Ma Thổi Đèn

Quyển 8 - Chương 18: Xác chết không thối rữa



Tôi muốn bảo Tuyền béo tiếp tục quay cái còi báo động phòng không kia, chẳng ngờ cậu ta bị treo trên vách núi dựng đứng đâm ra hoảng hồn khiếp vía, tay chân không chịu nghe điều khiển nữa, mới quay được mấy cái đã làm tay quay gãy lìa, cái còi báo động kiểu quay tay chẳng kêu lên được nữa.

Lũ châu chấu tụ thành đàn trong hẻm núi vừa bị tiếng còi báo động chói tai đẩy lùi, giờ lại cuồn cuộn ập tới, rồi lại bị bọn chim yến bay rợp trời không ngừng lùa vào mắt gió.

Lúc này phi hổ trảo trong tay tôi đã móc vào một tảng nham thạch gồ lên, cạm bẫy chết chóc cầu tiên vô ảnh kín kẽ trăm đường vẫn có một khe hở, ở mép thác đá vừa khéo có một chỗ khuyết, có thể tránh khỏi dòng khí lưu hỗn loạn ở giữa khe núi hình chữ "T", nếu không phải cả đám châu chấu cánh vàng bị lùa vào trong mắt gió, chúng tôi thực tình cũng không thể nhìn thấy được dòng xoáy chết vô hình vô ảnh này.

Tôi thấy sự việc đã đến lúc không thể chần chừ, vội bảo giáo sư Tôn và Út bám vào dây xích tuột xuống khe núi trước, tôi và Shirley Dương cũng theo sát phía sau, lần lượt leo xuống vách núi dựng đứng trước khi ngàn vạn con châu chấu cùng ập đến.

Khoảng trời mảnh như sợi chỉ trên đỉnh khe núi sâu hút bị lũ chim yến và đàn châu chấu bay loạn xạ che khuất, ngẩng đầu lên chẳng nhìn thấy bầu không đâu cả, bốn phía chỉ thấy đen kịt một màu. Trên vách đá bám đáy rêu đên, cứng lạnh như băng, chúng tôi chỉ thấy gió âm thấu xương, toàn thân run rẩy hai hàm răng bất giác va vào nhau lập cập.

Bọn tôi bật đèn pin mắt sói lên, mấy chùm sáng màu xanh lam quét loang loáng trên vách đá dưới khe sâu, tôi lần theo tiếng hét của Tuyền béo nhìn sang, nhưng nào có tường thành gì, chỉ thấy giữa hai vách núi có một khúc gỗ khổng lồ đen kịt bắc ngang, hình dạng như một cây xà nhà cực lớn. Bốn góc xà gỗ vuông vắn như một cây cầu độc mộc nghiêng nghiêng gác vào hai bên vách đá, bên trên còn có một số mảnh gạch ngói vỡ và lỗ mộng.

Dây đai chịu lực trên người Tuyền béo mắc cậu ta vào một khúc chìa ra trên cây xà gỗ, sau lưng toàn là gạch đá trên cây xà, cậu ta không ngoảnh đầu ra sau được, chỉ có thể sờ thấy mấy cục gạch, liền cho rằng mình bị mắc vào tường thành gì đó. Khúc gỗ chìa ra kia bị sức nặng của cậu ta làm cho lung lay, xem chừng sắp gẫy lìa đến nơi.

Tôi vẫy tay ra hiệu với những người còn lại, bảo họ cứ ở yên chỗ tiếp giáp giữa xà gỗ và vách đá, có gắng đừng bước lên trên, khúc gỗ đen kịt to tướng này gác ở đây không biết đã bao nhiêu năm tháng, chịu đủ mưa nắng, trời mới biết nó có mục nát gẫy lìa ra đúng lúc này hay không.

Một mình tôi bước lên cây xà gỗ gác nghiêng nghiêng giữa hai vách núi, nín thở nhích dần đến chỗ mép chìa ra, giơ xẻng công binh xuống cho Tuyền béo tóm lấy, kéo cậu ta xoay một vòng trên không trung quay người lại ôm vào xà gỗ, vừa thở hóng hộc vừa leo lên trên.

Tôi thấy cậu ta đã tạm thời thoát hiểm, liền thở phào nhẹ nhõm, ngẩng lên nhìn trời thầm nhủ: "Cây xà gỗ này ở đâu rơi xuống vậy? Xem chừng là bị người ta dỡ bỏ rồi đẩy xuống chỗ này lẽ nào trên kia có di tích cung điện hay chùa miếu gì ư? Mộ cổ Địa Tiên rốt cuộc ở trên núi hay dưới núi đây?"

