Dạ dày của tôi được lấp đầy bằng món sườn xào chua ngọt, nhưng trong tim
tôi thì vẫn trống hoác. Gió Bắc hình như đang luồn lách vào cả người tôi và cứ thế gào thét.
Tôi lảo đảo bước về nhà, Chu Nhuệ đang ngôi trong phòng tôi chơi game, chẳng buồn ngoảnh đầu lại, hỏi:
“Cậu chạy đi đâu đấy?”
Tôi ợ lên một cái, nói: “Đi tìm chỗ ăn chực.”
Cậu ta ăn chực nhà tôi thành thói quen rồi nên không cảm thấy việc tôi đi
ăn chực có gì là lạ và cũng không hỏi gì thêm, tiếp tục chúi đầu vào
chơi game. Tôi nằm trên giường ngắm cậu ta, dưới ánh đèn, cậu ta rất tập trung, trên khuôn mặt tuấn tú hiện rõ sự căng thẳng. Bảo cậu ta căng
thẳng chắc chỉ có những lúc chơi trò truy sát trong game, chứ ông bố vô
cùng hung dữ và bà mẹ suốt ngày càu nhàu có bao giờ làm cậu ta căng
thẳng đâu, vì họ không nằm trong phạm vi suy nghĩ của cậu ta.
Cái điệu bộ thờ ơ mặc kệ, không để ý gì của tôi hoàn toàn là giả vờ, còn cậu ta mới đúng thật là con người chẳng để ý gì sất.
Tôi bực bội nghĩ, đương nhiên, cậu ta biết rõ mình là con một trong gia
đình, cho dù cậu ta làm gì, bố mẹ cậu ta cũng chẳng thể nói nổi, mà bây
giờ cậu ta có bỏ học giữa chừng như vậy cũng chẳng sao, vì cậu ta có cảm giác an toàn, còn tôi có quá nhiều lí do để dằn vặt. Tôi có đầy đủ điều kiện để tha thứ cho cái tật hay lo lắng của mình.
Nhưng tôi biết như vậy cũng chẳng thể khuyên nhủ cậu ta được. Tôi đã từng chứng kiến
Chu Nhuệ lúc sa sút nhất. Bố cậu ta lúc đó bị phá sản vì xây nhà xưởng,
còn mẹ cậu ta cũng đang bận rộn phụ giúp chồng gánh vác công nợ, chẳng
có lòng dạ nào quan tâm đến cậu ta. Từ một đứa trẻ lúc nào cũng đầy tiền tiêu vặt bỗng trở thành đứa không có cả cơm mà ăn, đến bữa trưa chỉ
biết đến nhà ăn uống canh miễn phí, sau đó chạy đến sân vận động nằm
phơi nắng. Tôi lạnh lùng nhìn cậu ta như thế được hai ngày, sau đó bước
đến đá cậu ta một phát, rồi lấy chiếc bánh bao mang từ nhà dúi vào tay
cậu ta. Cậu ta nhận lấy, ngồi bật dậy, ăn ngấu nghiến, không hề có ý
định từ chối.
“Này, đây là bữa trưa của con Lai Phúc nhà tôi, nó không muốn ăn nên cậu mới gặp may đấy.”
Cậu ta cười ha ha. “Ồ, thế thì tôi phải cảm ơn con Lai Phúc nhà cậu!”
Thấy cậu ta ăn rất vui, tôi cũng mừng, quên mất rằng tôi định mắng cậu ta
một trận, báo thù việc cậu ta bảo tôi là con búp bê xấu xí tóc xù.
Buổi trưa ngày hôm sau, cậu ta tự động theo tôi về nhà, còn bảo là để tôi
khỏi mất công đưa cơm đến trường cho cậu ta. Cứ như vậy, cậu ta ở nhà
tôi, ăn cơm nhà tôi gần một năm, thích làm gì thì làm, thích ăn thì ăn,
cho dù có cãi nhau với tôi cũng không tức giận bỏ đi nữa, mà cũng chẳng
có vẻ e dè kiểu ăn nhờ ở đậu. Cái kiểu thản nhiên như không của cậu ta
khiến bố tôi tức phụt khói, nửa đùa nửa thật nói rằng cả đời cậy ta nếu
không đi đường vòng thì chắc chẳng làm nên nghiệp lớn.
Còn tôi
cùng lắm cũng chỉ đến nhà dì Hồng ăn ké món móng giò vì là hàng xóm với
nhau từ khi tôi sinh ra, dì ấy với bố tôi cũng có ít nhiều tình cảm nên
đối xử rất tốt với tôi.
Đúng vậy, tôi có thể giả bộ như chẳng để ý đến điều gì, nhưng tôi lại không thể tỏ ra thản nhiên được.
