Mẹ tôi ngủ quên bên cạnh cửa, tôi đánh thức mẹ dậy, bảo bà ấy quay về giường ngủ tiếp, để tôi canh.
Anh trai của tôi trong suốt thời gian này không hề xuất hiện, rõ ràng thành phố anh ta làm việc chỉ cách nhà một giờ đồng hồ đi xe, ông nội tôi đã qua đời được một ngày một đêm mà vẫn chưa thấy anh ta đâu.
Ngoài sân, có mấy người tới giúp công giúp việc cho nhà tôi và một số người làm cỗ đã tới, tôi ngồi ở cửa xem các thao tác điêu luyện của họ, bụng phát ra mấy tiếng kêu.
Đúng vậy, âm thanh đêm qua giống như tiếng kêu trong bụng nhưng được khuếch đại lên, tôi vội quay lại nhìn q u a n t à i, lâu sau, âm thanh đó không xuất hiện lại nữa.
Mẹ tôi đưa bữa sáng đến tận cửa, nhưng bà ấy vẫn không bước vào. Tôi ăn xong, nghe thấy bố tôi nói với mấy cô bác ở ngoài sân rằng hôm nay khai đàn, đợi một lúc nữa là đạo sĩ sẽ đến.
Một bác gái lên tiếng: "Không thì để đồ đệ của anh ba đến đi? Sao lại mời người bên ngoài?"
"Không thể áp chế nổi, chỉ có Bạch đại sư mới có thể làm được."
Anh ba trong miệng bác gái kia chính là ông nội của tôi.
Gần tám giờ, ông lão tối qua xuất hiện, mặc áo choàng và đội mũ của một đạo sĩ, dẫn đầu bốn người đang đánh cồng và trống.
Sau khi năm người họ bước vào, trong nhà càng lúc càng đông nên tôi đành phải đứng vào góc.
Họ vừa hát vừa gõ, thỉnh thoảng đi tới đi lui thắp nhang, một lúc sau, căn phòng tràn ngập khói của nến hương và tiền giấy.
Người đứng đầu, Bạch đại sư, ngồi ở bàn Bát Tiên, dùng bút lông viết tên gia phả nhà tôi lên giấy tuyên. (Một loại giấy chuyên dùng viết bút lông)
Các đạo sĩ khác bắt đầu công việc riêng của họ, người thì treo chân dung của Diêm Vương lên bàn thờ, người thì di chuyển loa để khuếch đại lời tụng, người thì buộc dây thừng lên trên rạp ở sân để treo những dòng chữ vừa nãy, người thì treo cờ vàng.
Sau khi làm xong, họ không ở lại gian nhà chính mà chuyển bàn Bát Tiên ra phía tay trái bên ngoài cổng, rồi yêu cầu người thân, bạn bè đến chia buồn quỳ lạy ở đó.
Cách mỗi giờ đồng hồ sẽ đốt một lần pháo, tiếng tanh tách vang lên như đang xua đuổi thứ gì đó hoặc cảnh báo điều gì đó.
Mọi người, ngoại trừ tôi, dường như đều hiểu việc gì đang diễn ra.
Buổi chiều thời tiết tương đối oi bức, ngoại trừ đạo sĩ và một bàn họ hàng chơi mạt chược ra, mọi người đều đã rời khỏi đám t.a.n.g.
Chú Đại Bi vang ra từ loa có lẽ đã khiến tôi buồn ngủ, nhìn quanh cửa thì thấy Bạch đại sư không có ở đó, các đạo sĩ khác đều đang nằm trên bàn ngủ thiếp đi.
Tôi dời một chiếc ghế đẩu cao từ bàn Bát Tiên trong nhà, ngồi lên chiếc ghế nhỏ và chợp mắt một lúc.
“Cộc cộc cộc!” Âm thanh đó lại xuất hiện, không còn sợ hãi như lần đầu nữa, tôi chống người dậy, xoay chiếc cổ nhức mỏi.
