Nếu Như Yêu

Chương 4-2



Chiều Ba mươi Tết, tôi đang ở siêu thị mua đồ thì nhận được một cuộc gọi từ số máy lạ.

"Hứa Khả, chào chị."

Tôi không có chút ấn tượng nào với giọng nói này, nên đành hỏi: "Xin lỗi, ai đây?"

"Du Vịnh Văn. Chị còn nhớ cái tên này không?"

Đương nhiên là tôi còn nhớ. Tôi hỏi: "Có chuyện gì không?"

"Tôi muốn gặp chị nói chuyện, được không?"

Tôi từ chối dứt khoát: "Không cần gặp đâu."

"Từ chối thẳng thắn như vậy, tôi tin là chị đã biết tôi muốn nói đến chuyện gì rồi."

Tôi nắm chặt điện thoại, đứng giữa siêu thị rộng mênh mông, người qua kẻ lại như mắc cửi, bên tai ngập tràn bài hát chúc mừng năm mới: "Chúc mừng, chúc mìmg, chúc mừng bạn..."* Không khí vui vẻ tràn ngập khắp nơi, năm nào cũng vậy. Trong điện thoại vọng đến tiếng nói của cô ta, nhỏ nhẹ, mềm mại, nhưng rất rõ ràng, dường như có thể xuyên thấu tận đáy lòng.

(*) Bài hát: Chúc mừng bạn. Nhạc và lời: Hoàng Trêm; Ca sĩ: Trương Mạn Lợi

"Trốn tránh cũng không có ích gì, chị Hứa Khả ạ. Chúng ta cần gặp nhau, ngồi nói chuyện thẳng thắn. Chị nghĩ kĩ đi rồi điện lại cho tôi, gọi theo số này, thế nhé!”

Tôi vẫn mua đầy đủ các thứ theo danh sách đã liệt kê rồi đến nhà bố, đeo tạp dề, bắt đầu chuẩn bị nấu bữa tối Giao Thừa. Bố vẫn làm việc nhà rất vụng về, nhưng có vẻ hôm nay trời “sắp sập” hay sao mà bố lại giúp tôi nhặt rau, chuyện trò thân thiết, nào là: cô tôi lên chức bà nội; con dâu của chú tư cũng đã có mang, hai đứa con chú vẫn ở Thượng Hải năm nay không về ăn Tết, thím tư vì chuyện này mà rất buồn; bà cô thứ hai của tôi định ngày kia sẽ lên đây ở vài ngày, tiện khám bệnh luôn...

Tói biết bố đang muốn trò chuyện để kéo gần khoảng cách giữa hai bố con. Tôi rất cảm kích trưóc sự cố gắng của ông, thế nên cũng trả lời lại. Đột nhiên, tôi nghe bố hỏi: "Khả Khả, sao con không bao giờ về nhà Á Âu ăn Tết? Là phụ nữ thì không nên ích kỷ, làm nũng quá, mà nhà chồng cũng nghĩ con không tôn trọng họ."

"Con cũng không phản đối về nhà anh ấy ăn Tết, nhưng anh ấy nói rằng tết nhất chỉ muốn nghỉ ngơi, không muốn phải chen lấn đi mua vé ngồi xe khách, hay bay đi bay về, như thế rất phiền phức, mệt mỏi."

Bố tôi quả nhiên không tán thành, nói: "Quan hệ giữa con rể và bố mẹ nó hình như không đuợc tốt lắm."

Đúng là như vậy. Quê của Tôn Á Âu là một thành phố loại ba cách chỗ chúng tôi ở hơn một nghìn kilomet. Dù kết hôn đã gần sáu năm nhưng anh chỉ dẫn tôi về nhà một lần, ở lại có một ngày, ăn cơm ngoài tiệm, buổi tối còn ở khách sạn, cuộc trò chuyện giữa tôi và bố chồng còn chưa quá mười câu. Sau đó, anh ấy chỉ thỉnh thoảng liên lạc với bố mẹ qua điện thoại, Tết đến thì gửi một khoản tiền vào tài khoản của bố mẹ, nếu không có việc gì quan trọng và cần thiết thì không bao giờ về quê. Tôi cũng đã từng hỏi anh lý do, anh chỉ hờ hững trả lời: “Không phảo gia đình nào cũng đầm ấm, vui vẻ để có thể ở lại lâu.”

