Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 286-2: Lời hứa hẹn thời thơ ấu (2)



Trương Nguyên cùng đại huynh và tam huynh nhanh chóng đến Đạm Viên. Hoàng hôn đã nặng nề buông xuống, Đạm Viên đã lên đèn. Tiêu Nhuận Sinh và Tông Dực Thiện ra nghênh đón. Tiêu Nhuận Sinh nói:
-Giới Tử, lệnh tôn đang đàm đạo với phụ thúc ta trong quán trà.

Trương Nguyên cùng Tiêu Nhuận Sinh bước đến quán trà, liền nhìn thấy Tiêu lão sư tóc bạc trắng đang uống trà nói chuyện với một người đàn ông xanh xao gầy gò khoảng hơn năm mươi tuổi. Trương Nguyên dừng bước, cảm xúc chợt dâng trào.

Ông lão xanh xao gầy gò đó đã đứng dậy, dáng người bậc trung, trán rộng, cằm nhọn, đầu đội khăn Hoa Dương, người mặc áo dài xanh, hai mắt rất có thần. Trương Nguyên vừa lại gần liền nhìn chằm chằm vào Trương Nguyên rồi kêu lên:
-Tiểu Nguyên!

Đây chính là phụ thân Trương Thụy Dương của hắn. Tuy Trương Nguyên đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, lại cùng đến với Trương Đại và Trương Ngạc, nhưng Trương Thụy Dương không nhận sai con. Trương Nguyên vội bước đến vài bước, quỳ gối trước phụ thân nói:
-Phụ thân, con xin dập đầu trước phụ thân.

Trương Đại và Trương Ngạc cũng vội chào Ngũ bá phụ, tự giới thiệu tên mình tránh để Ngũ bá phụ không nhận ra họ.

Trương Thụy Dương gương mặt tươi cười nói:
-Trương Đại, Trương Ngạc, tốt, tốt, đều đã lớn cả rồi. Ngũ bá phụ sắp nhận không ra các cháu rồi.
Mặt khác đỡ con trai Trương Nguyên đứng dậy, quan sát từ trên xuống dưới trang phục giám sinh của con trai, càng cười tươi hơn. Ông vừa mới nói chuyện với Tiêu lão sư, Tiêu lão sư khen Trương Nguyên có cố gắng, khiến Trương Thụy Dương vô cùng vui mừng. Tiêu thái sử là hải nội văn tôn, đức cao vọng trọng, Trương Nguyên có thể làm đệ tử của Tiêu thái sử và được khen ngợi như thế, niềm vui của Trương Thụy Dương không nghĩ cũng biết được.

Lục Đại Hữu cũng đi theo đến Đạm Viên, khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương nhận ra Lục Đại Hữu liền hỏi tình hình gia đình bốn người của nữ tử Trương Nhược Hi.

Trương Ngạc không muốn ở lại Đạm Viên dùng cơm bèn nói:
-Ngũ bá phụ, cháu và đại huynh đã chuẩn bị tiệc rượu đón gió tẩy trần tại một tửu lầu ở phố Thành Hiền cho Ngũ bá phụ... Tiêu lão tiên sinh xin mời cùng đi.

Tiêu Pháp vốn muốn giữ Trương Thụy Dương lại dùng cơm tối, nhưng nghĩ đến phụ tử người ta người thân đoàn tụ, nhất định sẽ có rất nhiều chuyện muốn nói, bèn nói:
-Ngọc Tuyền tiên sinh, vậy lão phu không giữ tiên sinh nữa, người nhà các người gặp lại nhau cứ trò chuyện thâm tình đi.

Trương Thụy Dương hiệu là Ngọc Tuyền. Trương Thụy Dương trước mặt Tiêu Pháp có chút gò bó, chẳng qua ông chỉ là một tiểu lại hàng bát phẩm, cũng không phải là tú tài, trước mặt Tiêu trạng nguyên vang danh khắp thiên hạ, nào có tư cách cùng ngồi uống trà, chỉ vì ông là cha của Trương Nguyên mà Tiêu Pháp lão sư của Trương Nguyên, nên Tiêu Pháp mới tiếp đãi ông long trọng. Phải biết rằng Ngay cả Trương Nhữ Lâm ở trước mặt Tiêu Pháp cũng phải tự xưng là “Thị giáo sinh”.

Trương Thụy Dương cung kính nói:
-Vậy vãn sinh xin cáo từ trước, hôm sau sẽ mang theo tiểu khuyển đến gặp tiên sinh.

Tiêu Nhuận Sinh thay mặt cha tiễn khách. Trương Nguyên đi theo sau phụ thân ra khỏi quán trà, bỗng nhìn thấy một người già đầu bạc bước đến chào, vui mừng khôn xiết nói:
-Thiếu gia, lão nô là Phù Thành, thiếu gia còn nhận ra lão nô không?

