Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 119: Mễ Phất Vân Sơn



Kì thi huyện gần kề, cho dù Trương Nguyên đã đọc thuộc làu tứ thư cũng không dám sơ suất. Đây là bước đầu tiên trên con đường công danh của hắn, nhất định phải thi đỗ, nếu không thì công sức cả nửa năm trời của hắn xem như uổng phí, có lẽ đối với người khác mà nói đợi thêm ba năm nữa cũng không sao cả, vừa hay có thể mài giũa thêm. Lưu Tông Chu hy vọng khi Trương Nguyên hai mươi tuổi lại tham gia khoa cử, nhưng hắn Trương Nguyên không đợi được, bây giờ là năm 41 Vạn Lịch rồi, thời gian nhanh như tên bay.

Vương Tư Nhâm lệnh cho Trương Nguyên quãng thời gian trước kì thi huyện này tạm thời không phải học cổ văn nữa, mỗi ngày làm hai đề nhỏ bát cổ trong tứ thư, đề bài của kì thi huyện đều là lấy từ trong sách tứ thư, sẽ không lấy từ sách Ngũ kinh. Tuy rằng phạm vi ra đề hẹp đi một ít, nhưng bởi vì là từng đề nhỏ, ý nghĩa của đề không hoàn chỉnh, cho nên vẫn còn tồn tại không ít biến số, đương nhiên chỉ cần vận khí không quá kém thì tiểu đề ở tứ thư cũng không làm khó được Trương Nguyên trong kì thi ngày hai tám tháng một này. Trước ngày thi một ngày Trương Nguyên đã hẹn đại huynh Trương Đại ở Tây Trương cùng nhau đến trường học đăng kí tham gia. Giờ Thìn sáng ngày hai tám, hắn mang theo Vũ Lăng tới trước cửa lớn của phủ trạng nguyên đợi dưới gốc cây tùng, rất nhanh đã thấy Trương Đại đi ra, nói:

-Giới Tử, tổ phụ gọi ngươi vào có việc chỉ bảo.

Trương Nguyên không biết thúc tổ gọi hắn vào có chuyện gì, liền đi theo Trương Đại vào Bắc viện gặp Trương Nhữ Sương. Trương Nhữ Sương ngồi trên ghế bành trong thư phòng, cười ha hả khi nhìn thấy hai hậu bối kiệt xuất nhất của nhà họ Trương ở Sơn Âm này bước vào, nói:

-Trương Nguyên hôm nay đi đăng kí thi huyện đấy hả? Ừ, ta có một chuyện muốn nói cho ngươi, Đổng Huyền Tể ở Tùng Giang vì chuyện phát sinh tại hội đèn lồng tết nguyên tiêu của huyện Long Sơn , y đã có lòng viết thư tạ lỗi với ta, nói là đã quở trách khuyển tử, xin ta tha thứ cho sự thô lỗ của con trai y, ha ha. Còn một phong thư khác là viết cho Thương Chu Đức tiên sinh đấy, chắc hẳn cũng là để tạ lỗi, nó được gửi cùng đến chỗ của ta, ngươi cầm phong thư này giao cho Thương Chu Đức tiên sinh.

Trương Nguyên nhận lấy phong thư, để vào trong ngực, lại nghe thấy thúc tổ Trương Nhữ Sương nói:

- Cuối thư Đổng Công còn nói thêm một câu, rằng bên cạnh sườn của con trai y là Đổng Tổ Thường có một vết bầm đen rất lớn, phải mời đại phu bốc thuốc chẫn trị, trong đó rõ ràng vẫn có hàm ý oán trách..

Trương Nguyên nói:

-Cháu tay trói gà không chặt, cũng chỉ huých nhẹ Đổng công tử đó một tí, làm gì đến nỗi phải mời đại phu bốc thuốc. Cái này cũng nói ngoa quá rồi.

Trương Nhữ Sương cười nói:

-Đổng Công có tiếng là người luôn che chở và bênh vực cho con mình, dù sao ông ta cũng chỉ hơi oán giận một tí, đánh cũng đã đánh rồi, ai bảo đứa con kia của y ngông cuồng phách lối. Thôi! Việc ngày đó coi như cho qua, ngươi an tâm chuẩn bị đi thi đi.

Trương Nguyên đang định thi lễ lui ra, Trương Nhữ Sương lại nói:

-Ở đây có một bức tranh Đổng Huyền Tể mô phỏng theo bức Vân Sơn của Mễ Nguyên Chương (còn có tên gọi là Mễ Phất) , hôm qua mang đến tặng ta, giờ cho ngươi đấy, coi như Đổng Huyền Tể tạ lỗi thay con ông ấy.

