Hoàng đế đi tuần ở phương Bắc, trải qua dụ dỗ, hú còi và
đóng quân, vừa đi vừa săn, hơn mười ngày sau đã đến suối nước nóng. Sơn trang
nghỉ mát đang được thi công, hoàng đế ra chỉ dụ thị sát, dừng chân ở "Thủy
Phương Nham Tú" đã được hoàn thành. (1)
Thập Tam từ tháng
tư tới nay, trong lòng vẫn luôn
phiền muộn, nhưng từ nhỏ tính cách hắn vẫn hòa đồng tao
nhã, trước mặt người khác cũng không để lộ cảm xúc gì. Quay đầu nhìn Thập Tứ lặng lẽ đi phía sau, chỉ thấy hắn mỉm cười, giống như được gió hồ thổi vào hết
sức mát mẻ say sưa. Thập Tam không khỏi buồn bực, hắn ở
đâu ra tâm tình tốt như vậy?
Từ khi rời khỏi kinh, cảm thấy biểu hiện của Thập Tức
khác hẳn với thường ngày, thấy ai cũng mặt mày tươi tắn, cả tính nóng nảy dường như cũng đã bỏ rồi. Thập Ngũ đệ còn từng trộm hỏi hắn: "Thập Tam ca, Thập Tứ ca có chuyện gì vui sao?"
Ban nãy, phụ hoàn
nhìn rạp hát đã hoàn thành và đang thi công, tâm tnh rất
tốt, để các huynh đệ mỗi
người viết mấy tấm chữ. Đây cũng là kiểm tra tài văn chương và thư pháp, từ thái tử, đại a ca trở xuống
đều không khỏi khổ cực suy nghĩ, chỉ có Thập Tứ vẫn nhúng mực múa bút, không đến thời gian uống
cạn một chung trà đã viết
xong và nộp lên. Chữ của Thập Tứ, trong các huynh đệ cũng xem như là thượng thừa, thường được phụ hoàng khen ngợi.
Phụ hoàng lúc này cũng gọi hắn đơn độc ra ngoài, nhìn
thứ hắn viết, lại lộ ra chút kinh ngạc, sau đó lại gọi nội thị treo hai tấm chữ
lên. Thập Tam vừa nhìn thấy, lại là hai câu trong “Hồi ức Giang Nam” của Bạch
Cư Dị, cũng không sợ phụ hoàng quở trách hắn lười biếng, nhưng thời gian qua hắn
vẫn luôn hồ nháo thành quen, đối với việc hắn làm chuyện khác người ngoài dự
tính thì phụ hoàng cũng không thật sự tức giận.
"Giang Nam
đẹp, phong cảnh vốn thật quen. Nắng lên hoa sóng hồng tợ lửa, xuân về sông nước
lặng xanh trong. Chẳng nhớ Giang Nam sao?
Nhớ về Giang Nam,
nhớ nhất Hàng Châu. Sơn tự giữa tháng tìm hoa quế, Quận Đình trên gối nhìn triều
đầu. Khi nào lại đến thăm?"
Thập Thất đệ bên cạnh ghé lại, nói khẽ: "Sao Thập Tứ ca
lại không viết đánh đánh giết giết nữa rồi?" Thập Tam cũng biết lòng hắn
có xúc cảm, nhưng cũng ngờ tới trong lòng Thập Tứ còn đang nghĩ về một thứ
khác, "Nhớ Giang Nam,
sau đó là Nhớ Ngô cung. Rượu Ngô một ly xuân lá trúc. Ngô oa song vũ túy phù
dung. Khi nào lại tương phùng?"
Thập Tứ lập tức đứng lên, đi đến chính giữa điện trả lời:
"Hồi phụ hoàng, là nhi tử nhìn thấy phong cảnh ở châu Như Ý, nhớ tới năm ấy
theo phụ hoàng đi tuần ở phương nam nên có cảm xúc."
