Mai Lại Nở

Chương 15



Từ khi Lục gia đưa thiếp canh, cũng kinh động hết thảy mọi người nhà Lưu nương tử.

Dáng vẻ cô vẫn cứ là không quan trọng như thế, nhưng bọn nha đầu từ dưới tay cô đều không thể. Những nha đầu đến học ít việc thì không nói, người từng thân cận hầu hạ xưng chị gọi em, có thể đến đều đến. Vợ Trương Minh là Tước Nhi còn bỏ qua nhà mình, sung làm người nhà mẹ đẻ Lưu nương tử, dù sao trong mấy cô bé này tuổi chị ấy lớn nhất, còn lớn hơn Lưu nương tử hai tuổi.

Lưu nương tử lại rất bất đắc dĩ. Trong mắt cô, đây chỉ là cái màn che, tiện cho Thượng Thiện ra vào, rõ ràng bàn giao hết thảy đơn giản là xong, sao còn có cái gì mà nạp thái vấn danh... Phiền cũng phiền chết mất.

Không ngờ Thượng Thiện càng tuyệt, dứt khoát thuê hỉ nương (*người chăm sóc cô dâu) đến nhà, liên tục dặn dò, không để Lưu nương tử nhọc lòng nửa phần, sính lễ cũng là Thượng Thiện bao trọn. Lưu nương tử rất muốn trợn mắt, ngẫm lại cũng chỉ là vì đẹp mắt, tương lai chẳng phải vẫn là gia sản nhà cậu ba Lục, cũng liếc thêm vài lần là được rồi.

Nhưng người không đến, thư lại đến. Thị Mặc thừa dịp vấn danh đưa tin, còn cung kính một bên đợi hồi âm.

Trò gì đây... Lưu nương tử lầu bầu, mở phong thư ra, bên trong viết tên và bát tự của cô, bên cạnh chữ “Lưu Thập Tứ nương”, có hàng chữ nhỏ ghi chú, “chữ là Phương Vãn”.

Phương Vãn. Toàn thân Lưu nương tử rét run, đáy lòng bùi ngùi đến cơ hồ đau đớn.

Cô kiếp trước, họ Phương tên Uyển*.

*[;Uyển]-(wǎn) và [;Vãn]-(wǎn), phát âm giống nhau. [;Phương] trong Phương Vãn nghĩa là mùi thơm, tiếng thơm, Vãn là muộn, tối muộn; còn họ [; Phương] của Phương Uyển thì có nghĩa là phương hướng.

Chuyển sang kiếp khác, lúc ở Lưu gia chịu khổ, cô cũng từng chờ mong, cậu ba Trương có thể tự tay lấy tên chữ cho cô... Không phải nói “Khuê nữ” sao? Sinh làm tiểu thư Lưu gia đã quá khổ, lại ngay cả cái tên đứng đắn cũng không có.

Không ngờ cuộc hôn nhân giả càn quấy này, cậu ba Lục còn nghiêm túc lấy tên chữ, rồi đưa tới. Mà tên chữ này, với tên cô kiếp trước, vậy mà cùng âm.

Cô buồn bã suy nghĩ một hồi, mang một trang giấy tới, viết, “đơn côi nở muộn nhất*”. Rồi giao cho Thị Mặc.

*Xuất từ ‘Đỗ Nghi du Vũ Xương dĩ đồ mi hoa bồ tát tuyền kiến hướng’ của Tô Thức, ‘Đồ mị bất tranh xuân, tịch mịch khai tối vãn’- hoa đồ mị không tranh nở mùa xuân, đơn côi nở muộn nhất, ý nói không tranh không giành.

Ngày hôm sau, Thị Mặc lại tới. Cười hì hì đưa cho cô một tờ giấy viết thư. Trên đó viết, “Phải đâu khổ giành xuân, mọi hoa ghen đủ thứ*.”

*Xuất từ Bốc toán tử- Mai của Lục Du, bản dịch của Nguyễn Xuân Tảo.

Lưu nương tử thấy không biết nên khóc hay cười, ”... Công tử nhà anh còn có lời gì không?”

“Công tử không nói nhiều.” Thị Mặc cúi đầu, “Công tử đọc thư mợ, chỉ nói, ‘không phải hoa muộn nhất, chỉ là chiếm nét xuân’.”

