Nghiên tơ đỏ, mực lưỡi bò, vừa mài mực vừa suy nghĩ, cuốn “ “ Quân tử dụ can văn “ “ đó Trương Nguyên quyết định sao chép của sư muội Anh Tư. Trương Nguyên không phải loại người bộc tuệch, tiểu xảo mà hắn biết, không làm tổn hại đến người khác mà lại có lợi cho mình, thì cớ sao lại không làm. Giờ thì chỉ cần gọt dũa bài “ “ Triệu mạnh chi sở “ “ là được, hắn phải tập trung tinh lực để làm cho cuốn chế nghệ này tung hoành ngang dọc, không thể bắt bẻ được.
Đỗ đầu thi huyện chưa chắc có thể bổ sinh đồ, nhưng đỗ đầu thi phủ thì chắc chắn sẽ bổ sinh đồ. Triều Đại Minh hai trăm năm nay có hàng ngàn người đỗ đầu thi phủ, ngoài những người bị chết hoặc phạm tội trong thời gian đó thì ai cũng được bổ sinh đồ. Hơn nữa danh tiếng đỗ đầu thi phủ là hoàn tòan khác với những nho đồng đỗ thi phủ thông thường. Hai tháng nữa, Phạm Văn Nhược ở phòng xã núi Phất Thủy ở Tô Châu và Dương Thạch Hương của Thanh Phổ xã sẽ tới Sơn Âm thăm Trương Nguyên, mời Trương Nguyên lựa chọn bình luận bát cổ văn. Như vậy việc Trương Nguyên có đỗ đầu được thi phủ hay không là rất quan trọng. Đỗ đầu thi huyện Sơn Âm và đỗ đầu thi phủ Thiệu Hưng, kết quả này sẽ được khắc trên trang bìa tuyển tập, chắc chắn sẽ bán chạy hơn nhiều so với tuyển tập của cử nhân, thậm chí cả tuyển tập của tiến sĩ tam giáp thông thường. Mà Trương Nguyên có danh tiếng rồi thì càng có lợi cho việc kết bạn kết xã, bởi vậy hắn buộc phải dành được vị trí đỗ đầu thi phủ, nên là cuốn “ “ Triệu mạnh chi sở “ “ này hắn buộc phải đem hết khả năng để làm tốt nhất.
Mặt trời mới mọc, các lán thi sáng trưng, tuyệt đại đa số thí sinh đều đang viết nháp, có người viết được vài chữ liền ngồi cắn bút suy nghĩ khổ sở, có người nhìn ngang liếc dọc để tìm gợi ý, có người lại đưa mắt nịnh bợ hoặc bàn tán xầm xì với người ngồi bên cạnh. Miễn là không phải mang theo tài liệu quay cóp thì các thư sứ trông thi cũng không quản quá nghiêm khắc, nhiều nhất chỉ nhắc nhở vài câu:
- Không được châu đầu ghé tai
v.v….
Trương Nguyên không vội viết, hắn viết văn cũng không có thói quen viết nháp, từ xưa tới giờ đều là nghĩ sẵn trong đầu, hắn tì hai khuỷu tay lên bàn, bàn tay chống lên trán, bắt đầu phá đề, thừa đề trên bài thi. Lão nho đồng râu tóc hoa râm ngồi cạnh Trương Nguyên cũng không động bút giống như hắn, nhưng mắt nhìn tới nhìn lui, nhìn tới khi viên thư sử coi thi đi vào hậu trường, lão liền dùng một tay nhấc cái khiên mực nặng trịch lên, một tay sờ vào đáy nghiên, ánh sáng vàng lóa lên, trong lòng bàn tay lão xuất hiện một tờ giấy vàng nhỏ, trên tấm giấy vàng lá đó viết dày đặc những hàng chữ nhỏ xíu, tờ giấy tuy nhỏ nhưng với những hàng chữ nhỏ xíu như vậy, hơn nữa lại viết cả hai mặt thì cũng có thể viết hết được bài bát cổ văn khoảng ba bốn trăm chữ.