Hắn nói rất thành khẩn, phụ hoàng lại lắc đầu, gảy tờ giấy
cười nói: "Tạm thời không phạt ngươi dùng lời của cổ nhân để ứng phó, chỉ
nhìn một cách đơn thuần lại có chút phong lưu ý vị, so với giương cung bạt kiếm
trước đây đã có tiến bộ."
Thập Tứ được khích lệ, vui rạo rực tạ ơn lui về chỗ ngồi.
"Thập Tam Ca, chúng ta đi dạo trên đê này một chút
đi."
Cái tên một đường chỉ nhìn hồ nước và cây liễu này đã hoàn hồn
chưa vậy? Hắn còn nghĩ đến Giang Nam và Hàng Châu hay sao...
"Ngẩn người cái gì?" Thập Tứ đuổi theo, vỗ vai hắn
nói: "Vào đình phía trước ngồi đi."
Thập Tam nghĩ thầm, người vẫn luôn ngẩn ngơ không phải là đệ
sao? Thập Tứ lướt thẳng qua hắn, đến ngồi bên bàn đá trong đình, nói với người
hầu Phó Hữu Vinh: "Đi, chuẩn bị trà cho ta." Cũng may là nơi này cách
chỗ đóng trại không xa, cũng không tính là quá khó khăn để làm, Phó Hữu Vinh
không có ai để phân phó nên phải đáp lại, tự mình chạy đi.
Con đê trong hồ chia làm ba nhánh, châu(*) Như Ý và hai châu
khác, dương liễu lả lướt trên đê, nước trong hồ dập dờn chiếu sáng, hơn nữa
chính đang ở khí trời mùa hè, ấy vậy mà lại không thấy quá nóng. Nơi này đúng
là chỗ hành cung tốt nhất. Thập Tứ chỉ vào một châu đảo trong đó nói: "Cảnh
sắc ở đó rất đẹp, giống như một cái vườn nhỏ, ở đó đã có hồ nước sáng lấp lánh
lại có thêm bóng dáng của tùng trúc, nhất định là có thú vị riêng."
(*) Bãi, cồn, đảo, trong nước có chỗ ở được gọi là châu.
Hắn hưng trí bừng bừng, Thập Tam lại không tiếp hắn một lời,
Thập Tứ cũng không định nói một mình, vì thế mỗi người đều tự mình ngồi xuất thần.
Im lặng hồi lâu, Thập Tam đột nhiên nói: "Nàng rời đi đã hơn hai tháng rồi
phải không?"
Thập Tứ đương nhiên biết hắn đang nói đến ai, đẩy đẩy nhẫn
ngọc trên ngón cái, cúi đầu mỉm cười: "Hai tháng lẻ bảy ngày..." Hắn
mặc kệ là đang ở Kinh hay đang theo hộ tống, cũng không ngừng viết thư cho
nàng, gần như là hôm sau sẽ viết tiếp một phong. Nhưng vẫn không nhận được hồi
âm của nàng, có thể là nàng lười viết, cũng có thể là nàng vốn chán ghét việc
này. Lý Hạo nói nàng rất tốt, hắn cũng yên tâm. Nàng không muốn viết, vậy thì cứ
xem hắn viết là được, đêm nay sẽ kể với nàng phong cảnh ở Nhiệt Hà này.
Phản ứng của Thập Tứ khiến lòng Thập Tam đột nhiên chìm xuống,
loại vui vẻ và bình tĩnh này, từ đâu mà có? Hắn nhíu mày, thăm dò một câu:
"Có phải đệ đã làm gì nàng rồi không?"
Động tác trên tay Thập Tứ cứng đờ, vẻ tươi cười lập tức biến
mất, híp mắt nói: "Chuyện của đệ với nàng, không tới phiên huynh quản!"
Hai quả đấm của Thập Tam cứ siết chặt rồi buông ra, sau khi
lặp đi lặp lại vài lần, rốt cuộc cũng không đưa đến mặt của Thập Tứ, tay phải
nâng lên đè nặng lên mép bàn đá, vì dùng sức nên chỗ khớp xương trở nên trắng bệch.
