Lý Trí Và Tình Cảm

Chương 4



Marianne nói:

- Quả là tiếc khi Edward không có khiếu thẩm mỹ về hội họa.

Elinor đáp:

- Không có khiếu thẩm mỹ! Do đâu mà em nghĩ như thế? Đúng thật là anh không vẽ tranh, nhưng anh rất thích xem tranh của những người khác, và chị có thể nói chắc với em rằng khiếu thẩm mỹ của anh ấy không hề kém, tuy anh không có cơ hội trau dồi.Nếu anh ấy muốn học tập, chị nghĩ anh cũng vẽ tranh được. Anh không tin vào khả năng đánh giá của chính mình, đến nỗi không bao giờ anh muốn đưa ý kiến về bức họa nào, nhưng anh bẩm sinh có khuôn phép và tính giản đơn trong khiếu thẩm mỹ.

Marianne e ngại xúc phạm cô chị và không nói gì thêm về việc này, nhưng theo thái đọ mà Elinor tán thành anh khi diễn tả, cung cách anh thưởng ngoạn tranh của những người khác vẫn chưa đến mức thích thú nồng nhiệt mà theo cô tự nó có thể gọi là khiếu thẩm mỹ. Tuy thế, dù trong thâm tâm cô mỉm cười về sự ngộ nhận này,cô vẫn tôn trọng chị mình khi mù quáng thân thiết với Edward.

Elinor nói tiếp:

- Marianne, chị mong em không cho rằng anh ấy yếu kém về khiếu thẩm mỹ nói chung. Thật ra, chị nghĩ em không cho là thế, vì cử chỉ của em hoàn toàn thân thiện với anh ấy; và nếu đấy là ý kiến của em, chị tin chắc rằng em không bao giờ có thể lịch sự với anh.

Marianne không biết nói gì. Cô không thể làm tổn thương tâm tư của chị cô vì bất cứ lý do nào, tuy thế cô không thể nói ra điều mà cô không tin. Cuối cùng cô đáp:

- Chị Elinor, chị không nên cảm thấy bị xúc phạm nếu cách em ca ngợi anh ấy không bằng với nhận thức của chị về các phẩm chất của anh. Em chưa có nhiều cơ hội như chị để đánh giá các thiên khiếu tinh tế của anh; các sở thích của anh; nhưng em có ý nghĩ tốt đẹp nhất trên thế gian về tư cách và nhận thức của anh. Em nghĩ, theo mọi mặt, anh là người đáng quý và dễ mến.

Elinor mỉm cười:

- Chị tin chắc rằng những người bạn thân thiết nhất của anh ấy không thể phật ý vì lời khen ngợi như thế. Chị không thể nghĩ ra làm thế nào em có thể nhận xét nồng hậu hơn.

Marianne vui khi thấy chị mình dễ hài lòng như thế.

Elinor tiếp:

- Chị nghĩ nếu đã gặp gỡ anh ấy thường xuyên để trò chuyện thoải mái cùng anh, thì không còn ai nghi ngờ nhận thức và phẩm chất của anh. Chỉ vì nhút nhát nên tính cảm thông và các phép tắc xuất sắc của anh bị che đậy và thường làm anh ít nói. Em đã hiểu anh ấy khá rõ, nên cần công minh với chân giá trị của anh, như em nói, vì hoàn cảnh đặc biệt em không hiểu rõ bằng chị. Anh ấy và chị đã có nhiều dịp gần nhau, trong khi em bị đắm chìm trong nguyên tắc thương cảm nhất của mẹ. Chị đã tiếp xúc với anh ấy nhiều lần, đã tìm hiểu tâm tư của anh, đã nghe ý kiến của anh trong những đề tài văn học và khiếu thẩm mỹ.

" Nói chung, chị tin rằng anh có đầu óc khá hiểu biết, anh rất thích sách vở, có óc tưởng tượng phong phú, nhận thức công bằng và đúng đắn, khiếu thểm mỹ chi ly và khẩn thiết. Thoạt nhìn, cử chỉ của anh không gấy ấn tượng. Ngoại hình của anh khó có thể nói là đẹp trai, nhưng nếu nhận ra đôi mắt biểu lộ tinh anh một cách khác thường và tư thái dịu dàng của anh thì mới thấy khác hẳn. Bây giờ, chị đã biết rõ anh ấy, đến nỗi chị nghĩ anh ấy thật sự đẹp trai; hoặc ít nhất , gần như thế. Em nghĩ thế nào, hở Marianne?"