Tuyền béo vừa nãy bị treo lơ lửng trên không, suýt vỡ mật vì sợ, nằm bò ra trên cây xà gỗ không dám nhúc nhích, lúc này chợt nghe Tôn Cửu gia ở đằng sau cất tiếng hỏi: "Hổ Bát Nhất, Tuyền béo, hai cậu không sao chứ?"

Tuyền béo vẫn có cứng miệng đáp: "Tim tôi tự nhiên đập nhanh thôi... tiên sứ nhà nó, đúng là có lợi cho sức khỏe lắm đấy".

Tôi ngoái lại bảo mấy người kia: "Không sao, một chốc một nhát cũng không chết được, tôi thấy đoạn xà gỗ này có thể là gỗ kim ty nam, khá chắc chắn, mọi người đều qua đây đi." Shirley Dương nghe thế, liền thu hồi phi hổ trảo, cùng giáo sư Tôn và Út nắm tay nhau, nhích từng bước một ra khoảng giữa cây xà gỗ.

Tôi dùng đèn pin mắt sói chiếu xuống dưới vách đá, trên vách núi phẳng như dao cắt ấy có vô số hang động, lũ yến bình thường đều trú trong những hang này. Sâu bên dưới chỉ thấy một màu đen kịt, vượt xa phạm vi chiếu sáng của đèn pin mắt sói, nhưng áp tai lên cây gỗ đen này có thế láng máng nghe thấy tiếng nước chảy, dưới đáy sơn cốc có lẽ là một dòng sông lớn.

Tôi nói với mọi người: "Quan Sơn chỉ mê phú" trên tấm bia vỡ kia quả nhiên là đồ giả, khe núi đằng sau Long môn toàn hang châu chấu, tôi thấy mộ có Địa Tiên hẳn không giấu ở trong đó đâu, nhưng giữa khe núi lại có long khí ngưng tụ, chứng tỏ nơi này là đất tàng phong tụ thủy, không có mộ cổ thì thôi, nếu đúng là có thôn Địa Tiên thật, thì đảm bảo không nằm ngoài khu vực này đâu."

Tôn Cửu gia nói: "Chuyện đã đến nước này, tôi chẳng có ý kiến gì nữa, chúng tôi nghe theo cậu hết, cậu nói xem giờ phải làm sao cho ổn đây?"

Tôi bảo cả bọn: "Nhìn lại từ xưa đến nay, sự bố trí phòng trộm trong lăng mộ và các ngón nghề đổ đấu trộm mộ thực ra chính là cuộc so tài giữa người sống và người chết ở hai thế giới âm dương. Một ngôi mộ nếu bị động để kẻ trộm mộ đào bới, tức là thời điểm chủ mộ bị tan xương nát thịt chẳng còn xa nữa, ngược lại kẻ trộm mộ nếu lọt vào cạm bẫy trong mộ cổ, e rằng khó tránh khỏi kết cục trở thành vật tuẫn táng. Chúng ta đã để mất thế chủ động một lần, suýt nữa táng mạng vì bài 'Quan Sơn chỉ mê phú' hư ảo kia, có điều, một phương án đổ đấu hoàn thiện nhất định phải có kế hoạch B dự phòng, đừng quên chúng ta vẫn còn pháp bảo chưa dùng đến. Tôi thấy giờ chúng ta nên vào trong hang chim yến trước, tìm một khu vực ổn thỏa an toàn, rổi dùng Quy Khư quẻ kính suy đoán phương vị của mộ cổ Địa Tiên, tránh để nhầm đường lần nữa."

Cả bọn đều gật đàu đổng ý, không ai thắc mắc gì. Lúc mới vào núi, chúng tôi không muốn dùng cổ kính Quy Khư "hỏi" xem mộ cổ ở nơi nào, một là vì mạch núi Vu Sơn này trong phong thủy học được gọi là đất "quần long vô thủ", long mạch tung hoành chằng chịt, không tìm được nơi "tàng phong tụ thủy" thì tấm gương cổ bằng đồng xanh này rất có thể sẽ không chiêm đoán được phương vị của mộ cổ; hai là vì hải khí trong tấm gương đồng đã dần tiêu tán hết, cùng lắm chỉ có thế dùng chiêm đoán thêm một hai lần nữa thôi, vả lại quẻ tượng hiện lên khi "thắp nến soi gương" đa phần là quẻ cổ, tôi cũng không dám chắc mình có thể hiểu được, vì vậy từ đầu đến giờ vẫn không tủy tiện sử dụng. Giờ đây đã đến đường cùng, mới đành phải cầu viện đến bí quyết chữ "vấn" đã thất truyền nghìn năm nay của thuật trộm mộ cổ xưa vậy.

