Lời Triệu Quốc Đống có hàm nghĩa phong phú, trong lúc nhất thời Tiêu Phượng Minh không thể hiểu hết được. Nhưng y biết Triệu Quốc Đống vẫn chú ý sự phát triển của Ninh Lăng. Mặc dù ngoài mặt thì Triệu Quốc Đống đã không còn bao quan hệ với Ninh Lăng nhưng hắn vẫn còn đầy tình cảm với Ninh Lăng.
Tiêu Phượng Minh và Chung Dược Quân hợp sức tiếp tục thúc đẩy Ninh Lăng phát triển theo phương hướng mà Triệu Quốc Đống đặt ra. Bây giờ Triệu Quốc Đống mặc dù đã rời đi nhưng hai người Chung Dược Quân vẫn kiên định làm theo phương châm hắn xác định. Hơn nữa sự phát triển của Ninh Lăng vẫn theo đúng như những gì Triệu Quốc Đống dự đoán. Điểm này làm Tiêu Phượng Minh khâm phục tầm nhìn xa của Triệu Quốc Đống.
- Chủ nhiệm Triệu, nói thật tôi cũng không hy vọng bí thư Dược Quân rời đi. Ninh Lăng còn cần phát triển ổn định hai ba năm nữa, còn chênh lệch không nhỏ so với mục tiêu đuổi kịp An Đô như ngài nghĩ. Năm nay Ninh Lăng đặt mục tiêu 220 tỷ, nửa đầu năm đạt hơn 198 tỷ, nửa cuối năm sẽ cao hơn chút có lẽ không vấn đề gì.
Tiêu Phượng Minh đầy tự tin nói. - Bí thư Dược Quân nếu thật sự đi, tôi cũng rất lo lắng đổi sang bí thư khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của Ninh Lăng không?
- Phượng Minh, nói thật quan điểm của hai chúng ta hơi hạn hẹp, chẳng lẽ nói đổi Bí thư thị ủy là Ninh Lăng sẽ loạn? Vậy có khác gì không tin vào cách dùng người của tỉnh ủy An Nguyên? Nếu là như vậy thì chỉ có thể nói rõ chế độ dùng người có vấn đề. Triệu Quốc Đống cười cười tự giễu. - Tôi đã nói chuyện với Dược Quân không nên so đo được mất nhất thời, phải nhìn thoáng hơn, cơ hội còn rất nhiều. Chỉ cần anh làm tốt ở Ninh Lăng thì lãnh đạo sẽ thấy.
- Chủ nhiệm, tôi hiểu, cục diện Ninh Lăng không dễ được như bây giờ, tôi và bí thư Dược Quân sẽ nắm chắc. Tiêu Phượng Minh gật đầu đi về phía phòng ăn. - Chủ nhiệm Triệu, mời đi bên này.
Cuộc khảo sát buổi chiều diễn ra khá thuận lợi, trong cuộc tọa đàm Triệu Quốc Đống cũng nói ra vài quan điểm của mình. Mấy vị cục trưởng đi cùng hắn cũng khẳng định sự phát triển của Ninh Lăng.
Đây không hoàn toàn là nịnh lãnh đạo mà so sánh với An Đô hôm qua, như vậy Ninh Lăng mặc dù là thị xã nhưng lại làm người ta phải suy nghĩ.
Trương Vĩnh Bồi trọng điểm phân tích tác dụng của trung tâm nghiên cứu khoa học liên hợp, cho rằng trung tâm này có tác dụng đảm bảo cho vị trí độc tôn của Ninh Lăng trong ngành năng lượng mặt trời và tài liệu mới. Y cũng tỏ vẻ Ủy ban kế hoạch phát triển quốc gia sẽ cân nhắc coi đây là điểm mẫu cho ngành năng lượng mặt trời thậm chí ngành năng lượng mới toàn quốc, đưa ra các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính. Điều này làm Thị ủy, ủy ban và Khu khai phát Ninh Lăng rất vui mừng.
