Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 297: Không ai hiểu con mình hơn cha



Thỏ Đình khoác một chiếc áo bông giày, khá dài, nhẹ nhàng chạy ra từ trong viện, đã hơn nửa năm tiểu nha đầu này không được thấy Trương Nguyên, nên giờ cảm thấy hơi xa lạ cùng ngượng ngùng, tiểu nha đầu vén áo lên thi lễ nói:
- Thiếu gia mạnh khỏe.
Rồi lại chào hỏi:
- Tiểu Vũ ca...

Thỏ Đình năm nay mười hai tuổi, thân hình có nảy nở một chút, nhưng dáng vẻ thì vẫn như trước, vẫn là cặp mắt lúc nào cũng mở to tròn, làm cho tiểu nha đầu này luôn mang bộ dạng tò mò, lanh lợi, cảnh giác, hệt như một chú thỏ con vậy, chỉ có kiểu tóc là thay đổi, bây giờ tóc thả dài, bên trên búi hình hai trái đào, không như lúc trước lúc nào cũng búi thẳng đứng, dựng lên như hai cái tai thỏ, không còn hai cái tai thỏ, giờ đây trông tiểu nha đầu này thật khác.

Trương Nguyên cười nói:
- Thỏ Đình ngoan, hai cái bím tóc tai thỏ của ngươi đâu rồi?

Thỏ Đình đưa tay lên sờ soạng một chút, hai con ngươi quay tròn, nói:
- Y Đình tỷ tỷ không giúp nô tỳ chải đầu, nô tỳ tự búi tóc cho mình nhưng không búi dựng thẳng lên được, nên đành phải để kiểu này.
Nói xong Thỏ Đình nhìn Tông Dực Thiện cạnh Trương Nguyên.

Trương Nguyên nói:
- Hiện giờ trong nhà có nhiều người, nên Y Đình khá bận, Thỏ Đình cũng phải học cách tự chải đầu thôi.
Thỏ Đình gật đầu lại nói:
- Thiếu gia, thái thái đang chờ thiếu gia đấy.

Trương Nguyên đi theo Thỏ Đình vào nội viện để gặp mẫu thân, Vũ Lăng đương nhiên là đi theo thiếu gia, còn Lai Phúc cũng đuổi theo nói:
- Thiếu gia, Lai Phúc bây giờ đã là người của Trương gia, xin cho tiểu nhân được vào bái kiến thái thái không thì thái thái sẽ không biết tiểu nhân là ai mất.

Trương Nguyên "Ừ" một tiếng, dẫn Vũ Lăng, Lai Phúc đi vào nội viện, cạnh mảnh sân hình chữ nhật có đặt hai bồn hoa mai màu vàng được tỉa uốn khúc, những bông mai vàng được tuyết trắng phủ lên, tỏa hương ngào ngạt, Trương Nguyên thấy mẫu thân Lã Thị ngồi ở Nam lầu cạnh Tiểu trà đại sảnh, đang nói chuyện với Mục Chân Chân và Y Đình đang đứng hầu ở hai bên.

Thỏ Đình nhanh nhẹn chạy qua sân phía Tây đến trước sảnh của Tiểu trà nói lớn:
- Thái thái, thiếu gia đã trở về.

Trương Nguyên kéo vạt áo, nhanh chân bước qua sân đi vào đại sảnh quỳ trước Trương mẫu Lã Thị, ngửa đầu nói:
- Mẫu thân, nhi tử đã trở về,
Trương Nguyên quan sát mẫu thân mình, tuy tóc mai đa chuyển bạc nhưng thần thái rất tốt.

Trương mẫu Lã Thị đứng dậy đưa tay sờ mặt của Trương Nguyên, rồi thủ thỉ:
- Mùa này trời đông giá rét, con đi đường chắc vất vả lắm - Y Đình đưa lò sưởi cho Thiếu gia.
Khi bà nói, mắt bà không hề rời Trương Nguyên, ánh mắt tràn ngập yêu thương nhìn con, thấy con đã cao lớn và khỏe mạnh hơn nhiều, người làm mẹ như bà cũng thấy an tâm phần nào.

Lúc đó Y Đình bước ra đứng trước Trương Nguyên chào, đưa một cái lờ sưởi đặt vào tay Trương Nguyên, cười hì hì nói:
- Thái thái bây giờ thì có thể thưởng cho Chân Chân rồi, Chân Chân đã hầu hạ thiếu gia tốt như thế.

Mục Châu Châu mặt đỏ bừng, xấu hổ đến nỗi không ngẩng đầu lên nổi.