Trương Nguyên khom người nói:

-Đa tạ thúc tổ!

Sau đó cuộn tròn bức tranh rồi cùng Trương Đại đi ra Bắc viện, đúng lúc gặp Trương Ngạc trên tay đang nâng một lồng chim tinh sảo, vừa đùa giỡn với con chim vừa đi qua đây, hỏi:

-Giới Tử, tổ phụ thưởng cho ngươi đồ gì tốt hả?

Trương Nguyên nói:

-Đổng Huyền Tể vẽ một bức tranh tặng thúc tổ, y tặng qua thúc tổ, thúc tổ thưởng cho đệ.

Trương Ngạc vừa nghe liền trợn mắt, nói:

-Hôm thả đèn ở Long Sơn đó, ta đã dẫn mười mấy nô bộc đuổi theo, muốn đánh cho tiểu tử họ Đổng kia một trận, xem nó có còn dám khinh rẻ họ Trương ở Sơn Âm chúng ta hay không, không ngờ nó đã đi thuyền chạy thoát rồi.

Trương Đại trách cứ nói:

-Tam đệ quá mức lỗ mãng, nếu như ngươi đánh Đổng Tổ Thường bị trọng thương, vậy thì chẳng phải tổ phụ sẽ phải xin lỗi Đổng Huyền Tể sao? Giới Tử chỉ đá nó một cái, Đổng Huyền Tể đã oán giận rồi.

Trương Ngạc bĩu môi nói:

-Nếu đá nó một cái mà cũng oán giận vậy thì dứt khoát đánh chết nó đi.

Trương Nguyên cười nói:

-Hôm đó Tam huynh cũng vì trượng nghĩa muốn giúp đệ thôi mà, sau kì thi huyện này đệ sẽ mời huynh uống rượu.

Mặt Trương Ngạc lúc này mới giãn ra nói:

-Vậy ta chúc đệ sẽ đạt được huyện án đầu.

(Đứng đầu kì thi huyện thì được gọi là “huyện án đầu”)

Trương Nguyên vội nói:

-Tam huynh vẫn là chúc ta thi rớt đi, lời nói của tam huynh luôn xảy ra ngược lại mà.

Trương Ngạc cười ha ha, đưa lồng chim cho người hầu trẻ tuổi bên cạnh, nói:

-Giới Tử, cho ta xem một chút xem lão Đổng vẽ thứ gì.

Đưa tay nhận lấy bức họa cuộn tròn từ tay Trương Nguyên, mở bức họa ra, Trương Nguyên và Trương Đại cũng xem cùng. Trương Đại nói:

-Đây là phỏng theo bức họa Vân Sơn của Mễ Phất thời Tống, nét bút như mây trôi, xuất ra thu vào rất có thần.

Trương Ngạc lại nói:

-Tại sao họ Đổng lại phỏng theo bức họa của người khác, như thế này chẳng phải là sao chép ư?.

Trương Đại cười nói:

-Mô phỏng theo tranh của các danh họa nổi tiếng thời cổ đại chính là đường tắt để nghiền ngẫm về kỹ thuật vẽ tranh, giống như chúng ta học viết theo mẫu chữ thông thường, như vậy làm sao nói là sao chép được. Đổng Huyền Tể thích tranh sơn thủy của Mễ Phất và tranh của Nghê Vân Lâm (đây là hai họa sĩ nổi tiếng thời Nam Tống), ông ta đã vẽ phỏng theo rất nhiều. Năm trước không phải đã mượn tổ phụ bức tranh “Hoành vân thu vụ đồ” của Nghê Vân Lâm để mô phỏng theo à.

Trương Ngạc nói:

-Vậy thì đại huynh, nếu huynh tặng cho người khác bài tập viết chữ của huynh, thì có phải người khác sẽ tức giận hay không?

Trương Đại cười nói:

-Cái này không thể mang ra so sánh được. Đổng Huyền Tể là người có tiếng, tùy tiện vẽ vài cái cũng có người tranh nhau rồi.

Trương Ngạc liền nói với Trương Nguyên:

-Giới Tử cho ta bức tranh này đi.

Trương Nguyên nói:

-Tam huynh muốn bức tranh này, thì cứ việc cầm lấy.

Lời vừa thốt ra khỏi miệng, liền tỉnh ngộ thấy là không đúng, chưa kịp sửa lại lời nói, chỉ nghe “soạt” một tiếng, Trương Ngạc đã xé toạc bức tranh thành hai nửa.

