân mê đầu ngón tay cô, rầu rĩ cười.
“Lát ngài ấy tỉnh dậy, con đến gọi cha đi”.


Hà Vị nói nhỏ.
Tư Niên ngẩng đầu, đôi mắt nhìn cô chăm chú.

Hà Vị lại cười, khẽ gật đầu, xem như khẳng định.
“Sẽ phiền lắm”, Tư Niên đè nén mong đợi, lắc đầu, “Không cần đâu ạ”.
“Gọi đi”.

Hà Vị nói.
Dứt lời, cô nói tiếp: “Ngài ấy không được nghe gọi một tiếng cha, con cứ thuận theo ngài ấy, gọi mấy tiếng là được”.
Cuối cùng Tư Niên cũng an tâm, vui vẻ gật đầu.
“Thiếu tướng quân về để thăm chúng ta ạ?” Tư Niên hỏi.
Hà Vị thì thầm: “Ra Bắc, để kháng Nhật”.
Tư Niên kinh ngạc, thần sắc trên khuôn mặt bé nhỏ bỗng thay đổi.

Trước cuộc kháng chiến Trường Thành, cô gái nhỏ tràn ngập niềm tin chống quân xâm lăng, thế nhưng trải qua mấy tháng Bắc Bình loạn lạc, nhìn những binh lính rút lui, thương binh ngày một tăng lên, số lượng học sinh và đoàn dân binh chen chút đầy bệnh viện, cô bé đã không còn suy nghĩ tích cực đó nữa.

Chính tình thân đã khơi dậy nỗi sợ chết chóc trong lòng một đứa trẻ.
“Ở… Trường Thành ạ?”
“Không phải”, cô lắc đầu, “Là ở quan ngoại”.
“Chú Triệu nhỏ có nói…” Tư Niên do dự, “Số lính của họ ngày càng nhiều, lúc trước là 40 vạn, lần này là 100 vạn… chỉ để đánh 10 vạn lính hồng quân”.

Vô cùng nguy nan.
Chắc hẳn Triệu Ứng Thăng không thể loại bỏ được sự chú ý của Tư Niên với hồng khu, bị cô bé lừa khai thật.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Tất nhiên, điều này bắt nguồn từ phương thức giáo dục thẳng thắn và không che giấu của Hà Vị.

Trẻ con thời buổi loạn lạc, cô gái tương lai tiếp quản sự nghiệp vận tải đường thuỷ, nhất định phải trưởng thành thật sớm, nhất là trực tiếp đối mặt với mọi chuyện.

Bỗng dưng cô cảm thương cho Tư Niên, thế cục tương lai kháng chiến chống Nhật, không ai biết trước kết quả, thế hệ trẻ như Tư Niên sau này phải đối mặt với chuyện gì, ngay cả cô hay Tạ Vụ Thanh đều không dám khẳng định.
Hà Vị lạc trong suy nghĩ về tương lai của bọn trẻ, lòng bắt đầu lo sợ.
“Nhiệt Hà bị chiếm đóng, chính phủ chỉ biết điều binh đi đánh người trong nhà, đám người thiếu tướng quân bị bao vây tập kích… Đối mặt với sự tấn công của 100 vạn quân địch, đều phải ra quan ngoại chống Nhật”, Tư Niên giống như đang cố tìm một lý do chính nghĩa để che giấu nỗi sợ hãi vì cha sắp ra quan ngoại, “Đây là đại nghĩa, ông trời sẽ che chở cho họ”.
Tư Niên nhìn Hà Vị, mong mỏi được cô đáp lại.
“Đúng vậy”.
Theo lời Tư Niên nói.

Họ vất vả lắm mới hợp thành một đội, không xuôi Nam chi viện cho hồng khu mà lựa chọn ở lại quan ngoại chống Nhật… Đội quân đó, nếu thua thì…
Cửa phòng ngủ bị kéo ra từ bên trong.
Tạ Vụ Thanh ngủ một lúc, nhận thấy thiếu vắng hơi thở của Hà Vị bên cạnh nên bất chợt tỉnh giấc.
Quần áo trên người anh khác hẳn lúc lên tàu ở cảng Thiên Tân năm ấy.
Trong ấn tượng của Tư Niên lần cuối nhìn thấy Tạ Vụ Thanh, lúc đó anh mặc áo choàng mang giày ống quân đội.

