Lúc tôi về nhà thì cô đó đã đi rồi, bố tôi đang kéo nhị hồ, tôi dừng bước trước sân lắng nghe, đó là bài “Giang Hà Thủy*”
*Nước sông Trường Giang và Hoàng Hà
Bố tôi rất thích Lưu Đức Hoa, nhưng ít kéo bài này vì bố đã từng nói trong bài này chứa đựng tình cảm rất mãnh liệt, hôm nay bố kéo bài này thì cũng lạ thật. Trong tiết trời lạnh giá, tiếng đàn kéo lên nghe đìu hiu tang thương vô cùng.
Tôi đứng đợi bố kéo xong bài thì mới vào, ngồi trên chiếc ghế thấp cạnh bố,ngả đầu dựa vào chân bố. Bố đặt cây đàn nhị hồ xuống, thở dài: “Con đã là con gái lớn rồi, ngồi cũng phải ngồi cho ra dáng chứ”.
“Nếu con thật sự là con gái ruột của bố, bố sẽ không nói với con những lời này đâu”.
Bố nói dở khóc dở cười: “Cái con bé ngốc này, con trai lớn xa mẹ, con gái lớn xa cha, cho dù là ruột thụt hay không ruột thịt thì cũng giống nhau cả thôi”
“Chẳng giống nhau chút nào, đừng có lừa con!”
Bố cầm hai tay tôi chập lại vào trong lòng bàn tay mình. Bàn tay bố thô ráp, dày ấm, cảm giác hoàn toàn khác với tay của Chu Nhuệ. Không hiểu sao tôi lại muốn khóc.
“Con nhìn con xem, không phải bố đã nói với con, bảo con không được nhớ đến chuyện này nữa sao!”.
Tôi hiểu bố nói hoàn toàn đúng nhưng vẫn càu nhàu: “Con mặc kệ, bố không được phép có con gái mới là không cần đến con nữa, không được phép đối xử với người ta tốt hơn con”
“Lại nói linh tinh nữa rồi”.
Tôi đột nhiên ngẩng đầu nhìn chằm chằm vào bố, bố không hiểu ra làm sao, liền hỏi: “sao thế?”.
“ Lần này bố không còn nói bố chỉ có một đứa con gái là con nữa. Cái cô gái đến sáng nay là ai vậy ạ? Cô ấy nói gì với bố? Bố có định nhận chị Hứa Khả không?”
“Tiểu Hàng, nếu con dùng trí thông minh của con vào bài vở, chắc cũng đỗ vào trường đại học Bắc Kinh hay Thanh Hoa đấy”
Tôi biết bố đang chọc cho tôi vui nhưng tôi chẳng thể cười nổi, chỉ thờ thẩn nhìn bố. Một lúc sau mới nói nhỏ: “Con không hỏi nữa, bố muốn nhận thì nhận đi ạ!”.
Tôi quay đầu lại nhìn bố, nhưng bố lại chẳng nói gì. Tôi gật đầu. “Đừng để con nghĩ ngợi lung tung nữa được không? Bố không cần nói nữa, con hiểu rồi”.
“Chị ấy cho dù tốt hơn con bao nhiêu, cho dù là con gái ruột của bố đi chăng nữa, bố cũng đừng bỏ con!”-Thực ra tôi rất muốn nói ra câu này nhưng kìm lại được. Cảm giác bất an, lo lắng của tôi đã đến lúc không thể chịu đứng thêm được nữa. Nếu để mặc bản thân, một mực bắt bố hứa, có lẽ tôi sẽ bị tẩu hỏa nhập ma và khiến bố tôi càng thêm khó xử.
Kì nghỉ đông kết thúc, tôi trở lại trường học trên thành phố.
Thông thường, sau ba năm học ở ngôi trường luôn đòi hỏi tỷ lệ lên lớp cao thì những học sinh đỗ đại học đều có cảm giác được giải thoát, nhưng tôi thì không. Một mặt, bống nhiên biết mình là đứa trẻ bị bỏ rơi khiến tôi bị một cú sốc lớn; mặt khác, tôi không thể thích nghi được với cuộc sống thành phố.
Trước đó, tôi chưa hề thích cuộc sống ở thôn nhỏ lý tập, nơi từ tên thôn đến dân làng đều rất bình thường, nhạt nhòa, một phần ba người dân trong thôn tôi biết, hai phần ba tôi thấy quen mặt và tất cả mọi người đều biết tôi là đứa con gái mà thầy Hà nhặt về. Tôi có bạn cùng lớp, bạn cùng chơi, cho dù không phải là người nhạy cảm lắm nhưng tôi cũng biết mình khác họ. Giống như con lạc đà không bướu lạc giữa bầy cừu vây, tuy bầy cừu không cố tình vạch ra một khoảng trống để cô lập lạc đà, nhưng dù lạc đà có cố gắng đến thế nào cũng thấy mình nhỏ bé và bị đẩy ra phía ngoài, không thể hòa nhập được.