Trương Đại liên tục lắc đầu nói:

-Phung phí của trời, không thể nói lý được.

Trương Ngạc cười ha ha, đem bức tranh đã bị xé rách vo tròn lại ném qua một bên, nói:

-Đa tạ Giới Tử đệ

Sau đó cầm theo lồng chim rời đi.

Trương Nguyên tuy có chút tiếc nuối, nhưng cũng chỉ có thể lắc đầu, nói với mười mấy người hầu ở đối diện Tây Trương:

-Ai muốn bức họa đã hỏng này thì lấy rồi cất kỹ đi, sửa lại rồi bán cũng có giá mười mấy đồng đấy.

Rồi cùng với đại huynh Trương Đại vừa cười vừa đi thẳng ra khỏi cửa phủ. Đi về phía trái được hơn một dặm đường, qua cây cầu Quang Tương, vừa vào cửa chính Nho học đã thấy bên trong chật ních nho đồng và người nhà đến để báo danh. Huyện Sơn Âm coi trọng học vấn, chỉ cần dung mạo thanh tú một chút, cho dù là trẻ con vắt mũi chưa sạch thì cũng đã đọc sách được mấy năm rồi, mặc kệ sách có đọc thông được hay không. Kì thi huyện này nhất định phải tham gia. Cho nên ba năm một lần thi huyện, nho đồng ở Sơn Âm đều đến đăng kí kín chỗ. Trương Nguyên nói:

-Nhiều người như vậy, thế này thì phải chờ đến bao giờ?

Trương Đại nói:

-Chúng ta đến lễ phòng của nha môn đi, nơi đó cũng có thể đăng kí.

Hai người đang định xoay người đi, thì đã thấy đệ đệ trong tộc là Trương Định Nhất chạy tới, thi lễ với hai người nói:

-Giới Tử ca cũng tới đăng kí đấy à, Tông Tử đại huynh là người bảo lãnh hả, cũng bảo lãnh cho tiểu đệ đi, được không?

Trương Nguyên cười nói:

-Ngươi cũng muốn thi, có phải chuẩn bị nộp giấy trắng hay không?

Trương Định Nhất nói:

-Giới Tử ca chớ coi thường người khác, gần đây tiểu đệ cũng hết sức nỗ lực đọc sách, kì thi huyện lần này nhất định sẽ đỗ.

Trương Đại nhìn người em họ cũng mười sáu tuổi giống Trương Nguyên nhưng vóc người lại thấp hơn một ít, cười nói:

-Muốn ta làm người bảo lãnh ngươi cũng được, ngươi đọc một đoạn trong Trung Dung cho ta nghe. Chính là từ đoạn “ quân tử chi đạo” ( cái đạo của người quân tử), ví dụ như “đi xa thì phải tự mình đi” thí dụ như “lên cao ắt phải cúi mình”

Trương Định Nhất vò đầu nói:

-Tại sao phải bắt đầu đọc từ giữa a, bắt đầu từ đầu đi “thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” (tính cách bảo là trời sinh ra, đạo đức bảo là thuận theo tính cách, dạy học được gọi là tu đạo), đảo ngược lại cũng thuận mà.

Trương Đại cười nói:

-Từ giữa cắt một đoạn phía sau, hắn cũng không biết, muốn đọc từ đầu, như vậy có thể đi thi sao?

Nói với Trương Định:

-Đừng hát theo sách nữa, nhanh về nhà đi chơi đi.

Trương Định Nhất lại không đi, nói ra lời nói thật:

-Giới Tử ca nhất định đỗ đấy, mọi người nói kì thi huyện này “án đầu” không phải Giới Tử ca thì còn ai khác nữa. Giới Tử ca viết văn nhanh, lại có thể xuất khẩu thành thơ, một ngày làm mười bài văn bát cổ cũng không thành vấn đề, đến lúc đó tiểu đệ và Giới Tử ca ngồi cùng nhau, Giới Tử ca giúp ta làm hai bài nhé, huynh đệ chúng cùng nhau thi đỗ, chẳng phải là tốt sao.

Trương Đại cười to nói:

-Ngươi nghĩ rất hay, ngươi có phải muốn cùng thi với Giới Tử, đỗ cử nhân, tiến sĩ chơi một chút không?

Trương Định Nhất cười hì hì nói:

-Huynh đệ trong nhà mà, lúc trọng yếu này nhất định phải giúp nhau một chút đúng không?

Trương Nguyên cau mày nói:

-Định Nhất, chủ ý này là ai nghĩ ra cho ngươi?

Trương Định Nhất nói:

-Là chủ ý của ta. Giới Tử ca tài trí hơn người, ta làm sao lại không biết chứ, còn phải hỏi người khác sao?