Lúc này, một bóng người từ bên ngoài rất nhanh chạy vào, quỳ thẳng trước quan tài của ông nội. Tôi dụi mắt rồi bước tới, hóa ra là Ông Tư, nhưng đồ ông ấy mặc rất kỳ lạ, mặc nhiều lớp quần áo bằng giấy, rõ ràng đó là đồ của những người nhập liệm. Ông ấy là người sống, sao lại mặc như vậy?
Ông ấy cứ bái lạy ông nội, may lạy là trên sàn đất (đất ở đây là đất mềm, đất sét), nếu không chắc chắn trán sẽ chảy máu.
Tôi gọi ông ấy mấy lần nhưng ông ấy dường như không nghe thấy, cứ quỳ lạy, thấy có chuyện gì đó không ổn, tôi chạy tới kéo ông ấy ra.
Nhưng ông Tư dùng lực vô cùng lớn đẩy tôi ra, khiến tôi ngã mạnh xuống đất, cảm thấy xương cụt đau nhức dữ dội.
Tôi thấy ông Tư từ trong tay lấy ra vài chiếc đinh đóng q u a n t à i, không chút do dự lấy hai chiếc đinh rồi đ â m vào mắt mình.
Tôi sợ hãi đến mức không kịp phản ứng, miệng nói không nên lời, âm thanh vừa sắc vừa mỏng, hơn nữa, trên loa vẫn đang phát Chú Đại Bi.
Những người đang chơi bài bên ngoài vẫn không biết chuyện xảy ra. Tôi nhìn ông Tư lấy một chiếc đinh sắt khác đóng vào huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu rồi vỗ mạnh một cái, may mà xương đ ầ u vẫn cứng hơn mắt nên chỉ chọc vào một chút.
Thấy ông ấy muốn tiếp tục, tôi mặc kệ cơ thể đang đau nhức, đứng dậy ôm ông ấy, hét lớn:
“Lại đây, giúp con với, giúp con với.”
Tôi không quan tâm đ ến vết máu đang vấy bẩn quần áo, tôi ôm lấy ông Tư quỳ xuống đất, lấy chân móc chiếc ghế lại gần, rồi lại buông lỏng một tay ném chiếc ghế ra ngoài, sau đó lập tức ôm lấy không cho ông ấy cử động nữa.
Nhưng ông Tư thực sự rất khoẻ, tôi dùng hết sức lực cuối cùng tôi cũng có thể ôm chặt lấy ông.
Khi ở khoảng cách gần như vậy, tôi nhìn khóe miệng ông Tư nhếch lên, hàm răng ố vàng do hút thuốc không ngừng cắn vào đầu lưỡi, nước bọt hôi hám chảy ra từ khóe miệng, tôi không kìm được mà nôn khan mấy lần.
Người ngoài nhà nghe thấy động tĩnh, lần lượt chạy tới, lưỡng lự không dám đi vào, tôi lo lắng, hét lớn:
“Các người làm gì vậy? Cứu người, nhanh lên cứu ông Tư!”
Lúc này bố tôi và Bạch đại sư không có ai chạy vào, Bạch đại sư làm động tác chắp tay hô vang, sau đó cầm cơm cùng hương trước quan tài rắc lên người chúng tôi.
Thân thể ông Tư giống như cá mắc cạn, lắc lư vài cái rồi nhắm mắt lại ngất đi. Bạch đại sư và bố tôi bế ông ấy ra ngoài, tôi muốn đi theo xem chuyện gì đang xảy ra, Bạch đại sư quay lại, lạnh lùng nhìn tôi:
“Đó là vì đêm qua cô không canh ở gian nhà chính, để cho con mèo đen nhảy lên quan tài, vì thế nên đã xảy ra chuyện này, dù thế nào thì cũng đừng rời khỏi đây nữa."
Bàn chân vừa nhấc lên lặng lẽ thu lại. Tại sao tôi lại phải chịu trách chuyện của ông Tư? Nếu tôi không cố gắng hết sức để ngăn cản ông ấy, bây giờ ông ấy đã không còn sống nữa rồi.
Mấy người vừa tụ tập chơi bài đã ngừng chơi, ngồi cách đó không xa lẩm bẩm điều gì đó, tôi liền dời chiếc ghế nhỏ ra ngồi ở cửa, lắng nghe cuộc trò chuyện của họ.
