Lá Thư Từ Ánh Trăng

Chương 10



10.

Sau khi cắt đứt liên lạc với Thời Nghiên Lễ, tôi xin nghỉ mấy ngày liên tiếp. Không biết làm cách nào để giải tỏa cảm xúc, vậy nên dứt khoát cả một buổi chiều một mình lái xe đến nghĩa trang.

Thật không ngờ còn có người đến trước tôi.

Người phụ nữ nghe tiếng bước chân thì quay đầu lại, đôi mắt có chút đỏ.

Trí nhớ của tôi rất tốt, trong chốc lát, tôi chợt lại cảnh nhiều năm trước bị Thời Nghiên Lễ gọi đến nhà sau khi tôi tỏ tình với anh ấy.

Đúng rồi, khi ấy cô ta đã dựa vào vai Thời Nghiên Lễ và gọi Thời Nghiên Lễ là “A Lễ”.

Sự thân thiết của họ là đòn giáng đầu tiên vào tôi vào đêm đó.

“Phương Di”, người phụ nữ khẽ mở miệng gọi tên tôi.

Tôi không muốn biết tại sao cô ấy lại biết, chỉ gật nhẹ đầu, sau đó đặt bó hoa hướng dương trên tay xuống tấm bia màu đen.

“Cô vẫn còn nhớ anh ấy thích hoa hướng dương sao?”, người phụ nữ liếc nhìn tôi với vẻ mặt ngạc nhiên và nhẹ nhõm.

“Anh ấy không thích hoa.”

Trong nhà và phòng thí nghiệm của Thời Nghiên Lễ, từ trước tới nay không bao giờ có bất cứ đồ vật dư thừa nào.

Có một hôm, trên đường đi đến nhà anh ấy, khi đi ngang qua một tiệm hoa, tôi chợt nảy lên một suy nghĩ, muốn mua một bó hoa để trang trí cho nhà anh ấy một chút, như vậy có lẽ sẽ làm cho anh ấy cảm thấy dễ chịu hơn.

Tôi chụp một bức ảnh cho anh ấy và hỏi: “Giáo sư Thời, anh thích hoa nào thế?”. Anh ấy trả lời rất đơn giản: “Tôi không thích loại hoa nào cả”

Tôi không khỏi cảm thấy thất vọng. Dường như cảm nhận được cảm xúc của tôi qua màn hình, sau đó anh ấy nói với tôi giống như đang dỗ dành:”Tôi đã xem ảnh một cách rất nghiêm túc, cảm thấy hoa hướng dương là đẹp nhất, chọn nó đi.”

Sau lần đó hoa hướng dương đã trở thành khách của nhà anh.

Thời Nghiên Lễ thường ngồi cạnh cửa sổ và lặng lẽ đọc sách, còn những bông hoa hướng dương vàng trên chiếc bàn nhỏ thì thả mình trong gió.

Thời gian lặng lẽ khiến người ta lưu luyến không quên, cứ vậy mà đọng lại trong tâm trí tôi.

“Sao lại có người không thích hoa chứ.” Người phụ nữ cười, ngừng một chút cô ấy lại tiếp tục nói: “Con người của em trai tôi rất nhạt nhẽo, thích cái gì cũng không bao giờ nói.”

“Em trai?”, tôi sững sờ.

“Đúng vậy, là chị em ruột đó, nhưng tôi với em ấy không mấy thân thiết.” Cô ấy nhìn tôi đầy ẩn ý, “Đương nhiên trừ cô ra em ấy không thân với ai hết.”

Tôi muốn mở miệng phản bác nhưng lại không thể nói gì.

Xem ra mấy năm đó Thời Nghiên Lễ thực sự rất cô đơn, người qua lại cũng rất ít.

Cô ấy nhìn tấm ảnh trên bia mộ thở dài: “Nhân duyên giữa con người với nhau thật là kì diệu. Người như em ấy mà cũng có thể thương cảm cho người khác.”

“Không ngờ tới phải không?” Cô ấy cười với tôi, nhún nhún vai nói: “ Tôi cũng không ngờ tới.”

Cô ấy đã nói rất nhiều, còn kể cho tôi nghe về quá khứ một cách chi tiết.

Tối hôm đó, khi tôi vừa khóc vừa chạy ra khỏi nhà Thời Nghiên Lễ, cô ấy lúc đó chỉ nghĩ không có chuyện gì to tát mà xem trò vui, liền dỗ dành:”Cô bé sắp khóc rồi đó, không đau lòng sao?”

Thời Nghiên Lễ im lặng không nói gì mà uống rất nhiều rượu. Anh ấy luôn luôn kiềm chế, nhưng ngày đó cũng đã uống rất nhiều rượu, trái lại cũng đã nói rất nhiều chuyện với chị.

Anh ấy nói: “Đôi mắt của cô ấy đỏ hoe, ai nhìn cũng thấy xót xa”.

Chính vì vậy ngay từ lần đầu tiên gặp nhau, anh ấy đã động lòng trắc ẩn.

Khi Thời Nghiên Lễ miêu tả cuộc gặp gỡ của tôi với anh ấy, anh ấy đã dùng một câu: “Đó là sự va chạm giữa một linh hồn cô đơn gặp được đồng loại, rất kì diệu, cô ấy với em là thích hợp nhất.”

Bốn năm đó đối với anh mà nói, đó là sự đồng hành, là niềm an ủi, là món quà.

Cô ấy hỏi anh: “Vậy tại sao lại không đuổi theo?”

Thời Nghiên Lễ đã ngà ngà say: “Không có cách nào cho cô ấy một tương lai, mà vẫn cho cô ấy hi vọng, như vậy càng đáng chết.”

Đến đoạn này của câu chuyện, cô ấy mới lau nhẹ khóe mắt: “Lúc đó tôi không biết em ấy có ý gì, mãi cho đến khi em ấy bị bệnh không thể che giấu được nữa.”

Nghĩ đến cái chết của Thời Nghiên Lễ, hẳn đó là một cú sốc lớn đối với cô ấy. Cô ấy ngồi xổm xuống sắp xếp lại hoa, giọng nghẹn ngào: “Năm đầu tiên cô ra nước ngoài, em ấy ốm đến mức không thể đứng nổi.”

Gió thổi qua những tán cây xanh thấp xào xạc, lướt qua tản mát bên tai tôi, đầu óc lúc tôi lúc này cảm thấy trống rỗng lạ thường.

Trước khi đi, cô ấy còn thuyết phục tôi: “Cô hãy thử đi Di Thanh đi, đó luôn là điều mà em ấy mong muốn."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.