Lên thành phố bỗng nhiên các giống loài trở nên phong phú, ta có thể gặp bất cứ nơi đâu, không chỉ có “bầy cừu” mà còn có những người với xuất thân, tính cách, hoàn cảnh khác nhau, giống như bước vào một vườn bách thú không bị nhốt, không có ai đặc biệt chú ý tới một con lạc đà không bướu như tôi
Vốn dĩ, tôi có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng hóa ra hoàn toàn ngược lại, tôi cảm thấy rất cô độc và có chút sợ hãi. Lúc này tôi mới biết, thì ra tâm hồn tôi đã bị thị trấn nhỏ nơi tôi sống biến thành một con cừu mất rồi.
Nằm lì ở kì túc xá không đi học tất nhiên chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tôi định làm một sinh viên chăm chỉ, ngoan ngoãn, ít nhất xứng đáng với tiền học phí bố đóng cho tôi.
Triệu Thủ Khác rất tán thành sự thay đổi của tôi, còn bảo coi như tôi là một đứa có thể dạy dỗ được, anh còn nghiêm túc lên kế hoạch cho tôi “Bây giờ tỉnh ngộ vẫn chưa muộn, chuyên ngành của em là kinh tế với và thương mại quốc tế, em có ưu thế là phạm vi chọn nghề rất rộng, nhưng ngược lại chuyên nành này cũng có nguy cơ bị đào thải rất lớn, thế nên song song với việc học tốt chuyên ngành, em cần tăng cường về kinh nghiệm nghề nghiệp, ví dụ như học thêm một bằng nữa, học tốt tiếng Anh, đừng nghĩ vượt qua cấp bốn là OK, ít nhất cũng phải đạt được cấp tám. Sau khi tốt nghiệp ra trường, em có thể thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan. Lúc đó em đi tìm việc thì không có vấn đề”.
Tôi đành phải gật đầu nghe chủ dạy, sau đó thuận miệng hỏi: “Anh và bạn gái anh thế nào rồi?”
“Vẫn thế”
Tôi định truy hỏi đến cùng: “Vẫn thế là thế nào?”
“Mẹ anh bảo em thăm dò à?”
“Trước khi đi, em lại ăn một bữa móng giò sốt chua ngọt của dì, nếu không mang tí tin tức tình báo nào về cho dì thì không hay lắm”
Anh dở khóc dở cười: “Em nói chuyện tử tế có được không?”
“Em có một linh cảm rất mãnh liệt, đó là nếu như em thực sự tử tế thù anh sẽ không thèm để ý đến em nữa”.
“Tốt lắm, để sau này anh không làm phiền em nữa, em hãy cố gắng sống thật tử tế vào”
Dù tôi có tranh cãi thế nào thì cũng không thắng được anh, tôi bèn giở trò: “Anh hãy nói chi em biết đi, ít nhất bây giờ em sẽ không làm phiền anh nữa, như thế không phải tốt hơn sao?”
Anh không chịu nổi trò dai dẳng của tôi, đành nói: “Bọn anh vẫn bình thường, nhưng anh nghĩ anh và cô ấy không có tương lai”.
“Tại sao?”
Anh còn hỏi ngược lại tôi : “Em còn nhớ là cô ấy đã nói gì với em không?”
“Đồ con gái nửa quê nửa tỉnh, giả bộ , già mồm” Tôi không thể kể ra một loạt, co f không kìm được bật cười: “Chắc chăn là trước mặt anh, chị ấy còn nói nhiều hơn”
“Đừng quên anh và em là hàng xóm, nhà anh ở đối diện nhà em, em là một cô gái thị trấn, anh chẳng qua cũng chỉ là một chàng trai thị trấn không hơn không kém”
“Em nghĩ chị ấy nói những câu chung chung thôi, chẳng qua chị ấy ghét em nên mới cố tình nói những lời cay nghiệt làm em bực tức, chứ không phải ám chỉ gì anh đâu”
“Cô ấy lớn lên ở thành phố nên trong tiềm thức đã tự cho mình quyền kiêu hãnh, tự hào hơn chúng ta mà”
“Này, anh đừng có mà nhạy cảm như thế được không? Chị ấy là bạn gái anh, hơn nữa lại ghen rất kinh, chắc là vì lo lắng”
Anh lạnh lùng nói: “Sự thực là như vậy. Nếu anh thi đỗ cao học, sau khi tốt nghiệp tìm được công việc kha khá thì sau này anh và cô ấy may ra mới có chút khả năng, nếu không chia tay cũng là chuyện sớm muộn thôi”.