Lão nho đồng tóc bạc này mắt hơi kém, tờ giấy vàng không thể đưa vào gần để xem được, lão bèn thò tay đặt dưới háng, người cố ngồi thẳng, cố vươn dài cổ ra để mắt cách xa tờ giấy vàng kia. Nhìn được một lát lão chuyển nhét tờ giấy xuống dưới tất trong giày, rồi lại sờ vào đáy nghiên mực, lại lôi ra một tờ giấy vàng, cũng viết đặc kín những hàng chữ nhỏ xíu, lão nhìn qua rồi lại nhét xuống dưới giày. Bên phải lão là Trương Nguyên, bên trái lão là một thư sinh trẻ tuổi, gã thư sinh trẻ tuổi nhanh chóng phát hiện ra lão nho đồng đang quay cóp, liền ‘a’ nhẹ một tiếng. Lão nho đồng lập tức chắp tay thi lễ với gã, tay lại chỉ chỉ vào mái tóc hoa râm của mình, ý là xin gã thanh niên thương tình, chớ có tố giác.
Gã thư sinh trẻ tuổi kia lắc đầu, hơi nghiêng người, không nhìn về phía lão nho đồng nữa, tự lo làm bài của mình.
Lão nho đồng cũng không biết đã chuẩn bị bao nhiêu tờ giấy vàng, lão cứ như làm trò ma thuật, lôi ra hết tờ này đến tờ khác từ đáy nghiên mực, nhìn qua nghĩ rằng không đúng đề, lại nhét xuống đáy giày. Khi giám khảo coi thi chuyển lên phía trên lão liền ngoan ngoãn ngồi im, giám khảo vừa quay đi lão lại lôi tờ giấy ra, xem qua rồi lại nhét xuống dưới giày, đến khi Trương Nguyên phát hiện ra thì dưới giày lão đã nhét ít nhất ba bốn chục tờ giấy vàng rồi, nhưng vẫn chưa tìm ra bài bát cổ văn đúng với đề bài.
Thấy Trương Nguyên quay sang, lão nho đồng vội gật đầu cười cầu tình, Trương Nguyên cười rồi tiếp tục nắm đầu suy nghĩ “ “ Triệu mạnh chi sở “ “ . Ước chừng nửa canh giờ trôi qua, lão nho đồng bên cạnh không tìm tòi dưới đáy nghiên mực nữa, múa bút viết, xem ra đã tìm được bài bát cổ văn đúng đề bài rồi, chỉ có điều lão đã cao tuổi, mắt đã kém, trí nhớ cũng không tốt, mỗi lần nhìn chỉ nhớ được
hai ba chữ, một bài bát cổ văn muốn chép ra phải nhìn hơn trăm lần, những cử động liên tục như vậy mà không bị giám khảo coi thi phát hiện ra thì thật quá vô lý.
Tiếng bước chân đi tới, thư sử coi thi xuất hiện ở lối đi bên cạnh trái chiếc bàn dài, chỉ vào lão nho đồng, bảo:
- Lão ra đây!
Lão nho đồng lập tức mặt cắt không còn chút máu, nhưng rồi giả vờ điềm tỉnh hỏi:
- Có chuyện gì?
Một mặt lão nhanh chóng vứt tờ giấy vàng trong tay xuống đất, dùng chân dẫm lên. Viên thư sử quát:
- Lão vàng chóe lên thế kia coi chúng ta mù hết cả sao, dưới đáy giầy, đáy nghiên mực giấu không ít đúng không, ra đây, đi gặp quan phủ.
Lão nho đồng đứng dậy cuống quýt thi lễ, nói:
- Là lão già này nhất thời hồ đồ, lão sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa, tuyệt đối không tái phạm nữa, xin quan sai tha cho lão lần này… Viên thư sử cười lạnh nói:
- Việc quay cóp bài như vậy mà có thể bỏ qua thì các thí sinh khác lại chả làm ầm ĩ lên, còn cần giám thị làm cái gì, ra đây, đừng để ảnh hưởng đến người khác làm bài.
Nói rồi ông ta ra hiệu cho mấy thí sinh ngồi bên cạnh trái đứng lên để cho lão nho đồng bước ra ngoài.
