Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 134: Gan tặng thái giam Xuân cung sách



Muốn vẽ thêm Tam anh chiến Lữ Bố vào bức “Cô yên viễn thôn đồ”, híc, nếu để Đổng Kỳ Xương hay được, hắn không tức ói màu mới là lạ.

Chung thái giám giờ mới tỉnh ngộ ra rằng việc mời Khâu thái giám đến thư phòng là sai lầm to lớn.

Khâu Thừa Vân vốn chỉ yêu tiền, nhưng đã mời lão đến rồi, lại để lão tay không đi ra thì không được hay lắm.

Suy đi tính lại, Chung thái giám mới cười nói

-Khâu công công, đến đây, đến đây xem thứ này, rất là thú vị. Trương công tử cứ tiếp tục xem đi, thứ này thật không thích hợp với công tử, thiếu niên xem không được đâu.

Trương Nguyên thừa biết hai lão trốn đi xem dâm thư dâm hoạ, nên cũng không thèm để ý

-Hai vị công công, xin cứ tự nhiên.

Chung thái giám dắt Khâu thái giám tiến vào nội thất trong thư phòng, từ trong rương sách rút ra một tập sách, bìa có dán chữ “Hỷ” rất đẹp, có tựa là “Thập Vinh đồ”, mở ra thì thấy là một tập “Xuân cung đồ” vô cùng sinh động.

Tổng cộng có mười bức, mỗi bức đều là một tư thế khác nhau, nét vẽ lưu loát, mô phỏng tinh tế. Trên tranh tả lại cảnh tượng nam nhân cùng thê thiếp náo hỷ (đang vui vẻ), cực kỳ ướt át, hình ảnh được khắc hoạ linh động, trong tục có thanh, trong thanh có tục.

Hoạ cảnh giao hoan, nam nữ đầu mày cuối mắt đưa tình, trên tranh nam nhân miệng đang nói tục, nữ nhân ưỡn người cong chân hưởng thụ, gò má ửng hồng, thật khiến người xem lửa dục công tâm, máu chảy rần rần.

Khâu thái giám nhìn chằm chằm, luôn miệng khen :

-Cái này hay, cái này hay lắm, hay hơn của Đổng Kỳ Xương vẽ nhiều.

Chung thái giám tức thầm, câu này nếu để đến tai Đổng Kỳ Xương, thế nào cũng tức ói thêm ngụm máu

-Đúng rồi, đều là do danh gia vẽ ra cả, là tác phẩm của Cừu Anh, Cừu Thực Phủ (*). Dù sao Khâu công công cũng không biết Cừu Anh là ai.

Liếc mắt đưa tình với thằng mù đúng là chuyện ngu, Chung thái giám nói tiếp:

-Đây là ta xuất ra mất trăm lượng bạc, còn phải gây áp lực, mới mua được của một tên nhà giàu, đổi lại là người khác, thì vô phương mua được. Kỳ thực Khâu công công đã ưa thích vật này như vậy, thôi thì ta cũng tặng cho ngài.

Khâu thái giám mừng hết lớn, cám ơn rối rít. Nhiều năm nay lễ vật lão nhận được không ít, trong đó không thiếu những bức thư hoạ danh tiếng, cũng như những món đồ cổ quý giá, thế nhưng thực tế là chưa ai dám tặng lão “Xuân cung đồ” cả, vì như vậy há chẳng phải là tặng gương cho Chung Vô Diệm soi, tặng giày cho độc cước đại hiệp tung hoành à?

Rõ ràng là một cách chế giễu vô cùng độc ác đối với những kẻ là thái giám như lão. Còn Chung thái giám đem Xuân cung đồ tặng cho lão thì lại không sao, cả hai đều là thái giám thì có gì mà ngại, tặng vật như vậy kỳ thực cũng chỉ là để mỗi người dùng để tự khám phá bản thân mình mà thôi.

Khâu Thừa Vân đem nhét tập Xuân cung “Thập Vinh đồ” vào người, cười ha ha cùng Chung thái giám rời khỏi nội thất, Chung thái giám nhắc:

-Khâu công công, kịch hay sắp diễn rồi. Thanh kỹ trên thuyền đợi cũng lâu rồi, Trương công tử, mời cùng lên thuyền thưởng thức

Khâu thái giám vốn đã ra khỏi phòng, bỗng dừng chân nói:

-Chung công công, vậy bức hoạ của Đổng Hàn Lâm ngài tặng ta luôn có được không? Đổng Hàn Lâm là thầy dạy của thiên tuế gia, bức hoạ này ta cũng muốn có.