Trương mẫu Lã Thị cười ha hả nói:
- Đương nhiên phải thưởng rồi, trước mắt ta sẽ thưởng cho Chân Chân trang sức cùng quần áo mặc cho cả năm, còn những thứ khác để sau khi Trương Nguyên cùng tiểu thư Đạm Nhiên thành hôn xong thì nói sau, ta nhất định sẽ không bạc đãi Chân Chân đâu.
Trương mẫu Lã Thị nói như thế không khác gì để làm rõ mối quan hệ giữa Trương Nguyên và Mục Chân Chân.

Vũ Lăng tiến vào dập đầu với Trương mẫu Lã Thị, chưa kịp nói câu nào thì nghe thấy tiếng dập đầu rất lớn từ bên ngoài, Lai Phúc dập đầu rất mạnh, vừa dập đầu vừa nói:
- Tiểu nhân Lai Phúc khấu kiến thái thái.

Trương mẫu Lã Thị hỏi Trương Nguyên:
- Tên Lai Phúc này có quan hệ gì với Lai Vương không?

Lai Vương là người đầy tớ mà Trương Thụy Dương mang từ phủ Chu Vương về nhà, khi ở Nam Kinh gặp Lai Phúc, rồi hai người trở thành huynh đệ, Trương Nguyên giới thiệu lai lịch Lai Phúc cho mẫu thân nghe, Trương mẫu Lã Thị cười nói:
- Thật là trùng hợp.
Rồi sai Y Đình thưởng cho Lai Phúc sáu lượng bạc, cả Vũ Lăng cũng có phần.

Trương Nguyên lấy bức thư Nhược Hi tỷ tỷ viết cho Trương mẫu Lã Thị, Trương mẫu Lã Thị đeo kính lên để đọc thư, vui vẻ nói:
- Nhược Hi và Lục Thao tháng ba năm sau muốn tới Sơn Âm à, vậy thì vừa khéo, phụ thân ngươi mấy ngày trước có viết thư cho Nhược Hi nói về chuyện hôn sự của con, muốn Nhược Hi tháng ba năm sau phải đến kịp, hiện tại như thế này là rất tốt.

Trương mẫu Lã Thị cùng Trương Nguyên nói chuyện mãi, chẳng ai muốn rời đi, Trương mẫu Lã Thị thì cái gì cũng hỏi, nói chuyện hơn nửa canh giờ, Trương mẫu Lã Thị thấy trời đã tối, liền giật mình nói:
- Tiểu Nguyên, con có bằng hữu đang chờ trước sảnh phải không? Ta già nên hồ đồ rồi, còn hỏi lắm điều như vậy, con nhanh đi tiếp bằng hữu của mình đi.

Trương Nguyên ra đến tiền sảnh, thấy Trương Thụy Dương đang nói chuyện cùng Hoàng Tôn Tố, Tông Dực Thiện thì ngồi xuống một bên, bây giờ đã là giờ ngọ, hai người cũng đã nói chuyện khá lâu rồi, Trương Thụy Dương rất tán thưởng tài học vấn của Hoàng Tôn Tố, ông nói với Trương Nguyên:
- Trương Nguyên vị này là Hoàng tú tài học rộng tài cao, con có một người bằng hữu như vậy, làm ta rất vui mừng, con phải thỉnh giáo Hoàng tú tài nhiều hơn. Còn Dực Thiện cũng vậy học vấn của vị này rất đáng để con thỉnh giáo, vì thế con tuyệt đối không được kiêu ngạo.

Trương Nguyên khom người nói:
- Vâng.

Hoàng Tôn Tố, Tông Dực Thiện vội đứng dậy đồng thanh đáp:
- Không dám.
Người ta nói, không ai hiểu con bằng cha mình, nhưng quả thật, Trương Thụy Dương rõ ràng không hiểu gì về trình độ học vấn của Trương Nguyên rồi. Nhưng Hoàng Tôn Tố thì hiểu rất rõ, y phải công nhận Trương Nguyên còn hiểu biết hơn cả y, điều này ngay cả Cao Phan Long, Trâu Nguyên Tiêu cũng phải công nhận.

Lúc này Trương Đại đến mời hai cha con Trương Thụy Dương, Trương Nguyên còn cả Hoàng Tôn Tố, đi Bắc viện ở Tây Trương dự tiệc, theo lời mời của tổ phụ Trương Nhữ Lâm.

Tông Dực Thiện cảm thấy hơi lúng túng. Trương Nguyên, Hoàng Tôn Tố đều phải đến Tây Trương, nên y chỉ còn nước cáo từ, sao khi y cùng song thân theo Trương Thụy Dương về đến Sơn Âm, Trương Thụy Dương dựa theo lời nói của Trương Nguyên tìm cho ba người nhà họ một ngôi nhà nhỏ ở cạnh Học phố, lấy lễ để đối đãi với ba người nhà họ Tông, không đối đãi theo kiểu người hầu. Nhưng trong lòng Tông Dực Thiện lúc nào cũng rối rắm, tâm thì cao ngất mà thân phận thì lại thấp hèn, yếu đuối lại nhạy cảm.