Ba năm trước Trương Thụy Dương quay lại Sơn Âm mừng đại thọ năm mươi tuổi, lần đó Phù Thành vì bị bệnh lây nhiễm nên không về cùng, tính ra cũng đã sáu năm rồi không về lại Sơn Âm.

Trương Nguyên nghĩ ngợi một lát rồi vui mừng nói:
-Là Phù Thành, sao ta lại không nhớ chứ. Hội đèn lồng tết Nguyên Tiêu năm ta sáu tuổi Phù thúc đã chở ta đi xem nhà đèn đẹp nhất thế gian.

Gương mặt Phù Thành lập tức cười tươi như hoa, luôn miệng nói:
-Trí nhớ của thiếu gia rất tốt, thiếu gia rất có tiền đồ đấy ạ, mới có mười bảy tuổi mà đã là tú tài tướng công rồi, lão gia sẽ không cần phải xa nhà ra bên ngoài mưu sự nữa, cuối cùng cũng có thể về nhà hưởng phúc rồi.

Phù Thành từ nhỏ đã là người hầu ở Đông Trương, còn lớn tuổi hơn cả Trương Thụy Dương, theo Trương Thụy Dương đến Khai Phong mới đó đã hai mươi năm, tuổi già nên nhớ nhà, lần này Trương Thụy Dương quyết định từ chức ở Chu Vương phủ quay về Thiệu Hưng, Phù Thành cũng vui mừng khôn xiết.

Lại có hai người đến chào Trương Nguyên, một người là con trai Phù Thành tên Phù Đại Công, tuổi khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám, người kia thì Trương Nguyên chưa từng gặp qua, là một người hầu tuổi khoảng hai mươi, chắp tay nói:
-Tiểu nhân Lai Vượng đến gặp thiếu gia.

Trương Thụy Dương nói:
-Lai Vượng là người miền Bắc, là đầy tớ của ta ở Chu Vương phủ, lần này ta từ quan về Sơn Âm, Lai Vượng nhất định đòi đi theo.

Lai Vượng nói:
-Duyện Sử Trưởng nhân nghĩa, tiểu nhân được chiếu cố nhiều, tự nguyện làm đầy tớ cho Trương gia.

Trương Ngạc cười nói:
-Cái tên gọi Lai Vượng này với Lai Phúc rất giống huynh đệ, thế này cũng tốt, Lai Phúc rồi Lai Vượng, Giới Tử một bước lên mây ai cũng ngăn không được.

Trương Thụy Dương đang định hỏi là ai thì Vũ Lăng chạy đến nói:
-Thiếu gia, kiệu đã chuẩn bị xong.
Rồi khấu đầu với Trương Thụy Dương.

Phù Đại Công nhéo nhéo cánh tay nhỏ của Vũ Lăng, cười nói:
-Tiểu Vũ, ngươi vẫn không lớn hơn so với ba năm trước. Ngươi xem thiếu gia đó, cao thế này rồi.

Trương Thụy Dương ngồi kiệu, Trương Nguyên giúp đỡ kiệu, vừa đi vừa trả lời câu hỏi của phụ thân.

Trương Thụy Dương ba năm không nhìn thấy con trai. Con trai cao hơn ông cả một cái đầu, lần đầu tiên con trai tham gia khoa cử lại đạt thủ khoa cả ba kì thi huyện, thi phủ và thi đạo, thật giống như nằm mơ vậy, Đông Trương bọn họ đã phát rồi. Trương Thụy Dương hỏi thăm tình hình trong nhà, tình hình việc hôn nhân của Trương Nguyên và Trương Nhược Hi. Trương Nguyên trả lời từng câu hỏi một. Trương Thụy Dương cực kì vui mừng, thở dài:
-Vi phụ năm nay tuổi đã năm mươi ba, lao lực hơn nửa đời người, nay cuối cùng cũng có thể an tâm nghỉ ngơi rồi.

Trương Nguyên nghe phụ thân cảm thán xong không khỏi cảm động, phụ thân ra ngoài mưu sinh nhiều năm như thế cũng đã vất vả lắm rồi, phụ mẫu song thân tuy đã thành thân được ba mươi năm nhưng những ngày chính thức sống bên nhau lại rất ít, nghĩ xong nói:
-Mẫu thân cũng vẫn luôn trông mong ngày này, sau này cha mẹ đã có thể cùng nhau hưởng thọ rồi.