Mà người đàn ông hôm nay khuôn mặt mệt mỏi, phảng phất như say rượu chưa tỉnh, một bộ âu phục màu xanh cùng áo sơ mi chưa được là thẳng, đơn độc một mình với khẩu súng vắt sau lưng.
Đập vào mắt Tạ Vụ Thanh là cảnh: Trong ánh nắng ban mai, đôi mẹ con ngồi đối diện nhau trên giường, đang châu đầu ghé tai thì thầm gì đó.
Nụ cười ẩn nhẫn không đổi bấy lâu đột nhiên biến mất.
Tạ Vụ Thanh vẫy tay, nói với Tư Niên: “Đến đây nào”.
Dứt lời, anh kéo cái ghế gần đó ngồi xuống.

Tư Niên tay chân thoăn thoắt nhảy xuống từ trên giường, chạy chân trần hai ba bước đã đến trước mặt anh.

Nhác thấy Tư Niên giẫm chân lên sàn nhà, một tay anh bế con gái đặt ngồi lên đùi không bị thương.
Lúc nhỏ Tư Niên không hiểu đàn ông mập ốm thế nào, chờ đến khi hiểu chuyện, mỗi lần nhớ đến dáng người của Tạ Vụ Thanh, hình ảnh Tạ thiếu tướng quân trong bức ảnh cũ, cảm thấy cha mình quanh năm chinh chiến không quá quý trọng thân thể, hiện tại đã rất gầy.
Cô bé nhớ cha nhiều năm, lúc này vừa thấy lại ngại ngùng không nói nên lời.
“Đọc sách đến đâu rồi?” Tạ Vụ Thanh mỉm cười hỏi.
Tư Niên cắn môi dưới, cúi đầu lẩm bẩm một lúc mới nói nhỏ: “Không bằng cha ạ”.
Tạ Vụ Thanh chưa bao giờ được người ta gọi bằng “cha” một cách nghiêm túc như thế, trong lòng nảy sinh cảm giác chua xót.

Cô gái nhỏ tuy không phải do anh và Hạ Vị sinh ra nhưng từ lúc bắt đầu hiểu chuyện đã xem anh như cha ruột.

Cảm giác áy náy vì xa nhà quanh năm bất chợt dâng trào khi anh nghe cách xưng hô mới lạ này.
Anh vuốt tóc Tư Niên, dịu dàng nói: “Chuyện đọc sách, mỗi người mỗi kiểu, có người hiểu sớm nhưng cũng có người hiểu chậm một chút.

Chỉ cần cố gắng chăm chỉ thì sẽ không sợ thất bại”.
Tư Niên “Vâng” một tiếng.
Tạ Vụ Thanh muốn hỏi tiếp.

Lúc này, Khấu Thanh hốt hoảng mang theo cặp sách cùng váy vải màu lam chạy vào gian phía tây, trông thấy Tạ Vụ Thanh ôm Tư Niên nhất thời không biết làm sao.
“Hôm nay xin nghỉ đi”, Hà Vị nói, “Hiếm khi có một ngày”.
Khấu Thanh không nhiều lời, quay đầu bỏ đi: “Em đi pha sữa bò ca cao cho thiếu tướng quân”.
Tạ Vụ Thanh bất ngờ, còn Hà Vị cúi đầu nhịn cười.
“Gút mắc” này nếu không phải bị Bạch Cẩn Hành và Đặng Nguyên Sơ vạch trần trong phòng riêng ở nhà hát Thiên Tân thì với tính tình của Tạ Vụ Thanh, có lẽ cả đời này cô cũng không biết được sự thật.
“Dì nói, lúc cha mới đến Hà phủ đã uống hết ba ly bột ca cao pha với sữa bò”.

Tư Niên nói đúng trọng tâm.
Ngược lại Hà Vị ngạc nhiên, chăm chú quan sát Tạ Vụ Thanh.
Thời gian họ xa cách nhiều hơn ngày tháng bên nhau, mọi người sợ cô buồn nên không bao giờ nhắc chuyện quá khứ.
Tạ Vụ Thanh vờ như không nghe thấy, tay xách ấm trà bằng gỗ cây tùng có khắc vân lên, định rót trà nhưng ấm trống không.
Ngại trẻ con có mặt, Hà Vị chỉ mím môi cười, tay phải chống cằm, khuỷu tay đặt lên bàn thấp trên giường.
Tạ Vụ Thanh bị cô nhìn chăm chú cười rộ lên.
“Con còn phải học bài”.

