Thời điểm Lý Tầm còn tại văn quán nhậm chức có viết một bài thơ, cũng chỉ là làm chơi, viết xong liền quẳng ở sau ót, ai biết bài thơ này lại cố tình gây phiền toái cho hắn.
Văn nhân không có chuyện gì liền thích giải thích mò thơ văn của người khác, bên trong thơ của Lý Tầm vừa vặn có cái chữ tiền, lại cùng một câu phía sau liên tiếp, ý tứ chính là tiền tài là vật ngoài thân, không cần cũng được. Ai biết liền bị người khác giải thích đây là ám chỉ đương kim thiên tử.
Lý Tầm bị người hùng hồn cáo trạng thầm nghĩ có bản lĩnh ngươi đừng dùng tiền, bằng không cũng là đối với đương kim thiên tử bất kính.(ý ảnh là ví hoàng đế như tiền bạc mà còn dám xài hả:vv)
Lát nữa vẫn là muốn hướng hoàng đế kêu oan.
Hoàng đế đối với chuyện này không có ý kiến gì, còn rất có hứng thú hỏi Lý Tầm viết bài thơ gì.
Lý Tầm cười gượng: “Hồi bẩm bệ hạ, thần chỉ là làm cho vui, cũng chẳng có gì.”
Hoàng đế dứt khoát không để mắt đến đám thần tử còn đang luận âm mưu, thỉnh giáo: “Trẫm gần đây cũng muốn làm vè, ái khanh không ngại đọc một chút?”
Lý Tầm không thể làm gì khác hơn là đồng ý.
Hoàng đế vừa nghe, phát hiện chuyện cũng liền là như vậy thôi, hai câu cuối cùng nói chuyện tiền tài phú quý sinh sầu lo, lại nói không bằng nâng chén rượu say giác ngộ, quả nhiên chỉ là người khác nghĩ nhiều quá.
Nhân tiện nói: “Chu ái khanh nghĩ nhiều, trẫm lại cảm thấy thơ này của Lý đại nhân rất thú vị, cũng không phải là ám chỉ. Huống hồ đất nước ta rộng lớn, chẳng lẽ còn không dung được một bài thơ?”(1)
Hoàng đế đều lên tiếng, Chu đại nhân có thể làm sao, cũng không thể cùng hoàng đế oán giận, không thể làm gì khác hơn là hô to vạn tuế khen thiên tử thánh minh, nói xong quyết đoán xin cáo lui.
Lý Tầm cũng không nghĩ tới hoàng đế cư nhiên sẽ giúp mình, giống như đang nằm mơ, mơ hồ nói tạ ơn, lại nghe hoàng đế nói: “Trẫm vốn thấy ái khanh làm việc cần cù và thật thà, tính ban thưởng một vài thứ, mà ái khanh lại cho rằng phú quý sinh sầu lo, vậy lần này ban thưởng sợ là không thể cho, miễn cho ái khanh lại sầu lo.”(chết chưa, tự mình hại mình =)))
Lý Tầm trong lòng lộp bộp một chút, phảng phất như bỏ lỡ mấy trăm lượng bạc ròng trắng sáng, nước mắt lưng tròng nói: “Đã là bệ hạ ban cho, thần sao dám giả vờ thanh cao.”
Hoàng đế nói: “Ồ? Thế ái khanh là tình nguyện chính mình sinh sầu lo cũng không nhẫn tâm cô phụ ý tốt của trẫm?”
Lý Tầm nhanh chóng gật đầu: “Bệ hạ thánh minh.”
Hoàng đế nhịn cười nói: “Ái khanh chân tình tha thiết như vậy, trẫm cũng là trăm triệu không đành lòng làm cho ái khanh sầu lo, thôi, việc này vẫn là không cần nhắc lại.”
Không! Bạc của ta!
Mắt thấy ván đã đóng thuyền(2), bạc sắp tới tay vẫn là bay, Lý Tầm gần như muốn hộc máu, lòng như tro tàn.
(1) Chương này hoàng đế nói “Huống hồ đất nước ta rộng lớn, chẳng lẽ còn không dung được một bài thơ?” là mượn từ một câu chuyện trong《 Chính trực ký 》, ghi lại là bài thơ của một người Tống di dân đến nước Lương bị kẻ thù vu cáo, nói hắn “Phỉ báng triều đình, có tâm hướng về nhà Tống”, cuối cùng Lễ bộ phán quyết nói: “Thi nhân ngâm thơ về tình, không thể vu cáo là phỉ báng, cũng không phải đường đường một cái Thiên triều không thể dung được người.”(cái này là chú thích của tác giả không phải của mình nhé, à mà dành cho bạn nào thắc mắc về thời gian thì đây là đang nói về thời Lưu Tống (420 – 479) và thời Nam Lương (502 – 557))