Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 173-1: Mài kính đốt hương nói Dương phi (1)



Ngày tháng nên sống thế này thì phải sống thế ấy, tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu(*) có thể, đây là cảm ngộ tất yếu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc(*) không được, có được niềm vui thì cứ vui trước đi. Trương Nguyên cũng vì Sơn Âm khô hạn mà lo lắng buồn rầu, nếu không lại nghĩ tới chuyện ba mươi năm sau quả thật không có sống nổi. Chuyện cứu tế trước mắt hắn chỉ có thể làm tới bước này, hắn đã tận lực, hỏi lòng không thẹn. Vụ thu hoạch lúa mì vụ hạ làm nhân dân Âm Sơn đối với hậu quả nghiêm trọng của hạn hán phỏng chừng là không đủ. Đặc biệt là phú dân điền chủ, họ không cho rằng hạn hán có thể tiếp tục kéo dài bao lâu, bọn họ không có hứng thú lắm với xây dựng kho lương, nhưng rất nhiệt tình với việc cầu mưa, bỏ tiền ra làm dàn tế tế thần. Vùng ngoại ô cũng thôn thôn cầu mưa, đóng giả ma quỷ hải triều, dân chúng tranh giành nhau. Trương Bính Phương con thứ ba của Trương Nhữ Sương càng thích náo nhiệt tranh đấu, cùng hai cháu trai Trương Đại, Trương Ngạc muốn tổ tức lễ đài cầu mưa long trọng. Muốn thi qua hội chùa Hải Long Vương của Hội Kê Tiền Túc Vương Từ, giống như hội đèn lồng Long Sơn có một không hai Thiệu Hưng. Chú cháu Trương Bính Phương ba người chia ra sắp xếp, chọn ba mươi sáu thiên cương và bảy mươi hai địa sát, muốn tái diễn 108 tướng “Thủy Hử”. Phái mười gia nô đọc thuộc “Thủy Hử” đến hương thôn ngoại ô tra hỏi, tìm khách râu đẹp, tìm người đàn ông lùn thấp, tìm Đầu Đà hung ác, tìm hòa thượng to mập, người đàn mặt đỏ râu đỏ, tìm người đàn ông mặt xanh sẹo, tìm người phụ nữ khỏe mạnh, tìm người phụ nữ thân hình cao gầy khuôn mặt xinh đẹp. Dù sao Lương Sơn hảo hán trong “Thủy Hử” đều phải dựa theo miêu tả trong sách làm cho giống. Bản huyện không được thì tới huyện lân cận tìm, không chừng tìm giống những người này cũng phải hai tháng. Sau đó còn phải bố trí quần áo vũ khí, không có hơn trăm ngày làm không kịp. Trương Nguyên không rảnh tham gia chuyện này, tới lúc có náo nhiệt xem thì được rồi. Đây cũng là thứ bà con thích nghe thích xem, xem thử tới lúc đó có thể mượn những nhân vật Thủy Hử đó góp được một chút tiền lương giúp xây dựng kho lương không?

(*)Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, đây là cảm ngộ tất yếu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc: (Phạm Trọng Yêm) trước khi người trong thiên hạ buồn lo thì mình phải buồn lo trước, sau khi người trong thiên hạ an cư lạc nghiệp thì mới cảm thấy vui vẻ)

