Ma Thổi Đèn

Quyển 7 - Chương 27: Đấu cung



Gà Gô trước đó tời đất Kiềm đào mộ Dạ Lang Vương, không ngờ lại toi công một chuyến nên đang nóng ruột, thấy mộ cổ Bình Sơn cảnh sắc tráng lệ, tựa nơi tiên cảnh trong lòng núi, không biết bên trong cất giấu những bí mật gì của triều đại trước, thì ngứa chân ngứa tay, chỉ trực phô tài, lập tức muốn đơn thương độc mã tiến vào địa cung phía trước thăm dò thực hư.

Đám trộm Xả Lĩnh với Lão Tây và Hoa Linh thấy anh ta săp sửa động thủ cũng vội vàng chuẩn bị khí cụ, theo đi đổ đấu. Nhưng chân vừa nhúc nhích đã thấy lâu đài, điện các trước mặt thấp thoáng làn khí đen,, giữa các mái hiên bao cột tựa như có những dòng hắc thủy cuồn cuộn chảy. Mọi người tức thời sững sờ, không biết trong điện có điều gì cổ quái, có người tinh mắt nhìn rõ kinh hoàng thốt lên, không hay rồi, trong điện có rất nhiều rết.

Gà Gô biết mang theo gà Nộ Tinh bên người có thể khắc chế độc vật trong mộ, nhưng cũng chỉ đảm bảo được trong phạm vi mấy trăm bước, nếu mười mấy người cùng vào một lúc, một mình anh ta khó lòng bảo vệ hết tất cả. Lúc này trời đã về đêm, chính là lức loài rết trong núi nhả độc, chẳng may sót lại vài con trong khe núi,tính mạng cả đám ắt gặp nguy hiểm. Cung điện trong núi Bình Sơn quả thật quá lớn, muốn vơ vét báu vật, chỉ còn cách chờ Lão Trần đưa người tới diệt tận gốc lũ trùng độc trong mộ.

Chuyến này vào Bình Sơn trộm mộ không giống những lần đổ đấu trước của Gà Gô, thứ nhất là vì Ban Sơn Xả Linh đã kết liên minhnếu không đợi thủ lĩnh Thường Thắng sơn tới đã động thủ trước, chỉ e bị coi là bội ước, không có nghĩa khí; thứ hai là hiện giờ đi theo anh ta còn có mười mấy anh em, không phải như trước một mình hành sự, cho nên không chỉ vì ý nghĩ nhất thời của mình mà mạo hiểm tính mạng bọn họ.

Nghĩ vậy, Gà Gô cố dằn lòng, thăm dò tỉ mỉ địa hình kết cấu kiến trúc trong lòng núi, rồi cùng Hồng cô nương dẫn mọi người rút ra ngoài, chỉ để mấy người ở lại nới rộng đường hầm, mở đường cho đại đội phía sau.

Địa hình Bình Sơn cheo leo hiểm trở, hai tên trộm được cử lên núi liên lạc với Lão Trần, không thể từ sáng tới chiều mà vừa đi vừa về được. Gà Gô bèn tìm một nơi khô ráo bằng phẳng trong lòng khe núi, ngả lưng đánh một giấc, tĩnh dưỡng xong mới ba hoa khoác lác với đám trộm, ai cũng hào hứng kể ra những phi vụ đổ đấu đắc ý của mình trước đây.

Gà Gô nhớ lại năm xưa đào lăng cung Tư Thiên Đại Đường ở Thiểm Tây, có quen hai đứa bé chăn cừu, vừa hay khi ấy Lão Trần đang làm ăn ở hai tỉnh Sơn Thiểm, anh ta bèn đem hai anh em nọ gửi gắm cho lão, giờ mới nhớ ra lên hỏi thăm họ hiện giờ ra sao.

Nhắc đến hai người này, đám Xả Lĩnh đều tỏ vẻ coi thường. Lão Dương Bì và Dương Nhị Đản tính tình hèn nhát, bụng dạ lại hẹp hòi, tuy được thủ lĩnh cho gia nhập Thường Thắng sơn, nhưng chỉ có thể làm chân lăng xăng sai vặt, lần trước đi đổ đấu hai tên sợ vãi ra quần, chuyến này nghe nói đi đào mộ Thi vương Tương Tây thì nhũn cả chân ra, nên mọi người cũng chẳng buồn cho theo, thật không biết làm sao ngày ấy thủ lĩnh lại thu nạp bọn chúng.