- Chị Elinor ạ, chẳng bao lâu em sẽ nhận ra anh ấy đẹp trai nếu bây giờ em chưa thấy. Khi nào chị bảo em nên mến anh như là người anh rể, lúc ấy em sẽ không còn thấy khuyết điểm trên dung mạo anh như hiện giờ em thấy khuyết điểm ở tâm hồn anh.

Elinor ngạc nhiên khi nghe em gái nói, thấy hối hận vì cô đã quá nồng nàn khi nói về anh. Cô cho rằng Edward có vị trí rất cao trong tâm tưởng của cô. Cô tin rằng anh và cô đều nghĩ về nhau, nhưng cô cần dấu hiệu chắc chắn hơn thế để thuyết phục Marianne về mối quan hệ của hai người. Cô biết tính tình Marianne và bà mẹ: hiện hai người còn suy đoán nhưng chẳng bao lâu sẽ tin ngay- họ là thế, ước ao là để hy vọng, và hy vọng là để đợi chờ. Cô cố gắng giải thích thực chất của sự việc cho em gái hiểu. Cô nói:

- Chị không muốn cố phủ nhận rằng chị nghĩ rất tốt về anh ấy...rằng chị tôn quý anh ấy,chị mến anh ấy.

Đến đây, Marianne nóng nảy thốt nên:

- Tôn quý anh ấy! Mến anh ấy! Chị Elinor quả thật lạnh lùng! Quả xấu hổ không muốn biểu lộ ngược lại. Nếu chị còn nói như thế, em sẽ rời khỏi nơi này ngay lập tức.

Elinor không thể nhịn cười:

- Xin lỗi em, và hãy tin rằng chị không có ý xúc phạm khi nói với em về tâm tư của chị còn mạnh mẽ hơn là những gì chị nói, tóm lại là hãy tin anh xứng đáng được như thế.Riêng tính hồ nghi-niềm hy vọng nơi ý tình của anh ấy- đối với chị có thể xem như đúng lý, để không vấp phải khinh suất hoặc ngu xuẩn.

" Nhưng em không nên tin vào những gì đi xa hơn thế. Chị không hề chắc chắn về tình cảm của anh ấy dành cho chị.Có những điều lúc này xem chừng đáng ngờ. Khi chưa rõ tâm tư của anh, em không nên băn khoăn về ý chị muốn tránh buông thẻ tình cảm mình, em không nên tin tưởng xa hơn thực tại. Trong tâm tưởng, chị không cảm thấy gì nhiều-mà đấy không phải do nghi ngờ ý tình của anh.

" Nhưng có những điểm khác cần phải xét qua ngoài chuyện tình cảm. Anh ấy không có khả năng tự lập. Chúng ta không biết mẹ anh ấy nghĩ gì;nhưng theo cách Fanny thỉnh thoảng nhận xét thái độ và ý kiến của bà, ta không nên cho rằng bà là người dễ mến. Chị sẽ lầm to nếu tự bản thân Edward không nhận ra rằng sẽ bị nhiều trở ngại khi muốn cưới một cô gái không có sự sản mà cũng không cùng giai cấp.

Marianne ngạc nhiên tột độ khi nhận ra bà mẹ và chính cô đã vọng tưởng quá xa. Cô em nói:

- Chị không hẹn ước với anh ấy! Tuy thế, việc này sẽ sớm xảy ra. Nhưng sẽ có hai điều lợi do sự chậm trễ này. Em sẽ không phải xa chị sớm quá, còn Edward sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao trình độ thưởng thức của anh cho hợp với ý mong mỏi của chị, rất cần thiết cho hạnh phúc của chị sau này. Ôi, thật là đẹp lòng biết bao nếu anh được thiên tài của chị khuyến khích mà cố học vẽ!

Elinor đã cho em gái biết ý kiến chân thật của mình.Cô không thể buông thả tình cảm với Edward theo mức độ nồng nàn như Marianne đã tin cô phải như thế. Đôi lúc, cô không thấy anh tỏ lộ ý tình rõ rệt, khiến cô nghĩ nếu đấy không phải là hững hờ, thì có vẻ gần như là thiếu hứa hẹn. Dù cho anh có ý phân vân về tâm tình của cô, đáng lẽ anh không nên thêm lặng lẽ vì điều này. Ý nghĩ ấy khó thể làm anh thối chín như cô thường nhận ra. Đúng hơn, có lẽ là do anh không được tự lập, nên anh không thể sống theo tình cảm của mình. Cô biết rằng vào thời gian này, mẹ anh không tạo cho anh cuộc sống thoải mái nơi gia cư của anh và cũng không có hứa hẹn gì để giúp anh tạo dựng một mái ấm gia đình cho riêng anh, vì bà vẫn muốn áp đặt ý của bà muốn nâng cao địa vị của anh.

