Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 133: Tam anh chiến Lã Bố



Khâu Thừa Vân năm nay hơn bốn mươi, là quan giám thuế mỏ bạc tỉnh Vân Nam, mũi nhọn miệng dẹt, mặt trông bộp chộp, cặp mắt đang nheo lại, nheo mắt không có nghĩa hắn đang cười, mà thật sự đang vô cùng tức giận.

Khâu Thừa Vân không hiểu vì sao cứ có cảm giác giận dữ, khi đó hắn đang trên giường hồng hộc giày vò tiểu thiếp, nóc giường đỏ thẫm cùng kim sắc màng trướng không ngừng lắc lư, đến độ cẩm đai, ngân câu trên đèn lồng Vân Nam phản chiếu, lấp loé liên tục, cảm giác như bị tiếng thở dốc của thái giám và tiểu thiếp trên giường thổi cho tung bay, một lúc lâu sau, tiểu thiếp rốt cuộc cũng chịu không nổi, thốt lên:

-Lão gia, tha cho nô tài, đau chết mất thôi…”, liền đó miệng như bị bịt chặt, chỉ còn nghe tiếng thở khì khò, rên rỉ không ngừng.

Lại qua hồi lâu sau, nghe “binh” một tiếng, như có người vừa ngã ngửa cái rầm, rồi nghe tiếng Khâu thái giám thở ồ ồ, hình như rất là thoải mái, lão nín thở nói:

-Gọi người chuẩn bi nước đi, còn phải tắm nữa, tiện nhân nhà ngươi làm cho cả ta đều đầm đìa mồ hôi

Khâu thái giám tâm trạng sung sướng, cũng không rõ là tay vỗ vào đâu trên người của tiểu thiếp mà tiếng nghe giòn tan.

Nàng tiểu thiếp này tuổi chừng hai mươi hơn, búi tóc rối xù, chui ra khỏi giường, cả người loã lồ, đứng bên giường buộc lại váy, trên ngực, bắp đùi toàn là vết cào, tươm cả máu ra, lại còn cả dấu răng nữa, tóm lại lại trên khắp người chằn chịt vết thương

Không bao lâu sau, bồn nước đã được đưa vào, trong bồn hơi nước nghi ngút, tiểu thiếp gọi:

-Lão gia, có thể tắm được rồi đó.

Khâu thái giám trên thân mặc mỗi nội khố, xuống giường, bước vào bồn, lão ngồi xuống rồi gọi tiểu thiếp:

-Ngươi cũng vào tắm luôn đi.

Nàng ta toàn thân đầy vết cào xướt, đau rát van xin:

-Lão gia, nô gia trên người đau quá, không tắm được đâu, phải nghỉ ngơi hai ba ngày mới được ạ.

-Bảo ngươi tắm thì ngươi cứ tắm đi”.

Khâu thái giám cáu gắt quát.

Tiểu thiếp không dám cãi, run rẩy cởi bỏ váy áo tiến vào bồn, người vừa ngập nước, vết thương toàn thân bỗng đau nhức như bị dao cắt, đau đến độ mặt mày nhăn nhó, miệng méo xệch.

Khâu thái giám đối diện nhìn nàng, trên mặt lộ ra tiếu ý, tâm tình vui vẻ, gật đầu nói:

-Thưởng cho ngươi hai mươi lượng bạc, thêm hai cuộn Thục cẩm nữa”

Cảm giác vết thương đau nhức như dao cắt, trong chốc lát chỉ như tê tê, tiểu thiếp gắng tươi mặt lên, cười nói, cảm tạ Khâu thái giám

-Đa tạ lão gia ân thưởng.

Nó rồi lại tiếp tục hầu hạ tắm rửa, lau người để lão nghỉ ngơi.

Chừng nửa đêm, Khâu Thừa Vân soái lĩnh một đội gồm chín thuyền lớn, chở hơn năm trăm người tới cảng Hồ Thự-Hàng Châu, thuyền vừa cập bến, đã thấy có nha môn Chiết Giang -Bố Chính Ty và quan lại phủ nha Hàng Châu đứng đón từ sớm, tiếp đó lại mời Khâu thái giám vào thành, về dịch trạm nghỉ ngơi.

-Giờ cũng trễ rồi, không cần vào thành vội, hẹn trưa mai sẽ vào thành tiếp kiến các vị đại nhân vậy.

Một đường thuận lợi đến được Hàng Châu, Khâu thái giám trong lòng cảm thấy vô cùng thoải mái, tà hoả lại xông lên. Lúc nãy nhờ dày vò, cào cấu, cắn xé khắp người tiểu thiếp, mồ hôi toát ra như tắm mới giúp lão hạ được lửa dục, tiểu thiếp vừa nãy chắc cũng bệnh mấy ngày mới khỏi.

