Ngược Về Thời Minh

Chương 377-2: Vận trù (2)



Khi Bạch Y Quân nổi loạn ở Sơn Đông, gã bèn dắt theo cả nhà lớn bé già trẻ trở về Sơn Tây. Nhưng tuy nói tổ phụ luôn nhắc đến địa danh đó, nhưng dù gì thì cũng đã rời đi hơn trăm năm rồi, giờ còn lấy đâu ra một người họ hàng thân thích cơ chứ? Không lẽ lại đi nương nhờ người khác sao? Hơn nữa Triệu Toại đang ở Sơn Tây, nơi đó cũng chẳng được yên ổn. Vậy nên cuối cùng thì gã đưa cả nhà vào Kinh.

Chàng công tử mặc áo xanh cười hỏi:

- Triệu Phong Tử nha, nghe nói y ở vùng Sơn Tây không hề công thành cướp trại, mà lại chạy trốn vào Trung Điều Sơn chiêu binh mãi mã, thật có chuyện đó sao?

- Đúng là như vậy. Triệu Phong Tử không lưu manh vô lại như đám Dương Hổ. Y không đi các nơi càn quét cướp bóc, cũng không làm ra những chuyện đại loại như công thành phá trại, chém giết bừa bãi; lại cũng không dựa vào việc mở kho phát lương để thu hút nạn dân. Nghe nói y mở phủ xây nha môn ở trong núi sâu, luyện binh mãi võ, lại còn chiêu nạp lưu manh tứ xứ về trồng trọt. Nay Hồng Nương Tử cũng đã đầu quân về chỗ y.

- Bọn chúng ấy mà, nếu nói là thổ phỉ thì không giống thổ phỉ, còn nếu nói không phải là thổ phỉ thì lại chẳng có chút liên quan gì đến quan binh hết. Tiểu nhân cảm thấy bọn chúng hành động như vậy có cái gì đó không đúng nên mới không dám gia nhập.

Vị công tử đó cười hà hà rồi nói:

- Nhị ca, huynh làm như vậy là đúng rồi. Ừm... Kinh thành có quá nhiều người lưu lạc, muốn tìm được một công việc không phải là dễ. Tuy Sơn Đông đã ổn định lại tình hình, nhưng vụ xuân năm nay đã gặp phải nạn giặc loạn Bạch Y Quân, từ sớm đã bỏ qua vụ mùa, nay người dân tha hương có quay trở về Sơn Đông thì nha môn cũng chưa chắc có nhiều lương thực như vậy để mà cứu tế.

- Vâng, công tử nói đúng lắm, nếu không phải vì thế thì sao tiểu nhân lại không quay về đó cơ chứ?

Gã đàn ông nghèo dứt lời, mặt mày buồn bã tiu nghỉu nói tiếp:

- Nhưng quay về không còn đường sống, ở lại Kinh thành cũng không tìm được công việc để làm, vợ con gia đình của tiểu nhân làm thế nào mà sống được đây?

- Để ta chỉ cho huynh một con đường sống, huynh thấy sao?

Vị công tử đó trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Nay triều đình đang khai phá Liêu Đông, xây dựng nông trại, có bao nhiêu người tham gia thì cần bấy nhiêu người. Nơi đó đất đai màu mỡ vô cùng, chỉ cần gieo hạt giống xuống là đến mùa thu có ngay một vụ bội thu. Rừng núi là nơi tốt nhất để nuôi dưỡng con người mà, nào những là gà rừng, hươu béo, thỏ rừng, đôi khi chỉ cần đi dạo trong bụi cỏ thôi cũng có thể bắt được cả một bầy ngay. Huynh ở lại Kinh thành đi làm công, kiếm được từng đó để ấm bụng, nhưng có thể nuôi được cả đời chăng? Theo ta thì nên đi tới vùng Quan Đông, chưa biết chừng còn có cơ đổi đời.

- Đi tới vùng Quan Đông?

Gã đàn ông nghèo tức thì do dự suy nghĩ.

Vị công tử đó khẽ thở dài một cái rồi nói tiếp:

- Nếu huynh chỉ có ý định đi làm công kiếm miếng ăn qua ngày thì kỳ thực có thể ở lại đây tiếp tục sống như vậy. Nhưng còn con cái của huynh thì sẽ ra sao? Huynh định để cho bọn chúng sau này trưởng thành cũng đi theo con đường như cha chúng hay sao? Ở Liêu Đông trồng trọt, săn bắn, làm việc trong xưởng thuyền, nông trại, thậm chí là những công việc buôn bán nhỏ trong chợ đều được coi là những công việc đàng hoàng. Cố gắng vài năm tích lũy cho con cái một sản nghiệp rồi dựng vợ gả chồng cho bọn chúng, sinh ra những đứa cháu bụ bẫm đáng yêu, như vậy có phải tốt biết bao nhiêu không?

Đó là nơi nhận được sự quan tâm của triều đình, đi tới đó sẽ được cấp nhà ở, cấp lương thực, hơn nữa huynh còn không phải tự lo lộ phí. Cổng thành phía Bắc đang dựng một cái trại “Tình nguyện đăng ký di dân”, huynh tớ đó báo danh, quan gia sẽ sắp xếp thuyền bè đưa mọi người trong nhà huynh đi, dọc đường đi họ lo chu cấp thức ăn và chỗ ở. Huynh thấy sao?