Tôi không đồng ý với suy nghĩ của anh: “Anh không tận hưởng hạnh phúc của tình yêu đi, sao cứ lo lắng về chuyện chia tay chia chân làm gì, đúng là lo bò trắng răng.”
“Hừ, cô cũng đang sống và hưởng thụ cuộc sống hiện tại đấy, vậy cho tôi hỏi, cô có cảm thấy vui với cuộc sống hiện tại không?”
Tôi ngớ người.
“Trong cuộc sống đâu có nhiều chuyện khiến người ta trở nên vui mừng một cách ngốc nghếch, đúng không nào? Anh đã nói rồi, em ở cạnh Chu Nhuệ nhiều chỉ khiến cho IQ của em xuống dốc không phanh thôi.”
Chu Nhuệ tuyên bố tuyệt thực. Bố cậu ta không hề tỏ ra bất ngờ mà còn đánh một trận rất đau. Cậu ta đành kêu gào thảm thiết xin tha, nhưng dù như thế nào cũng không đồng ý quay trơ lại nước Anh. Bố cậu ta đánh đến nỗi mỏi tay, chẳng còn cách nào khác, đành âm thầm đồng ý với mẹ cậu ta, chuyển cậu ta đến một trường đại học ở trên thành phố là nơi liên kết đào tạo với một trường đại học nước ngoài, có cấp văn bằng quốc tế. Người sáng suốt sẽ biết ngày là bố mẹ cậu ta đang đăt cậu ta ở tình trạng tạm bợ. Nhắc đến cậu ta, anh Triệu Thủ Khác tất nhiên sẽ có chút coi thường.
“Nói thẳng ra, nhờ phúc của bố cậu ta, ít nhất cậu ta cũng có một số vốn để tiêu pha hoang phí. Nhưng em lại khác, Từ Hàng, đối với em mà nói, cuộc sống hôm nay chỉ là một ngày bình thường, và rồi nó cũng sẽ nhanh chóng trở thành ngày hôm qua, thời gian bốn năm đại học chẳng mấy mà kết thúc. Chúng ta từ một làng quê nhỏ bé lên đây, không có ô dù, không có hậu phương vững chắc, ở đây có biết bao nhiêu người có xuất sắc hơn em, gia đình họ có điều kiện hơn em, cố gắng nỗ lực hơn em. Bây giờ em không lo lắng thì tương lai chính là thời điểm khiến em lo lắng”.
“Anh đúng thật là... Em hỏi anh nhé, lúc bình thường, anh cũng nói chuyện với Đồng Nhã Minh như thế này à?”
Anh nhướng lông mày lên, mỉm cười. Từ nhỏ tới lớn, anh luôn coi tôi là kẻ ấu trĩ , chỉ cầm ban phát một nụ cười kì quái cũng sẽ đánh gục được tôi “Cô ấy không cần anh phải dạy. Cô ấy là con gái duy nhất trong gia đình. Bố mẹ cô ấy, một người làm nghề giáo, một người mở công ty, họ thừa khả năng sắp xếp chu đáo cho cuộc sống của cô ấy. Họ không cần cô ấy đi làm thêm, đại khái yêu cầu duy nhất của họ là không cho phép cô ấy tìm một người có điều kiện không tốt làm ảnh hưởng tới cuộc sống của cô ấy. Từ Hàng, bố em có thương em như thế nào cũng chỉ là một người lo phụ trách tang ma, không thể sắp đặt cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cho em được. Nếu không có trình độ, bản lĩnh thực sự, em rất khó đứng vững được trong cái thành phố này. Nếu trở về thị trấn, may mắn lắm thì sẽ thi đỗ làm một viên chức quèn, tiếp tục cuộc sống của những người em từng muốn thoát ra. Em có muốn như vậy không?”
Cũng giống như mọi lần, một lần nữa, tôi lại bị anh nói làm cho im bặt không đáp trả được câu nào. Không phải là tôi đã bị anh thuyết phục, đối với anh, nhận thức về nhưng khó khăn và nghị lực vươn lên vốn đã là một khả năng bẩm sinh, tôi không thể học theo, nhưng tôi ý thức được rằng, trong những lời anh vừa nói, có một phần đã đụng chạm đúng tâm trạng của tôi, tôi thà sống trộn trong cái vườn bách thú của thành phố còn hơn trở thành một thứ lạc loài ở thị trấn.
Ngoài ra, tôi không có đủ can đảm để hùng hồn tuyên bố rằng mình tình nguyện làm đồ vô dụng.
Đúng vậy, ngay cả sự tự tin để làm nũng với bố và muốn một cảm giác an toàn từ bố tôi cũng không có thì lấy đâu ra tư cách làm đồ vô dụng.