Luật Giang Hồ

Chương 6



Scott nghe điện thoại reo vang khi anh ở chân cầu thang. Tâm trí anh còn đang rà xét lại bài giảng buổi sáng, nhưng anh vẫn nhảy lên từng ba nấc thang một, đẩy mở cánh cửa căn hộ của anh và chộp lấy máy điện thoại, hất tấm ảnh của mẹ anh xuống sàn nhà.

- Scott Bradley, - anh vừa nói vừa nhặt bức ảnh lên và đặt trở lại lên tủ búp phê.

- Tôi cần anh ở Washington ngày mai chín giờ đúng tại văn phòng của tôi.

Scott luôn luôn để ý đến cách Dexter Hutchins không bao giờ tự giới thiệu, và luôn luôn xem công việc anh làm cho CIA quan trọng hơn sự cống hiến của anh đối với Yale.

Phải mất gần trọn buổi chiều Scott mới thu xếp lại tiến độ giảng dạy của anh với hai người bạn đồng nghiệp thông cảm. Anh không thể lấy cớ không được khỏe, bởi vì tất cả mọi người trong khuôn viên trường đại học đều biết rằng anh đã không bỏ một ngày làm việc nào do đau yếu suốt chín năm vừa qua. Vì thế anh lại đành phải vin vào chuyện rắc rối với phụ nữ là lý do luôn luôn được các giáo sư lớn tuổi hơn thông cảm cho, nhưng không thể cho họ hỏi han quá nhiều.

Dexter Hutchins không bao giờ cho biết bất kỳ chi tiết nào qua điện thoại về những gì Scott cần, nhưng khi tất cả nhật báo buổi sáng đăng những hình ảnh của Yitzhak Rabin đến Washington để gặp gỡ lần đầu tiên với Tổng thống Clinton, anh đã đoán ra mọi việc.

Scott lấy hồ sơ chèn giữa thuế và án xử sai và lấy ra tất cả những gì anh có về vị Thủ tướng mới của Do thái.

Chính sách của anh ta đối với Mỹ dường như không khác nhiều so với người tiền nhiệm. Ông ta có học vấn cao hơn Shamir, hoà hoãn và nhẹ nhàng hơn khi tiếp cận, nhưng Scott tin chắc rằng nếu xảy ra một cuộc đâm chém trong một quán rượu ở khu thương mại, Rubin là người sẽ thoát ra ngoài một cách kín đáo.

Anh ngả lưng vào ghế và bắt đầu nghĩ về một cô gái tóc vàng có tên là Susan Anderson đã hiện diện trong buổi họp vừa qua mà anh đã được yêu cầu tham dự với vị bộ trưởng ngoại giao mới. Nếu cô ta cũng có mặt lần này, thì chuyến đi đến Washington chắn sẽ hết sức lý thú.

° ° °

Một người đàn ông trầm lặng ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở phía cuối quán rượu đang uống cạn những giọt bia cuối cùng trong cốc của ông ta. Cái cốc đã gần như cạn sạch Guinness từ lâu, nhưng người đàn ông Ái Nhĩ Lan luôn luôn hy vọng rằng cử động đó sẽ gợi lên một sự thông cảm nào đó nơi anh tiếp viên, và rất có thể anh ta tử tế rót thêm một chút vào trong cái cốc đã cạn. Nhưng anh chàng tiếp viên đặc biệt này thì không trông mong gì.

- Đồ độc ác, - ông ta nói trong hơi thở.

Bọn trẻ vẫn luôn luôn không có trái tim.

Anh tiếp viên không biết tên thực của người khách hàng. Về vấn đề đó, ít có người biết ngoại trừ FBI và sở cảnh sát San Francisco hồ sơ ở Sở cảnh sát San Francisco cho biết tuổi William San O'Reilly là năm mươi hai. Một người bàng quan ngẫu nhiên, chắc chắn sẽ đoán y gần sáu mươi lăm không phải chỉ do bộ quần áo của y đã quá sờn, mà còn do những nếp nhăn trên trán, phía dưới mắt và chiếc bụng phệ của y. O'Reilly cho đó là vì ba phần tiền cấp dưỡng cho các bà vợ đã ly hôn, bốn bản án tù và lang bạt quá nhiều nơi trong thời trai trẻ với tư cách một võ sĩ quyền anh nghiệp dư.

