- Muội không đi mà ở lại chờ huynh đến lấy bản thảo, muội muốn nói chuyện với huynh.
Cô ngồi xuống ghế dựa ở thư phòng hỏi:
- Sư huynh lần này viết được bao nhiêu tiền?
Trương Nguyên cũng ngồi xuống cười nói:
- Một trăm hai mươi lượng, ý muội sao, muốn chia phần hả?
Vương Anh tư cười nói:
- Nghe nói hôm trước huynh có đưa cho cha muội năm mươi lượng bạc, nhuận bút của muội và tỷ tỷ cũng đều trong đó à!
Trương Nguyên nói:
- Huynh cũng muốn mua cho sư tỷ và sư muội ít quà mà không biết mua gì cho hợp, sợ không đúng ý.
Vương Anh Tư nhìn Trương Nguyên cười nói:
- Muội không khách khí đâu, muội nghe nói huynh và các huynh đệ của huynh có đến Hàng Châu cho mời thợ kính đến chế tác kính thiên lý, đã làm được chưa tặng muội một cái đi.
Trương nguyên nói:
- Kính thiên lý chưa hoàn thành, nhưng kính đốt nhang bằng đá thủy tinh đã có rồi, có thể soi mặt trời để lấy lửa. Ngày mai ta sẽ cho người đưa một chiếc kính đốt nhang đến cho muội, sau này kính thiên văn làm xong cũng sẽ cho muội một bộ.
Vương Anh Tư vui mừng nói:
- Tốt lắm, huynh hứa rồi đấy nhé.
Rồi cô lại hỏi:
- Sư huynh thấy sách Xuân Thu như thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Mấy ngày nay huynh không rảnh đọc sách, còn rất nhiều sách chưa đọc.
Vương Anh Tư nói:
- Muội gần đây đã đọc hơn bốn mươi cuốn sách có liên quan đến kinh nghĩa “Xuân thư” như: “ Xuân thư chúc từ “ , “ Xuân thu thuyết “ , “ Độc tả phụ nghĩa “ , “ Tả truyện bình “ những cuốn sách này đều là chuyện cũ hoắc à, huynh không đọc cũng không sao cả, chỉ có những cuốn của Lã Tổ Khiêm “ Tả thị bác nghĩa “ , của Hoàng Tổ Phục “ Xuân thu nghi vấn đối “ và của Vương Lê “ Xuân thu từ mệnh “ sẽ giúp rất nhiều cho các kỳ thi, còn lại là những cuốn khác chỉ lặp đi lặp lại thôi đọc nhiều cũng quy về một chuyện.
Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Nhờ sư muội chỉ giáo nhiều.
Vương Anh Tư cười lớn trợn mắt nói:
- Không dám chỉ giáo sư huynh, chỉ đề nghị thôi.
Hai sư huynh muội ở thư phòng thoải mái tranh luận về “ Xuân thu “ , nói về đọc sách “Xuân thu” Vương Anh Tư đọc nhiều hơn Trương Nguyên, ngay cả bảy mươi cuốn “ Xuân thu tam truyện bình chú trắc nghĩa “ đều đọc qua. Tư tưởng của Trương Nguyên và Anh Tư rất tân tiến, hai người tranh luận khí thế, cảm thấy rất vui vẻ hưng phấn đúng là một cảm giác kỳ lạ.
Khi trời nhá nhem tối thì Vương Tư Nhâm về, Trương Nguyên lúc này mới vội vàng cáo từ. Vương Tư Nhâm thấy con gái Anh Tư cười hai mắt trừng tohết sức hữu thần, nói chuyện đến mức miệng khô trắng ra, hỏi ra mới biết con gái và Trương Nguyên nói chuyện một buổi chiều về vấn đề học vấn, Vương Tư Nhâm thầm nghĩ:
- Trương Nguyên và Anh Tư có duyên phận hay không sau này mới biết được, trên thế gian có gì nói trước được đâu?