Trương Nhữ Sương tuy là xã thủ của kho Dương Hòa, nhưng cũng không lo sự vụ cụ thể trù kiến kho lương, cái này còn phải do Trương Nguyên đến lo. Trương Nguyên chính là làm xã chính kho lương Dương Hòa, xã chính phải xử sự công bằng, người được tất cả mọi người tin phục đến đảm nhiệm. Trương Nguyên tuy mới 16 tuổi, nhưng lại là song thủ án thi huyện; thi phủ, càng đánh bại Diêu Thoại Côn, ở Sơn Âm danh tiếng rất vang dội, thanh danh treo cao, Trương Nguyên là chính xã cũng có thể phục chúng. Lỗ Vân Cốc hành y bận việc thì do Lỗ Vân Bằng đến giúp đỡ xử lý chuyện kho lương. Hơn mười năm trước gia sản Lỗ Vân Bằng bị Diêu Phục cướp đoạt, sau đó thì tới Dư Diêu mưu sinh, học biết tính toán, biết gảy bàn tính. Lần này lấy lại phần lớn điền sản, Lỗ Vân Bằng cũng là tiểu địa chủ có hơn trăm mẫu ruộng tốt, tương đối rảnh rỗi. Trương Nguyên liền bảo Lỗ Vân Bằng và Liễu Tú Tài què chân làm hai xã phó kho lương, quản lý chìa khóa và sổ sách kho lương. Kho lương Dương Hòa dựa theo quy mô một vạn hai ngàn khối để xây dựng theo thiết kế của Trương Nguyên. Kho lương Dương Hòa chia hai kho lớn Giáp; Ất, vì bạc tiền có hạn, năm nay xây kho Giáp trước, kho Ất cơ bản cũng sẽ vừa xây xong. Hầu huyện lệnh ủy phái chủ bộ huyện nha đến giúp đỡ Trương Nguyên đôn đốc xây dựng. Phòng công khoa huyện đang dùng mười người thợ thủ công, sau khi xây xong huyện nha cũng không tham gia vào quản lý kho lương. Đây là do Trương Nhữ Sương và Hầu Chi Hàn giao hẹn trước, vì rất nhiều kho lương tới sau này luôn luôn bị quan phủ xâm chiếm, kho lươngcủa dân cuối cùng thành kho dự bị của quan phủ. Nếu là gặp phải huyện lệnh thanh khiết thì không sao, gặp phải quan tham thì toàn bộ nuốt chửng rồi. Trương Nhữ Sương cũng không phải tín nhiệm Hầu Chi Hàn, mà là vì kế dài lâu. Mà nhiệm kỳ của Hầu Chi Hàn ở Sơn Âm còn không tới hai năm, cho nên cũng không cưỡng cầu tiếp quản kho lương....

Ngày 27 tháng 4, thư mà Trương Nguyên viết cho phụ thân Trương Thụy Dương, đã nhờ tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương chuyển thư nhanh đến Khai Phong Chu Vương phủ. Trong thư Trương Nguyên bẩm báo rõ với phụ thân mình đi Thanh Phổ để chúc thọ tỷ phu, trở về tham gia thi phủ giành được thủ án. Trương Nhược Hi cũng gửi kèm một bức thư cho phụ thân, hỏi phụ thân ngày nào trở về Sơn Âm?

Trương Nguyên lại viết cho Dương Thạch Hương và tỷ phu Lục Thao Các ở Thanh Phổ mỗi người một bức thư, báo cho biết tin mình thi phủ đoạt giải nhất, mời Dương Thạch Hương và tỷ phu cùng tới Sơn Âm làm khách. Trưa mùng 1 tháng 5, kho lương Dương Hòa đang động thổ khởi công ở trong tường thành Bắc, tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến cùng huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn đích thân tới chúc mừng. Các thân hào nông thôn nỏi danh ở Sơn Âm cũng phần lớn đều đến xem, lúc này chỉ là một đống đá hỗn độn mà thôi.

Trương Nguyên ủy thác sự vụ thường ngày của việc xây dựng kho lương cho hai người Liễu Tú Tài và Lỗ Vân Bằng, chỉ có chuyện mà hai người Liễu, Lỗ không thể làm chủ mới đến hỏi hắn, như vậy Trương Nguyên nhẹ nhõm rất nhiều. Mỗi ngày vẫn như trước đọc sách, học chữ, chỉ lúc chạng vạng dẫn Vũ Lăng hoặc Mục Chân Chân đi tới bên thành Bắc xem tiến triển xây dựng kho. Tết Đoan Ngọ Mùng 5 tháng 5 năm Vạn Lịch thứ bốn mươi mốt, lại gặp ngày Hạ Chí trong hai mươi tư tiết chí, sông Phủ giao giới Sơn Âm với Hội Kê theo thường lệ sẽ cử hành đua thuyền rồng. Sáng sớm hôm đó Lỗ Vân Cốc liền bảo tiểu đồng đưa tới mười túi thơm hùng hoàng cho nhà Trương Nguyên, mang theo nó có thể tránh trùng rắn. Trương mẫu La Thị lại bảo Y Đình mua bức tranh Thiên sư ngự hổ ở bên đường Thập Tự, đặt trong chậu lớn, xung quanh dùng bồ tơ ngũ sắc vây quanh, cắt vỏ quất làm hình trăm con trùng phủ trên chậu. Đây cũng là trừ tà. Lữ Thuần và Lữ Khiết thì hớn hở chạy tới chạy lui. Trẻ con thích nhất ăn tết, chờ mẫu thẫn còn phải dẫn bọn chúng đi xem đua thuyền rồng nữa. Trương Nguyên ăn xong hai cái bánh chưng, liền dẫn Vũ Lăng và Thạch Song đi Hội Kê tặng quà cho Vương Tư Nhâm lão sư và Thương thị. Vương Tư Nhâm là lão sư, Thương thị là quan hệ thông gia, tặng lễ vật ngày tết là không thể thiếu được, bánh chưng giác tần, du triệt, quả phẩm bắc nam, tao ngư, thì ngư, rượu ma cô. Tặng cho Thương thị còn thêm vải đay hồng vàng, sa phiến, khăn tay, còn có hai con ngỗng trắng lớn. Người Thiệu Hưng khá lưu hành tặng ngỗng, đặc biệt là tết Đoan Ngọ, con rễ tặng lễ cho cha vợ phải chuẩn bị ngỗng trắng.