Vấn đề đã bắt đầu ở trường học khi O'Reilly hoàn toàn tình cờ khám phá ra rằng y có thể bắt chước chữ ký của các bạn cùng lớp khi họ ký tên vào giấy rút tiền túi từ ngân hàng của trường. Vào thời gian y học xong năm thứ nhất ở trường đại học Trimty, Dublin, y có thể giả mạo chữ ký của ông hiệu trưởng và người thủ quỹ giỏi đến nỗi thậm chí họ tưởng rằng họ đã thưởng cho y một học bổng.

Trong lúc ở trại St. Patrick dành riêng cho phạm nhân, Bill 1 được Giam, một tên chuyên làm đồ giả, giới thiệu với tờ giấy bạc. Khi người ta mở cổng thả y ra, gã thiếu niên tập sự đã không còn gì đáng học ở người thầy nữa. Bill phát hiện ra rằng mẹ y không muốn cho y trở về trong sự bao bọc của gia đình, thế là y giả mạo chữ ký của Lãnh sự Mỹ tại Dublin và đi qua thế giới mới tốt đẹp hơn.

Tới tuổi ba mươi, y đã khắc được bản kẽm đô la đầu tiên. Công việc xuất sắc đến nỗi trong phiên toà diễn ra sau khi y bị phát giác, FBI phải nhìn nhận rằng bản kẽm đó là cả một kiệt tác và sẽ không bao giờ bị khám phá nếu không nhờ một người chỉ điểm. O'Reilly bị kết án sáu năm và ban hình sự của tờ San Francisco Chronicle đặc biệt danh cho y là "Dollar Bill".

Khi Dollar Bill được phóng thích khỏi nhà lao, y đi khắp mọi nơi từ tuổi thiếu niên, tới thanh niên, rồi ngũ tuần và các bản án của y cứ tăng dần theo tỷ lệ tuổi. Trong khoảng giữa các thời gian ở tù lấy vợ ba lần và ly dị ba lần. Một điều khác nữa mà mẹ y không đời nào chấp thuận.

Bà vợ thứ ba của y đã cố hết sức để giữ y sống một cách lương thiện và Bill đáp lại bằng cách chỉ làm một số giấy tờ giả mạo những lúc y không thể tìm được bất kỳ công việc nào khác - hộ chiếu, bằng lái xe, hoặc chứng từ bảo hiểm xã hội - không có gì đáng gọi là phạm pháp thực sự y quả quyết với quan toà. Nhưng quan toà không đồng ý và lại đưa y trở lại nhà tù năm năm nữa.

Khi Dollar Bill được phóng thích lần này, không một ai thèm tiếp xúc với y, vì vậy y đành phải làm công việc xăm hình ở các khu hội chợ và lúc cùng đường vẽ tranh trên hè phố khi trời không mưa, cũng chỉ đủ cho y uống bia Guinness.

Bill nâng cái cốc đã cạn lên và chăm chú nhìn anh tiếp viên một lần nữa, nhưng anh ta vẫn nhìn trả lại với một vẻ dửng dưng. Y không để ý tới người thanh niên ăn mặc lịch sự ngồi trên chiếc ghế đẩu bên cạnh y.

- Tôi có thể mời ông một ly chứ, ông O'Rielly? - một giọng nói hoàn toàn xa lạ chợt vang lên!

Bill nhìn quanh với vẻ nghi ngại.

- Tôi nghi hưu rồi, - y tuyên bố, sợ rừng đây lại là một trong số thám tử mặc thường phục của sở cảnh sát San Francisco đã không đạt chỉ tiêu câu lưu 2 trong tháng.

- Thế thì ông không thèm uống một ly với một cựu tù nhân hay sao? - gã thanh niên nói với giọng nhẹ của khu Bronx.

Bill do dự, nhưng cơn khát thắng thế.

- Một pint(30 Guinnes, - y nói với vẻ hy vọng.

Gã thanh niên giơ tay lên và lần này anh tiếp viên đáp ứng ngay tức khắc.

- Thế thì anh muốn gì? - Bill hỏi, sau khi y đã nốc một hơi và anh tiếp viên đã ra ngoài tầm nghe.

- Kỹ năng của ông.

- Nhưng tôi đã nghỉ hưu. Tôi đã nói với anh rồi.

- Và tôi đã nghe anh lần đầu. Nhưng điều tôi cần không có gì phạm pháp.

- Thế thì anh hy vọng tôi sẽ làm gì cho anh? Một bản sao của bức hoạ Mona Lisa 4 , hay là bản Maglla Casta 5 .