Gà Gô nghe xong cũng thấy buồn cười, hai thằng nhóc chăn cừu đó xuất thân là dân lương thiện, việc xấu không làm việc phạm pháp càng không hay, giữa chừng lên núi làm cướp, đổ đấu, tạo phản, giết người, phóng hỏa, quả thật là làm khó cho bọn họ, càng nghĩ càng thấy không ổn, sau này thế nào cũng phải nói cho Lão Trần một tiếng, để bọn họ rút chân hương rửa tay gác kiếm, phát cho ít tiền vốn làm ăn lương thiện.

Cứ thế đợi mãi đợi mãi, cuối cũng Lão Trần cũng dẫn người tới sườn núi phía bắc, kể chuyện công binh nổ mìn phá đá mất tan một ngày vẫn chẳng thu được kết quả gì,thế mà dưới chân núi đã đào thông được huyệt đạo, có thể dặn người tiến vào đổ đấu rồi, đoạn nhất rẽ vào đường hầm xem cung điên trong lòng núi thế nào

Bọn Lão Trần và La Lão Oai lần đầu thấy cảnh cung vàng điện ngọc nguy nga nhường ấy cứ trầm trồ xuýt xoa mãi, sướng đến phát cuồng. Trên đời này chỉ có bậc đế vương tự xưng là chân long thiên tử mới có thể ngự trong cung điện, thứ nữa là thánh thần tam giáo Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đa phần đều xây dựng trong động thiên phúc địa của thần tiên Phật đạo. Tuy Bình Sơn đất đai chật hẹp, nhưng đơn cung đặt trong lòng núi đem so với những cung điên Phật giáo nổi tiếng trên đất Đại Xuyên chỉ hơn chứ không kém, không hổ là “hồng trần đảo ảnh, thái hư ảo ảnh”. Châu báu trong cung ắt lấy thỏa thích không hết.

La Lão Oai dùng mũi sung đẩy vành mũ, vui sướng đến khô cả họng, hớn hở nói: “Trần huynh còn đợi gì nữa? cho anh em xông lên thôi!”

Lão Trần lần trước suýt chút nữa bị lũ âm binh hộ lăng chôn sống trong ủng thành,giờ đã khôn ra, thấy địa cung to lớn kinh người, đoán chắc không phải bẫy mộ giả, nhưng vẫn không dám manh động thấy lợi trước mắt mà mạo hiểm tính mạng, chẳng may bên trong có cạm bẫy rồng lửa mai phục thì khác nào tự dẫn xác vào tấm lưới giăng sẵn của chủ mộ lần nữa?

Lão lập tức cắt đặt, để một trăm lính công binh mang theo bầy gà trống đi trước mở tung các cửa điện, nếu không có gì bất trắc sẽ cho đại độvào vét của; lại phái riêng hai trăm lính công binh đi bắc cầu tre qua ao bùn tích dưới chân núi, đồng thời khoét rộng huyệt đạo, chuẩn bị vận chuyển của báu ra ngoài.

La Lão Oai chột mất một mắt,thương tích còn chưa khỏi hẳn lên được Lão Trần cho dẫn trọng binh, mang theo súng ống cố thủ bên ngoài núi phòng khi đội trộm mộ có kẻ bất ngờ tạo phản, ngoài ra còn mở đường núi, để dắt lừa ngựa vào núi chở hàng. La Lão Oai hậm hực vì không được đích thân vơ vét minh khí, nhưng lại nghĩ vào núi lần này tuy là đám tâm phúc, nhưng vẫn không ít kẻ thấy tiền hoa mắt, thành ra không thể lơ là, đành nghe theo sắp xếp của Lão Trần, ra sau núi điều binh.

Lão Trần và Gà Gô ở lại quan sát tình hình, chỉ thấy một trăm lính công binh tiến sâu vào khu điện các, xua bầy gà trống xông vào các cửa điện lớn, làm lũ rết kinh động bỏ chạy tán loạn, huyên náo một hồi cũng không thấy động phải bẫy mai phục gì.

Lão Trần mừng thầm trong bụng, nghĩ lần này xem ra nắm chắc phần thắng, dẫn đầu lấy mảnh lụa đen che mặt, bịt kín mũi mồm. Truyền thống khi đổ đấu phải dùng lụa đen che mặt khởi nguồn từ đám trộm cướp chuyên phóng hỏa giết người, khi hành sự đều muốn trời không biết đất không hay, sợ ngườ khác nhìn thấy sẽ lộ thân phận, báo quan binh tới bắt, đi đào mộ lại sợ oan hồn trong mộ dòm dỏ, che kín mặt mụi lại để khi về nhà khỏi lo ma quỷ đeo bám.