“Miệng lưỡi như bôi dầu.” Lưu nương tử nhếch miệng, “Tứ Hỉ Nhi, chuyển hũ rượu mai cho Thị Mặc đi.”

Tứ Hỉ Nhi nhìn họ làm trò bí hiểm thế này, tâm tình nhộn nhạo, gọi một nha đầu thực tập đi lấy rượu, thấp giọng hỏi Thị Mặc. Thị Mặc từ nhỏ theo cậu ba Lục tập văn luyện võ, không cường điệu thực dụng giống Tứ Hỉ Nhi, có mấy phần hơi thở văn nhân.

Gã cười hì hì mà nói, “Công tử tôi lấy tên chữ cho mợ, gọi là Phương Vãn. Mợ hồi âm cảm thán cô ấy là hoa đồ mi nở trễ nhất, công tử lại hồi âm ấy, nói không phải, Thiếu phu nhân là hoa mai không chịu tranh xuân, người khác nói ba nói bốn, là đố kị mợ ấy.”

Thị Mặc hạ giọng, xích lại gần Tứ Hỉ Nhi, “Công tử nói thế... cậu ấy ngay cả viết cũng không có ý viết. Là ý nói, mợ không phải hoa đồ mị, mà là hoa mai đứng thứ nhất mùa xuân. Trong lòng rất yêu đấy...”

Tứ Hỉ Nhi tuy là cô nương già, nghe cái gì mà yêu hay không yêu vẫn cực kì thẹn, thị đưa rượu mai cho Thị Mặc để bịt lại, “Cô nương nói không sai, miệng lưỡi như bôi dầu! Đều chả phải thứ tốt gì!” Xoay người chạy.

“Da mặt nữ tiên sinh còn mỏng thế à?” Thị Mặc lầu bầu, không biết vì sao, cũng không tiện, ôm rượu nhanh đi về.

Cả nhà náo việc vui, nhân vật nữ chính lại không có việc gì, ngày ngày cùng Thận Ngôn đọc sách.

Tuy nói cưới rồi vẫn phải trở lại Lưu Viên, nhưng cũng không thể để tân lang gả đến, kiệu hoa vẫn mang đến nhà họ Lục. Tuy nói chỉ đợi chín ngày lại mặt là sẽ thuận lý thành chương chuyển về, nhưng cô thật sự chưa bao giờ xa con lâu như vậy.

Thận Ngôn mặc dù nói không cần lo lắng, Tứ Hỉ Nhi cũng sẽ lưu ở trong phòng Thận Ngôn, từ trên xuống dưới cũng tuyệt đối sẽ không để cậu tủi thân, nhưng chính là không nỡ.

“Hay, mẹ không gả nữa?” Cô thương lượng với Thận Ngôn.

Thận Ngôn giương mắt trợn với cô, “Người mà thất tín, không biết làm gì được. Con có phải trẻ con đâu. Con đã chín tuổi, chín tuổi rồi!”

“Đồ quỷ con.” Lưu nương tử bĩu môi.

“Tự mẹ nói, tâm trí thành thục không liên quan đến tuổi tác.” Thận Ngôn chuyên tâm luyện thư pháp.

“Đã thành thục như thế, tháng sau và tháng sau sau miễn tiền xài vặt.” Lưu nương tử nghiêm mặt.

Thận Ngôn vội để bút xuống, bày khuôn mặt tươi cười ngây thơ trong sáng, “Mẹ, con chính là quỷ con, mẹ đại nhân đại lượng, sao lại giận đứa quỷ nhỏ như con làm chi...”

Thận Ngôn còn đùa Lưu nương tử, khi kiệu hoa ra cửa, vẫn không nhịn được, òa một tiếng khóc lớn. Lòng Lưu nương tử tê rần, liên tục hô hào muốn xuống kiệu, khiến Thị Mặc và Tứ Hỉ Nhi hoảng đến mỗi ngươi dỗ một người, thật vất vả mới thuyết phục được. Thận Ngôn để Thị Mặc ôm, khóc thút thít nhìn mẹ cậu gả ra ngoài.

Lưu nương tử cũng khóc suốt đường, nước mắt chằng chịt. Cô thầm hơi sợ hãi, lại có phần hối hận. Không biết cô lỗ mãng lại hoang đường quyết định thế này, đến cùng là đúng hay sai.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.