Miếu Hoang

Chương 16: Yêu cầu của ba�? Thầy cúng



[.......]

- - Sư phụ, sư phụ uống trà ạ. - Lương vừa nói vừa nhẹ đặt ly trà nóng phảng phất khói thơm lên bàn.

Sư phụ Lương mỉm cười:

- - Con đọc hết chỗ sách mà ta dặn chưa...?

Lương đáp:

- - Dạ thưa sư phụ, con đã đọc xong hết rồi ạ.

Vị đạo sĩ gật đầu, ông vuốt nhẹ chòm râu rồi nói:

- - Khá lắm, quả đúng là người có tư chất thông minh. Con là người có thiên phú từ nhỏ, học một biết mười. Tính tình lại nhân hậu, chỉ mong con sau này thay ta làm việc thiện giúp đời, nhưng đừng phô trương, khoe mẽ, hãy cứ giản dị hành nghề y cứu giúp người dân. Nhớ kỹ lời ta dặn.

Lương cúi đầu kính cẩn nghe lời sư phụ dặn, thấy trên bàn, sư phụ đang đọc một quyển sách, Lương hỏi:

- - Sư phụ, người đang đọc sách gì vậy ạ..?

Vị đạo sĩ trả lời:

- - À, quyển sách này nói về thuật " Giấu Long Mạch ". Đây là một thuật trấn yểm cực kỳ xấu xa. Nó không dành cho những người như chúng ta.

Lương thắc mắc:

- - Vậy sao thầy lại đọc nó..?

Vị đạo sĩ cười lớn:

- - Ha ha ha, câu hỏi hay lắm....Nó xấu nhưng tại sao ta lại đọc..? Bởi vì trên đời này, có những kẻ làm việc xấu, thì cũng có những người làm điều tốt. Ta đọc để lỡ như sau này, có kẻ dùng thuật " Giấu Long Mạch " để làm chuyện ác thì ta còn biết cách để phá giải....Ha ha ha..

Lương hỏi tiếp:

- - Nhưng sao thuật " Giấu Long Mạch " lại là xấu hả sư phụ...?

Vị đạo sĩ trả lời:

- - Long Mạch là nơi tích tụ nhiều vượng khí, có địa mạch mạnh mẽ, dương khí tích tụ có thể lên đến hàng triệu năm, có thể ví Long Mạch như căn nguyên, khởi nguồn sinh khí, năng lượng của cả một vùng đất, thậm chí là của cả một đất nước. Vậy cho nên, những thầy bùa, thầy địa lý luôn cố gắng đi tìm Long Mạch, số ít thì vì lợi ích của chúng sinh, nhưng số nhiều lại muốn độc giữ Long Mạch đó cho bản thân, cho gia tộc của họ. Bởi nắm được Long Mạch, gia tộc sẽ vượng phát, hoặc họ còn có thể điều khiển sự hưng thịnh, vong suy của vùng đất đó. Tuy nhiên, Long Mạch có nhiều nhưng không phải ai cũng nhìn thấy, chỉ những người có khả năng mới phát hiện ra và mỗi loại Long Mạch sẽ được sử dụng theo đúng với những mong muốn riêng của từng thầy địa lý, từng thầy bùa. Nhưng Long Mạch là tinh hoa của đất trời, chiếm giữ làm của riêng chính là nghịch đạo. Do vậy những thầy địa lý, những thầy bùa cao tay họ đã nghĩ ra một cách khiến cho ngoài họ ra, không ai có thể tìm được Long Mạch mà họ trấn yểm với mục đích giữ Long Mạch cho riêng mình. Và đó là thuật " Giấu Long Mạch ". Họ tạo ra một kết giới dựa trên địa hình, địa lý vùng đất đó, khi con bước vào kết giới này, con không thể dùng khả năng của mình để tìm được Long Mạch của họ.

Lương tròn mắt ngạc nhiên:

- - Thực sự có chuyện này sao sư phụ..?

Vị đạo sĩ gật đầu:

- - Có chứ, chuyện kinh thiên, dị lý trên cõi đời này nhiều vô số kể, dù là ta hay con cũng không bao giờ am hiểu hết được.....Chúng ta chỉ cần làm tốt với lương tâm của mình là được....Ha ha ha, nhưng con đừng lo, để tạo được kết giới ấy, người thực hiện phải là một người cực kỳ tinh thông về địa lý, về bùa thuật trấn yểm. Không nhiều người có thể làm được điều này đâu, hơn nữa " Giấu Long Mạch " là đại kỵ, vì ai trấn yểm Long Mạch sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

[......]

- - Thầy Lương, thầy làm sao vậy...? Ra ăn chút cơm đi chứ...? Thầy ngồi thẫn thờ như thế một lúc rồi đấy...?