Phương án đã quyết, chúng tôi đang định tìm chỗ nào có thể đặt chân để men theo vách đá leo xuống, chợt phát hiện bầu không như bị mây đen mù mịt che kín, trước mắt không ngừng có những con yến lướt qua "soạt soạt soạt", Shirley Dương kêu lên: "Hỏng bét, lũ chim yến về tổ rồi..."

Hàng vạn con chim yến đã àn no châu chấu, rào rào bay về tổ, chỉ thấy cả một vùng đen kịt lao xuổng khe sâu, như thể trời đang đổ trận mưa rào, liên tiếp có những con yến đập vào người chúng tôi. Cả bọn kêu không ổn, cuống cuồng né tránh đàn yến đang sầm sập lao xuống.

Chim yến không cố ý lao vào người chúng tôi, chỉ là số lượng đông quá, chen chúc trong khe núi chật hẹp gần như không có khoảng trống nào mà né tránh. Chúng tôi chỉ biết ôm đầu che mặt lùi về mép của cây xà gỗ màu đen hòng tránh chỗ đàn yến tập trung đông đúc, chẳng ngờ cuống quá không để ý, năm người đều nhích về phía bị nghiêng. Cây xà gỗ màu đen kẹt giữa hai vách đá này tuy có thể chịu được sức nặng, không lập tức gãy lìa, nhưng tầng nham thạch tại chỗ nó gác vào đã bắt đầu lỏng lẻo.

Chợt nghe tiếng "rắc rắc", một mảng vách đá toác ra, cây xà gỗ khổng lồ ầm ầm lăn xuống khe núi sâu hun hút. Trong tình cảnh này, nếu là loài khỉ vượn thì may ra còn có thể nhảy nhót leo lên, chứ người bình thường ngoài bám chặt vào xà gỗ, còn có thể làm gì khác đây ?

Chúng tôi nhắm tịt mắt ôm chặt cây xà gỗ đen kịt, bên tai chỉ nghe tiếng gió rít vù vù, xương cốt bị rung lắc đến cơ hồ vỡ vụn. Cây xà gỗ to đến mấy người ôm lăn xuống giữa hai vách đá gặp chỗ khe hẹp liền kẹt lại, nhưng lại bị trọng lượng của năm người đè xuống, hai đầu tòe ra, những gạch ngói còn sót lại bên trên đều rơi rụng lả tả hết, khúc gỗ như thể một bánh xe khổng lổ, lao vút qua mây mù sương trắng, hết va chỗ này lại đập chỗ kia, lăn lông lốc xuống đáy khe sâu.

Tôi cũng không biết mình đã bám vào cây xà gỗ màu đen ấy rơi xuống sâu chừng nào, thần trí cơ hồ đảo lộn, càng không biết cây xà gỗ dừng ở đâu, chỉ cảm thấy hình như rốt cuộc nó cũng bị kẹt vào giữa hai vách đá chật hẹp. Cũng may, cây xà gỗ này chắc chắn, khe núi lại rất hẹp, khúc gỗ khổng lồ rơi xuống dồn nén dòng khí lưu làm hãm bớt đà rơi, nên không rơi thẳng xuống đáy sơn cốc, cũng không hất mấy người bọn tôi văng ra ngoài.

Mắt tôi tối sầm, nổ đom đóm, một lúc lâu sau mới dần lấy lại được ý thức, sờ sờ thấy bắp tay cẳng chân vẫn còn nguyên vẹn, không khỏi thầm thở phào nhẹ nhõm, may mà gỗ kim ty nam cứng rắn khó bì, nếu là loại xà gỗ bình thường chắc đã vỡ nát từ lâu.

Tôi lắc đầu thật mạnh cho khỏi hoa mắt, nhìn quanh một vòng, chỉ thấy Shirley Dương và Út thân thể nhẹ nhàng nên cũng không có gì đáng ngại, đèn pin của họ không biết đã văng đi đâu mất, hai người tay giơ cây pháo sáng bốc khói đỏ mù mịt kêu xì xì chiếu sáng, đang luống cuống băng bó cho Tôn Cửu gia máu me đầy mặt. Tuyền béo há miệng nằm trên xà gỗ thở hồng hộc, thấy tôi tỉnh lại liền nói: "Tôi bảo tư lệnh Nhất này, tim liên tục đập nhanh thế này... không có lợi cho sức khỏe khéo chết người đấy."