- Gần giống như thế, - gã thanh niên nói.

- Mua cho tôi một cốc khác, - Bill vừa nói vừa nhìn cái cốc đã cạn trên mặt quảy phía trước y, - Và tôi sẽ lắng nghe đề nghị của anh. Nhưng tôi báo anh trước tôi vẫn còn nghỉ hưu.

Sau khi anh tiếp viên đã rót đầy của Bill một lần thứ hai, gã thanh niên tự giới thiệu là Angelo Santini và bắt đầu giải thích với Dollar Bill một cách chính xác ý định của anh ta. Angelo vui mừng vì lúc bốn giờ chiều không còn một ai khác chung quanh nghe được câu chuyện của họ.

- Nhưng hiện có hàng nghìn bản đang lưu hành, - Dollar Bill vẫn nói - Anh có thể tìm thấy chúng ở khắp nơi này. Anh có thể mua một bản sao chụp thật tốt ở bất cứ cửa hàng du lịch đứng đắn nào.

- Có lẽ, nhưng không sao hoàn hảo được, - gã thanh niên khăng khăng.

Dollar Bill đặt cốc bia xuống và suy nghĩ về cách trình bày.

- Ai cần cái đó?

Một khách hàng thích sưa tập các bản thảo hiếm, - Angelo nói - Và người đó trả một giá rất hời.

"Không phải là một kiểu dối trá tồi, khi sự dối trá trót lọt", Bill nghĩ. Y muốn một hớp Guinness nữa.

- Nhưng tôi phải mất nhiều tuần, - y nói gần như trong hơi thở. - Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cần phải đến Washington.

- Chúng tôi đã tìm được một chỗ thích hợp cho ông ở Georgetown và tôi chắc chắn chúng tôi có thể sắp xếp mọi vật liệu mà ông cần.

Dollar Bill xem xét lời khẳng định này, trước khi uống thêm một hớp và tuyên bố:

- Bỏ đi, có vẻ như đây là một vụ khó xơi. Như tôi đã giải thích, tôi sẽ phải mất nhiều tuần lễ và tồi tệ hơn nữa, tôi phải ngừng uống.

Y đặt cái cốc đã cạn trở xuống quầy và nói tiếp:

- Anh phải hiểu, tôi là một người luôn đòi hỏi sự tuyệt đối. Chính vì vậy mà tôi đã đi suốt bề rộng của đất nước để tìm ông, - Angelo trầm tĩnh nói.

Dollar Bill do dự và nhìn gã thanh niên một cách thận trọng hơn.

- Tôi muốn 25.000 đô la ứng trước và 25.000 lúc hoàn tất với tất cả chi phí do phía anh trả, - người Ái Nhĩ Lan nói.

Gã thanh niên không thể tin mình may mắn đến thế.

Cavalli đã cho phép anh ta chi 100.000 đô la nên anh ta có thể đảm bảo xong việc. Nhưng rồi anh ta sực nhớ rằng cấp trên anh ta không bao giờ tin bất cứ ai không mặc cả.

- 10.000 đô la khi chúng ta đến Washington và thêm 20.000 lúc hoàn tất.

Dollar Bill táy máy với cái cốc đã cạn.

- 30.000 đô la lúc hoàn tất nếu anh không thể nói ra sự khác biệt giữa cái của tôi và bản gốc.

- Nhưng chúng tôi cần nói ra sự khác biệt, - Angelo nói - ông sẽ được số tiền 30.000 nếu không một ai khác có thể.

° ° °

Buổi sáng hôm sau một chiếc xe hơi sang trọng màu đen có cửa kính mờ dừng lại bên ngoài bệnh viện của trường Đại học bang Ohio. Người tài xế đậu trong chỗ dành riêng cho T. Hamilton McKenzie vì anh ta đã được chỉ thị như thế.

Mệnh lệnh duy nhất khác là đón một bệnh nhân lúc mười giờ và đưa người đó tới Trường Đại học Cincinnati và bệnh viện Homes. Lúc 10 giờ 10, hai nhân viên tạp dịch mặc áo choàng trắng dẩy một người đàn ông cao lớn lực lưỡng trên một cái ghế lăn qua cửa xoay và trông thấy chiếc xe hơi đậu ở chỗ của vị chủ nghiệm khoa, tiến hướng về phía đó. Người tài xế nhảy ra và nhanh nhẹn mở cửa sau. Tội nghiệp quá, anh ta nghĩ, đầu bệnh nhân bao bọc kín trong băng chỉ để hé hai môi và lỗ mũi. Anh ta tự hỏi phải chăng ngày này bị phỏng.