Cổ Thọ Xương đánh giá cao việc Ninh Lăng thu hút đầu tư một cách có lựa chọn. Cách làm của Ninh Lăng đảm bảo cho các ngành sản nghiệp trụ cột của Ninh Lăng phát triển nhanh hơn nữa, nó khác hẳn với nhiều nơi mù quáng thu hút, đáng để tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Trương Hoành Vĩ đánh giá rất ngắn gọn nhưng nói ra vài đề nghị đáng giá. Nhất là ngành lưu thông và cung cấp vật tư thì làm như thế nào kết hợp với sự phát triển của địa phương thúc đẩy ngành vật tư lên, thúc đẩy ngành kho chứa, xúc tiến tăng thu nhập cho nông dân. Đề nghị này làm Tề Hoa cùng Triệu Quốc Đống có suy nghĩ mới.
Cuộc tọa đàm kết thúc Triệu Quốc Đống chào tạm biệt các thành viên bộ máy Ninh Lăng rồi lên đường về An Đô.
Sau đó Triệu Quốc Đống tới khảo sát Miên Châu, Miên Châu cũng có vài điểm đáng xem.
Bối Thiết Lâm đảm nhiệm Bí thư thị ủy Miên Châu cũng gặp phải cục diện đau đầu. Mấy ngành truyền thống của Miên Châu như cơ giới động lực, máy móc cơ giới, đồng hồ, đồ điện gia dụng đều phát triển chậm, kinh tế thành phố chủ yếu dựa vào mấy ngành công nghiệp chính duy trì, bây giờ sản xuất công nghiệp chậm phát triển, tốc độ tăng trưởng của Miên Châu liên tục trượt xuống. Đây là nguyên nhân chính khiến Bí thư thị ủy trước bị điều chỉnh. Mà Bối Thiết Lâm cũng không phải thần tiên, cũng bất đắc dĩ với cục diện này.
Nhưng Miên Châu lại có ưu thế đặc biệt so với các nơi khác. Ở đây có viện nghiên cứu thiết bị cơ điện Trung Quốc, Viện nghiên cứu công nghiệp hạt nhân trung nam, bắt đầu từ năm trước ủy ban Khoa học công nghệ - Bộ quốc phòng có ý muốn biến khu vực Tỳ Bà Khê của Miên Châu thành Hành lang khoa học kỹ thuật nội địa, đưa ra kế hoạch hành lang khoa học kỹ thuật đã được Ủy ban kế hoạch phát triển quốc gia và Quốc vụ viện chính thức đồng ý, chủ yếu nghiên cứu khoa học hạt nhân, cơ giới chuyên dụng…
Dự tính trong mười năm tới quốc gia sẽ lục tục đầu tư 2,5 tỷ vào xây dựng hành lang Khoa học kỹ thuật Tỳ Bà Khê, biến nơi đây thành trụ sở nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của khu vực đất liền.
Triệu Quốc Đống khảo sát Miên Châu cũng trọng điểm khảo sát tình hình xây dựng hành lang Khoa học kỹ thuật Tỳ Bà Khê. Không thể không nói Bối Thiết Lâm này quá may mắn, quy hoạch và xây dựng hành lang khoa học kỹ thuật trực tiếp có tác dụng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Miên Châu. Quy hoạch đô thị của Miên Châu cũng vì thế mà có điều chỉnh lớn, kể cả kết cấu sản nghiệp cũng phải tiến hành điều chỉnh.
So sánh với bộ mặt mới của Ninh Lăng và Miên Châu, An Đô đúng là hơi lão hóa.
Đây là ấn tượng mà Triệu Quốc Đống có sau khi về An Nguyên khảo sát. Phải nói Quan Kinh Sơn và Đàm Lập Phong cộng tác khá tốt, hai người đều không cam lòng đứng dưới người khác. Từ việc bọn họ chủ động tới gặp mình hôm đó, Triệu Quốc Đống có thể thấy bọn họ đều muốn làm việc.