Lão nho đồng cứ ngồi ỳ tại chỗ không chịu đứng lên, trông vô cùng đau khổ buồn bã, viên thư sử nào chịu tha cho lão, cùng một sai dịch nữa đến lôi lão ra khỏi chỗ ngồi, một sai dịch khác tới thu lại cái nghiên nặng trịch của lão, đổ mực xuống đất, lật lại xem, dưới đáy nghiên vẫn còn một thếp giấy vàng dày đến nửa tấc.
Thư sử lấy tờ giấy vàng ra đọc, cười lạnh:
- Tờ giấy cực mỏng, một thếp dài nửa tấc chắc phải có đến ba bốn trăm tờ, lão thật biết cách quay cóp đấy, cũng mạnh tay chi tiền nữa, ra đây, đi gặp quan phủ.
Lão nho đồng quỳ xuống đất cầu xin, nước mắt nước mũi ròng ròng, nói:
- Lão già này năm nay đã 57 tuổi, thi 40 năm, chỉ mong được thi được cái danh học trò, các chư vị quan sai xin thương xót, tha cho lão lần này, để cho lão làm nốt bài bát cổ văn này, lão vô cùng cảm kích.
Thư sử đời nào chịu nghe, lệnh cho hai tên sai dịch lôi lão nho đồng ra ngoài lán. Lão khàn khàn hét lên một tiếng, rồi thò tay ôm chặt lấy cái cột không chịu rời. Hai tên sai dịch khó khăn lắm mới gỡ được lão ra, kéo lão tới đại sảnh trung tâm.
Các thí sinh trong lều thi Trấn Đường lặng ngắt như tờ. Màn huyên náo vừa rồi thật vừa khôi hài lại vừa đáng buồn, lão nho đồng đã gần 60 tuổi, thi liền 40 năm vẫn không được danh học trò, cả đời này coi như hoang phế bởi nghiệp thi này, đến già còn mang tiếng xấu như vậy, những thí sinh trẻ tuổi trong trường thi còn chưa cảm thấy bi thương, người đã bốn năm mươi tuổi thì mới thấy thương hại, nhất thời lo nghĩ, không còn tâm trí để làm bài.
Trương Nguyên sau khi thấy lão nho đồng bị kéo ra ngoài, hắn cúi đầu tìm tờ giấy vàng mà lúc trước lão nho đồng dẫm chân lên để che, muốn nhắc nhở sai dịch cầm nốt cả tờ giấy đó đi, tránh để lúc sau lại hiểu lầm. Nhưng nhìn trái nhìn phải đều không hề nhìn thấy tờ giấy vàng đó, không biết đã bị dính vào đế giầy của lão nho đồng hay là bị thí sinh khác nhặt mất rồi. Bài bát cổ văn trên tờ giấy đó không phải là “ “ Triệu mạnh chi sở “ “ .
mà là ‘Quân tử dụ vu nghĩa’, lão nho đồng vừa mới chép được một lúc, giờ rất có khả năng lại béo bở kẻ nào rồi, đúng là số mệnh, việc gì cũng đều có số mệnh hết.
Lều thi Trấn Đường trong thời gian ngắn ngủi không có người coi thi, các thí sinh bắt đầu sôi nổi, châu đầu ghé tai, bàn tán rì rào. Đợi viên thư sử và sai dịch quay lại, giống như một trận cuồng phong thổi tới, vô số bọn ruồi nhặng đầu to liền lặn mất tăm, tất cả lại im bặt.
Trương Nguyên bị chuyện vừa rồi làm mất tập trung, bài thi trong đầu đã bị lộn xộn, hắn ăn vài miếng bánh mật, uống vài ngụm nước, chỉnh lại một hồi mới tiếp tục được mạch suy nghĩ, đây là thói quen làm văn của hắn, bài văn trong vòng một ngàn chữ hắn cũng nghĩ sẵn rành rọt trong đầu rồi mới viết ra một mạch.
Cứ mỗi canh giờ đều có sai dịch thông báo, nhắc nhở thí sinh nắm chặt thời gian viết văn, trời vừa tối là phải nộp bài. Kỳ thi phủ này có người tài, mới bảng giờ tỵ mà đã có người nộp bài. Trương Nguyên lần này đã có kinh nghiệm, không vội nộp bài, nộp bài quá sớm đứng đầu bảng khi ra khỏi trường thi sẽ bị cò mồi đưa đến nhà lĩnh tiền thưởng, lần trước thi huyện bị đòi tiền thưởng hai lần, cũng không phải là keo kiệt, chỉ là cảm thấy thi một lần mà báo hỉ hai lần thì quả thực quá buồn cười.