Người đàn ông vạm vỡ trèo một cách khó khăn từ ghế lăn lên băng sau, ngồi lún sâu trong mặt nệm lộng lẫy và duỗi chân ra.

Người tài xế nói:

- Tôi sẽ gài đai ghế cho ông.

Và anh ta chỉ nhận được một cái gật đầu trả lời cộc lốc.

Anh ta trở về ghế của mình ở phía trước và hạ kính cửa sổ xuống để chào từ giã hai nhân viên phục vụ và một người đàn ông lớn tuổi hơn với vẻ khác lạ đứng phía sau họ. Người tài xế chưa bao giờ trông thấy một khuôn mặt kiệt quệ như thế.

Chiếc xe hơi sang trọng chạy đi với một tốc độ vừa phải. Người tài xế đã được căn dặn trong bất kỳ tình huống nào cũng không được vượt khỏi tốc độ giới hạn.

T. Hamilton McKenzie cảm thấy nhẹ nhỏm trong lúc ông quan sát chiếc xe rời khỏi bệnh viện. Ông hy vọng cơn ác mộng rốt cuộc đang tới hồi kết thúc. Cuộc giải phẫu đã làm ông mất bảy tiếng đồng hồ, và đêm hôm trước là thời gian đầu tiên ông ngủ say nhất trong tuần vừa qua. Mệnh lệnh cuối cùng ông nhận được là trở về nhà và chờ Sally được thả ra.

Khi lời yêu cầu đã được chuyển tới ông qua người đàn bà bỏ lại năm đô la trên bàn ở quán Olentangy, ông đã nghĩ là không thể làm việc đó. Không phải như ông nói, về mặt đạo lý mà bởi vì ông không bao giờ có thể đạt tới một sự giống nhau thực sự. Ông đã muốn giải thích với cô ta về việc ghép tự động, biểu bì bên ngoài, mô liên kết bên trong và nó khác nhau như thế nào… Nhưng khi ông trông thấy gã đàn ông vô danh trong văn phòng riêng của ông, ông hiểu ngay tại sao bọn chúng đã chọn ông. Ông gần như vừa đúng chiều cao, có lẽ thấy hơn một chút hai ba phân là cùng và chắc là ông nhẹ hơn hai đến năm ký. Nhưng chỉ cần một đôi giày gót cao và vài chiếc áo lót là sẽ giải quyết xong cả hai vấn đề.

Xương sọ và nét mặt đều xuất sắc và giống bản gốc một cách kỳ lạ. Thực ra cuối cùng chỉ cần độn chất dẻo vào mũi và ghép cho dày thêm. Kết quả là tốt, rất tốt. Nhà phẫu thuật cho là mái tóc đỏ của người đàn ông không thích hợp bởi vì người ta có thể cạo sạch đầu và dùng một bộ tóc giả. Với một hàm răng mới và hoá trang giỏi, chỉ người thân cận trong gia đình mới có thể nói ra sự khác biệt.

McKenzie đã có tới mấy đội làm việc với ông suốt bảy tiếng đồng hồ trong phòng mổ. Ông đã nói với họ ông cần những người trợ lực mỗi khi ông bắt đầu mệt. Không một ai từng đặt câu hỏi với T. Hamilton McKenzie trong bệnh viện và chỉ có ông trông thấy kết quả cuối cùng. Ông đã giữ đúng phần mình trong bản hợp đồng.

Cô ta đậu chiếc Ford Taurus - loại xe hơi thông dụng nhất của Mỹ - cách nhà một trăm mét, sau khi đã quẹo lui cho mũi xe hướng về phía cô ta sẽ đi.

Cô ta thay giày trong xe. Lần duy nhất cô ta suýt bị bắt là khi gót giày của cô ta lấm bùn và FBI đã lần theo dấu chân tới cách nơi cô ta ghé thăm vài ngày trước có mấy mét.

Cô ta hất túi xách qua vai và bước xuống đường. Cô ta bắt đầu bước chầm chậm về phía ngôi nhà.