Đám trộm mặt bịt lụa đen, cánh tay buộc dây tầm chu sa, thắp đèn đốt đuốc, mang theo thang rết, nghe tiếng hô hào của thủ lĩnh, cả trăm người đồng thanh đáp lớn, cùng xua gà trống đi vào.

Mấy ngày nay quân của La Lão Oai đi khắp nơi lung bắt sạch gà trống trong vùng, lại mua thêm một lô từ Tương Âm, già có non có, đến gà lỡ cỡ cũng tha cả về. Bầy gà quá đông khó tránh hỗn loạn, chẳng hiểu tại sao lại lẫn vào mấy chị gà mái, vừa được thả vào địa cung đã lập tức xảy ra vô số trận đòn ghen giữa đám gà trống. Đôi bên xông vào mổ nhau đến toác đầu chảy máu, nhưng hễ thấy con rết nào trong đại điện lại lao vào tranh ăn ngay lập tức, lấy chân dí bẹp rết độc không kể lớn bé xuống mổ chết ngay tại chỗ.

Lão Trần và đám Xả Lĩnh thấy thuật Ban Sơn Điền Hải quả thật không thể xem thường thì vô cùng thán phục. Thuật này tuy không hợp với nguyên lý ngũ hành nhưng lại vận dụng được thuyết sinh khắc chế hóa của vạn vât trên đời, xua bầy gà trống vào địa cung đuổi cùng giết tận lũ rết độc, cũng coi như trừ được mối họa lớn, giờ đoạt lấy sô châu báu trong mộ này há chẳng dễ như trở bàn tay.

Tiếng gà gáy phá tan không khí tĩnh mịch trong địa cung, bầy gà trống tỏa ra khắp nơi truy tìm rết độc, chốc lát đã có hàng ngàn con rết mất mạng. Tạo hóa sinh ra vạn vật trên đời đều tương khắc, bởi vậy mới gọi là thiên địch. Rết thường nhả độc màu đen, nhưng do mộ cổ Bình Sơn là nơi cất giữ nhiều dược liệu quý giá, nên dịch độc của lũ rết sống trong này đều có màu sắc sặc sỡ, vài con rết già trên mình còn có luồng khí ngũ sắc biến ảo, bị đàn gà trồng dồn đến đường cùng đành phải đối mặt với lũ khắc tinh, tuy không thể tiết độc nhưng vẫn liều chết xông lên, trong trận ác chiến liên miên, có đến mấy chục con gà già ốm yếu, đuối sức bị rết cắn chết, lông cánh rũ rượi nằm lăn ra đất, toàn thân chuyển thành màu đen, rồi dần dần biến thành bãi máu.

Địa cung Bình Sơn tuy đèn đuốc rực rỡ nhưng bao năm không có ánh mặt trời, âm khí nặng nề, lũ rết con nào con nấy cứ béo mẫm, lại chuyên ăn các loài trùng độc khác nên dịch độc tiết ra càng ghê gớm. Rết trong đại điện quá nhiều, mới đầu bị thiên địch truy đuổi chỉ lo chạy tan tác tứ phía, nhưng khi bị dồn đến chân tường lại như chó cùng rứt giậu, lũ lượt chui ra từ khe kẽ cột điện, ba bốn con cùng hợp sức tấn công một con gà. Mặt đất giữa các điện rải đầy xác gà xác rết, những con còn sống vẫn hăng máu lao vào kẻ thù,quần au không biết mệt.

Đám trộm Xả Lĩnh đều là lũ trộm cướp giết người như ngóe, đám công binh cũng nhiều kẻ gan dạ từng trải sa trường, nhưng những cảnh gió tanh mưa máu họ từng chứng kiến tựa hồ cũng chả ác liết bằng trận chiến giữa bầy gà trống và đàn rết độc trong mộ cổ này. Không phải một hai con, không phải năm mười con mà là hàng ngàn con rết đang quần nhau với hàng ngàn con gà trống, sát khí ngùn ngụt át cả ánh đèn ánh đuốc.

Gà trống vốn tính hiếu chiến, hễ thấy bóng từ thù là tự dựng xù lông dựng cánh, quyết dồn đồi phương tới chỗ chết mới thôi; lũ rết kia bị đuổi tới đường cùng, dù nấp trong khe đá nghe tiếng gà gáy vẫn không được yên thân, đành liều mạng sống mái với thiên địch, trong trận chiến khốc liệt dưới ánh đèn nến chập chờn, chẳng bên nào chịu lui lấy nửa bước, nhất thời quả khó phân thắng bại.

