Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 128: Phẩm vị của thái giám



Nghe xong lời của Tần Lương Ngọc, Trương Nguyên suy nghĩ một lát rồi hỏi:

- Gã thái giám ấy còn ở Trùng Khánh không ạ?

Tần Lương Ngọc đáp:

- Lúc tiểu phụ rời khỏi Trung Châu nghe nói gã đã đi khỏi Trùng Khánh rồi, đang trên đường quay về kinh, có lẽ cũng phải đi qua Hàng Châu rồi.

Trương Nguyên hỏi tiếp:

- Nếu bảo phu nhân đem ra mười ngàn lượng để giải quyết vụ này, phu nhân thấy thế nào?

Tần Lương Ngọc thể hiện là người rất có chủ kiến, liền nói ngay:

- Nếu chỉ cần mười ngàn lượng bạc là có thể giải quyết êm đẹp chuyện này, được vậy thì còn gì bằng, tuy nhiên tiểu phụ cũng biết lên kinh giải oan cũng rất khó, nha môn đâu đâu cũng phải hối lộ, mười ngàn lượng chỉ như gió tuyết bay qua, chớp mắt là biến mất, gã thái giám hãm hại phu quân ta nhất định đòi năm mươi ngàn lượng, cho nên tiểu phụ phải vào kinh đối chất, không biết Trương công tử có kế sách gì?

Trương Nguyên đáp:

- Tại hạ có quen biết với Chung thái giám, chắc Chung thái giám cũng có biết Khâu thái giám, nhưng ta không rõ quan hệ hai người này như thế nào, nếu quan hệ của họ tốt, tại hạ có thể cầu xin Chung thái giám ra mặt giúp đỡ, đương nhiên, không thể không mang theo mười ngàn lượng phòng thân.

Tần Lương Ngọc vui mừng nói:

- Nếu được như vậy, tiểu phụ cảm kích khôn cùng, tiểu phụ lần này mang theo mười ngàn năm trăm lượng vào kinh, công tử cứ việc lấy dùng.

Trương Nguyên đáp:

- Ta sẽ cố gắng tiết kiệm, nghĩ đến vùng núi Thạch Trụ nhân dân đói khổ, Khâu thái giám lại vơ vét của cải như vậy, thật là không thể chấp nhận được.

Câu nói này khiến cho Tần Lương Ngọc cũng muốn khóc, lập tức lau đi nước mắt đáp:

- Thế gian có hạng người như Khâu thái giám, nhưng cũng có người như Trương công tử, tiểu phụ không bao giờ tuyệt vọng.

Trương Nguyên nói:

- Lần này tại hạ đi Tùng Giang chúc thọ tỷ phu, trên thuyền kia cũng chính là sư huynh Thương Chu Đức, huynh ấy đưa tẩu tẩu và cháu gái vào kinh, đồng hành cùng ta tới giờ, việc này không dám chậm trễ, tối nay ta sẽ đi cầu xin Chung thái giám, mong rằng ông ấy có quan hệ tốt với Khâu thái giám, nếu không thì tại hạ cũng không biết giúp đỡ thế nào.

Tần Lương Ngọc đáp:

- Không cần biết kết quả ra sao, Mã thị ta nhất định sẽ báo đáp ân đức của công tử.

Lại gọi con trai Mã Tường Lân khấu đầu với Trương Nguyên, Trương Nguyên vội vàng ngăn lại.

Tần Dân Bình chưa nói câu nào, giờ mới lên tiếng:

- Trương công tử, lát nữa để ta đi cùng công tử, ta sẽ đứng ngoài đợi, như vậy có tin tức gì cũng dễ báo cho gia tỷ, công tử thấy thế nào?

Trương Nguyên biết Tần Dân Bình có dụng ý gì, lòng người khó đoán, phòng hờ vẫn hơn, đây cũng là lẽ thường tình, cười nói:

- Việc này không phải đưa bạc trước đâu, để nói chuyện xong xuôi rồi mới đưa bạc sau, cũng không cần qua tay ta, các người tự đưa đi.

Tần Dân Bình xấu hổ, chắp tay nói:

- Tại hạ đã mạo phạm, xin Trương công tử chớ trách.