Chung công công bó tay, đành phải đem bức hoạ “Cô yên viễn thôn đồ” của Đổng Hàn Lâm tặng cho lão, cũng rất tò mò không hiểu Khâu thái giám có thực sự nhờ người vẽ thêm sự tích Lưu Quan Trương chiến Lữ Bố vào đó hay không?

Trương Nguyên mấy ngày trước đã cùng mấy người bên Tiểu Cảnh Huy du ngoạn Tây Hồ, thuyền cả bọn ngồi lúc đó là chiếc :Hồ sơn lãng tích”, dài sáu trượng, là một con thuyền hào hoa, rộng lớn.

Nhưng so với chiếc lâu thuyền của Chung thái giám thuê để thiết yến thì quả là nó nhỏ như gà con so với gà cồ.

Chiếc lâu thuyền này dài mười hai trượng, cao ba tầng, thoạt trông cứ như một toà lâu các đẹp đẽ được đem dời vào giữa hồ, chiếc lâu thuyền này phải nói là cực kỳ hoa lệ và xa xỉ, lang cang thì sáng rực, hoa văn đẹp mắt, hành lang chạy dài, bao quanh các phòng.

Tầng cao trên cùng dành cho hát kịch, ca đồng vũ kỹ đang múa hát trên đó, quang cảnh phảng phất như thiên không tấu nhạc.

Khâu thái giám đứng tựa người vào lang cang, nhìn ngắm mặt hồ, nước hồ mùa xuân xanh như màu trời, hoa rơi bay đầy trời, tựa như một giấc mộng đẹp, ngay cả một người tràn đầy tục khí như Khâu thái giám cũng cảm nhận được nét đẹp của thiên nhiên vào lúc này, luôn miệng nói với Chung công công:

-Ngài thật sự vẫn luôn được vạn tuế gia ưu ái, cho ngài ở một nơi tốt đẹp như vầy, ta thì lúc nào cũng phải nhào vào những nơi heo hút, nguy hiểm.

Chung thái giám cười đáp:

- Mỏ bạc là nơi vô cùng quan trọng, vạn tuế gia phái ngài trấn giữ chỗ đó, chẳng phải là rất tín nhiệm ngài sao, công công lần này hồi kinh, không thăng lên Ti lễ Giám thì cũng là Vệ Mã Giám, sau này còn phải nhờ công công ngài chiếu cố ta nhiều.

Ti Lễ Giám và Vệ Mã Giám là hai cơ cấu nội quan, có quyền lực lớn nhất trong mười hai Giám, những thái giám có quyền thế của Minh triều đều xuất thân từ hai giám này, chính vì vậy đám hoạn quan đều hao tổn chất xám để tìm cách chui vào đấy.

Khâu thái giám lắc đầu nói:

-Ta học hành không đủ, sao dám bì với Chung công công ngài, quay về rồi cũng phải nằm đợi ở Ngân tác cục thôi, huống hồ lần này vận chuyển bạc lại xảy ra chút chuyện, bị Thạch Trụ Thổ Ti- Mã Thiên Thừa cướp mất năm mươi ngàn lượng bạc, thật không biết làm thế nào thỉnh tội với vạn tuế gia đây.

Kịch còn chưa bắt đầu diễn, Khâu Thừa Vân đã nhắc đến chuyện Mã Thiên Thừa, Chung thái giám liếc nhanh về phía Trương Nguyên đang đứng vội nói:

-Việc này ta cũng có nghe qua, là do Thạch Trụ Thổ Ti cướp đi, đâu can hệ gì đến Khấu công công ngài chứ, công công thuộc hạ chỉ có mấy trăm người thì lấy gì mà ngăn được thổ dân cả huyện Thổ Ti, nghe nói Mã Thiên Thừa đã bị tống vào ngục rồi, trước sau cũng đem bạc trả lại thôi, Khâu công công ngài không bị trách tội đâu.

Khâu thái giám nhăn mặt

-Tên Mã Thiên Thừa đó quý bạc hơn mạng sống, chấp nhận bị giam chứ không chịu giao bạc ra, cho nên chuyện này thật là khó giải quyết. Năm mươi ngàn lượng bạc đó nếu mà không thu lại được, nói thế nào thì cũng là lỗi ở ta.

Chung thái giám cảm thấy kỳ quái, hỏi:

-Lệnh cho hai phủ Trùng Khánh, Quỳ Châu phái người đến Thạch Trụ Ti khám xét, lẽ nào thổ dân Thạch Trụ còn dám kháng cự làm phản hay sao?