Trong đám trộm mộ có những kẻ nhát gan, nhìn thấy trận huyết chiến trước mắt thì mặt vàng như nghệ. Lão Trần thầm than không hay, trong tình hình này, gà và rết không biết bên nào thắng bên nào thua, sớm biết thế đã mang theo gà trống lên núi.

Gà Gô đứng quan sát bên cạnh, con gà Nộ Tinh sau lưng anh từ đầu chí cuối vẫn nằm yên trong sọt, chưa được thả ra. Con gà trống mào đỏ móng vàng này chính là phượng hoàng trong bầy gà, một khi con rết sáu cánh sắp thành tinh còn chưa xuất hiện, quyết không thể thả nó ra, cứ nhốt trong sọt để nuôi dưỡng nộ khí.

Gà Nộ Tinh cảm giác được bầy gà đang ác đấu với lũ rết ngoài kia, quả nhiên nó nóng lòng sốt ruột muốn xông ra mổ cho chúng một trận nên thân, khổ nỗi lại bị nhốt trong sọt che, cứ dụi lấy dụi để toan thoát ra ngoài.

Thấy bầy gà đã không còn giữ được thế thượng phong, ngược lại còn bị rết đôc cắn chết một lúc một nhiều, Gà Gô bèn đưa tay vỗ mạnh vào cái sọt sau lưng, gà Nộ Tnh trong sọt đang bồn chồn, lập tức vỗ cánh, cất tiếng gáy dội vang trong lòng đại điện. Lũ rết đang liều mạng ác chiến chợt nghe tiếng gáy của gà Nộ Tinh đều sợ rúm lại, hồn xiêu phách tán, lũ lượt đờ ra như gỗ, chân cẳng tê cứng, những con đang bò trên rui cột, vách đá đều cắm đầu rơi xuống, bị đám gà trống đứng gần đuổi tới mổ chết.

Lão Trần thấy tình thế tức thời xoay chuyển thì mừng lắm, quay sang tâng bốc Gà Gô: “Ban Sơn chi thuật quả là danh bất hư truyền, đại sự thành đến nơi rồi!” Nói xong liền ra hiệu cho mấy trăm thuộc hạ đứng sau, cao giọng nói: “Các anh em, ai muốn phát tài thì đi cùng với ta đây!”

Gần ngàn tên trộm Xả Lĩnh và lính công binh theo sau thủ lĩnh, tay giơ cao đuốc, chia thành mấy lộ hệt như những con rồng lửa đang chuyển mình, họ giẫm lên thềm đá cầu đá trước đại điện, xông vào tầng đại điện đầu tiên. Đa phần rết ở đây đã bị giết sạch, bầy gà được xua vào sâu bên trong điện các, tiếp tục truy sát những loài độc trùng còn lại.

Đám trộm ai cũng mang theo sung ống, thấy con rết nào chưa chết thì bồi them phát đạn, hoặc lấy cuốc xẻng đập cho nát bét. Tiếng chân người, tiếng súng nổ vang lên ầm ĩ trong lòng núi, đám trộm ùn ùn kéo vào gian điện, trong điện có động, lợi dụng địa hình địa thế tự nhiên mà kiến tạo vô cùng tài tình khéo léo.

Bọn người Lão Trần và Gà Gô tay lăm lăm dao súng, bước vào gian đại điện ngoài cùng, thấy bên trong đèn lưu ly bát bảo, mới cháy được chừng non nửa, dưới ánh sáng bập bùng của đèn đuốc, cảnh tượng trong điện cứ như mơ như thực. Trong ngôi điện này chỉ có một cây cột sơn son, trên bắc mười tám xà ngang làm trụ đỡ, kiểu kiến trúc một cột mười tám xà này rất hiếm gặp trong cung điện thời xưa, vì điện chính trong đơn cung thường chỉ có một cột mà không có xà, hàm ý “vô lượng” trong tiên pháp.

Trên bức tường bên trong tiền điện một cột mười tám xà có treo rất nhiều tranh vẽ thần tiên, được khảm nạm, điểm xuyết bằng trân châu đá quý, ánh lửa chiếu lên càng lung linh rực rỡ, khiến đám trộm trông thấy mà ngây ra như phỗng. Lão Trần nói: “Giờ thiên hạ đại loạn, trên đời làm gì có nghề nào làm ăn chân chính? Tụ nghĩa chia của là việc lên làm, đây gọi là anh hùng khắp nơi vùng dậy, kẻ nào có súng kẻ ấy làm vua, giờ chính là lúc Thường Thắng sơn chúng ta hưng thịnh phát tài. Chúng ta cả đời quật mồ vơ của, đến nước này hà tất phải kiêng dè, cứ cái gì đáng tiền là đào hết khuân về, nửa cái cũng không để lại.”