Trương Nguyên cười đáp:

- Đi ra bên ngoài, cẩn thận một chút cũng là điều nên, đâu có gì đáng trách.

Chắp tay nói:

- Mã phu nhân, Tần huynh, vậy ta xin phép về thuyền nói rõ sự tình với với tỷ phu ta, rồi lát đến cục hàng dệt, đây cũng là lần đầu ta tới Hàng Châu, cục hàng dệt ở nơi nào cũng phải hỏi đường mới biết.

Dứt lời, liền đi khỏi thuyền.

Tần Lương Ngọc quát lớn trách moc đệ đệ:

- Đệ xem, lời nói, thái độ của Trương công tử giống như của một tên lừa đảo sao! Đệ đến nhìn người cũng không biết à?.

Tần Dân Bình cúi đầu nghe giáo huấn, rõ ràng là rất kính sợ tỷ tỷ.

Tần Lương Ngọc nói:

- Đệ đi mời Trương công tử và sư huynh đến quán rượu gần đây dùng cơm cùng chúng ta đi, sau đó phải làm thế nào thì nghe công tử chỉ bảo.

Trương Nguyên trở lại thuyền, nói rõ với Thương Chu Đức chuyện của Mã Thiên Thừa, Thương Chu Đức nói:

- Tuyên Phủ Sử là quan Tứ phẩm , cai quản quân dân, quyền lực lớn hơn tri phủ địa phương nhiều lắm, đệ có chắc giúp đỡ được họ không ?

**Tuyên phủ sử: quan cao hơn Án phủ sử, người được triều đình phái đến nơi thiên tai hỏa hoạn, hoặc chiến loạn để xem xét tình hình, bình ổn dân tâm, xử lý chính vụ nơi này)

Trương Nguyên đáp:

- Hỏi thăm quan hệ của Chung thái giám và Khâu thái giám trước, nếu quan hệ giữa họ không tốt thì đệ cũng lực bất tòng tâm

Thương Chu Đức nói:

- Vậy được, giúp người hoạn nạn cũng là tích đức làm việc thiện, huynh cũng ở lại Hàng Châu vài ngày, tiện đưa Cảnh Lan, Cảnh Huy đi Tây Hồ chơi.

Cảnh Huy nghe thấy vậy, vui mừng nói:

- Hay lắm, hay lắm.

Hỏi Trương Nguyên:

- Trương ca ca, Hữu Mỹ đường còn có không?

Không đợi Trương Nguyên trả lời, liền dõng dạc ngâm: :

Du nhân cước để nhất thanh lôi,

Mãn tọa ngoan vân bát bất khai:

Thiên ngoại hắc phong xuy hải lập,

Chiết đông phi vũ quá giang lai.

Thập phân liễm diễm kim tôn đột,

Thiên trượng xao khanh yết cổ thôi:

Hoán khởi trích tiên tuyền sái diện,

Đảo khuynh giáo thất tả quỳnh côi

Dịch thơ: Phạm Công Đạt

Dưới chân du khách tiếng sấm rền

Cả phòng mây mù càng đậm thêm

Ngoài trời gió đen thổi biển động

Triết Đông mưa lớn vượt sông lên

Mực nước mênh mông giống rượu tràn

Ồn ào như thể trống chiêng vang

Trích tiên gọi dậy nước lạnh xối

Đảo lộn nhà giao tuôn ngọc dao

- Muội đã thuộc lòng rồi, không sai chữ nào chứ?

Trương Nguyên cười đáp:

- Đúng , không sai chữ nào, Tiểu Huy thông minh, có điều Hữu Mỹ Đường kia còn hay không thì ta cũng không rõ, không còn thì cũng đừng lo, Tây Hồ còn rất nhiều cảnh đẹp, cô cô của đệ cũng chưa từng đi xem qua đúng không?

Tiểu Cảnh Huy đáp:

- Về rồi Trương ca ca có thể đi cùng Tiểu cô cô đi dạo Tây Hồ mà.

Trương Nguyên và Thương Chu Đức đều cười, lại nhìn thấy Tần Dân Bình bên kia thuyền chắp tay nói:

- Thương tiên sinh, Trương công tử, tại hạ mời hai vị lên bờ dùng cơm uống rượu, xin hai vị chớ từ chối.