Hắn kiềm nén lửa giận, cười lạnh nói: "À, đệ không làm gì thì tốt! Nếu như
có...Chẳng lẽ đệ còn không biết tính khí của nàng sao, chỉ sợ cả đời này đệ đừng
nghĩ đến việc gặp lại nàng!"
Sắc mặt Thập Tứ nhất thời xanh xao, ánh mắt lại không hề trốn
tránh nhìn chằm chằm Thập Tam, hắn bỗng nhiên đập bàn đứng lên. Thập Tam cũng
chống lên mặt bàn chậm rãi đứng dậy, đối với ánh mắt khiêu khích của Thập Tứ
thì chỉ dùng ánh mắt lạnh lẽo miệt thị để đáp lễ.
Lúc này Phó Hữu Vinh bưng trà vào đình, Thập Tứ hừ lạnh, phẩy
tay láo bỏ đi. Phó Hữu Vinh không hiểu hai vị chủ tử này nói trở mặt liền trở mặt,
thấy vẻ mặt của cả hai đều khó coi như vậy, cũng không dám hỏi, đặt khay trà xuống
liền đuổi theo Thập Tứ.
Thập Tam rót cho mình chén trà, uống một ngụm, cảm thấy chua
xót không chịu nổi, vung tay ném ra hồ.
----
(1) Sơn trang nghỉ mát bắt đầu
xây dựng vào năm 1703, cũng là năm Khang Hi 42, đến đầu Khang Hi 46 đều được
đưa vào sử dụng. Lần này ngoài khoảng thời gian của năm Khang Hi 44,
""Thủy Phương Nham Tú" đã hoàn thành chưa cũng không biết rõ.
Nhưng một trong 36 tên phong cảnh trong đề mục của Khang Khi thì chắc chắn là
còn chưa có.
Ngoại truyện
Hoàng đế đi tuần ở phương Bắc, trải qua dụ dỗ, hú còi và
đóng quân, vừa đi vừa săn, hơn mười ngày sau đã đến suối nước nóng. Sơn trang
nghỉ mát đang được thi công, hoàng đế ra chỉ dụ thị sát, dừng chân ở "Thủy
Phương Nham Tú" đã được hoàn thành. (1)
Thập Tam từ tháng
tư tới nay, trong lòng vẫn luôn
phiền muộn, nhưng từ nhỏ tính cách hắn vẫn hòa đồng tao
nhã, trước mặt người khác cũng không để lộ cảm xúc gì. Quay đầu nhìn Thập Tứ lặng lẽ đi phía sau, chỉ thấy hắn mỉm cười, giống như được gió hồ thổi vào hết
sức mát mẻ say sưa. Thập Tam không khỏi buồn bực, hắn ở
đâu ra tâm tình tốt như vậy?
Từ khi rời khỏi kinh, cảm thấy biểu hiện của Thập Tức
khác hẳn với thường ngày, thấy ai cũng mặt mày tươi tắn, cả tính nóng nảy dường như cũng đã bỏ rồi. Thập Ngũ đệ còn từng trộm hỏi hắn: "Thập Tam ca, Thập Tứ ca có chuyện gì vui sao?"
Ban nãy, phụ hoàn
nhìn rạp hát đã hoàn thành và đang thi công, tâm tnh rất
tốt, để các huynh đệ mỗi
người viết mấy tấm chữ. Đây cũng là kiểm tra tài văn chương và thư pháp, từ thái tử, đại a ca trở xuống
đều không khỏi khổ cực suy nghĩ, chỉ có Thập Tứ vẫn nhúng mực múa bút, không đến thời gian uống
cạn một chung trà đã viết
xong và nộp lên. Chữ của Thập Tứ, trong các huynh đệ cũng xem như là thượng thừa, thường được phụ hoàng khen ngợi.