Tôi miễn cưỡng rặn ra một nụ cười với cậu ta, bấy giờ mới nhận ra trong mồm mình toàn bọt máu, vừa nãy rơi xuống suýt cắn đứt đầu lưỡi. Tôi nhổ toẹt ngụm máu trong miệng, hỏi shirlcy Dương: "Tôn Cửu gia vẫn còn sống chứ?"

Shiriey Dương chưa kịp trả lời, giáo sư Tôn đã mở mắt ra nói: "Sao có thể xôi hỏng bỏng không mà chết ở đây được? Tôi không tìm được quẻ phù Long cốt trong mộ cổ Địa Tiên thì chết không nhắm mắt, bao nhiêu năm nay tôi mang cái chức giáo sư hão này đi đâu cũng bị người ta lườm nguýt coi thường, bị người ta tẩy chay mà chẳng làm gì được, chỉ biết khổ sở chịu đựng hết ngày này đến ngày khác, giờ khó khăn lắm mới có cơ hội một bước lên trời, muốn chết... thì cũng phải đợi có vai có vế trong giới học thuật rồi mới chết được."

Tôi nói: "Cửu gia à, có phải đầu ông bị va đập đến hồ đồ rồi không? Sao càng lúc càng thụt lùi... toàn nói những lời kém cỏi vậy chứ? Ông tổt xấu gì cũng được coi là phần tử trí thức lão thành từng trải qua khảo nghiệm gian nan trong Cách mạng Văn hóa, mấy năm nay chẳng qua cũng chỉ không được để bạt trọng dụng thôi chứ có gì đâu? Tội gì cứ cố chấp mấy thứ hư danh vớ vẩn ấy chứ?"

Giáo sư Tôn bực bội nói: "Hồ Bát Nhất, các cậu sinh sau đẻ muộn, đương nhiên không thể hiểu được thứ mà tôi theo đuổi, chỉ cần trở thành người có vai vế, cậu đánh rắm người ta cũng khen thơm, nói lăng nhăng gì cũng được người ta cho là chân lý, còn như thấp cổ bé họng, đi đâu cũng bị người ta khinh rẻ. Cùng là người một thế hệ, lý lịch tương tự nhau, trong công việc tôi cũng chưa từng thua kém chút nào, tại sao cả đời tôi toàn phải nghe cái bọn trình độ không bằng mình sai bảo cơ chứ?" Tuyền béo nghe giáo sư Tôn nói những lời ấy, liền châm chọc: "Tôi thấy tổ chức không đề bạt ông thật là anh minh hết sức, với sự giác ngộ của ông bây giờ... còn chưa làm lãnh đạo đã mơ tưởng ngồi trên ghế lãnh đạo đánh rắm với nói lăng nhăng, đến lúc làm lãnh đạo thật há chẳng phải sẽ lôi cả bọn xuống tắm nước cống hay sao ?"

Giáo sư Tôn vội giải thích: "Lúc nãy tôi nói cho hả tức đấy thôi, tôi là tôi không phục, sao tôi lại không thể làm lãnh đạo được chứ? Bọn họ thậm chí còn định cho tôi về hưu..., tôi vẫn chưa già, còn thừa nhiệt tình để phát huy cơ mà!"

Shirley Dương khuyên chúng tôi bớt nói đi mấy câu, đầu giáo sư Tôn bị đập vào cây xà gỗ vỡ toác cả ra, khó khăn lắm mới cầm máu được, giờ kích động lên vết thương sẽ lại vỡ ngay.

Lúc này tôi mới cảm thấy vết thương trên vai đau thấu xương, vội lấy trong ba lô ra chiếc đèn pin mắt sói dự phòng, bật lên chiếu vào vai mình. Thì ra chỗ bị con châu chấu xuyên vào tận trong thịt vẫn đang chảy máu không ngừng, tôi giật một mảnh vải sô ngậm trong miệng, xé áo ra quan sát vết thương, có lẽ phần đầu của con "mao tiên" kia vẫn còn ghim lại bên trong, đành phải nhờ shirley Dương dùng Nga Mi thích giúp tôi khêu ra, rồi nhanh chóng sát trùng khử độc và băng bó lại.

Shirley Dương vội vàng xử lý xong vết thương của giáo sư Tôn, đoạn hơ mũi Nga Mi thích lên bật lửa, bảo Út cầm đèn pin chiếu sáng. Cô hỏi tôi: "Em sắp ra tay đây, anh chịu được không?"