Thực ra, tận sâu trong cõi lòng, tôi hiểu rõ chuyện hoang đường mà hàng xóm
truyền tai nhau, tôi đã phải mất bao nhiêu sức lực, lừa gạt bản thân bao nhiêu lâu, giờ mới vỡ lẽ thì ra chỉ là vô ích.
Trong lúc mơ
màng, tôi có cảm giác ai đó đang vuốt má mình, tôi lập tức tỉnh dậy, hầm hầm đẩy Chu Nhuệ đang đứng trước mặt. “Cậu có tin là tôi đuổi cậu ra
ngay bây giờ không?”
Với vẻ mặt vô tội, cậu ta nói: “Tôi có phải loại người nhân lúc cậu ngủ say lén lút sờ mó cậu đâu, làm sao cậu lại khóc thế hả?”
Lucsnayf tôi mới phát hiện khoé mắt vẫn còn ướt đẫm, tôi láy ống tay áo quệt đi, rồi thầm nghĩ mấy hôm nay đúng là mình rất kỳ lạ, động một tí là chảy
nước mắt, mềm yếu đến nỗi bản thân cũng không thể chấp nhận nổi.
“Rốt cuộc là làm sao?”
“Chẳng làm sao cả.” Tôi cấm cảu đáp.
“Ngày trước cậu không thế, có chuyện gì cậu cũng kể hết với tôi.”
Đó chỉ là ảo giác, giống như dì Hồng cảm giác bố tôi chẳng bao giờ mở lòng với ai vậy, tôi cũng thế. Tôi bực bội hay vui mừng đều nói ra miệng, có lúc giống như người đang lảm nhảm vậy, nhưng có bao giờ nói thật lòng
mình với bất cứ ai đâu.
“Cậu không giống tôi. Tiểu Hàng, cậu chưa bao giờ làm những chuyện vô trách nhiệm, bừa bãi cả. Tôi biết chắc chắn là cậu đã gặp chuyện không vui, nếu không thì đã không từ trường chạy
về đây. Cứ để trong lòng không nói ra, cẩn thận bị ung thư đấy!”
Tôi điên tiết. “Không biết nói thì cậu im miệng cho tôi nhờ, để tôi yên tĩnh được không hả?”
Cậu ta lườm tôi, rồi bỗng chạy ra ngoài, lát sau lại chạy vào, nhét vào tay tôi túi chườm nóng. Tôi ôm chặt lấy, lẩm bẩm: “Thật là ghét cái mùa
đông này!”
“Tôi cũng ghét mùa đông ở nước Anh lắm!”
“Chu Nhuệ, có phải tôi là người kém cỏi lắm hay không?”
Chu Nhuệ nhìn tôi đầy vẻ hoài nghi. “Cậu hy vọng tôi nói cho cậu biết cậu
kém cỏi chỗ nào à? Vậy thì cho một vài gợi ý đi, không tôi lại tiện
miệng nói ra những điều không nên nói, rồi cậu lại trả thù tôi.”
Tôi nhắm mắt lại không thèm để ý đến cậu ta. Cậu ta liền huých tôi một cái, cười. “Này, rõ ràng cậu biết là cậu có kém cỏi hơn nữa thì tôi vẫn
thích cậu mà, sao lại còn hỏi vấn đề này.”
Tôi vốn rất cảm động,
nhưng lại bật ra tiếng cười khổ não. “Có phải vì tôi cho cậu ăn cơm nhờ
một năm không? Thế thì cậu tốt hơn Lai Phúc đấy, tôi nhặt nó về, nuôi nó năm, sáu năm rồi mà nhìn thấy tôi nó còn lười vẫy đuôi cơ đấy.”
Cậu ta trừng mắt lườm tôi, tôi đợi cậu ta trở mặt mắng mỏ, nhưng cậu ta chỉ nhún vai. “Sớm muộn cũng có ngày tôi cũng giống Lai Phúc đá đít cậu,
lúc đó cậu sẽ biết thế nào là hối hận.”
Tôi không nhịn được bật cười ha ha. “Có phải cậu mơ tưởng đến cảnh đó không?”
“Ừ, thế nên bây giờ tôi mới cố gắng đối xử tốt với cậu, để cậu quen dựa dẫm vào tôi.”
“Tôi nói thật với cậu nhé, nếu cậu không có một khuôn mặt đẹp trai, suốt
ngày gây sự chú ý, vênh vang kiêu ngạo, chỉ khiến người ta thấy ghét,
lại đói đến nỗi hai mắt lồi ra, không nói nên lời thì tôi đây đã không
thèm ném hai cái bánh bao cho nhà cậu.”