Phụ hoàng lúc này cũng gọi hắn đơn độc ra ngoài, nhìn
thứ hắn viết, lại lộ ra chút kinh ngạc, sau đó lại gọi nội thị treo hai tấm chữ
lên. Thập Tam vừa nhìn thấy, lại là hai câu trong “Hồi ức Giang Nam” của Bạch
Cư Dị, cũng không sợ phụ hoàng quở trách hắn lười biếng, nhưng thời gian qua hắn
vẫn luôn hồ nháo thành quen, đối với việc hắn làm chuyện khác người ngoài dự
tính thì phụ hoàng cũng không thật sự tức giận.
"Giang Nam
đẹp, phong cảnh vốn thật quen. Nắng lên hoa sóng hồng tợ lửa, xuân về sông nước
lặng xanh trong. Chẳng nhớ Giang Nam sao?
Nhớ về Giang Nam,
nhớ nhất Hàng Châu. Sơn tự giữa tháng tìm hoa quế, Quận Đình trên gối nhìn triều
đầu. Khi nào lại đến thăm?"
Thập Thất đệ bên cạnh ghé lại, nói khẽ: "Sao Thập Tứ ca
lại không viết đánh đánh giết giết nữa rồi?" Thập Tam cũng biết lòng hắn
có xúc cảm, nhưng cũng ngờ tới trong lòng Thập Tứ còn đang nghĩ về một thứ
khác, "Nhớ Giang Nam,
sau đó là Nhớ Ngô cung. Rượu Ngô một ly xuân lá trúc. Ngô oa song vũ túy phù
dung. Khi nào lại tương phùng?"
Thập Tứ lập tức đứng lên, đi đến chính giữa điện trả lời:
"Hồi phụ hoàng, là nhi tử nhìn thấy phong cảnh ở châu Như Ý, nhớ tới năm ấy
theo phụ hoàng đi tuần ở phương nam nên có cảm xúc."
Hắn nói rất thành khẩn, phụ hoàng lại lắc đầu, gảy tờ giấy
cười nói: "Tạm thời không phạt ngươi dùng lời của cổ nhân để ứng phó, chỉ
nhìn một cách đơn thuần lại có chút phong lưu ý vị, so với giương cung bạt kiếm
trước đây đã có tiến bộ."
Thập Tứ được khích lệ, vui rạo rực tạ ơn lui về chỗ ngồi.
"Thập Tam Ca, chúng ta đi dạo trên đê này một chút
đi."
Cái tên một đường chỉ nhìn hồ nước và cây liễu này đã hoàn hồn
chưa vậy? Hắn còn nghĩ đến Giang Nam và Hàng Châu hay sao...
"Ngẩn người cái gì?" Thập Tứ đuổi theo, vỗ vai hắn
nói: "Vào đình phía trước ngồi đi."
Thập Tam nghĩ thầm, người vẫn luôn ngẩn ngơ không phải là đệ
sao? Thập Tứ lướt thẳng qua hắn, đến ngồi bên bàn đá trong đình, nói với người
hầu Phó Hữu Vinh: "Đi, chuẩn bị trà cho ta." Cũng may là nơi này cách
chỗ đóng trại không xa, cũng không tính là quá khó khăn để làm, Phó Hữu Vinh
không có ai để phân phó nên phải đáp lại, tự mình chạy đi.
Con đê trong hồ chia làm ba nhánh, châu(*) Như Ý và hai châu
khác, dương liễu lả lướt trên đê, nước trong hồ dập dờn chiếu sáng, hơn nữa
chính đang ở khí trời mùa hè, ấy vậy mà lại không thấy quá nóng. Nơi này đúng
là chỗ hành cung tốt nhất. Thập Tứ chỉ vào một châu đảo trong đó nói: "Cảnh
sắc ở đó rất đẹp, giống như một cái vườn nhỏ, ở đó đã có hồ nước sáng lấp lánh
lại có thêm bóng dáng của tùng trúc, nhất định là có thú vị riêng."