Tôi nghiến răng nói: "Chuyện nhỏ như con thỏ, miễn em đừng run tay là được, nhớ năm xưa anh..." Tôi vốn định dặn dò thêm mấy câu, nhưng còn chưa dứt lời, Shirley Dương đã bóp chặt vết thương trên vai tôi, dùng mũi Nga Mi thích vừa mảnh vừa nhọn khêu đầu con châu chấu, cô làm vừa nhanh vừa chuẩn, tôi còn chưa kịp kêu đau thì cuộc "phẫu thuật ngoại khoa" đã kết thúc rồi.

Shirley Dương lại tưới rượu mạnh lên chỗ bả vai ấy, khiến tôi xót đến nỗi mồ hôi trán túa ra đầm đìa, định kêu một tiếng, nhưng vừa há miệng tôi chợt phát hiện ở đoạn cuối cây xi gỗ có thêm một "người". Tiếng đau đã ra đến miệng tức thi bị nuốt lại, tôi vội giơ đèn pin mắt sói chiếu ra phía sau lưng giáo sư Tôn, Shirley Dương biết có dị biến, cũng rút ô Kim Cang sau lưng ra.

Sau khi rơi xuống khe sâu, cây xà gỗ màu đen này mắc kẹt vào giữa hai vách đá mọc đầy dây leo và rêu ẩm ướt, không gian cực kỳ chật hẹp, nhìn lên trên chỉ thấy một vệt sáng trắng mờ ảo, độ cao không dưới nghìn thước, nhìn xuống dưới lại là khói sương đen kịt mông lung. Nghe tiếng nước cuồn cuộn ấy, dường như còn cách đến máy trăm mét nữa. Nơi này trên không chạm trời, dưới không chạm đất, sau khi mất dần thích ứng, cảm giác ánh sáng xung quanh sáng chẳng ra sáng tối chẳng ra tối, từ chỗ tôi đang ngồi, vừa khéo nhìn thấy ở sau đám dây leo có một ông già râu dài đang ngồi ngay ngắn, nhưng chỉ thấy hình dáng, không lại gần thì không thể nhìn rõ được.

Giáo sư Tôn thấy chúng tôi nhìn chằm chằm về phía mình, vội vàng ngoảnh đầu ra sau, cũng thấy trong khe hở trên vách đá hình như có người, liền giật nảy mình kinh hãi, vội ôm vết thương trên đầu co rụt người lại.

Tuyền béo ở đầu bên kia xà gỗ, phát hiện ra chuyện này liền rút ngay nỏ liên châu ra định bắn, nhưng tôi vội giơ tay ngăn lại: "Đừng bắn, hình như chỉ là người chết, không biết có phải trung đoàn trưởng Phong không, đợi tôi qua đó xem sao rồi tính".

Lần này cả bọn không dám xúm lại một chỗ nữa, mà chia nhau phân tán ra, cố gắng giữ cho cây xà gỗ chịu lực đồng đều. Tôi băng vết thương lại, sờ sờ cái móng lừa đen trong ba lô rôi nghiêng người vòng qua giáo sư Tôn, đến phía trước vách đá giơ xẻng công binh lên gạt đám dây leo chằng chịt, chỉ thấy trong khe đá có một cỗ quan tài treo. Quan tài làm bằng gỗ tùng vỏ cây tựa như từng lớp từng lớp vảy rồng.

Nắp quan tài đã bị bật ra, xác chết bên trong ngồi dậy, hốc mắt sâu hoắm, da thịt khô đét như sáp, nhưng thần thái dung mạo vẫn còn nguyên, đầu búi tóc, dùng dây gai cột tóc lại, mình vận áo bào rộng thùng thình màu xám, trong lòng ôm một cây kiếm cổ chuôi dài bằng đồng xanh chạm đầy hoa văn, lông mày râu tóc đều bạc trắng, chòm râu dài phất phơ nhè nhẹ.

Ông già trong quan tài hẳn đã chết được mấy nghìn năm rồi, nhưng ở chốn đất lành tàng phong tụ khí như hẻm núi Quan Tài này, cái xác vẫn được giữ nguyên vẹn, quần áo dung mạo không mục nát thối rữa.

Tôi giơ đèn pin mắt sói chiếu vào cái xác cổ ngồi trong quan tài ấy, từ trước đến giờ chưa từng gặp qua cái "bánh tông" nào tiên phong đạo cốt thế này, đang vừa kinh ngạc vừa nghi hoặc, chợt nghe giáo sư Tôn ở sau lưng lên tiếng: "Cái huyệt này không tầm thường đâu, có lẽ là nơi mai táng một vị ẩn sĩ thời thượng cổ đấy!"


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.