Đây vốn là điều khiến Khâu thái giám lão lo lắng nhất, lão hận Mã Thiên Thừa dám vô lễ với lão, nên mới tìm cách bắt chẹt Mã Thiên Thừa năm mươi ngàn lượng bạc, nào ngờ tên này cực kỳ ngoan cố, biết rõ sẽ bị bắt mà vẫn đến Vân Dương khiếu nại. Bèn đáp:

-Việc này khó nói lắm, khó mà biết được đám thổ dân này muốn gì.
Nếu thật sự ép thổ dân Thạch Trụ làm phản thì cẳng khác gì làm lớn chuyện lên, việc Khâu Thừa Vân vu cáo hãm hại Mã Thiên Thừa cũng sẽ bị lộ, tuy rằng lão sẽ khăng khăng phủ nhận, tác phong làm việc của thái giám vốn là làm mà bất chấp hậu quả, hiện thời biết rõ việc làm của mình không thoả đáng, nhưng lão vẫn quyết cương tới bến.

Trương Nguyên lúc đó cũng quay sang hỏi lão:

-Khâu công công, tại hạ hai ngày trước tại bờ kênh có gặp một chiếc thuyền chở đầy binh sĩ Thạch Trụ, nghe nói là chở lên kinh thành để cáo ngự trạng, không biết việc này có liên quan gì đến ngài không?

Khâu công công đã sớm từ Khâu lão thái gia biết được việc thổ dân đuổi theo đến đây, đồng thời còn uy hiếp cả người của Khâu gia, lúc này lại nghe được chuyện thổ dân muốn lên kinh dâng cáo trạng, không khỏi cảm thấy phiền não, trong lòng nổi xung nghĩ:

“Đợi ta về tới kinh thành, cho dù phải đem năm mươi ngàn lượng tặng sạch, ta cũng phải đàn áp được đám điêu dân này, các ngươi tạo phản càng tốt, đem chém bay đầu cả lũ là xong.

Nghĩ xong bèn nói:

-Chút nữa ta sẽ tìm gặp Chiết Giang đô chỉ huy sứ, Hà đại nhân, nhờ Hà đại nhân đem đám thổ dâm đó bắt lại hết, Chung công công, ngài phải nói giúp dùm ta một tiếng đó.

Chung thái giám có chút khó xử lên tiếng:

-Việc này có chút không thoả đáng à, nếu muốn tóm hết đám thổ dân đó, thì cũng phải có tội danh mới được.

Khâu thái giám cương quyết:

-Cứ việc gán cho chúng tội danh cướp bạc của quan, theo ý ta, đem cả đám chém tại chỗ.

Trương Nguyên nghĩ bụng:

“lão thái giám này tâm trạng thất thường, thật là hung tàn”

Chung thái giám lắc đầu lia lịa, từ chối:

-Hà đại nhân sẽ không nhận làm chuyện như vậy đâu, nếu bắt hết đám thổ dân này, bên Thạch Trụ đó sẽ lập tức tạo phản, lúc đó Hà đại nhân cũng sẽ vì vậy mà chịu tội”.

Khâu thái giám nghĩ tới nghĩ lui thấy không sai, vả lại lão cùng Hà đại nhân cũng chẳng có giao tình gì, người ta vì lý do gì mà đi giúp mình, nghĩ xong liền cười lạnh một tiếng rồi nói:

-Vậy cũng được, cứ để bọn chúng theo đến kinh thành, ta thật muốn xem xem vạn tuế gia có tiếp cáo trạng của chúng hay không?

Chung thái giám cùng đồng ý:

-Được rồi, không nói mấy chuyện gây mất hứng này nữa, mấy tên thổ dân thì làm được quái gì, Khâu công công, chúng ta uống rượu xem kịch thôi.

Tên của vở kịch được diễn lần này có tên là “Cảm thiên động địa Đậu Nga oán”, được chọn lựa kỹ càng từ Quan Hán Khanh tạp kịch, rượu cũng là thứ rượu mạnh của Huy Châu.

Chung thái giám liên tục mời rượu, Khâu thái giám thì trong lòng có tâm sự, vừa khéo được dịp mượn rượu giải sầu.

Trương Nguyên thờ ơ quan sát, từ biểu hiện xem kịch mà nói, Khâu thái giám cũng không hẳn là không có tinh thần trọng nghĩa, xem đến đoạn tên lưu manh vô lại Trương Lư muốn hạ độc Thái bà bà, Khâu thái giám khẩn trương hét lớn:

-Canh đó có độc, không được uống, có độc đó.

Lại xem diễn đến đoạn nhìn thấy Trương Lư hại người không thành, lại thành ra hại chết cha mình, Khâu thái giám vỗ tay cười lớn:

-Chết đáng lắm, chết đáng lắm, thật là đáng đời.