Nghe giọng trưởng làng, thầy Lương mới sực nhớ ra trời đã tối, bên ngoài im phăng phắc không một tiếng động, khẽ ngồi xuống, tay cầm bát cơm, thầy Lương lẩm bẩm:

- - Thực sự có người làm được điều này sao....?

Cả hai người đang ăn cơm thì con Vàng bên ngoài sủa lên inh ỏi:

" Gấu...Gâu...Gâu....Gâu.."

Hạ bát cơm xuống, ông Vọng đi ra ngoài sân nói vọng ra cổng:

- - Ai đấy...? Ai ở ngoài đó đấy.

Một giọng nói vang lên đáp lại:

- - Là con, con là Tèo cháu của cô Điều đây ạ..

Ông Vọng đáp:

- - À, ra là thằng Tèo, đợi ông một chút. Mày đến giờ này có việc gì đấy.

Ông Vọng tất bật đi ra cổng, 5 phút sau, ông Vọng quay lại, lấy cái đèn pin, bữa cơm ăn còn chưa xong mà hình như ông Vọng định đi đâu thì phải, thầy Lương bèn hỏi:

- - Ủa, bác trưởng làng, cơm ăn chưa hết bát sao đã vội đi đâu..?

Ông Vọng trả lời:

- - Thầy cứ ăn đi rồi để trên bàn, lát về tôi ăn sau....Giờ tôi phải đến ngay nhà bà thầy cúng, bà ấy bảo thằng cháu sang gọi, nhắn là làng có chuyện, cần phải cúng tế gấp. Xưa nay lễ bái trong làng đều do một tay bà ấy làm cả. Thầy ở nhà nhé, tôi đi một chút rồi về.

Thầy Lương lấy làm lạ, ông cố sức kiểu gì cũng không thể luận được chút gì về thiên cơ trong ngôi làng. Không lẽ bà thầy cúng đã phát hiện ra điều gì đó, nhưng nghĩ bụng, chắc có lẽ bà ta ở làng này đã lâu, quen với thổ nhưỡng nơi đây, ít nhiều cũng biết được chút ít. Lòng muốn xin đi cùng để biết thêm một vài manh mối, nhưng ông Lương trộm nghĩ, đi theo sợ rằng bà thầy cúng lại nghĩ ông Lương là người ngoài mà tham gia sâu, sẽ sinh lòng nghi hoặc. Bởi vậy, ông Lương chỉ nói:

- - Vậy bác cứ đi đi, lát về có gì bác nói cho tôi nghe để tôi biết thêm một chút cũng được.

Ông Vọng gật đầu rồi rảo bước rời khỏi nhà, còn lại một mình, thầy Lương ăn nốt bát cơm rồi dọn mâm đũa. 7h tối, trên bầu trời sao sáng lung linh, không khí có chút khô hanh, đang thu mà cảm giác oi bức lạ thường. Tất cả giải thích cho việc, sau trận mưa kéo dài kia, dường như thời tiết bắt đầu hanh khô khắc nghiệt. Thầy Lương bỗng cảm thấy may mắn, bởi nếu như không có cơn mưa kia, chắc có lẽ cả làng này sẽ lầm vào tình trạng khốn đốn bởi thiếu nước sinh hoạt khi mà các nguồn nước ngầm đều đã bị nhiễm độc. Tuy nhiên, nước mưa cũng chỉ có hạn, cùng lắm dùng được 1-2 tháng, nếu trời sau đó tiếp tục không mưa há chẳng phải người dân trong làng cũng đến bước đường cùng hay sao. Hơn nữa, nước ngầm bị nhiễm độc, khả năng lâu dần, đất đai cũng sẽ không trồng trọt được gì nữa. Viễn cảnh tồi tệ đang hiển hiện trước mắt nếu không nhanh dứt điểm nguồn gốc của sự việc.

Suy nghĩ của thầy Lương cũng chỉ là dự đoán, nếu thực sự có kẻ " Giấu Long Mạch " thì lý do tại sao hắn lại làm điều này, tại sao 100 năm qua không xảy ra chuyện gì mà phải đợi tới tận bây giờ. Liệu ngôi làng này còn ẩn giấu bí mật nào đó không ai biết..? Còn nếu Long Mạch không bị giấu thì nó nằm ở đâu, làng này vượng khí tồn tại suốt trăm năm, không thể không có địa mạch, ngược lại địa mạch nơi đây còn rất vượng, có như vậy mới xuất hiện thần bảo hộ cho làng. Dương khí mạnh như thế tại sao không thể nhận biết Long Mạch đang nằm ở đâu...?

