Ngược Về Thời Minh

Chương 430-5: Hết sức công bằng (5)



Dương Lăng vội vàng lên tiếng dò hỏi Bành Sa Ngư. Bành Sa Ngư liền nói với hắn nỗi khổ chất chứa trong lòng. Dương Lăng nghe xong thì ngẫm nghĩ, sau đó nở một nụ cười, nói bằng giọng mũi: -Chư vị đại nhân đứng lên cả đi. Binh mã Ninh Vương làm như vậy rõ ràng chỉ là kế sách thôi, nhưng biết rõ là kế mà chúng ta lại không thể phá vỡ nó được, bằng không sẽ tự mình rơi vào thế lúng túng về mặt đạo nghĩa. Chư vị đại nhân lo lắng rất đúng, ta sẽ thương lượng thêm với Hoàng thượng.

Khuyên được quần thần đứng lên, Dương Lăng lại chắp tay với Chính Đức, ra hiệu sang bên nói -Hoàng thượng, sang đây nói chuyện nhé.

Chính Đức Hoàng Đế hừ một tiếng, bước nhanh sang mạn thuyền, nhìn ngọn sóng phập phồng không yên, trong lòng y cũng phập phồng không yên giống ngọn sóng vậy. Dương Lăng chậm rãi đến bên cạnh y, nhẹ giọng nói: -Hoàng thượng, linh chủ bài vị và bức họa của Hồng Vũ Hoàng đế không thể dễ dàng đụng vào. Ngài đã từng nghe nói thúc thúc và chất nhi nhà ai đó đánh nhau lại đập nát cả bài vị của tổ tông chưa? Nếu làm như vậy, người ngoài sẽ chỉ mắng hai người ngỗ nghịch bất hiếu, sẽ quan tâm xem ai có lý ai vô lý sao?

Chính Đức Hoàng đế cả giận nói: -Dĩ nhiên là không ra tay đánh nhau ở từ đường tông miếu của tổ tông rồi, nhưng cũng không có chuyện khi đánh trận lại treo bài vị của tổ tông lên trên đầu nha, cách đánh vô lại như vậy bảo trẫm làm sao mà đánh đây? Bây giờ là tình hình gì chứ? Ông ta là phản tặc, là kẻ tặc giành giang sơn, là kẻ giành giang sơn xã tắc của trẫm nha.

Dương Lăng thấp giọng nói:

-Hoàng thượng, khi Vĩnh Lạc Hoàng đế làm Yến Vương ở Bắc Bình khởi binh ở Tĩnh Nam, Thiết Huyễn cũng từng dùng chiêu này ở phủ Tế Nam Sơn Đông. Vĩnh Lạc Hoàng đế hùng tài đại lực, bá chủ một thời không phải cũng giương mắt nhìn mà bất lực sao?

-Vì sao chứ? Chính vì chuyện khác đều có thể làm được chỉ duy chuyện này thì không thể làm, bằng không thì tự vứt bỏ đạo nghĩa, trở thành một kẻ bất trung bất hiếu bất nhân bất nghĩa, hơn nữa tội danh này vĩnh viễn không cách nào rửa sạch được.

-Là thân con cháu mà mạo phạm tổ tiên, nếu chỉ vì mình và đối phương đang đánh nhau nên có thể làm như vậy, thì chẳng phải là nói cho người trong thiên hạ biết, nếu sự tình nguy cấp thì có thể không cần tổ tiên sao? Chẳng phải là nói cho người trong thiên hạ biết, nếu sự việc khẩn cấp thì có thể không cần quân phụ sao? Đạo vua tôi trời đất, cương thường đạo lý một khi tan vỡ thì thiên hạ chẳng phải sẽ đại loạn sao?

Thấy vẻ giận dữ dần biến mất trên mặt Chính Đức, Dương Lăng lại nói: -Còn nữa, Ninh Vương mưu phản là lấy danh nghĩa gì chứ? Ông ta nói dối mê hoặc dân chúng, ngụy tạo nhận được mật chỉ của Thái hậu tiến kinh chỉnh đốn tông thất, nói Hoàng thượng không phải là cốt nhục Tiên đế, mà là đứa trẻ dân thường được nhận nuôi.

-Hoàng thượng, ngài không chút kiêng kỵ mà nã pháo lên đầu Hồng Vũ Hoàng Đế, việc này chẳng phải là tự rước tội danh cho mình, cho phản quân Ninh Vương một lý do hữu hiệu, để việc ông ta tạo phản càng thêm ra trận nổi danh sao? Ông ta sẽ nói khắp nơi rằng Hoàng thượng làm như vậy chính vì ngài không phải là con cháu hoàng thất Chu gia, cho nên mới không thèm quan tâm như vậy.

-Như vậy một khi lời đồn truyền ra, thì cho dù hôm nay có đánh bại Ninh Vương, thậm chí là tiêu diệt toàn bộ phản quân, cũng sẽ truyền khắp dân gian, là bằng cớ hữu hiệu nhất nói Hoàng thượng không phải là cốt nhục của Tiên đế, Hoàng thượng không chỉ luôn bị người ta chỉ chỉ trỏ trỏ sau lưng, mà con cháu đời đời của ngài cũng phải thường xuyên chịu nỗi khổ này.