Khâu thái giám có tất cả ba nàng tiểu thiếp, đủ để lão lần lượt thoả mãn cho đến sáng. Lão vội vàng từ chối rằng người còn mệt mỏi, nên muốn nghỉ lại trên thuyền, chưa vào thành, cũng chưa muốn tiếp khách vội.

Tính khí của thái giám xưa nay luôn thất thường, kỳ quái, thành thử quan viên Hàng Châu tự nhiên cũng cho là phải, đành lệnh cho gánh lên thuyền hơn trăm gánh rượu rồi lui về.

Giờ Tỵ canh ba, tuỳ dịch đến báo có Khâu lão thái gia đến, địa vị thái giám trong cung đều được mọi người xưng hô là “gia”, cha của gia không gọi “lão thái gia” thì gọi là gì.

Khâu thái giám ra lệnh

-Cho dìu vào.

Liền đó Khâu lão thái gia được hai con trai dìu lên thuyền, vào khoang, Khâu thái giám chỉ khom người chào:

-A, cha đến rồi, ngồi đi.

Rồi cũng không thèm đếm xỉa gì đến hai vị ca ca, hai người đó cũng cười bồi, hỏi thăm, rồi nịnh hót vài câu.

Trong gia đình, Khâu thái giám xếp hàng thứ năm, Khâu lão nhà sinh đông con, làm không đủ ăn, đành cho thiến một đứa con, nhờ người đưa lên kinh thành.

May mắn thuận lợi được tiến cung, tranh đấu hai mươi năm trời, rốt cuộc thăng tiến làm thái giám coi sóc việc thu thuế mỏ bạc, địa vị xem như ngang hàng với Bố chính sứ đại nhân.

Vốn là nhà nghèo rớt mồng tơi, Khâu gia cũng cậy thế, nhờ đó mà trở nên khá giả hơn. Khâu thái giám vì thế mà tâm tình vô cùng phức tạp, một mặt mong muốn người nhà được sống sung túc, một mặt lại canh cánh trong lòng việc mình bị thiến, luôn cho rằng cả nhà họ Khâu đều nhờ cái vật dưới hông của lão mà trở nên giàu có, thật khiến lão càng nghĩ càng tức không chịu được, vì thế mỗi lần nhìn thấy anh em cháu chắt của mình thì sắc mặt đều trở nên vô cùng khó coi, chẳng qua trên đời cũng có một số việc chỉ có thể dựa vào người trong nhà~

Khâu thái giám nói

-Cha à, ta từ Vân Nam có mang theo một ít thổ sản, cha cho người đem về nhà đi, khoan hãy dùng vội, đợi qua ba, năm năm nữa rồi từ từ mua ruộng, mua nhà, mua cửa tiệm.

Khâu lão vừa nghe liền biết con lão quả thật vu cáo hãm hại người khác đòi năm mươi ngàn lượng, Khâu lão tuy tham tiền, nhưng vốn sinh trưởng từ thôn quê, hãy còn rất chất phát, đành than:

-Thằng chó con này.
-Cha

Khâu thái giám có chút mất vui nói:

-Ta chẳng phải sớm nói với người rồi sao, đừng gọi ta là “chó con” nữa có được không, cha nói xem, ngoài việc sinh ra ta, đặt cho ta cái tên khó nghe, người còn làm được gì cho ta?
Khâu lão vội vàng đáp:

-Được rồi, được rồi, không gọi tên đó nữa, không gọi nữa.

Thầm nghĩ “vừa nãy không phải gọi ngươi chó con ngươi mới nhận ta hay sao, giờ lại không cho gọi, chó con a, tâm ý ngươi, người làm cha như ta giờ cũng nhìn không thấu rồi…”


“Ngươi nha”, Khâu lão thay đổi cách xưng hô, rồi kể trước đó vài hôm có vị nho sinh họ Tần, đem theo mấy tên thổ dân tướng mạo kỳ dị tìm đến khẩn cầu, kể xong mới nói với Khâu thái giám

-Con à, thổ dân hung ác, tránh gây chuyện là việc tốt nên làm, ai dà, thiện nhân năng tác a..

Khâu thái giám biến sắc, thầm nghĩ: “nghe nói thổ dân khó đối phó, quả nhiên là vậy, rốt cuộc cũng truy được tới đây”, vô cùng bực bội, Khâu thái giám phẩy tay nói:

-Được rồi, được rồi, tất cả cứ về nghỉ ngơi trước đi, sáng mai ta sẽ đến.