Vương Tư Nhâm chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lý Trác Ngô khá sâu, cho rằng mặc đồ hay ăn cơm đều là lý lẽ nhân luân. Duy trì thái độ phê phán đối với lễ giáo của Khổng Mạnh, như lệ thường có giọng điệu xúc động phẫn nộ, phóng khoáng, đối với sự qua lại giữa Trương Nguyên và con gái cũng không cho rằng có gì đáng ngạc nhiên. Đương nhiên, điều quan trọng là Vương Tư Nhâm cũng cực kỳ thích tên học trò Trương Nguyên này, trong thâm tâm tồn tại một tâm lý bí ẩn mà ngay cả bản thân ông cũng không ý thức được đó là đối xử với Trương Nguyên như con rể – cho nên nói Trương Nguyên gặp được một minh sư như Vương Tư Nhâm là phúc khí của hắn.
Nếu là người khác đã sớm lôi hắn ra đánh một trận rồi, đã đính hôn mà còn đùa giỡn với con gái người ta, cái này còn ra thể thống gì!
Mùng mười tháng bảy, Dương Thạch Hương cùng Kim Bá Tông vẫn chưa rời khỏi Sơn Âm. Ở Tô Châu theo đường sông nước Phạm Văn Nhược và Kim Lang Chi cũng đã tới Sơn Âm bái kiến Trương Nguyên. Khi đến thị trấn Sơn Âm hỏi về Trương Nguyên Trương Giới Tử không ai không biết cả, có người nhiệt tình dẫn hai người đến nhà Trương Nguyên. Đại Thạch Đầu nhận danh thiếp đi vào thông báo, trong phút chốc ba người Trương Nguyên và Dương Thạch Hương và Kim Bá Tông vui vẻ ra đón.
Phạm Văn Nhược nhìn thấy bên cạnh Trương Nguyên còn có hai người Dương Thạch Hương, Kim Bá Tông liền cười to nói:
Nói rồi y hướng về phía ba người Trương Nguyên chắp tay thi lễ.
Trương Nguyên nghênh đón Phạm Văn Nhược, Kim Lang Chi vào ngồi ở chính sảnh, Vũ Lăng bưng trà đến mời khách. Phạm Văn Nhược nhìn đánh giá môn đình nhà Trương Nguyên, xem ra bố cục thế này thì trong vòng ba đời chưa xuất hiện tú tài. Phạm Văn Nhược đã tìm hiểu được rằng Trương Thị ở Sơn Âm chia ra thành Đông Trương và Tây Trương. Tây Trương là khu dành cho gia đình quan lại, Trạng Nguyên đệ cũng là chỉ Tây Trương. Nhưng Trương Nguyên xuất thân từ Đông Trương có tổ tiên là những người bình thường thì thế nào? Trương Nguyên giờ đã là án thủ thi phủ, coi như đã có công danh sinh đồ. Nếu tiếp tục đỗ đạt thì chỉ cần thời gian một – hai năm cổng sân sẽ khác biệt, người hầu nhiều vô số. Lúc thi cử gặp nhau nhiều thành quen nhau, gặp nhau thường chuyện trò hàn huyên, Dương Thạch Hương cười nói:
- Phạm huynh từ Tô Châu tới, tại hạ cùng Bá Tông huynh hôm nay vốn định rời khỏi Sơn Âm trở lại Thanh Phổ, nhưng Phạm huynh và Lang Chi huynh đã tới, ta khó có cơ hội gặp lại nên tại hạ để lui vài ngày nữa mới trở về.
Phạm Văn Nhược kinh ngạc nói:
- Dương huynh đến đây bao lâu rồi, Trương công tử đã chọn xong tập văn bát cổ cho Thanh Phổ xã của huynh rồi ư?
Dương Thạch Hương cười nói:
- Hai người tại hạ đến đây ngày hai mươi chín tháng trước, Giới Tử huynh chỉ dùng sáu ngày đọc xong năm trăm quyển sách, trong đó bình luận một trăm sáu mươi cuốn nên mới nhanh nhẹn thần tốc như thế.
Phạm Văn Nhược lại nói:
- Có thể mang tới cho tại hạ xem một chút được không?
Dương Thạch Hương liền sai người hầu mang tuyển tập bản thảo đến. Phạm Văn Nhược xem lời bình của 5-6 cuốn rồi trả lại cho Dương Thạch Hương, khen:
¬- Tuyển tập này của Trương Công tử sẽ khiến giấy ở Thanh Phổ rất đắt đấy.
Y chắp tay thi lễ với Trương Nguyên, nói:
- Tại hạ lần này từ Trường Châu đến là vì lần trước có ước hẹn ở Thanh Phổ, đến xin Trương công tử một trăm hai mươi cuốn chế nghệ để phát hành.
