Nghiễn Áp Quần Phương

Quyển 6 - Chương 143: Chờ



Sáng hôm sau ta bảo Yến Nhi bế Đào Căn qua chỗ nghĩa mẫu, kết quả lại gặp Hồ nhị ca.

Hồ nhị ca nghe nói chân ta bị thương thì vội chạy qua hỏi rõ tình huống, sau đó lại ra ngoài tìm được một chiếc xe, muốn đưa ta đến một y quán nghe nói rất nổi tiếng.

Y quán đó đại phu có một ngoại hiệu khá lạ, “Biển Tước”. Đúng, chính là hai chữ này, không phải “Biển Thước” mà là “Biển Tước”.

Về phần vì sao gọi là Biển Tước thì Hồ nhị ca cười toe với vẻ thần bí nói: “Đến đó nhìn ông ấy muội sẽ biết.”

Lúc chúng ta đến y quán còn chưa mở cửa, chúng ta ở bên ngoài đợi một hồi mới đợi được một người râu dài, gương mặt cực kì dẹp đi ra ngoài.

Được rồi, đúng là biển ( = dẹp) nhưng “tước” là từ đâu mà ra?

Ta lặng lẽ hỏi Hồ nhị ca, Hồ nhị ca chỉ cười chứ không nói, hơn nữa nụ cười còn có mấy phần tà ác.

Tước tước, tà ác, trời ơi! Ta bưng miệng như thể bừng tỉnh.

Tên quỷ nào thiếu đạo đức như vậy, đặt ra cái ngoại hiệu thật đáng đánh đòn.

Đi vào ngồi vào chỗ cửa mình, đầu tiên ta kể lại tình hình cho Biển Tước nghe, cũng hỏi ra sự lo lắng của mình. Ông nghe xong, cười lắc lắc đầu nói: “Không như cô nương nghĩ đâu, lúc trật khớp nếu quả có hiện tượng bị tái phát thì cũng cần nẹp lại. Như vậy có thể khiến dây chằng và cơ phục hồi lại nhanh hơn.”

Ta vẫn nghi ngờ hỏi: “Nếu là trật khớp thì hẳn đi lại không sao chứ, vì sao tôi lại đau như vậy?”

Lúc này tiên sinh Biển Tước đang xem nẹp chân của ta, ông nói cho ta biết: “Nếu đau thì chứng tỏ chân cô nương có hiện tượng dễ tái phát. Nhưng cô nương thế này đã là may rồi, có người bị nặng thì chân sưng vù lên, biến hình luôn, sau đó phải nẹp vào nghỉ ngơi hai tháng mới đi lại được đó.”

Ta hoảng hốt, may mà ta không bị nghiêm trọng như vậy, nếu không đợi hai tháng nữa thì chuyện trong cung chắc bị ngâm nước nóng rồi.

Biển Tước kiểm tra rồi nói cho ta biết: “May mà có dấu hiệu dễ tái phát, cũng hơi bị sưng nhưng chưa đến mức đáng sợ. Vết thương của cô nương, chỉ cần nghỉ ngơi 5,6 ngày là tốt rồi.”

Ta nóng nảy, vội nói với ông: “Tôi không có thời gian nghỉ ngơi. Hôm nay tôi phải đi làm. Có thể phiền ông giúp tôi bôi thuốc, để tôi có thể mang nẹp đi làm không?”

“Danh y” Biển Tước trông có vẻ hiền lành lại nhìn ta trợn trừng mắt, râu dựng ngược: “Nếu cô nương không cần cái chân này nữa thì đi làm đi. Cô nương cho rằng trật khớp là chuyện nhỏ sao? Đi lại cũng không sao? Tôi cho cho cô nương biết, trật khớp mà không tĩnh dưỡng cẩn thận thì cũng có thể khiến chân cô nương bị phế bỏ đó. Một khi chỗ bị thương lên mủ, tổn thương đến xương cốt bên trong thì sẽ bị thối rữa. Vậy thì không phải chỉ nghỉ mấy ngày thôi đâu, có khi là mấy tháng đó! Đau đến chết người! Vừa bị trật khớp, xương cốt sẽ rất yếu ớt, cô nương lại không chú ý giữ gìn, rất dễ bị lại, sau đó thành mãn tính. Có người tay động một tí là “rớt”, không làm được việc gì nặng nhọc cả, chẳng khác gì phế vật. Sau đó cứ cách thời gian lại phải nhờ người nối xương, lúc đi lại rất đau đớn đến độ phải kêu cha gọi mẹ đó.”

Ta không dám nói gì thêm, hôm qua lúc nắn lại ta còn đang hôn mê, không có cảm nhận sâu sắc nhưng vừa mới nhìn người khác nắn lại, đúng là kêu như giết heo vậy.