Trương Nguyên nói:
- Đại huynh, tộc thúc tổ không biết Dực Thiện đã ở đây sao?

Trương Đại lập tưc tỉnh ngộ, vội hỏi:
-Tông huuynh mời huynh cùng đi với mọi người, tổ phụ nhà ta rất yêu thích tài học vấn của huynh.

Tông Dực Thiện vẫn cứ chối từ, Trương Đại không nói không rằng kéo tay y đi ra ngoài.

Đoàn người đi qua Thạch Củng Kiều trên sông Đầu Lao, hoàng hôn buông xuống, nhìn thấy hai bờ sông bị đóng băng và chỉ duy nhất một dải nhỏ ở giữa sông vẫn còn nước chảy, Trương Thụy Dương thở dài:
- Thời tiết thật sự là quá lạnh. Trước đây, ta chưa từng thấy sông Đầu Lao bị đóng băng một mảng lớn như thế này, cứ cái đà này, thêm vài ngày rét nữa, nhất định cả con sông sẽ bị đóng băng hết, ngay cả sông Giang Bắc cũng không thể tránh khỏi.

Trương Nguyên đoán chừng nhiệt độ xung quanh bây giờ khoảng âm sáu, âm bảy độ, chỉ sợ ban đêm sẽ xuống đến âm mười độ, nhiệt độ như vậy những cây ăn quả ôn đới này nếu không được giữ ấm sẽ đông cứng mà chết. Nghe phụ thân nhắc đến Giang Bắc, liền hỏi phụ thân về tình hình ở Giang Bắc-Hà Nam. Trương Thụy Dương nói rằng mấy năm gần đây ở Hà Nam và Sơn Đông thường xuyên xảy ra thiên tai, năm trước ở Sơn Đông xảy ra một nạn đói lớn, thậm chí đã có rất nhiều người chết đói, ở Thanh Châu, những người dân đói tụ họp lại rồi đi cướp bóc tuy nhiên chúng nhanh chóng bị tiêu diệt.

Trương Nguyên thầm nghĩ:" Những thiên tai này sẽ ngày càng nghiêm trọng, ông trời muốn Đại Minh diệt vong ư ,mười năm nữa nạn châu chấu sẽ xảy ra ở Thiểm Tây, đồng thời Hậu Kim tăng cường xâm lược Liêu Đông. Theo lý thuyết vị trí của bộ tộc Nữ Chân ở Kiến Châu là một nơi giá rét, dòng sông băng cùng khí hậu nơi đây ảnh hưởng tới họ rất nhiều, nhưng sao người Nữ Chân không bị thiên tai làm gục ngã? Phải rồi, người Nữ Chân lấy việc xâm lăng để chống chọi với thiên tai, gặp thiên tai thì sẽ đến cướp ở biên giới Đại Minh, dân Liêu Đông bị cướp bị giết, cả hai kinh mười tám tỉnh của Đại Minh cũng bị người Liêu cướp bóc làm cho dân chúng hết sức lầm than.

Sự việc này, Trương Nguyên cũng chỉ có thể ngẫm lại, có sầu lo một chút, nhưng dù có lo lắng cũng chẳng làm gì được , sự tình còn phải đi từng bước một, nhiêm vụ thiết yếu trước nhất là kì thi Hương tháng tám năm sau, còn có cuộc hẹn tụ tập ở Hàn Xã Sơn Âm.

Mọi người bước trên băng tuyết đi vào Bắc Viện của Tây Trương. Trương Nhữ Lâm nhìn thấy Trương Nguyên, vô cùng vui vẻ, sau khi tan tiệc gọi một mình Trương Nguyên vào thư phòng hỏi về việc đảo Đổng và việc Tống Ti Nghiệp cố tình hãm hại. Trương Nguyên kể lại ngắn gọn mọi chuyện. Trương Nhữ Lâm nhẹ nhàng nói:
-Ngươi thật đúng là có người làm quan to trợ giúp, nâng đỡ ha. Chuyện ngươi bày kế cho Hình thái giám chắc Cố Tế Tửu cũng không biết chứ gì?
Rồi ông nghiêm mặt trách cứ Trương Nguyên vài câu, đại loại trách Trương Nguyên mới chỉ là một tú tài, không nên khoa trương như vậy, mà phải một lòng chuyên tâm đọc sách, chú ý đến khoa cử. Nhưng thực ra ở trong lòng, Trương Nhữ Lâm-một người đã qua tuổi sáu mươi cũng âm thầm lấy làm kì lạ với cách hành xử có chút đanh đá chua ngoa của đứa cháu này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.