“Khả Khả, các con cũng nên nghĩ đến việc sinh một đứa đi!”

Tôi ngạc nhiên, đây là lần đầu tiên bố nói với tôi chuyện này, trước đây chỉ có duy nhất một lần, mẹ khéo léo nhắc đến vấn đề này, bảo tôi không nên vì công việc bận rộn mà để lỡ độ tuổi sinh đẻ thích hợp. Sau khi tôi thẳng thắn nói với mẹ rằng mình không có kế hoạch sinh con, mặc dù tỏ ra rất ngạc nhiên nhưng mẹ cũng không nói gì nên lúc đó tôi đã thở phào nhẹ nhõm.

"Dạo trước bố bảo mẹ hãy giục con, hoặc đưa con đi kiểm tra xem thế nào, mẹ con nói là muốn tôn trọng cách nghĩ của con. Bố không hiểu, kết hôn rồi sinh con không phải là chuyện rất tự nhiên của phụ nữ sao?"

Do dự hồi lâu, cuối cùng tôi nói: "Chúng con đều thích sống yên tĩnh, trước khi kết hôn cũng thỏa thuận với nhau là không sinh con."

"Sống yên tĩnh ư?"

Đến lượt bố tôi ngỡ ngàng, tôi biết động cơ không sinh con hoàn toàn nằm ngoài phạm vi thấu hiểu của bố. Thực sự tôi không biết giải thích thế nào, đành đánh trống lảng: "Bố, nhà mình chỉ có xì dầu sẫm màu, hết xì dầu nhạt màu rồi, bố xuống nhà mua cho con một lọ nhé!"

"Đều là xì dầu cả, cần gì phải mua cả hai thứ làm gì!"

Dù nói như thế nhưng bố vẫn đúng dậy đi ra ngoài. Mấy phút sau, Tử Đông về, bước vào bếp, nó kêu lên rất khoa trương: "Chị, em không thể tin nổi, đây là những món chị nấu sao?"

"Hừ, thế không lẽ là nàng tiên Ốc biến ra à?

Nó cười. "Em và bố ăn uống qua loa lắm. Có lúc bố còn mua cơm ngoài hàng về ăn tối. Nếu cứ như vậy, chắc em phải học nấu ăn quá!"

Tôi ngẩn người, tự trách mình. "Gần đây nhiều việc quá, sau này đến cuối tuần, chị sẽ cố gắng đến nấu cho hai người ăn."

"Sao có thể trách chị được. Thế cái cô gái tên Từ Hàng đó đi rồi à?"

"Bố cô bé đón về rồi."

Em trai tôi thở phào, nói: "May quá! Chị đón cô ấy lên thành phố, nhỡ xảy ra chuyện gì thì không gánh nổi trách nhiệm đâu."

"Em chỉ cần nghĩ không có chuyện gì xảy ra là được." 

"Vì cô ấy là người chúng ta không thể gánh nổi trách nhiệm. Chị à, chuyện này đến đây thôi nhé, đừng nhắc đến nữa, được không?

"Nếu đổi lại, nhóm máu của em không cùng với nhóm máu của người trong nhà, em sẽ nghĩ thế nào?'

Em trai tỏ ra bối rối. "Đúng là em không nên suy nghĩ ích kỷ như vậy."

Thời gian này, em trai tôi luôn cố gắng an ủi tôi, khiến tôi cảm thấy áy náy. Xoa đầu nó, tôi bảo: "Cho dù có bao nhiêu chuyện thay đổi, nhưng em vẫn là em trai của chị, ít nhất thì khi nghĩ tới điều này, chị cũng thấy được an ủi."