Vì con cái, lý do này quả thật đã khiến cho gã phải rung động, suy nghĩ môt lát, gã tét đùi một cái quả quyết:

- Công tử nói đúng lắm. Tiểu nhân đã sống cuộc đời ăn mày cực khổ thì không để cho con cái của mình sau này cũng theo bước cha chúng được. Công tử ban nãy nói là ở cổng thành phía Bắc phải không? Tiểu nhân... có đến năm đứa con, chẳng hay nha môn có chịu nhận chúng tôi không?

Vị công tử đó nghe thấy thế buồn cười quá bèn đáp lại:

- Yên tâm đi, huynh chỉ cần đi báo danh là được rồi. Chút lương thực cho cả gia đình huynh triều đình vẫn có thể lo được. Nhưng đến nơi đó rồi thì tất cả phải dựa vào sức của mình lao động để mà có được. Muốn kiếm được tiền thì buộc phải chịu khổ.

Gã vỗ ngực kêu lên thành tiếng rồi cảm kích đáp lời:

- Xin công tử ngài yên tâm, tiểu nhân có sức khỏe và cũng không tiếc sức lực của mình. Giờ tiểu nhân sẽ đi báo danh, sau này nếu như tiểu nhân có cuộc sống tốt hơn thì cả đời này sẽ ghi nhớ ơn của công tử.

Chàng công tử nhìn theo bóng dáng gã đàn ông nghèo đang vội vội vàng vàng rời đi đó khẽ mỉm cười.

Những di dân đăng ký đi đến Nô Nhi Can Đô Chỉ Huy Sứ Ti lúc này đã vào đến đất Hắc Long Giang.

Nô Nhi Can Đô Chỉ Huy Sứ Ti là vùng đất thuộc Hắc Long Giang mà triều đình Đại Minh trực tiếp quản lý, là nha môn cao nhất của lưu vực Ô Tô Lý Giang. Phạm vi thuộc địa bắt đầu từ sông Oát Nan (nay là sông Ngạc Nộn), phía Bắc tới tận bên ngoài Hưng Yên Lĩnh, phía Đông ra đến tận Đại Hải, phía Nam tiếp giáp với sông Đô Môn, Đông Bắc vượt hải mà có Khố Hiệt Đảo. Vùng đất đó là nơi sinh sống của các tộc người Mông Cổ, Nữ Chân, Cát Lý Mê, Khổ Di, Đạt Oát Nhĩ v.v... đa số đều đánh bắt cá để mưu sinh, đại bộ phận đều là thần dân của Đại Minh.

Chư vệ phương Bắc bị Nữ Chân tam bộ và Đóa Nhan Tam Vệ xâu xé. Vùng Nô Nhi Can bị Hải Tây Nữ Chân, Dã Nhân Nữ Chân và Thẩm Dương Vệ phân chia. Thẩm Dương Vệ và Liêu Đông Vệ bị Kiến Châu Nữ Chân và Đóa Nham Tam Vệ tranh giành.

Hiện tại thế lực của những bộ lạc này đang ngày càng yếu đi, hơn nữa cũng chưa có mưu đồ phản Minh. Giữa các Vệ Sở với nhau vẫn chưa có sự liên hệ với nhau, chỉ cần bọn chúng liên kết lại với nhau thì thế lực sẽ càng ngày càng lớn mạnh hơn, từ đó sẽ sinh lòng tạo phản. Đến lúc đó thì vài đại quân doanh bám trụ tại đây ngay lập tức sẽ bị cô lập, bao vây và bị tiêu diệt.

Bước đầu tiên trong kế hoạch di dân của Dương Lăng chính là chuyển thật nhiều người Hán đến Nô Nhi Can Đô Ti, mảnh đất lùi về phía Bắc nhất của triều đình Đại Minh. Số lượng di dân người Hán ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi được kết cấu dân tộc trong khu vực Nô Nhi Can Đô Ti, đồng thời cũng sẽ nâng cao một cách đáng kể sức ảnh hưởng của triều đình đối với vùng đất đó.

Hơn nữa Nô Nhi Can Đô Ti nằm sát cạnh Hải Tây Nữ Chân, là bộ tộc lạc hậu nhất trong số ba tộc Nữ Chân, bọn họ chỉ biết đến săn bắn và bắt cá. Những di dân người Hán biết làm ruộng, trồng trọt, để có thể đồng hóa được cuộc sồng bầy đàn nguyên thủy của các bộ tộc Nữ Chân này quả không phải là chuyện dễ dàng gì.

Một mẫu đất có thể thu hoạch được bao nhiêu lương thực? Một mẫu đồng cỏ có thể nuôi sống được bao nhiêu con bò con dê? Những người dân lạc hậu này không phải là những kẻ ngốc, bọn họ chỉ là không suy nghĩ quá nhiều, ngược lại chỉ cần biết đến những món lợi thực tế mà thôi. Chỉ cần việc làm ruộng trồng trọt, chăn gia súc có thể mang đến cho họ nhiều lợi ích hơn thì dân tộc của những kỹ sĩ dũng mãnh thiện chiến bẩm sinh này trải qua hai thế hệ sau sẽ trở thành những người nông dân trung thành chất phác bậc nhất của triều đình Đại Minh.

Ở đây từ sớm đã có những người dân tha hương cầu thực tìm đủ mọi cách để đến được nơi này, còn đây là lần đầu tiên quan phủ tổ chức một cuộc di dân với quy mô lớn như vậy, sau này ắt hẳn những cuộc di dân như thế này sẽ liên tiếp diễn ra...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.