Nói rồi y ra lệnh cho người hầu mang hai trăm lượng bạc trình lên.
Dương Thạch Hương cũng biết chế nghệ của Trương Nguyên bây giờ chắc chắn được đông đảo học trò ở Giang Nam chờ mong. Phát hành văn bát cổ của Trương Nguyên sẽ thu được lời lớn. Nhưng Phạm Văn Nhược đã có hẹn trước với Trương Nguyên nên gã cũng không tiện xin Trương Nguyên giao chế nghệ để gã xuất bản. Chuyến đi tới Sơn Âm lần này được Trương Nguyên giúp tuyển chọn ra những cuốn chế nghệ này cũng đã mãn nguyện rồi, làm người không nên quá tham lam. Hôm đó lúc gần tối, Trương Nguyên mở tiệc rượu ở tửu lâu trên phố Thập Tự phủ Học Cung chiêu đãi bốn người Phạm Văn Nhược, Kim Lang Chi, Dương Thạch Hương, Kim Bá Tông, hắn còn mời Đại huynh Trương Đại và Tam huynh Trương Ngạc cùng tham gia tiếp khách. Trương Ngạc nghe nói không đến Bách Hoa Lầu để uống hoa tửu nên khéo léo từ chối, nói rằng không thích nghe mọi người nói về văn bát cổ.
Trương Ngạc không đến dự tiệc là sáng suốt đấy! Quả nhiên trong tiệc rượu chuyện được mọi người nói nhiều nhất chính là văn bát cổ, Trương Đại nói:
- Các vị bạn hữu của phòng xã núi Phất Thủy và văn xã Thanh Phổ không quản đường xá xa xôi đến Sơn Âm, tại hạ cùng Giới Tử đệ phải tận tình tiếp đãi. Ngày mai, tại hạ có mời vài bạn hữu trong huyện đến cùng các huynh luận văn, chính tại Giới Viên đó.
Sáng sớm hôm sau, Trương Đại liền phái người hầu đi mời Chu Mặc Nông, Diêu Giản Thúc, huynh đệ Kỳ Dịch Viễn và Kỳ Bưu Giai, ngoài ra còn có một vài học trò ở Sơn Âm tới gặp gỡ, thưởng trà luận văn, cuối cùng không thể thiếu vở kịch “ Mẫu đơn đình hoàn hồn ký “ của nhóm hát Khả Xan. Như vậy ngày hội văn này sẽ được diễn ra liên tiếp hai ngày, ngoại trừ luận bàn văn bát cổ còn có thể thoải mái bàn luận chính sự, phê phán đả kích những hủ bại của thời cuộc. Trương Nguyên đã có tham vọng thành lập đảng xã ảnh hưởng đến triều chính thì nhất định phải có chủ trương văn học và chủ trương chính trị riêng của mình. Chủ trương chính trị hiện giờ không vội biểu hiện còn chủ trương văn học thì phải xác lập. Có chủ trương văn học rõ ràng mới có thể tập hợp được những người cùng sở thích, mới có thể gây ảnh hưởng với người khác được.
Từ thời Gia Tĩnh tới nay, Lý Mộng Dương đi đầu với chủ trương tiền thất tử “ Văn tất Tần Hán, thơ tất Thịnh Đường “ ; Lý Phàn Long, Vương Thế Trinh đi đầu trong chủ trương hậu thất tử, giống như chủ trương phục cổ. Mấy ngày nay Trương Nguyên suy nghĩ rất nhiều, là cấp tiến phục cổ, lấy “ Văn tất lục kinh, thi tất lục triều “ làm chủ trương văn học, hay là cách tân tiền hậu thất tử, đưa ra chủ trương văn học độc đáo của mình?
Ngày thứ hai của Hội văn Nghiên Viên, Trương Nguyên cùng các bạn văn nghị luận về văn chương phục cổ tiền hậu thất tử, các học trò tham dự hội văn, trừ những học trò cá biệt chỉ đọc tứ thư ngũ kinh còn lại các sách khác đều không đọc ra thì đều là những người có học vấn cao cả. Trương Nguyên hùng biện vô cùng lôi cuốn, có sức thuyết phục, chỉ trích phái phục cổ uốn nắn sửa chữa quá nhiều, đánh mất bản gốc.