Thương Chu Đức trả lời:

- Đệ đi đi, ta không đi đâu, Tiểu Lan, Tiểu Huy bên này vẫn cần ta chăm sóc.

Trương Nguyên đi lên bờ, bên kia cha con Mục Kính Nham, Mục Chân Chân còn có Vũ Lăng cũng theo lên bờ. Tần Dân Bình biết Thương Chu Đức không lên, lại nhiệt tình mời, nói nữ quyến có thể vào một căn phòng yên tĩnh trong quán rượu nghỉ ngơi, Thương Chu Đức nhất quyết từ chối.

Tần Dân Bình liền đáp:

- Vậy ngày mai nhất định sẽ mở tiệc chiêu đãi Thương tiên sinh sau.

Kênh đào Hàng Châu là nơi thương nhân hay lui tới, hàng hóa ra vào phồn hoa sầm uất, quán rượu san sát, lúc hoàng hôn cũng là lúc vén lên bức màn xa hoa trụy lạc, Tần Dân Bình hỏi mấy quán rượu, không ngờ đều đã đông nghịt khách.

Trương Nguyên nói:

- Hay là đi tới hàng dệt hỏi rõ ràng trước, bằng không uống rượu cũng không ngon.

Tần Dân Bình vui mừng nói:

- Vậy làm phiền công tử rồi.

Trương Nguyên cười đáp

- Ta cũng là người nóng vội.

- Trước tiên tìm người hỏi thăm xem cục hàng dệt ở nơi nào?

Mục Kính Nham nói

- Thiếu gia muốn tới cục hàng dệt Hàng Châu sao? tiểu nhân biết, chính là nhà có cánh cửa vàng bên Tây Hồ, cách đây chừng sáu, bảy dặm, tiểu nhân đã từng tới đó hai lần.

Trương Nguyên vui vẻ đáp:

- Vậy thì tốt quá, chúng ta đi mau thôi.

Tần Dân Bình nói:

- Trương công tử ngồi kiệu đi thôi.

Trương Nguyên đáp

- Đường cũng không xa lắm, đi bộ cũng là cách để tập luyện sức khỏe.

Nói với Mục Chân Chân và Vũ Lăng:

- Hai người không cần đi theo, Mục thúc đi với ta được rồi.

Thế mà Mục Chân Chân vẫn muốn đi theo, Vũ Lăng cũng muốn đi theo, tiện đường xem Tây Hồ đẹp thế nào mà người Sơn Âm khoe là đẹp như chốn thiên đường vậy.

Trương Nguyên cười nói:

- Ban đêm không ngắm được Tây Hồ, lại không có trăng, nhưng muốn đi thì cũng được.

Tần Dân Bình đem theo hai binh sĩ phục trang sặc sỡ, cùng với Trương Nguyên tổng cộng bảy người hướng về phía tây nam, đến bên Tây Hồ thì trời đã tối đen, hai tên lính sớm đã có chuẩn bị, đem ra hai chiếc đèn lồng, trên đèn còn có khắc chữ “ Thạch Trụ tuyên phủ ti”, những người xung quanh nhìn thấy hai chiếc đèn lồng đều tránh sang một bên, Vũ Lăng hướng về phía Tây Hồ đen mù mịt, nói:

- Mất công rồi, không nhìn thấy gì cả.

Trương Nguyên nói:

- Đợi trời sáng rồi đến, hy vọng trời sáng sẽ có tâm trạng tốt hơn.

Tần Dân Bình thân hình cao lớn liên tục nói:

- Trương công tử nói thật chí lí.

Vòng qua Tây Hồ vài ba dặm, thấy trước mặt đèn lồng rực rỡ đích thị là hàng dệt Hàng Châu.

Hàng dệt Hàng Châu, hàng dệt Tô Dương, hàng dệt Nam Kinh là ba hàng dệt lớn nhất ở Giang Nam, chuyên cung cấp tơ lụa cho Hoàng thất.