Khâu lão nào dám nói thêm, liền rời thuyền, hai vị ca ca của Khâu thái giám cười cười hỏi

-Ngũ đệ, vậy còn thổ sản Vân Nam hiện đang để ở đâu, hay là cho người đem xuống thuyền được không?

Khâu thái giám tức mình nghiêm giọng quát:

-Cái gì mà thổ sản, một chút cũng không có đâu, mau cút xuống thuyền cho ta.

Hai huynh đệ Khâu gia, cuống cuồng rời khoang, sau lưng không ngớt chửi rủa thằng chó ngũ đệ, cả hai quyết định, ngũ đệ có chết đi cũng không cho lập bài vị trong từ đường, kẻ không toàn vị, mặt mũi nào mà dám gặp tổ tiên, huống hồ khi sống lại còn vô lễ với huynh đệ như vậy…

Ngồi một mình trong khoang thuyền, Khâu thái giám trong lòng sinh ra buồn bực, theo khẩu khí mà đoán thì Khâu lão chắc là không dám đụng đến số bạc này rồi.

Sợ thổ dân báo thù sao, Khâu thái giám cười lạnh: “bổn gia sợ cái rắm gì, các người không dám, thì ta mang lên kinh thành, sắm nhà sắm cửa, mua thiếp đẹp, tiền trong tay chẳng lẽ ta không biết tiêu sao?”. Lòng tuy nghĩ vậy, nhưng trong bụng lại không cảm thấy dễ chịu chút nào.

Tuỳ dịch tiến vào dâng lên “bái thiếp”, Khâu thái giám nhìn qua, thì ra là thiếp mời của thái giám Chung Bổn Hoa, mời lão ngày mai đến Tây hồ ngồi thuyền xem kịch, Chung Bổn Hoa vốn là thái giám giữ chức trông coi ngành dệt ở Hàng Châu. Xem xong thiếp mời, Khâu thái giám trong lòng mới có chút vui vẻ, xem hý kịch chính là đam mê lớn nhất của lão.

Chung thái giám vốn là một vị thiếu giám thuộc mười hai vị nội giám trong cung, hắn chính là người của Ngân tác cục, vỗn dĩ địa vị của lão trước kia thấp hơn so với Chung thái giám, còn bây giờ mọi người đều là thái giám, địa vị tương đồng. Trong tâm không khỏi có chút thoả mãn:

-Thưởng bạc, nói lại rằng ngày mai ta nhất định đến cục hàng dệt bái phỏng Chung công công.

Sau buổi trưa, Khâu thái giám vào thành, đã thấy Đô chỉ huy sứ, Bố chính sứ và Án sát sứ, ba vị đầu não thiết yến chờ sẵn, Chung thái giám cũng vừa đến, thái giám gặp thái an, thật đúng là có chút gọi là tha hương ngộ cố tri (gặp người quen nơi đất khách), hai người ngồi chung đối ẩm, cười đùa đàm đạo, rất làm tương đắc.

Chung thái giám nói:

-Khâu công công, ngày mai ngài nhất định phải đến nha, ta ở Tây Hồ chuẩn bị sẵn thuyền, trên thuyền đã mời sẵn một đoàn ca kỹ, chúng ta vừa ngồi thuyền du ngoạn Tây Hồ, vừa xem ca múa, ha ha, ngày mai chúng ta chính là chuẩn bị chỉ để mời Khâu công công người làm khách.

Khâu thái giám vui vẻ nói:

-Vậy làm phiền rồi, sáng mai ta sẽ đến cục hàng dệt bái phỏng Chung công công, sau đó sẽ cùng Chung công công đến Tây Hồ xem kịch, tương truyền Nam hý bi hoan ly hợp, rất đặc sắc, ta phải đi thưởng thức một chuyến mới được”

Sáng sớm ngày ba mươi, Khâu thái giám dẫn theo một đội hộ vệ từ bến cảng Hồ Thự đi đến Dũng Kim Môn của cục hàng dệt, cầm theo hộp lễ vật đi vào, trong hộp ngoài Điền ngoc, Phỉ thuý, ngà voi chạn trỗ, vật dụng bằng bạc, còn có Tam thất, phục linh và các dược liệu quý khác, vô cùng quý báu, Chung thái giám hồ hởi tiếp đón:

- Ai da, làm phiền ngài rồi, ta phải thiết lễ hồi đáp mới được.