Trương Thụy Dương “ừ” một tiếng, để tay mình lên mu bàn tay của con trai đang đỡ kiệu, vỗ vỗ rồi nói lại một lần nữa:
-Vi phụ thật sự rất vui, thực sự rất vui.
Nhìn ánh trăng mới nhô lên phía chân trời phía Đông, giọng điệu chậm dần, từ từ nói:
-Còn nhớ lúc con cha mới sáu tuổi, năm đó vi phụ từ Khai Phong trở về nhà nghỉ được bốn mươi ngày, sau tết Trung Thu lại rời Sơn Âm lên phía Bắc, con cùng với Nhược Hi còn có mẫu thân con đã tiễn vi phụ đến cầu Bát Tự. Con nắm lấy vạt áo cha không cho cha lên thuyền, cha nói đợi con thi đỗ tú tài rồi cha sẽ không cần phải ra ngoài làm quan nữa, con liền nói hôm qua con đã đi thi và con đã thi đỗ tú tài bảo cha đợi ở nhà hưởng phúc... Lúc đó ngay cả hôm qua và ngày mai con còn không phân biệt rõ, ha ha.

Mắt Trương Nguyên đã ươn ướt. Mẫu thân vào cái đêm hắn đỗ đạo thí cũng đã kể với hắn những câu chuyện vui thời thơ ấu, đây dường như là những lời hứa hẹn mà mỗi đứa con được cha mẹ yêu thương chiều chuộng đều có. Lời hứa lớn lên rồi sẽ đối xử với phụ mẫu nhưng thế nào, Trương Nguyên của hai đời đều từng nói lời hứa như vậy với cha mẹ mình. Kiếp này phụ mẫu song toàn, sao có thể không quý trọng!

Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ, học nghiệp của Giới Tử đã được Vương Quý Trọng tiên sinh ở Hội Kê, Hoàng Dung Ngụ tiên sinh ở Hàng Châu, còn có cả Tiêu thái sử chỉ điểm, đều là những nhà nho nổi tiếng, kỳ thi hương ở Hàng Châu vào năm sau, Ngũ bá phụ cứ đợi tin tốt lành là được rồi.

Trương Thụy Dương trong lòng rất vui, miệng thì nói:
-Không được kiêu ngạo, cố gắng học hành mới được.
Rồi hỏi Trương Nguyên vài câu về Tứ Thư. Trương Nguyên tuân thủ đúng quy tắc mà trả lời.

Trương Ngạc ở bên cạnh cười trộm, thầm nghĩ:
-Ngũ bá phụ còn không biết con trai ông bây giờ đã là nhân vật ở đẳng cấp nào, còn nghĩ là Giới Tử chưa vỡ lòng, lấy mấy câu Tứ Thư nông cạn thế kiểm tra Giới Tử, chẳng phải khiến Tiêu thái sử và Cố Tế Tửu cười sao.
Nhỏ giọng hỏi Phù Thành:
-Phù thúc, Ngũ bá phụ ở bên ngoài lâu năm mà vẫn không nạp thiếp đấy chứ?

Phù Thành cười nói:
-Đây không phải chuyện mà lão nô dám nhiều chuyện.

Trương Ngạc nghe thấy liền nghĩ:
-Có kịch hay rồi.
Nói:
-Phù thúc, nói cho tôi biết đi, tôi sẽ gửi cho ông một bộ áo lông dê.

Phù Thành lắc đầu nói:
-Gia lão gia rất ngay thẳng cẩn thận với người khác còn đối với bà nhà thì vô cùng ân ái.

Trương Ngạc ngắt lời:
-Dù có ân ái thế nào, mà không ở cùng nhau, Ngũ bá phụ tạm trú bên ngoài không có nữ nhân chăm sóc thì sao mà được chứ.

Phù Thành đáp:
-Ban đầu chẳng phải là có một người sao, chính là nha đầu Anh Cô người hầu của bà nhà, năm gia lão gia bốn mươi tuổi ở Khai Phong thì bà đã bảo gia lão gia mang theo Anh Cô để chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày, năm đó Anh Cô đã hai mươi ba tuổi. Anh Cô bạc mệnh, không thể đợi đến ngày về quê năm năm trước đã chết nơi đất khách.

Trương Ngạc “ồ” một tiếng, nói:
-Vậy Giới Tử phong lưu hơn Ngũ bá phụ nhiều.

Phù Thành cười cười, không hỏi gì thêm, con trai ông Phù Đại Công không nhịn được tò mò hỏi:
-Tam thiếu gia, Giới Tử thiếu gia phong lưu thế nào ạ?

Trương Ngạc nói:
- Niên thiếu xuân sam bạc, mãn lâu hồng tụ chiêu.

Trong lúc đang nói chuyện thì đã đến phố Thành Hiền. Ánh trăng ngày mười bốn tháng tám đã nhô lên khỏi trường Quốc Tử Giám, ánh đèn trên phố hòa với ánh trăng.

ơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.