Cậu ta tỏ vẻ vui mừng
hoan hỉ. “Tôi biết ngay là cậu thèm nhỏ dãi nhan sắc của tôi mà lị, no
problem(1), tôi chấp nhận, cậu cứ lợi dụng thoải mái.”
Tôi bỗng
lùi về phía sau dựa người vào thành giường. “Thật sự phục cái da mặt dày của cậu. Cậu muốn cảm ơn thì cảm ơn bố tôi ấy, không cần phải cảm ơn
tôi đâu. Nếu ông ấy mở miệng nói đuổi cậu đi, tôi đã tiễn cậu ra khỏi
nhà từ lâu rồi.”
“Được rồi, được rồi, tôi không chấp nhận động cơ của cậu, tôi cũng chẳng muốn nhắc đến chuyện này nữa. Có muốn tắm nắng
một trận đã đời không?”
“Tắm kiểu gì? Lấy một cái gương thật to ra á?”
“Tôi đưa cậu đi Hải Nam chơi vài ngày cho nhẹ lòng, ở đó nhiều nắng lắm, có
thể nắm trên bãi biển vừa tắm nắng vừa uống nước dừa, đảm bảo bao nhiêu
phiền muộn sẽ trôi tuốt.”
Cũng giống như lần trước cậu ta đề nghị tôi đi cùng, trong lòng tôi cũng hơi dao động, Cậu ta như nhìn thấu tim gan tôi, càng mạnh dạn thuyết phục: “Tâm trạng buồn bực thực ra có liên quan rất nhiều đến thời tiết đấy. Tôi có đọc qua một bài viết là: Tại
sao tỷ lệ tự sát ở quốc gia có chế độ phúc lợi cao và an nhàn như Phần
Lan lại cao như vậy, đó là vì mùa đông ở đất nước đó quá dài, cơ hội tắm nắng quá ít. Phải ở trong cái chăn bí bách này, chi bằng ra ngoài đi
dạo, Tôi nói thế có đúng không nào?”
Tôi gật đầu khiến cậu ta bất ngờ. “Vậy đợi bác Hà về, cậu nói với bác ấy chuyện này xem sao nhé!
Này, bác ấy sẽ không tức giận đến nỗi giữa mùa đông giá rét này cũng
đuổi cổ tôi ra ngoài đấy chứ? Mà nếu không đuổi thì bộ dạng này của cậu
càng khiến bác Hà lo lắng đấy.”
“Hừ, ông ấy phải lo nhiều chuyện lắm, đâu đến lượt lo cho tôi.”
“Tiểu Hàng, xin lỗi, chị không làm phiền em đấy chứ?”
Hứa Khả đứng trước cửa phòng tôi, lặng lẽ nhìn tôi, tôi cũng nhìn chị ấy.
Lúc chị ấy vừa đến, tôi đã từng đoán lung tung rằng vị khách xinh đẹp, lạ
hoắc này có lẽ là mẹ của tôi, vì một lí do nào đó mà phải bỏ rơi tôi,
sau mười tám năm, lương tâm day dứt nên trở lại thăm tôi, muốn nhận tôi. Thậm chí tôi còn nghĩ ra bao nhiêu cảnh tượng mùi mẫn, cí dụ như chị ấy với đôi mắt đẫm lệ kể ra hết sự thật, còn tôi thì không hề động lòng,
lạnh lùng đáp lại: “Không cần đâu, không có mẹ tôi vẫn sống rất tốt.”
Nhưng bây giờ tôi không biết giữa tôi và chị ấy, ai tưởng bở hơn ai.
Tôi mệt mỏi nói: “Em đã bị làm phiền rồi. Nhưng chẳng thể trách chị được,
sớm muộn gì cũng có ngày này thôi. Chu Nhuệ, cậu lên tầng trên đi, tôi
có chuyện muốn nói với chị ấy một lát.”
Ánh mắt nghi hoặc của Chu Nhuệ lướt nhìn hai người chúng tôi, rồi không nói năng gì, cậu ấy bước
ra ngoài. Chị Hứa Khả bước vào, ngồi xuống, tôi lật một góc chăn lên,
nói: “Chị đắp chăn vào đi, buổi tối trời lạnh lắm.”
Chúng tôi đắp chung chăn và ngồi sát vào nhau, lắng nghe gió bấc thổi qua đám lá cây
còn sót lại trên cành, mang theo hơi lạnh thê lương của mùa đông.
“Chị nói rằng mẹ chị là bác sĩ, còn bốem chỉ làm công việc mà chay ở một
thị trấn nhỏ. Khoảng cách giữa họ lớn đến nỗi dùng năm ánh sáng cũng
không đo đếm được, như vậy hai người họ làm sao ở bên bên nhau được?”