Đám trộm Xả Lĩnh không giống mô kim hiệu úy, vào mộ cổ chỉ lựa lấy một hai món đồ cổ rồi còn đắn đo đường tiến đường lui, Thường Thắng sơn có đến mười mấy vạn anh em, vơ ít minh khí về lại không đủ chia chác. Trần thủ lĩnh đã có lời, mọi người chẳng ai giữ kẽ nữa, lập tức chia nhau hành sự, dùng cuốc xẻng nạy hết những viên ngọc quý khảm nạm trên tường.

Thực ra báu vật trong ngôi điện này đều đã bị quân Nguyên trước kia khoắng sạch, những món còn sót lại vào thời ấy đều chẳng được xem ra gì, nhưng năm tháng qua đi, đến thời Dân Quốc này, cổ vật mấy trăm năm trước cũng thành báu vật cả rồi, bao gồm những lư hương đồng hình hạc, những món trang sức mạ vàng khảm trên những cây cột giữa điện, phàm thứ gì gỡ được đều bị đám trộm nạy ra bằng sạch. Riêng đám đèn lưu ly bát bảo tạm thời giữ lại để chiếu sáng, khi nào rút đi mới lấy cũng chưa muộn.

Trong đám trộm, những kẻ nhanh tay nhanh mắt đều là tâm phúc của Lão Trần, thuộc hạng lão luyện trong nghề, phân nhau ra chỉ huy anh em vận chuyển của cải châu báu, vì thế người tuy đông mà không bị loạn, thậm chí còn rất trật tự.

Hai vị thủ lĩnh Lão Trần và Gà Gô đương nhiên không bị đống của cải trong tiền điện hút hồn, chân không dừng bước, tiếp tục dẫn anh em đi qua tiền điện ồn ào, thằng tới gian điện phía sau. Dọc đường đi, xác rết la liệt khắp nơi, tuy đều đã chết hết cả nhưng số lượng kinh khủng khiến ai nhìn vào cũng phải sởn da gà.

Toán trộm người đông thế mạnh can đảm kỳ lạ, chen nhau xông lên, qua hết mấy tầng điện là đến điện Vô Lượng ở nơi cao nhất. Ngôi điện này tọa lạc trong một hang động cheo leo, trước mặt có một khoảng sân bằng phẳng rộng rãi, xung quanh là hàng lan can bằng đá cẩm thạch chạm rỗng, phía sau là lớp đá xanh sẫm của núi Bình Sơn, hậu điện của Vô Lượng đã bị lấp kín, từ cấu trúc điện, có thể suy đoán hậu điện này chính là nơi Lão Trần đã xuống lần đầu qua nối khe nứt trên đỉnh núi.

Trong mấy ngôi điện đã qua đều không thấy quan quách của mộ chủ, nên chắc rằng nó sẽ nằm trong điện Vô Lượng này. Đám trộm nhớ lại truyền thuyết Thi vương Tương Tây thì không khỏi run run, bước chân bất giác chậm lại, xúm xít quanh Lão Trần và Gà Gô, tiến vào khoảnh sân trước điện.

Chỉ thấy trên sân có mấy trăm con gà trống máu me bê bết đang vây đánh gần trăm con rết còn lại. Cạnh đó là chiếc cầu đá hình vòm, dưới cầu là ao sâu không thấy đáy. Có lẽ trước kia ở đây đã từng có một dòng suối chảy qua các hành lang trạm quán rồi chảy ra ngoài núi, làm tăng thêm cảnh sắc sơn thủy lâm tuyền trong chốn địa cung, nhưng nay nước suối đã khô cạn từ lâu, chỉ còn lại một hố sâu đen ngòm ngay trước sường núi dưới gian điện.

Đúng lúc mọi người đang định tiến lên diệt sạch đám rết to nhỏ còn lại, Gà Gô bỗng phát hiện có điều không ổn, vội vàng rụt ngay tay về bấm quẻ, biết có sát cơ trước mặt, ngẩng đầu nhìn lên đã thấy mấy tên trộm đang bước lên đầu cầu, vội vàng la lớn: “Mau quay lại!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.