Miệng thì tuy nói vậy, nhưng trong bụng thầm nghĩ: “Khâu Thừa Vân vốn bất học vô thuật, ra ngoài tiếp xúc quan lại địa phương lâu năm, giờ xem ra cũng đã có chút phong thái nho nhã. Lại nói:

-Khâu công công, mời ngài đến thư phòng, ta có vài món quý giá muốn tặng cho ngài.

Hai vị thái giám kéo tay nhau tiến vào thư phòng trong nội viên của Chức tạo cục (cục hàng dệt), Khâu thái giám vừa vào, nhìn thấy có một thiếu niên tầm mười sáu, mười bảy tuổi đang ngắm các vật dụng bằng ngọc và đồng.

Khâu thái giám thoạt tiên cho rằng đây là một vị nội giám của Chức tạo cục, nhưng ngay lập tức lão nhận ra không đúng, thiếu niên này thân mặc áo xanh (y phục dành cho học trò ngày xưa), thần sắc không lộ vẻ khép nép, làm gì có nội giám nào dám trước mặt đại thái giám lại dửng dưng như không vậy.

-Vị này là…?

Khâu thái giám mắt nhìn thiếu niên thư sinh đó, hỏi Chung thái giám.

Chung thái giám cười, giới thiệu:

-Vị Trương công tử này là vong niên chi giao của ta, là con cháu Trương gia huyện Sơn Âm, tiên tổ chính là trạng nguyên thời Long Khánh (Minh Mục Tông niên hiệu; 1567-1572). Trương công tử năm nay mười sáu, lần đầu tham gia kỳ thi trong tháng, liền đậu đầu bảng kỳ thi huyện, tuổi trẻ tài cao, tiền đồ vô lượng, ha ha… Trương công tử, đây chính là Khâu công công, người rất được vạn tuế gia tín nhiệm.

Trương Nguyên chắp tay chào nói:

-Sơn Âm Trương Nguyên bái kiến Khâu công công.

Nhìn thấy Chung thái giám tán dương vị thiếu niên này, Khâu thái giám tự nhiên cũng tươi cười hưởng ứng, khen ngợi vài câu, lại nghe Chung thái giám nói tiếp:

-Vị Trương công tử này tinh thông thưởng giám (thưởng thức và giám định về nghệ thuật), ta cho mời công tử đến là để xem dùm mấy thứ ta sưu tầm như thanh cung( * ) , thư hoạ danh thiếp phẩm chất thế nào, công công mời ngài cùng xem.

Trương Nguyên cầm lên một tượng ngọc Di Lặc

-Khâu công công, mời xem, đây chính là ngọc phật do danh gia Lục Tử Cương điêu khắc thành, kỹ thuật vô cùng tinh thâm.

Khâu thái giám nào biết Lục Tử Cương là cái quái gì, gật đầu nói.

“Ngọc tốt, khắc trông cũng đẹp.

( * )Thanh cung: những vật dụng trưng bày trên bàn đọc sách ngày xưa, bao gồm chậu cảnh, lọ hoa…

Trương Nguyên cầm tiếp một cái Lư Tuyên Đức lên nói:

- Lư Tuyên Đức màu sắc chia làm năm phần, màu sắc đạt đến màu Tàng Kinh chỉ ( * ), là đẹp nhất, Chung công công sưu tầm chính là loại Tuyên Đức Lư có màu sắc đạt đến màu của Tàng Kinh chỉ

(*)Tàng Kinh chỉ: tên một loại giấy dùng để in ấn kinh phật, còn gọi là giấy Tàng Kinh. Có nhiều tên gọi như giấy Xuyến (Xuyến chỉ, Mao biên chỉ…)

Chung thái giám nhận thấy Khâu thái giám tựa hồ không chút hứng thú, bèn nói:

-Hay là xem tranh của Trần Mi Công và Đổng Hàn Lâm, hai đại danh gia đương thời vậy, đây là bức “Cô yên viễn thôn đồ” của Đổng Hàn Lâm, Khâu công công ngài nhìn xem.

Khâu thái giám xem qua rồi nói:

-Đổng Hàn Lâm thì ta biết, chữ viết đẹp, tranh vẽ cũng đẹp”

Tỏ ra ta đây có hiểu biết, lão lại nói thêm:

-Chẳng qua trên bức tranh này chỗ trống còn nhiều quá, nên vẽ thêm “Tam anh chiến Lữ Bố” vào đó là tuyệt nhất.

*Tam anh chiến Lữ Bố: đây là tình tiết hấp dẫn trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tại hồi thứ 5, Lưu Bị, Nguyên Vũ, Trương Phi, ba huynh đệ đại chiến với Lữ Bố_)

Chung thái giám và Trương Nguyên nhìn nhau, nhất thời không biết nói gì.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.