Em trai cười mà mặt mày méo xẹo.

Sáu giờ tối, tôi đã nấu cơm xong, nhưng Á Âu vẫn chưa đến. Bố tôi bảo tôi gọi điện giục anh ấy. Tôi nói: "Không cần đâu ạ, công ty anh ấy có việc, anh ấy bảo chúng ta không phải đợi đâu ạ."

Chúng tôi ngồi xuống ăn cơm, không khí bỗng nhiên trầm lắng hẳn. Nhưng chúng tôi đều có thói quen không nói chuyện trong khi ăn. Lúc sắp ăn xong thì Á Âu mới về. Bố tôi lập tức bảo tôi nấu thêm hai món nữa, tôi liền vào bếp thái măng. Trong lúc không đế ý, con dao tôi cầm trượt một đường vào đầu ngón trỏ tay trái, máu cứ thế tuôn ra. Tôi vội vàng vứt dao xuống, nắm chặt ngón tay thất thanh gọi Tử Đông. Em trai tôi và Á Âu cùng chạy vào. Á Âu vội vàng hỏi:

Có cần đi bệnh viện không?"

Tôi lắc đầu, Tử Đông nhanh chóng chạy đi lấy hộp thuốc, kiểm tra qua vết thương, nói: “Không sao đâu, may mà có móng tay chắn đỡ, nếu không, với con dao sắc thế này thì chị phải đi viện đấy.”

Em trai sát trùng, băng bó cho tôi xong, cười, bảo: "Để em xào rau cho, chị và anh rể ra ngoài nghỉ đi.” "

Cơm nước xong, Tử Đông ở lại với bố, còn tôi và Á Âu xin phép ra về. Anh nắm cổ tay tôi, nhấc lên kiểm tra rồi hỏi: "Có đau không?"

"Không sao."

Em để xe của em ở đây, ngồi xe anh về!"

"Không cần đâu."

Tôi rút điện thoại ra, tìm dãy số điện thoại gọi đến máy mình lúc ở siêu thị, giơ lên trước mặt anh, nói: "Số điện thoại này chắc anh quen hơn tôi?"

Ánh mắt anh dừng lại trên màn hình điện thoại, không nói câu nào.

"Tôi không ngờ gặp lại người quen cũ. Như thế có nghĩa là cô ấy đã học xong và về nước rồi? Nếu tôi đoán không lầm, cô ấy về lúc mẹ tôi đang bị ốm, đúng không?"

Anh có vẻ ngầm thừa nhận.

"Cô ấy muốn nói chuyện với tôi, nhưng tôi không có hứng thú. Ngày mai, dì tôi đến, tôi không muốn cãi nhau với anh trước mặt dì. Anh hãy xử lý cho xong chuyện này đi, trước lúc đó, đừng về nhà."

Anh nhìn điện thoại, rồi lại nhìn tôi, dưới ánh đèn đường mờ tối, tôi không nhìn rõ vẻ mặt của anh. Tôi tiện tay bỏ điện thoại vào túi xách, rồi lục tìm chìa khóa xe. Bỗng anh nắm lấy cổ tay tôi.

"Em chịu đựng như thế có thấy khổ không?

"Không. Mặc dù hôm nay có người muốn nổi loạn, nhưng tôi không muốn cãi nhau trong những ngày này.”

"Vừa nãy ở trong bếp, em bị đứt tay, phản ứng đầu tiên của em không phải là gọi anh, anh biết đã có chuyện không ổn rồi."

"Anh nghĩ nhiều quá rồi, Tử Đông là bác sĩ mà.”

"Phản ứng đầu tiên là bản năng, không phải là chọn lựa lí trí. Em không muốn nói chuyện với cô ấy, cũng không muốn anh giải thích, chắc trong lòng em đã có quyết định rồi."

Tôi chẳng còn gì để nói, hất tay anh ra, cầm chìa khóa xe tra vào ổ rồi cứ thế lái xe một mạch về nhà.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.