Theo cách hiểu như thế, Elinor không thể thấy thoải mái. Cô không thể chị dựa vào ý tình của anh dành cho cô, mà bà mẹ và cô em tin tưởng chắc chắn. Không được, nếu anh và cô càng gần gũi nhau hơn thì cô lại càng phân vân về tâm tư của anh. Đôi lúc, trong một vài giây phút buồn nản, cô tin rằng không có gì hơn là tình bạn.

Nhưng, cho dù thật sự có giới hạn nào, cô em của anh vẫn cảm thấy hết mức chịu đựng khi đã nhận ra sự việc, khiến cô bực bội, và cùng lúc (lại càng thường xuyên hơn) khiến cô trở nên bất nhã. Ngay khi cố dịp, cô đã đối diện với bà mẹ chồng của mình, cô nói hùng hồn về các cao vọng của anh, về chủ định của bà Ferras rằng cả hai người con trai của bà phải kết hôn với người sang cả, về mối nguy hiểm đang chực chờ từ mỗi cô gái muốn quyến rũ anh. Cô còn kết án bà Daswood không thể giả vờ không hay biết, hoặc ra vẻ trầm tĩnh. Bà mẹ chồng đã cho cô câu trả lời tỏ rõ thái độ khinh miệt của bà, rồi bước ngay ra khỏi phòng, quyết tâm rằng không nên để Elinor yêu dấu của bà có thêm một tuần lễ nào nữa để chịu đựng mây lời lẽ bóng gió này, dù cho phải khó khăn hoặc tốn kém thế nào để ra đi.

Trong trạng thái tinh thần như thế, bà Daswood nhận được một lá thư qua đường bưu diện, đưa ra một đề nghị đặc biệt hợp thời. Lá thư của một người thân thích của bà có chức phận và tài sản khá ở Devonshire, mời bà dời đến ngụ ở một ngôi nhà nhỏ, điều kiện cho thuê dễ dãi. Chính ông này viết lá thư trong tinh thần thật lòng thân thiện. Ông được biết bà đang cần nơi cư ngụ mới; và mặc dù ngôi nhà chỉ là nơi nghỉ mát, ông hứa sẽ làm mọi việc bà cần, nếu bà muốn. Ông cho biết chi tiết ngôi nhà Barton Cottage và khu vườn trong cùng địa phận giáo xứ của ông, khẩn khoản mời bà cùng các cô con gái đi đén Barton Park, là nơi ông cư ngụ, để tự họ xem xét liệu chỉnh trang ngôi nhà như thế nào cho họ được đủ tiện nghi.

Ý ông có vẻ tha thiết muốn tiếp nhận họ và cả lá thư bày tỏ thân thiện khiến bà chị họ của ông phải lấy làm hài lòng, đặc biệt đúng vào thời điểm bà đang khổ sở vì thái độ lạnh nhạt và vô cảm của các mối quan hệ quanh bà.Bà không muốn mất thì giờ để suy nghĩ hoặc dọ hỏi. Ngay sau khi đọc lá thư, ý bà đã quyết. Nếu chỉ vài giờ trước, địa điểm của ngôi nhà Barton ở chốn thôn dã cách xa Devonshire khiến bà không màng đến, thì giờ đây bà chấp nhận. Bà không còn tiếc nuối phải rời Devonshire, mà ngược lại bà mong muốn đi xa. Đây là điều may mắn so với tình cảnh khó chịu phải làm khách của cô con dâu. Bà lập tức hồi am cảm ơn lòng tốt của Ngài John Middleton, nhận lời mời của ông; rồi vội vàng cho các cô con gái xem cả hai lá thư, vì bà muốn họ cũng tán thành quyết định của bà trước khi bà gửi thư phúc đáp.

Elinor đã luôn nghĩ rằng cần cẩn trọng mà ổn định ở một khoảng cách với Norland, hơn là sống giữa các mối quan hệ hiện giờ. Vì thế, theo chiều hướng này, cô không có lý do để phản đối ý định của bà mẹ muốn dời đến Devonshire. Hơn nữa, theo lời Ngài John, ngôi nhà nhỏ gọn và tiền thuê thấp, nên cô lại càng không có quyền phản đối dựa theo hai tiêu chí này. Do vậy, cô không ngăn trở bà mẹ trả lời chấp nhận, dù theo chiều hướng khác, đấy không phải là kế hoạch mà cô mơ mộng, dù việc rời xa hẳn khỏi vùng lân cận của Norland là ngoài ước muốn của cô.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.