Trong lòng nói:

-Giới Tử là thần tiên à, hắn làm sao mà biết được chủ ý này là người khác nghĩ ra giúp ta, người đấy ta cũng không quen, chỉ là một người nhiệt tình a.

Trương Nguyên hỏi Trương Đại:

-Đại huynh, quy định của trường thi khi bắt được hành động này sẽ xử trí như thế nào vậy?

Trương Đại nói:

-Kì thi huyện, quan coi thi sẽ xử phạt khá nhẹ, cũng chỉ bị đánh vài gậy, dán cáo thị để thị chúng, lại nói, khi thi bị tra ra là gian lận trong kì thi sẽ bị phạt hai khóa tương đương với sáu năm không được thi. Đấy chỉ là gian lận rất nhỏ, nếu náo nhiệt hơn, như là mượn người thi hộ, thì tội này không nhỏ. Thi hương, thi hội bị tra ra là gian lận thì sẽ phải xung quân đến biên cảnh đấy.

Trương Định Nhất cười nói:

-Giới Tử ca với quan huyện, quan phủ đều rất quen thuộc, đã cùng nhau ăn cơm uống rượu rồi, bọn họ làm sao mà bắt Giới Tử ca được.

Mặc dù Trương Nguyên không thể xác định tộc đệ Trương Định Nhất có phải bị người khác lợi dụng hay không, nhưng việc gian lận trong kì thi hắn không thể làm được, hiện tại thanh danh của hắn lớn, người dõi theo hắn cũng nhiều, lúc này đi đứng nhất định phải đường hoàng ngay thẳng. Mặc dù Diêu Phục và Dương Thượng Nguyên kia đã bị cắt chức bắt giam, nhưng tội danh vẫn chậm chạp chưa được định, gia sản cũng chưa bị tich thu, người nhà vẫn chạy trọt luồn cúi khắp nơi hòng cứu ra, nói vậy là Tri phủ Từ đã nhận lời cầu xin của đường huynh của Diêu Phục là Diêu Thành Lập, không muốn phán trọng tội cho Diêu Phục, cũng không dám phán tội nhẹ sợ nhiều người tức giận, cho nên mới kéo dài. Bởi vậy mới thấy để lật đổ được chỗ dựa của một người là khó đến mức nào. Trương Nguyên nói:

-Định Nhất, ta cũng là lần đầu tiên tham gia kì thi huyện, không có kinh nghiệm, còn có chút mất bình tĩnh. Để lần sau đi. Lần sau ta mang ngươi cùng đi thi. Ngươi về nhà đọc thuộc tứ thư đã mới được.

Trương Định đảo mắt suy nghĩ một chút, nói:

-Ba năm sau, khi đó ta mười chín tuổi, mười chín tuổi đỗ tú tài cũng không tệ, cứ quyết định như vậy đi, Tông Tử đại huynh, Giới Tử ca hẹn gặp lại.

Sau đó liền đi về trước.

Trương Đại không nén nổi cười:

-Ba năm sau dẫn hắn đi thi, ai đến dẫn hắn!

Trương Nguyên cười nói:

-Giải thích nhiều hắn không nghe, đành phải nói như vậy thôi.

Trương Đại nói:

-Là không thể giúp hắn gian lận, nếu chẳng may liên lụy đến ngươi thì không xong rồi, tổ phụ sẽ tức giận đến chết.

Người sai vặt của trường học đi tới hỏi:

-Hai vị Trương công tử là tới đăng kí đấy à. Tôn giáo thụ (giáo thụ: người dạy học) đã phân phó, nếu thấy Trương công tử đến thì mời đến Đạo Trai, không cần phải chen chúc đăng kí với mọi người.

Trương Nguyên, Trương Đại liền đi theo sau người sai vặt đến Đạo Trai. Tôn giáo thụ nhìn thấy Trương Nguyên, Trương Đại cười đến lộ cả vết nhăn trên mặt để gia tăng thêm sự biểu dương, tự mình làm thủ tục đăng kí cho Trương Nguyên. Trương Đại đã kí tên đồng ý trên giấy bảo lãnh, tất cả đã làm xong xuôi, chỉ chờ mười ngày sau mở kì thi.

Ra khỏi cửa chính của Nho học, thấy thời gian vẫn còn sớm, sau khi từ biệt đại huynh Trương Đại, Trương Nguyên liền dẫn theo Vũ Lăng đến cầu Quang Tương để đi thuyền đến Hội Kê gặp anh vợ Thương Chu Đức.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.