Biển Tước lại bôi thuốc cho ta, sau đó dùng nẹp ban đầu cố định lại, lúc đi còn cố ý dặn dò: “Cô nương, ngươi còn trẻ, xinh đẹp như vậy, nếu chân tàn tật thì rất đáng tiếc. Tôi khuyên cô nương, bất luận thế nào cũng phải nhẫn nại, mấy ngày tới cố gắng nghỉ ngơi một chút, ở nhà tốt nhất là nằm yên một chỗ. Chuyện quan trọng cứ chờ chân khỏe lại rồi hãy tính.

“Cảm ơn đại phu, muội ấy sẽ làm theo lời ông dặn. Muội ấy mà không nghe thì chúng ta sẽ bắt muội ấy phải nghe. Đây là chuyện cả đời, không thể đùa giỡn được.” Hồ nhị ca giành lời, cam đoan với Biển Tước.

Ra khỏi y quán, ta bảo Hồ nhị ca đến cửa hàng, ta và Yến Nhi cùng về là được rồi.

Hồ nhị ca đỡ ta lên xe, để ta và Yến Nhi ngồi trong, huynh ấy lại ngồi cạnh xa phu rồi nói: “Giờ đưa muội về đã, cửa hàng chậm một chút cũng không sao, dù sao cũng có hai tiểu nhị ở đó rồi.

Nói xong xe ngựa rời đi, ta cùng đành mặc huynh ấy.

Xe đi qua chợ, huynh ấy bảo xa phu dừng lại một lúc rồi đi xuống mua rất nhiều đồ ăn. Trong đó có mấy cân xương, nói để ta hầm canh uống khiến ta bị “xương bưng kín đầu”.

Xuống xe rồi, Hồ nhị ca không cho phép ta về nhà mà cùng Yến Nhi đỡ ta vào nhà huynh ấy. Sau đó như giao phạm nhân mà đưa ta cho mẫu thân: “Mẫu thân, mấy ngày tới để muội ấy ở đây, trông coi cẩn thận, không được cho muội ấy ra khỏi phòng nửa bước.

Nghĩa mẫu tỏ vẻ nghi hoặc, Hồ nhị ca lại đem lời đại phu nói ra thuật lại một lượt.

Nghĩa mẫu nghe xong lại càng khoa trương, ánh mắt nhìn ta không khác gì nhìn phạm nhân, miệng ra lệnh: “Yến Nhi, đỡ nó vào giường để nó nằm đi, chân phải đặt thẳng. Mấy ngày tới ba người các ngươi ăn cơm ở chỗ ta.”

Lại dặn Hồ nhị ca: “Con đến hỏi đại phu kia xem có thể phiền ông ấy đến nhà thay thuốc không, tránh phải đi lại. Ông ấy muốn bao nhiêu tiền thì cho ông ấy là được.”

Dặn dò xong, bản thân chạy vào trong bắt đầu nhóm lửa. Không cần hỏi cũng biết, bà muốn đi hầm canh xương.

Rối loạn một hồi, mãi đến khi ấm đun nước reo trên bếp lò thì bà mới ngồi xuống bên giường, đau lòng vuốt chân ta.

Ta thử khẩn cầu nói: “Nghĩa mẫu, lời đại phu nói con xin nghe nhưng 5,6 ngày không thể vào cung làm việc thì không thể nào nói thông được. Người cũng biết đến giờ con mới vào cung được mấy ngày, cứ như vậy chẳng phải là ngày nghỉ còn nhiều hơn ngày làm?”

Nghĩa mẫu cảnh giác: “Rốt cuộc con định nói gì? Ta nói cho con, đừng mong ta sẽ cho con đi ra ngoài. Đại phu đã nói nếu không nghỉ ngơi cẩn thận sau này sẽ dễ bị tàn tật đó. Tàn tật có nghĩa là gì chẳng lẽ con không hiểu sao?”

Ta cười nói: “Không khoa trương thế đâu. Đại phu nói là tình huống tệ nhất, dựa vào cái gì mà bảo con sẽ bị tệ như thế chứ?”

“Dựa vào cái gì mà biết con không bị?” Nghĩa mẫu nghiêm mặt hỏi lại ta.

Ta nghẹn lời, một lát sau mới thở dài nói: “Cũng không biết Hoàn đại thiếu phu nhân phái người vào cung nói thế nào, xin nghỉ mấy ngày, nhưng con nghĩ chắc không xin nghỉ nhiều như vậy đâu. Con đã hai ngày không đi, giờ phải nghỉ thêm 5,6 ngày, tốt nhất là phái người nói với Hầu thượng nghi một tiếng nhưng giờ con cũng không biết Hầu thượng nghi ở đâu.