Bọn họ đã chọn nơi này rất tốt. Ngôi nhà theo kiểu nông dân cách toà cao ốc gần nhất mấy cây số, và đó chỉ là một ngôi nhà xấu xí bỏ hoang. Ở cuối một con đường mòn mà ngay cả những cặp tình nhân liều lĩnh cũng ngại không dám mò đến.

Không có dấu hiệu của bất cứ ai trong nhà, nhưng cô ta biết là có người đang chờ đợi, đang quan sát từng cử động của cô ta. Cô ta mở cửa không cần gõ và ngay lập tức trông thấy một người ở phòng ngoài.

- Trên đầu, - gã vừa nói vừa chỉ.

Cô ta không trả lời trong lúc bước qua gã và bắt đầu lên cầu thang. Cô ta đi thẳng vào phòng ngủ và trông thấy người thiếu nữ đang ngồi đọc sách trên đầu giường. Sally ngoảnh lại và mỉm cười với người đàn bà có thân hình mảnh mai mặc chiếc áo đầm hiệu Laura Ashley màu xanh lục, hy vọng rằng cô ta sẽ mang về một cuốn sách nữa.

Người đàn bà đặt một bàn tay vào trong túi xách và mỉm cười một cách dè dặt, trước khi lấy ra một cuốn sách và đưa cho cô gái.

- Cám ơn chị, - Sally nói, cầm lấy cuốn sách, xem qua bìa rồi lật qua trang tóm lược nội dung.

Trong lúc Sally bắt đầu bị cuốn hút vào câu chuyện đầy hứa hẹn, người đàn bà gỡ sợi dây bọc kim loại gắn ở hai bên cái túi mua hàng của cô ta.

Sally mở cuốn sách ở chương đầu, đã quyết định phải đọc thật chậm từng trang một. Xét cho cùng cô không thể biết chắc khi nào mới có thêm món quà nữa. Cử động nhanh đến nỗi thậm chí cô ta không kịp cảm thấy sợi dây choàng quanh cổ của mình. Đầu Sally giật mạnh ra sau và trong chớp nhoáng đến xương sống của cô đã bị bẻ gãy. Cằm cô gục xuống ngực.

Máu bắt đầu rỉ ra khỏi miệng cô, xuống cằm và trên bìa cuốn "A Time to Loe and a Time to…" 6

° ° °

Người tài xế của chiếc xe hơi sang trọng ngạc nhiên khi bị một cảnh sát giao thông ra hiệu ngừng lại trong lúc anh ta sắp sửa ra khỏi đoạn đường dốc để đi vào xa lộ. Anh ta tin chắc mình đã không hề vượt quá giới hạn tốc độ. Rồi anh ta để ý thấy chiếc xe cửa thương trong kính chiếu hậu, và tự hỏi phải chăng họ chỉ muốn qua mặt. Anh ta nhìn trở lại phía trước và trông thấy viên cảnh sát chạy mô tô đang quả quyết vẫy tay về phía làn đường đậu xe.

Anh ta vâng lệnh ngay tức khắc và cho xe ngừng hẳn lại, bối rối không biết chuyện gì sắp xảy ra. Chiếc xe cứu thương cũng ngừng lại phía sau anh ta. Viên cảnh sát xuống khỏi chiếc mô tô, bước tới cửa tài xế và vỗ nhẹ lên khung cửa kính. Người tài xế bấm một cái nút trên tay dựa và khung kính êm ái chạy xuống.

- Có vấn đề gì thế ông sĩ quan?

- Phải, chúng tôi được một nhiệm vụ khẩn cấp, - viên cảnh sát nói mà vẫn không giở kính che mắt lên - Bệnh nhân của ông cần phải trở lại bệnh viện Đại học bang Ohio ngay tức khắc. Đã có những biến chứng không ngờ trước. Ông phải chuyển bệnh nhân sang xe cứu thương và tôi sẽ hộ tống ông trở về thành phố.

Người tài xế mở tròn mắt, gật đầu lia lịa và hỏi:

- Tôi cũng phải trở lại bệnh viện hay sao?

- Không, ông cứ tiếp tục đến Cincinnati và báo cáo cho văn phòng của ông.

Người tài xế quay đầu lại và trông thấy hai nhân viên y tế mặc áo choàng trắng đang đứng bên cạnh chiếc xe.

Viên cảnh sát gật đầu và một trong hai người mở cánh cửa sau, trong lúc người kia mở đai ghế để dỡ bệnh nhân ra khỏi xe.