Biết như không biết, có như không có, mọi thứ cứ rối tung rối mù, chỉ có một điều chắc chắn đó là làng Văn Thái đang đứng trước một tai họa lớn, nếu muốn toàn mạng, dân làng không còn cách nào khác là bỏ làng ra đi, nhưng đi đâu khi đây là nơi chôn, cắt rốn của họ, lịch sử trăm năm của làng gắn liền ít nhất là 3 đời người dân ở đây. Bỏ làng đi rồi sống ở đâu, sống bằng gì....?

Tầm 8h tối thì ông Vọng quay về, thầy Lương rót nước cho ông Vọng rồi khẽ hỏi:

- - Bác đi công chuyện thế nào...? Có phát hiện được điều gì mới không..?

Ông Vọng đáp:

- - Bà Điều thầy cúng có nói, do dân làng năm qua không tu sửa đình làng, không đúc tượng thần Thành Hoàng nên thần giận trút tai ương lên đầu dân chúng.

Ông Lương nheo mày:

- - Đúc tượng thần Thành Hoàng là sao...? Tôi nhớ không lầm thì ở đình đã có tượng thờ thần Thành Hoàng rồi mà..?

Ông Vọng nhấp ngụm nước rồi chép miệng:

- - Không giấu gì thầy, năm ngoái xong vụ mùa, như mọi năm, dân làng có giết trâu cúng tế thần ở sân đình, mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng gieo trồng tươi tốt. Mổ trâu xong, dân làng đem đầu trâu tế trước tượng thần, thì đúng lúc đó, cái bệ nơi tượng thần bị nứt một vết nhỏ. Chỗ nứt đó chỉ nhỏ xíu, nhưng bà Điều thầy cúng nói nghiêm trọng lắm, nói là phải xây tượng mới. Mà thầy thấy đấy, chi phí xây dựng tượng không phải ít, mùa màng bà con thu lại cũng chỉ đủ ăn. Tôi nghĩ không hợp lý nên chỉ cho thợ trát lại vết nứt. Đến năm nay thì xảy ra nhiều chuyện, bà ấy trách móc tôi là trưởng làng mà không biết thờ cúng thần linh, để thần phật nổi giận. Nếu năm ngoái nghe lời bà ấy xây tượng mới thì đâu ra nông nỗi.

Ông Lương lặng im nghe rồi khẽ hỏi thêm:

- - Bà ấy còn nói gì nữa không...?

Ông Vọng kể tiếp:

- - Có chứ, bà ấy bảo 2 ngày nữa làng làm lễ 100 năm, lúc đó phải làm tượng mới để bà ấy thật long trọng, thật lớn để mong thần xá tội. Mà thầy thấy đấy, mới có 2 ngày trong làng đã xảy ra bao nhiêu chuyện, mùa màng coi như mất trắng, người dân bây giờ chạy từng bữa ăn, nguồn nước nhiễm độc. Nếu giờ tổ chức xây tượng, làm lễ lớn, những nhà như nhà cô Xoan, biết đào đâu ra tiền.

Thầy Lương bây giờ mới gật gù, ông nói:

- - Thần phật trên cao là để phổ độ chúng sinh, là bảo vệ cho mọi người. Làng ta năm nào cũng nhớ đến thần, làm lễ, giết trâu tạ ơn thần thì làm sao thần nổi giận được cơ chứ. Chuyện xảy ra trong làng không phải do thần nào trị tội cả, nói như vậy há chẳng phải vu tội cho thần hay sao. Tôi chỉ là người ngoài, can thiệp vào chuyện của làng sợ rằng kẻ gian không đạt được mục đích sẽ đàm tếu, dèm pha. Trong lúc này, một chút của dự trữ cũng là quý giá, đừng đem phung phí. Vài lời này mong trưởng lang suy nghĩ kỹ. Ngày mai, tôi xin phép trưởng làng được đi dạo quanh một vòng làng, biết đâu tôi lại tìm được gì đó. Hôm nay cũng mệt mỏi rồi, trưởng làng nên nghỉ ngơi sớm đi.

Dứt lời, thầy Lương đi ra ngoài hiên, trên tay thầy Lương cầm một quả chuông bạc nhỏ bằng ngón chân cái. Ông lấy một sợi dây gai, luồn qua móc chuông rồi buộc vào cổ con Vàng. Xoa đầu con Vàng, ông khẽ mỉm cười:

- - Đêm nay mày lại vất vả rồi, cái này sẽ giúp mày.

Con Vàng hướng đôi mắt mệt mỏi lên nhìn thầy Lương, nó khẽ liếm tay thầy Lương như muốn cảm ơn.....Trở vào trong, vừa nằm lên giường, khẽ nhắm mắt, thầy Lương chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay........Bên ngoài, màn đêm tĩnh lặng, một tiếng ếch nhái kêu lên cũng không hề có, lúc này đã là 12h đêm......

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.