Qua cầu Việt Vương, thấy trên sông Phủ đã có thuyền rồng đang chèo qua lại, dân chúng hai bờ xem thuyền rồng đã có không ít. Nguồn nước của sông Phủ khá dồi dào, con sông Đầu Lao phía sau nhà Trương Nguyên đều đã sắp cạn rồi, sông Phủ này vẫn có thể đi thuyền. Chủ tớ Trương Nguyên ba người ở đầu cầu nhìn một lúc, thời gian còn sớm, vẫn chưa tới lúc thi thuyền rồng, chủ tớ ba người liền đi về hướng bên chùa Hạnh Hoa, trước tiên tới chỗ lão sư Vương Tư Nhâm. Lão sai vặt vừa thấy Trương Nguyên tới cửa, vui mừng nói:

- Trương công tử có lòng, vừa sáng sớm như vậy thì tới đưa quà lễ cho lão gia nhà tôi à.

Trương Nguyên cười nói:

- Vương lão sư là ân sư của ta, đây chỉ là chút tâm ý của học sinh mà thôi.

Thạch Song đặt con ngỗng trắng ở ngoài tường cửa kêu “quặc quặc”. Lão sai vặt nghe thấy, nói:

- Trương công tử còn đưa ngỗng đến à, lão gia và nhị tiểu thư thích nhất ăn cổ ngỗng.

Hai con ngỗng trắng này là Trương Nguyên muốn đưa tới Thương gia, Trương Nguyên không có ý định tặng ngỗng cho Vương lão sư, cho nên mới bảo Thạch Song đặt ngỗng ở ngoài cửa. Không ngờ ngỗng này kêu la không ngừng, lão sai vặt lại nói như vậy, liền nói:

- Thật không, ta lại không biết Vương lão sư còn thích ăn cổ ngỗng.

Rồi bảo Thạch Song cũng xách hai con ngỗng vào.

Một tiểu sa di chùa Diên Khánh phụng lệnh sư đưa đến bánh xe kim đồng cho quý phủ Vương Tư Nhâm, đây là bánh xe kim đồng trừ ác trừ tà mà các tăng lữ ở chùa miếu tặng cho thí chủ vào Tết Đoan Ngọ, còn đạo sĩ của đạo quán sẽ tặng cho các tín đồ linh phù trừ ác.

Vương Tư Nhâm hỏi đáp mấy câu với tiểu sa di, rồi cho tiểu sa di trở về, giữ Trương Nguyên ở tiền sảnh uống trà nói chuyện. Trương Nguyên ngồi một chút cũng bèn cáo từ. Vương Tư Nhâm đoán được Trương Nguyên cũng phải đi Thương gia tặng quà tết Đoan Ngọ, cũng không giữ hắn, chỉ là nói:

- Trương Nguyên, ta biết bây giờ con bận với việc trù kiến kho lương, nhưng việc học không được xao lãng. Tứ thư đề bát cổ bây giờ đã không làm khó được con. Nhưng Đạo thí gồm một đề Tứ thư và một câu đề Ngũ kinh. Bản kinh của con là “Xuân Thu”, câu hỏi thi sẽ có một câu đề Xuân Thu. Bây giờ con lại phải thành công hơn nữa trên kinh nghĩa “Xuân Thu”, cái này ta cũng không thể chỉ điểm gì cho con, vì bản kinh của ta là “Lễ Ký”, về “Xuân Thu” đọc lướt qua không sâu, về trình văn “Xuân Thu” cũng không nhiều. Con có thể lục kiếm kỹ ra nghiền ngẫm học, mấy ngày nữa con viết hai quyển cho ta xem thử. Đề Ngũ kinh và đề Tứ thư tuy không giống, nhưng cách làm Bát tự là tương đồng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.