Chỉ trách ta bình thường không khôn ngoan, ngay từ đầu hỏi thăm thì có phải là tốt rồi không.

Nghĩa mẫu nghĩ nghĩ rồi nói: “Hay là con viết phong thư, ta sai người đưa vào cung giúp con?”

Ta cười khổ: “Thư dễ viết nhưng tiến cung khó. Những người chúng ta quen có ai có bản lĩnh tiến cung?”

Lúc này Yến Nhi đi tới nói: “Tiểu thư viết đi, em về bên phủ giao cho Thất thiếu gia, để thiếu gia tiến cung là được.”

Nghĩa mẫu nghe vậy thì cũng vội tán thành: “Đúng thế, đúng thế, có sẵn một người sao con lại con? Vương thiếu gia vào cũng chẳng phải là chuyện đơn giản sao.”

Ta trầm mặc.

Từ lúc về nhà đến giờ ta vẫn chưa nói cho Yến Nhi biết chuyện Vương Hiến Chi đính hôn, đến lúc này muốn giấu diếm cũng không được nữa.

Vì thế ta chua xót nói: “Yến Nhi, thất thiếu gia nhà em đã là người có vị hôn thê rồi. Hơn nữa hôm qua người ta vừa mới đính hôn, nghe nói hai phủ vô cùng náo nhiệt, bận rộn lắm, sao ta có thể đi tìm huynh ấy, bảo huynh ấy đi chạy việc cho ta được?”

Lời vừa nói ra, Yến Nhi ngây người mà nghĩa mẫu cũng ngây người, hồi lâu sau mới nói: “Con nói gì? Vương thiếu gia đính hôn? Không phải thiếu gia rất thích con sao? Đến chỗ con mấy lần rồi còn gì.”

Ta than nhẹ: “Nghĩa mẫu, huynh ấy chỉ là một người cùng trường, một người bằng hữu đến thăm con đôi lần, cái này không thể chứng minh điều gì cả. Mà chuyện hôn nhân của huynh ấy và biểu tỷ là hai nhà đã nói từ khi họ còn nhỏ, chỉ thiếu nghi thức mà thôi.”

Thì ra vẫn là miệng, giờ đến nghi thức cũng bổ sung rồi, ta hoàn toàn không trông mong được gì nữa.

Lúc này Yến Nhi chen vào: “Không phải! Thất thiếu gia nhà em rất thích tiểu thư, đây là điều chính miệng thiếu gia nói với em. Si tam tiểu thư đúng là thích thất thiếu gia nhưng thiếu gia không thích nàng.”

“Nhưng Yến Nhi à, giờ bọn họ đã đính hôn rồi.” Chuyện đính hôn đâu thể trói huynh ấy vào rồi bắt ép được.

“Em không tin!” Yến Nhi lắc đầu như lắc trống bỏi, “Thất thiếu gia không thể nào mặc kệ tiểu thư rồi chạy đi đính hôn với Si tam tiểu thư được, em không tin!”

- Em tin hay không cũng không thể thay đổi sự thật được, bọn họ thực sự đính hôn rồi.

Tuy rằng ta cũng hi vọng không phải là thật.

- Tiểu thư tận mắt nhìn thấy? Yến Nhi đột nhiên hỏi ta.

- À không phải!

Ta đáp, ta là thân phận gì? Làm gì có tư cách đi xem Vương Hiến Chi đính hôn.

Yến Nhi cau mày hỏi:

- Vậy tiểu thư nghe ai nói?

- Nghe nha hoàn Thu Nhi của tam tiểu thư nói. Nàng hầu hạ tam tiểu thư, việc hôn nhân của tiểu thư nhà mình thế nào cũng không thể không biết được.

Yến Nhi nghe xong không nói gì nhưng nghĩa mẫu lại nói:

- Liệu có thể là nó cố ý lừa con? Để con hết hi vọng với Vương thất thiếu gia, như vậy tiểu thư nhà nàng có hi vọng rồi.

Ta cũng hi vọng là như vậy nhưng ta đã đợi Vương Hiến Chi hai ngày rồi, vì sao không có tin tức gì của huynh ấy?

Lúc này Yến Nhi nói:

- Đừng đoán nữa, để em về một chuyến là tốt nhất. Về tìm thất thiếu gia, chính miệng hỏi thiếu gia xem đã xảy ra chuyện gì thì chẳng phải là rõ ràng rồi sao?

- Đúng, quay về hỏi cho rõ ràng.

Nghĩa mẫu hai tay tán thành với việc Yến Nhi hăng hái nhận việc như vậy.

Yến Nhi đi rồi, nghĩa mẫu đi hầm canh xương. Ta lẳng lặng nằm đợi chờ vận mệnh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.