Sự lão hóa của An Đô không phải một hai ngày là giải trừ được. Theo Triệu Quốc Đống thấy từ Miêu Chấn Trung tới Tôn Liên Bình, hai vị Bí thư thị ủy này mang lại thương tổn rất lớn cho An Đô. Trung ương bố trí nhân sự không thỏa đáng ở An Đô nên mới tạo ra hậu quả như vậy.
Phát triển kinh tế là đi ngược dòng nước, An Đô xuống dốc cũng đại biểu nơi khác ở An Nguyên có cơ hội. Ví dụ như trước đây là Ninh Lăng cùng Hoài Khánh, bây giờ Đường Giang cùng Thông Thành, Vinh Sơn. Mấy nơi này phát triển nhanh càng làm cho sự chậm phát triển của An Đô trở nên chói mắt. Bây giờ An Đô đang trong giai đoạn chuyển hình khó khăn, Quan Kinh Sơn trước đó đã làm rất nhiều công việc, tốn nhiều tâm trí tìm con đường phát triển cho An Đô.
Lúc Ninh Pháp còn ở An Đô là thời kỳ An Đô phát triển với tốc độ khá cao, nhưng vào tay Miêu Chấn Trung thì lại phát triển chậm lại. Mặc dù đây cũng là theo quy luật phát triển kinh tế, có nhanh có chậm, có thịnh tất có suy. Nhưng lúc một chút ở An Đô do mâu thuẫn lớn với thị trưởng Diêu Văn Trí, chối bỏ nhiều ý tưởng, quan điểm của Diêu Văn Trí làm cho An Đô rơi vào thời kỳ mê man.
Mà Tôn Liên Bình lên thay chẳng những giống Miêu Chấn Trung mà quan niệm càng bảo thủ hơn, trực tiếp đẩy Diêu Văn Trí đi. Tới khi Quan Kinh Sơn làm thị trưởng thì Tôn Liên Bình mới biết điều chuyển biến nhưng cục diện vẫn chưa thay đổi từ căn bản.
Mặc dù bây giờ Quan Kinh Sơn cùng Đàm Lập Phong đang cùng cố gắng cộng tác nhưng lãnh đạo chủ yếu ở các quận, huyện, ban ngành vẫn có dấu ấn quá sâu của Miêu Chấn Trung cùng Tôn Liên Bình lưu lại, nếu muốn tiêu trừ ảnh hưởng của hai người này, làm quan niệm tư tưởng của cán bộ An Đô hoàn toàn thay đổi thì còn cần làm nhiều công việc.
Mà trong đó còn có một điểm rất quan trọng đó chính là làm sao để tư tưởng quan niệm của Thành phố An Đô được tỉnh ủy ủng hộ, nếu như không có tỉnh ủy ủng hộ, như vậy Thành phố An Đô muốn lột xác cũng sẽ rất khó khăn.
Triệu Quốc Đống chỉ có thể nói An Đô gặp nhiều trở ngại trong phát triển. Ngày xưa Thành phố An Đô đứng thứ hai chỉ thấp hơn Quảng Châu trong 15 thành phố cấp phó tỉnh toàn Trung Quốc, hơn mười năm sau thực lực kinh tế thụt xuống thứ năm. Hơn nữa nếu An Đô cứ chậm phát triển như thế này thì sẽ bị mấy thành phố lớn khác như Ninh Ba, Nam Kinh, Thành Đô, Vũ Hán đuổi kịp. Ví dụ như năm nay Ninh Ba cùng Nam Kinh nhất định sẽ vượt qua An Đô.
Nếu như sau khi Ninh Pháp làm Bí thư thị ủy An Đô, các vị bí thư sau đó có lối suy nghĩ thoáng hơn, cởi mở hơn thì có lẽ Thành phố An Đô vẫn nằm trong top 3 của các thành phố cấp phó tỉnh. Nhưng lịch sử không bao giờ có chữ nếu như, cho nên An Đô gặp phải khó khăn lớn như vậy.