“Bộ dáng của ông Tư giống hệt như cách ông Hai chết. Ông Hai còn đ ó n g bảy chiếc đinh vào mắt, tai, đỉnh đầu, giữa lông mày và giữa xương đòn.”
"Ừ ừ, tôi cũng nghe nói đây là một cách để tự phong ấn, không bao giờ được siêu sinh. Thấy người ta bảo rằng khi phát hiện ra thì ông ấy đã c h ế t rồi. Bây giờ tôi không biết đó là vụ g i ế t người hay t ự s á t."
“Tại sao bà vợ không gọi cảnh sát? Ông Bảy cũng ở ngay phòng bên cạnh, nhưng bảo không nghe thấy tiếng động nào cả."
"Đồng Đại Khuê trở lại rồi, đi mau, đừng nói nữa."
Bố tôi bước vào, tôi lập tức đứng dậy, luống cuống giống như bị bắt quả tang đang trộm thứ gì đó.
Một tay ông cầm bình mực, tay kia cầm một chiếc xô nhỏ đựng thứ chất lỏng có mùi hôi như m á u. Bạch đại sư cầm theo một con gà trống vào, c ắ t mào con gà trống, lấy m á u rồi vẽ lên một lá bùa, vẽ xong đặt con gà trống lên trên quan tài, con gà trống vừa ồn ào lập tức im lặng.
Bạch đại sư nhận lấy vật trong tay bố tôi, ném bình mực vào trong thùng nhỏ:
“Đại Khuê, đợi chút nữa ta và cậu sẽ dùng bình mực tẩm máu chó đen vẩy khắp quan tài, ngay cả đáy cũng không được bỏ qua. Hiện tại người đã c h ế t, không biết có thể giữ đến ngày lên núi hay không."
Sau Bạch đại sư nói xong, bố tôi hung dữ trừng mắt nhìn tôi, tôi sợ đến mức lùi lại vài bước, mãi mới có thể mở miệng nói:
"Người chết, tức là nói ông Tư hay sao ạ?"
Bạch đại sư hừ lạnh một tiếng, không nói nữa, lấy bình mực trong thùng ra, cùng bố tôi bắt đầu hành động. Một lúc sau, họ đã đổ mồ hôi đầm đìa, tôi không biết phải làm gì.
Người thân và người dân trong làng dường như rất sợ hãi nơi này. Ngay cả mẹ tôi cũng chỉ mang đồ ăn cho tôi, chưa từng bước vào phòng.
"Đồng Niên đâu ạ? Sao đã hai ngày rồi mà anh ấy vẫn chưa về?"
Tôi đột ngột hỏi, sắc mặt bố tôi thay đổi rõ ràng, ông bắt đầu tức giận:
"Mày muốn nó về để c h ế t à? Cả nhà phải c h ế t hết mày mới vui đúng không? Đáng lẽ lúc sinh ra mày, tao đem mày ném xuống hố phân thì đã không có những điều khủng khiếp này."
“Anh ấy quay về sẽ c h ế t, vậy con quay về làm gì? C h ế t thay anh ấy à?"
Bạch đại sư nhanh chóng đứng ra can ngăn, ông ta kéo lấy tôi, nói:
"Cô bé, chỉ có cháu mới có thể cứu được mọi người. Đừng tức giận. Còn cậu, Đại Khuê, không thể nói chuyện tử tế được à? Tốt xấu gì nó cũng là con gái của cậu.”
“Hừ, tôi không có đứa con gái bất hiếu như nó."
Nói xong, ông ấy giận dữ bước ra ngoài.
"Ta và ông nội cháu quen nhau đã lâu, ta coi cháu như cháu gái, chỉ cần nghe lời ta khuyên, đừng giận bố cháu, sau khi đưa ông nội cháu vào núi thì không có chuyện gì nữa, cũng không uổng công ông nội đã thương cháu.”
Tôi ấm ức, tìm một góc khóc lóc, Bạch đại sư đến vỗ vai tôi rồi rời đi.