Thấy Trương Lữ Nhi vu oan Đậu Nga, tham quan muốn dùng nhục hình tra tấn bức cung Đậu Nga, Khâu thái giám cũng cảm thấy căm phẫn trong lòng, vừa uống rượu, vừa chửi Trương Lữ Nhi, mắng tham quan.

Trên đời vốn luôn như vậy, ai cũng có thể đối với những chuyện không liên can đến bản thân mà phán xét công bằng, mà Khâu thái giám chính là một minh chứng điển hình.

Lúc xem diễn kịch, lão giống y như mọi người xem trọng “phạt ác khen thiện”, đồng cảm với vai chính, hoàn toàn quên bẵng chuyện lão đòi chém giết thỗ dân là việc hung tàn đến mức nào.

Vở tạp kịch “Cản thiên động địa Đậu Nga oán” diễn được khoảng một tiếng, lâu thuyền cũng đi được một vòng từ Bạch đê tới Tô đê.

Khâu thái giám cuối cùng cũng có cảm giác hơi say say, kêu gào cho đòi đánh người đang diễn vai Trương Lữ Nhi, Chung thái giám tủm tỉm cười, cho người lôi diễn viên xấu số đó xuống đánh, kỳ thực cũng chỉ là bảo kẻ đó kêu gào thảm thiết cho Khâu thái giám nghe thấy mà thôi.

Lại cho gọi Đậu Nga xuống mời rượu Khâu thái giám, Khâu thái giám giương cặp mắt say mèm nhìn, kéo tay Đậu Nga nói:

-Ta tội nghiệp nàng số khổ, thưởng cho nàng mười lượng bạc đó”,

Nói xong liền khiến tuỳ tùng mau chóng lấy bạc, ra tay vô cùng hào phóng.

Kép nữ đó lại mời thêm hai ly, Khâu thái giám lúc này đã say đến độ ngã nghiêng ngã ngửa rồi.

Chung thái giám bèn đến dìu lão về phòng ở tầng hai nghỉ ngơi, một bên nói đến chuyện của Mã Thiên Thừa, Khâu thái giám hàm hàm hồ hồ trả lời, vẻ như ta đây trong sạch, không hề hé lộ chuyện mình vu oan cho Mã Thiên Thừa, giấu riêng năm mươi ngàn lượng, chẳng qua lúc này lão cũng say quên trời đất rồi.

Khâu thái giám ngủ được gần hai tiếng, tỉnh dậy thì thấy mặt trời đã ngã về hướng tây, hoàng hôn đang xuống, ngồi dậy mà cảm giác trong đầu vẫn còn váng vất, định thần lại mới nhớ ra đang còn trên thuyền du Tây Hồ, giương mắt lên nhìn thì thấy Chung thái giám đang gác tay đứng trước cửa sổ, lưng quay về phía lão, bèn cười nói:

-Hôm nay ta uống hăng quá, say không biết trời trăng gì, nào ngờ trời đã chiều rồi.

Chợt thấy Chung thái giám quay lại nói với lão:

-Khâu công công, ngài gây hoạ lớn rồi.

Khâu Thừa Vân ngạc nhiên hỏi:

-Chung công công, lời ngài là ý gì vậy?

Chung thái giám lắc đầu than:

-Ngài trong lúc say đã nói ra chân tướng, chuyện Thạch Trụ cướp bạc, ngài đều nói rõ hết rồi.

-Ngài nói gì vậy?

Khâu thái giám thất kinh hỏi.

Chung thái giám chỉ lắc đầu không nói, ra vẻ ta đây đã biết tường tận.

Khâu Thừa Vân vừa ảo não, vừa sợ hãi, Chung Bổn Hoa biết được việc lão vu oan cho Mã Thiên Thừa, lão coi như xong rồi.

Chung thái giám có thể trực tiếp đem tấu chương dâng lên trước mặt vạn tuế gia, Chung Bổn Hoa nếu muốn trở mặt thành thù thì cảnh ngộ của lão rất không hay.

Khâu Thừa Vân lăn lộn tròn cung hai mươi năm, tuy là bất học vô thuật, thế nhưng cũng không phải là hạng dễ chơi, mặt sạm lại, bụng gấp gáp tính kế, cười nói:

-Ta rượu vào lời ra, nói năng lung tung, Chung công công đừng cho là thật, ha ha, mỗi lần rượu say, ta ăn nói lung tung như vậy cũng không ít đâu.

Chung thái giám tiến đến vỗ vỗ vào vai lão, nói:

-Khâu công công, hai ta cũng xem như huynh đệ, ta dù biết sự thể như vậy thì cũng quyết không nói ra đâu, nhưng mà việc như này không riêng gì ta mà trên thuyền này cũng có nhiều người nghe được, cho nên mới nói chuyện này trước sau gì cũng sẽ lộ ra.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.