Hàng dệt Hàng Châu có quy mô rất lớn, chiếm hơn mười khu đất, mấy trăm gian phòng: ở giữa, công nhân hơn ba ngàn, thái giám trên danh nghĩa là quản lí hàng dệt, thực chất là có nhiệm vụ giám sát quan phủ địa phương, hoàng đế Vạn Lịch không hề để ý tới tấu chương của quan chức địa phương nhưng lại rất quan tâm đến ý kiến của thái giám giám sát, một câu mật tấu cũng có thể gây ra sóng to gió lớn cho cả một vùng, vì hoàng đế chỉ nghe duy nhất lời của y tâu lên mà thôi.

Trương Nguyên và mọi người kéo nhau đến cổng, nhờ người gác cổng thông báo, ai ngờ gã đáp:

- Công công hôm nay không tiện tiếp khách, ban nãy Bổ Chính sứ đại nhân mời uống rượu cũng không được.

Trương Nguyên đáp:

- Tại hạ đến từ Sơn Âm, tháng trước Chung công công có đến cùng tại hạ đi ngắm đèn, tại hạ hân hạnh được ngồi uống rượu với Chung công công, Chung công công có dặn dò tại hạ nếu có dịp đến Hàng Châu thì đến bái kiến ông ấy, cho nên tại hạ đến đây….

Gác cổng vừa nghe chuyện như vậy, Chung công công đúng là có đi Sơn Âm, lúc về còn khoe lễ hội thả đèn Sơn Âm đúng là độc nhất vô nhị, hắn nhìn một lượt đánh giá Trương Nguyên, hỏi Trương Nguyên có hẹn trước hay không, Trương Nguyên đáp:

- Tại hạ vội vàng tới đây nên chưa kịp có sự chuẩn bị.

Mặt tên gác cổng liền dài ra, cười lạnh:

- Bố Chính sứ, Đô chỉ huy sứ, Án sát sứ muốn gặp Chung công công cũng đều phải hẹn trước, ngươi lại làm ta phải tay không đi thông báo.

Trương Nguyên liếc mắt với Tần Dân Bình, Tần Dân Bình ngầm hiểu, tiến lên đưa hai mươi lượng bạc nhét vào tay người gác cổng, y sờ sờ định lượng bạc trong tay, thấy bạc thật liền vui như mở cờ trong bụng nhưng ngoài mặt vẫn giả vờ nghiêm nghị, nói:

- Không báo trước vẫn không được đâu.

Trương Nguyên thở dài nói:

- Chỉ cần nói Trương Nguyên ở Sơn Âm đến bái kiến là được, tại hạ không hề nói khoác, thật sự là Chung công công đã nói muốn mời ta đến đây.

Gã gác cổng được hai mười lượng, liền nói:

- Vậy ta liều mạng đi thông báo một phen.

Rồi lập tức xoay lưng đi vào trong.

-------------

Lồng đèn đỏ, tấm màn xanh, một kĩ nữ sau màn che đang thổi sáo, bên này màn che có một chiếc bàn tròn màu vàng, mặt bàn khảm đá cẩm thạch, Chung thái giám của hàng dệt Hàng Châu đang dùng bữa tối, đã ăn quen sơn hào hải vị, giờ lão muốn đổi khẩu vị một chút, dùng cơm canh đạm bạc, hai loại hoa quả tươi, ba đĩa thịt, ba đĩa rau xanh, còn có một bát súp thượng hạng, thử một ly rượu tuyết Dương Châu, chậm rãi uống, chậm rãi hạ đũa, ăn rất từ tốn. Hai người đẹp ngồi cạnh một phải một trái đợi hầu hạ.

Sau bức màn vọng lại tiếng nước chảy róc rách, dùng cơm tại đây, Chung thái giám thấy mình rất biết thưởng thức, bỗng một người làm nhân lúc tiếng sáo dứt mà nói vào:

- Công công, có một thiếu niên ở Sơn Âm nói muốn bái kiến công công, hắn tự xưng là cháu họ của Trương Túc Chi, tên Trương Nguyên, nói là công công đồng ý cho hắn gặp.

Chung thái giám tươi cười, gật đầu nói:

- Không tầm thường, không tầm thường, ta đang cảm thấy trong lòng thơ ý dạt dào, tên tiểu tử này lại đến, cho hắn vào, bảo đến đây gặp ta.

Đặt đũa xuống, ông ta nhớ tới những ngọn đèn rực rỡ ở Long Sơn, còn có câu thơ tuyệt mĩ “ Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” kia…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.