Tư Niên nhảy xuống khỏi đùi Tạ Vụ Thanh, thấp giọng giải thích.
Đến tận khi bóng dáng bé nhỏ biến mất khỏi gian phía tây, Hà Vị vẫn duy trì tư thế cũ, vừa chống cằm đánh giá anh: “Biết Tạ thiếu tướng quân thích uống ca cao sữa bò nhưng không ngờ lại thích đến mức độ ấy”.
Tạ Vụ Thanh cúi đầu cười, vân vê chơi đùa chun trà cùng bộ với cái ấm bằng gỗ cây tùng có khắc vân.
“Sao anh biết em thích uống sữa bò? Chỉ vì lần đó bảo anh nếm thử thôi sao?”
“Ngày ấy”, trong mắt anh ẩn ý cười, “Lúc vào gian phía tây vô tình nhìn thấy nửa ly sữa bò”.
Ngày ấy.
Khấu Thanh và Quân Khương nhắc nhở có cô gia đính hôn tìm đến nhà, đang chờ ở thư phòng.

Khấu Thanh vội vàng đưa cho cô ly sữa nóng, trong hơi nóng bốc lên nghi ngút, cô chậm rãi nhấp nửa ngụm, miễn cưỡng đồng ý gặp mặt.

Cô dự định đến nói chuyện vài câu rồi tỏ ý tiễn khách, từ phòng ngủ đi xuyên qua gian phía tây, đẩy hai bên rèm châu, đi đến gian phía đông rồi tới thư phòng.
Trong trí nhớ, giống như có tiếng bước chân hòa cùng tiếng chiêng trống, còn có người trầm trồ khen ngợi.

Cô như bị vận mệnh giục giã, bước lên sân khấu, không biết vở kịch kia là chương nào hồi nào, mờ mịt vươn tay, vén rèm đỏ thêu chỉ vàng.
Vừa lộ diện đã nhận lời khen ngợi không dứt, đồng bạc cùng phỉ thuý châu ngọc được ném về phía sân khấu.
Trên sàn nhà, âm thanh như mưa rào.

Cô lại vô thức không biết làm sao, chưa từng nghe qua tiếng chiêng trống, cũng chưa từng thấy qua cách cổ vũ của đám hậu duệ quý tộc, mà người đáp diễn [2] với cô lại không lộ mặt, càng không biết tên họ là gì.
[2] Người đáp diễn là một thuật ngữ trong diễn kịch.

Nếu nhân vật chính đang diễn trên sân khấu/ống kính nhưng cảm xúc chưa đạt thì sẽ có một người đối thoại hoặc giao tiếp bằng ánh mắt với người đó, nhưng người này sẽ không xuất hiện trên máy quay hay lộ mặt.

Đó gọi là người đáp diễn.
Rèm che phía sau bỗng bị vén lên, người đàn ông bước lên sân khấu, trên người khoác áo choàng, không rõ dung mạo thế nào, thậm chí còn không phân thiện ác.

Trong tiếng hối thúc của chiêng trống cùng lời khen ngợi trầm trồ, nhìn người xa lạ kia.
Cảnh tượng ấy, rõ ràng là ngay trên sân khấu, bên trong rạp hát, hình ảnh cũ kỹ mờ nhạt, lại mang theo khói thuốc súng tràn ngập hơi thở.

“Nếu”, cô dịu giọng hỏi, “Ngày ấy em không gặp hai người, anh có còn đến không?”
Tạ Vụ Thanh ngồi trên ghế cao, đối diện với ánh mắt cô.
Hà Vị đoán được, anh sẽ nói điều gì.
Đến khi anh khẽ lắc đầu, công bố đáp án: “Tạ mỗ vốn không muốn liên luỵ cô hai, nếu ngày ấy em không xuất hiện, chắc hẳn là ông trời sắp đặt, nhất định sẽ không đến làm phiền em nữa”.
Cô cười.

Không ngờ vị thiếu tướng quân thành danh khi cô còn nhỏ lại tin tưởng câu nói cửa miệng “ông trời sắp đặt” lan truyền đầu đường cuối phố.
Tạ Vụ Thanh cũng cười.
Nói cách khác, thế gian gọi đây là: Vận mệnh..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.