Đến bảng giờ ngọ, Trương Nguyên đã khắc sẵn trong dạ bài bát cổ văn “ “ Triệu mạnh chi sở “ “ hoàn chỉnh, hắn còn kiểm tra lại trong đầu một lần nữa, không hề có sai sót gì, cũng không phạm lệnh cấm gì, không phạm húy chữ, lúc này dù bận cũng cứ ung dung ăn hết mấy miếng bánh mật, uống nước cho nhuận hầu, nhìn nghiên mực mài xong đã cạn một nửa, hắn liền nhỏ vài giọt nước vào, dùng bút lông chấm vào mực, viết trước hai bài chế nghệ ra giấy nháp, đây là Hầu huyện lệnh nhắc nhở hắn, lần trước khi thi huyện Trương Nguyên không viết nháp, mà khi nộp bài thi phải nộp cả nháp, giấy nháp để trắng tuy không coi là phạm quy, nhưng lại khác người, khi thi cử tốt nhất là không nên để mình khác người, có một số quan chấm thi có thể sẽ nghi ngờ đây là bài quay cóp, Trương Nguyên khiêm tốn tiếp thu, bởi vậy lúc này hắn viết nháp trước, còn cố ý gạch xóa vài chỗ, nhìn rất có vẻ là nháp thật.
Lão nho đồng kia bị giải đi, trên bàn cũng có nhiều chỗ trống, hắn có thể khuỳnh tay viết chữ thoải mái, không phải lo lắng bị người bên cạnh chạm phải khuỷu tay làm bẩn bài thi.
Đã đến giờ Mùi, Trương Nguyên viết lại hai bài chế nghệ vào tờ giấy thi bằng nét chữ nhỏ nhắn ngay ngắn, đây gọi là viết thực. Viết xong rồi, xem lại, hắn cảm thấy hai bài chế nghệ này có tốt hơn hai bài trong kỳ thi huyện lần trước, đây là kết quả chung sức hợp tác giữa hắn với sư muội Anh Tư, hơn nữa chỉ nói riêng về bút tích trên giấy thi thì có tiến bộ hơn nhiều so với hai tháng trước, lúc này hắn bóc niêm phong trên bài thi, đứng dậy đi nộp bài.
Nếu nằm trong số 10 thí sinh nộp bài sớm, quan chủ khảo mới đọc ngay tại chỗ, đến giờ mùi đã có mấy chục thí sinh nộp bài, thí sinh không được trực tiếp mang nộp lên chỗ Từ tri phủ ở đại sảnh trung tâm nữa, mà đổi lại sẽ do thư sử coi thi thu bài, thư sử coi thi ở lán Trấn Đường nhìn thấy Trương Nguyên tới nộp bài, liền cười thấp giọng nói:
- Trương công tử trực tiếp mang bài nộp chỗ phủ tôn nhé, phủ tôn đã cố ý dặn dò như vậy.
Trương Nguyên khẽ cúi người, đặt bài thi vào trong giỏ thi, xách giỏ đi gặp Thiệu Hưng tri phủ Từ Thời Tiến, hắn không lo Từ tri phủ sẽ làm khó dễ hắn, Từ tri phủ không phải là kẻ không có đầu óc bất chấp hậu quả, có được địa vị ngày hôm nay cũng là do khôn khéo điềm đạm, hơn nữa hắn và Từ tri phủ lại không có xung đột lợi ích, Từ tri phủ lấy trúng hắn đó cũng là vì thầy giáo của hắn, chứ quyết không đến nỗi vì chuyện của Diêu Phục mà ngu ngốc đến mức muốn chèn ép hắn. Làm người chỉ sợ mình bất tài, cứ có năng lực là có thể được người khác tôn trọng, hiềm khích nhỏ, mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hóa giải, nhưng nếu bất tài thì kể cả người không thù không oán trước đây cũng đến chà đạp.