(*) Bãi, cồn, đảo, trong nước có chỗ ở được gọi là châu.
Hắn hưng trí bừng bừng, Thập Tam lại không tiếp hắn một lời,
Thập Tứ cũng không định nói một mình, vì thế mỗi người đều tự mình ngồi xuất thần.
Im lặng hồi lâu, Thập Tam đột nhiên nói: "Nàng rời đi đã hơn hai tháng rồi
phải không?"
Thập Tứ đương nhiên biết hắn đang nói đến ai, đẩy đẩy nhẫn
ngọc trên ngón cái, cúi đầu mỉm cười: "Hai tháng lẻ bảy ngày..." Hắn
mặc kệ là đang ở Kinh hay đang theo hộ tống, cũng không ngừng viết thư cho
nàng, gần như là hôm sau sẽ viết tiếp một phong. Nhưng vẫn không nhận được hồi
âm của nàng, có thể là nàng lười viết, cũng có thể là nàng vốn chán ghét việc
này. Lý Hạo nói nàng rất tốt, hắn cũng yên tâm. Nàng không muốn viết, vậy thì cứ
xem hắn viết là được, đêm nay sẽ kể với nàng phong cảnh ở Nhiệt Hà này.
Phản ứng của Thập Tứ khiến lòng Thập Tam đột nhiên chìm xuống,
loại vui vẻ và bình tĩnh này, từ đâu mà có? Hắn nhíu mày, thăm dò một câu:
"Có phải đệ đã làm gì nàng rồi không?"
Động tác trên tay Thập Tứ cứng đờ, vẻ tươi cười lập tức biến
mất, híp mắt nói: "Chuyện của đệ với nàng, không tới phiên huynh quản!"
Hai quả đấm của Thập Tam cứ siết chặt rồi buông ra, sau khi
lặp đi lặp lại vài lần, rốt cuộc cũng không đưa đến mặt của Thập Tứ, tay phải
nâng lên đè nặng lên mép bàn đá, vì dùng sức nên chỗ khớp xương trở nên trắng bệch.
Hắn kiềm nén lửa giận, cười lạnh nói: "À, đệ không làm gì thì tốt! Nếu như
có...Chẳng lẽ đệ còn không biết tính khí của nàng sao, chỉ sợ cả đời này đệ đừng
nghĩ đến việc gặp lại nàng!"
Sắc mặt Thập Tứ nhất thời xanh xao, ánh mắt lại không hề trốn
tránh nhìn chằm chằm Thập Tam, hắn bỗng nhiên đập bàn đứng lên. Thập Tam cũng
chống lên mặt bàn chậm rãi đứng dậy, đối với ánh mắt khiêu khích của Thập Tứ
thì chỉ dùng ánh mắt lạnh lẽo miệt thị để đáp lễ.
Lúc này Phó Hữu Vinh bưng trà vào đình, Thập Tứ hừ lạnh, phẩy
tay láo bỏ đi. Phó Hữu Vinh không hiểu hai vị chủ tử này nói trở mặt liền trở mặt,
thấy vẻ mặt của cả hai đều khó coi như vậy, cũng không dám hỏi, đặt khay trà xuống
liền đuổi theo Thập Tứ.
Thập Tam rót cho mình chén trà, uống một ngụm, cảm thấy chua
xót không chịu nổi, vung tay ném ra hồ.
----
(1) Sơn trang nghỉ mát bắt đầu
xây dựng vào năm 1703, cũng là năm Khang Hi 42, đến đầu Khang Hi 46 đều được
đưa vào sử dụng. Lần này ngoài khoảng thời gian của năm Khang Hi 44,
""Thủy Phương Nham Tú" đã hoàn thành chưa cũng không biết rõ.
Nhưng một trong 36 tên phong cảnh trong đề mục của Khang Khi thì chắc chắn là
còn chưa có.