Người tài xế liếc mắt lên kính chiếu hậu và quan sát hai nhân viên y tế đưa người đàn ông lực lưỡng về phía xe cứu thương. Tiếng còi của chiếc mô tô lôi kéo sự chú ý của anh ta trở lại với viên cảnh sát lúc này đang chỉ dẫn cho chiếc xe cứu thương lên đoạn đường dốc để có thể qua cầu phía trên xa lộ và bắt đầu cuộc hành trình trở về thành phố.

Sự chuyển biến chỉ diễn ra chưa đầy năm phút, bỏ lại người tài xế trong chiếc xe sang trọng với cảm giác khá bàng hoàng. Sau đó anh ta mới làm việc. Đáng lẽ anh ta phải làm ngay lúc vừa trông thấy viên cảnh sát, đó là gọi cảnh sát cho văn phòng điều hành ở Cincinnati.

- Chúng tôi đang định gọi anh đây, - cô gái ở tổng dài điện thoại nói - Người ta không cần xe của mình nữa, vì vậy anh có thể về thẳng công ty.

- Tốt thôi, - người tài xế nói, - Tôi chỉ hy vọng khách trả đủ tiền.

- Họ đã trả trước bằng tiền mặt ngày thứ năm vừa qua, - cô gái trả lời.

Người tài xế đặt máy điện thoại lên giá và bắt đầu cuộc hành trình đến Cincinnati. Nhưng có một điều gì đó vẫn còn lấn cấn trong tâm trí của anh ta. Tại sao viên cảnh sát đứng quá gần cửa xe khiến anh ta không sao ra ngoài, và tại sao hắn ta không chịu giở kính che mắt ở mũ an toàn lên? Anh ta cố xua đuổi những ý nghĩ như thế. "Chừng nào công ty vẫn còn trả lương thì điều đó đâu thành vấn đề".

Anh ta lái xe trên xa lộ và không trông thấy chiếc xe cứu thương không thèm biết tới cột mốc chỉ đường về phía trung tâm thành phố và vẫn chạy theo dòng lưu thông hướng về phía ngược lại. Gã đàn ông ngồi sau tay lái cũng đang liên lạc với trụ sở chính.

- Mọi việc theo đúng kế hoạch, thưa xếp, - đó là tất cả những gì đã đáp lại câu hỏi thứ nhất.

- Tốt, - Cavalli trả lời.

- Còn tên tài xế?

- Đang trên đường trở về Cincinnati, không biết gì hơn.

- Tốt, - Cavalli lại nói, - Còn bệnh nhân?

- Theo tôi biết thì khỏe, - gã tài xế vừa nói vừa liếc vào kính chiếu hậu.

- Còn hộ tống cảnh sát?

- Mario đã quẹo vào một con đường phụ để thay bộ đồng phục Federal Express. Anh ta sẽ bắt kịp chúng tôi trong vòng một giờ.

- Giao lộ tới còn cách bao xa?

Gã tài xế xem đồng hồ cây số.

- Còn khoảng một trăm rưỡi cây số nữa, ngay sau khi băng qua ranh giới của bang.

- Rồi sao nữa?

- Bốn lần thay đổi nữa gần nơi đó và Big Apple. Tài xế mới và xe khác cho mỗi lần. Bệnh nhân sẽ tới chỗ rộng khoảng nửa đêm ngày mai, mặc dù ông ta có lẽ phải ghé vào phòng vệ sinh một vài lần trên đường đi.

- Không cần phòng vệ sinh, - Cavalli nói - Anh chỉ cần đưa hắn ra khỏi xa lộ và che kín hắn vào phía sau một gốc cây.

--- ------ ------ ------ -------

1 Bill: tên gọi tắt của William.

2 Câu lưu: giam giữ.

3 pin: đơn vị dung tích của Mỹ bằng 0,478 lít.

4 Mona Lia: bức hoạ nổi tiếng của Leonardo da Vinci, hoạ sĩ điêu khắc gia, kiến trúc sư, kỹ sư người Ý (1452-1599) còn được gọi là La Gioconda vẽ chân dung một người đàn bà với một người bí ẩn.

5 Magna Casts: bản Đại Hiến chương mà vua nước Anh là John đã bị các Nam tước ép phải chấp thuận vào ngày 15- 06-1215.

6 Tức là cuốn "A Time to love and a Time to Die" (Một thời để yêu và một thời để chết) của nhà văn Mỹ ra đời ở Đức Erich Maria Remarque (1898 -1970).

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.