-Ừm Chính Đức Hoàng đế trở nên trầm ngâm, y lặng lẽ gật đầu, hỏi: -Vậy khanh nói làm sao đây? Khi đó Tiên đế Vĩnh Lạc không dám dùng pháo công thành, sợ bắn nhầm linh bài, chỉ có thể vây thành đánh tay đôi, bây giờ chúng ta cũng chỉ chịu thiệt thòi này sao? Hừ! Vậy cũng được thôi, binh mã của trẫm đang tập kết ở đây, cho dù là không dùng đến đại pháo thì ông ta cũng đừng mơ chiếm được tiện nghi.

-Vậy thì cũng không cần, Ninh Vương đã làm như vậy, chúng ta sao không dùng gậy ông đập lưng ông chứ?

Ánh mắt Chính Đức Hoàng đế sáng lên, truy hỏi: -Ái khanh có diệu kế gì?

Dương Lăng tiến đến gần, nói nhỏ vài câu với y, Chính Đức Hoàng đế ngẩn ngơ, đột nhiên ngửa mặt lên trời cười ha ha, cười xong y lại đụng một quyền vào ngực Dương Lăng, khen ngợi: -Khanh được lắm đấy, nếu nói về bàng môn tả đạo, thiên hạ không ai sánh kịp khanh, ha ha ha

Chính Đức Hoàng đế bước lên trước hai bước, vẫy tay nói: -Đỗ Phủ, đến đến đến.

Ti Lễ thái giám Đỗ Phủ theo vua nam hạ vội chạy như một làn khói đến trước mặt y, Chính Đức dặn dò vài câu, quát: -Đi, lập tức chuẩn bị, lát nữa giao cho Bành Tướng quân của thủy quân.

-Nô tài tuân chỉ! Đỗ phủ đáp lại một tiếng, dẫn theo mấy thái giám lệ thuộc Ti Lễ Giám, Thượng Bảo Giám vội vội vàng vàng chạy vào khoang thuyền.

Chính Đức Hoàng đế lại quay về đầu thuyền, nghiêm nghị hỏi: -Tình hình đường thủy thế nào, đường bộ ra sao? Các ngươi vẫn chưa nói xong, tiếp tục.

Mã Ngang vội nói: -Dạ. Trước khi chúng thần xuất phát thì được biết quân của Ninh Vương đã lâu mà vẫn không đánh hạ được An Khánh, thế là vòng qua An Khánh, chia binh hai đường, thẳng tiến đến thành Nam Kinh. Hai vị tướng quân Hứa Thái, Giang Bân đang chuẩn bị chiến đấu trong thành. Xem lộ trình thì đường bộ của bọn họ còn khó đi hơn nhiều so với đường thủy, ước chừng giờ thìn ngày mai mới có thể tiến vào biên giới Nam Kinh.

Chính Đức Hoàng đế cười lạnh một tiếng nói: -Được! Vậy trẫm sẽ quyết chiến với ông ta dưới thành Nam Kinh, để ông ta biết lợi hại của đứa cháu Hoàng đế trẻ người non dạ ta. Lui ra!

Chúng văn võ nghênh giá vừa nghe thì vội vàng thi lễ lui xuống thuyền, lặng lẽ chờ đợi ở bến tàu, nhân cơ hội này, Chính Đức nói với Dương Lăng: -Trẫm lập tức bãi giá thành Nam Kinh, khanh đi dặn dò một tiếng, chiến hạm hộ giá của trẫm đóng lại một nửa ở đây, nửa còn lại thì lát nữa theo thủy sư Giang Nam lên sông đánh trận, đánh phủ đầu chiến thuyền của Ninh Vương, hung hăn đánh một trận cho trẫm!

Bành Sa Ngư giương buồm nam hạ lần nữa, lần này không chỉ có chiến thuyền của ông ta, mà còn có phân nửa đội thuyền hộ tống của thiên tử nữa, trùng trùng điệp điệp, sừng sững như rừng, vải buồm như mây.

Dương Tử Kiều cẩn thận đi cả đường, quả nhiên vớt được hai món vũ khí dưới nước kỳ lạ, nhưng đi tiếp nữa cũng không còn món đồ chính xác nào, khi y cuối cùng đã xác nhận được trong lòng sông đã không còn vũ khí thủy lôi đáng sợ kia nữa, thì mới hạ lệnh cho người thu hồi lưới vớt, thuyền lớn tiến lên, thuyền nhỏ theo sau, toàn lực tiến quân.

Đội tàu vừa mới đi nhanh chóng, thuyền đi vững vàng thì thấy chiến hạm phía trước lại đến, lại còn nhanh hơn cả khi chạy trốn nữa, chỉ thấy một con thuyền xông lên trước nhất ở đối diện đang chèo theo hình cung tiến vào quỹ đạo xạ kích trên sông, tấm chắn họng pháo bên mạn thuyền đều được nâng lên, lộ ra họng pháo tối om om.

Dương Tử Kiều đứng ở mũi thuyền, vừa thấy thì lấy làm lạ: -Bành Sa Ngư ăn tim gấu gan báo hay sao thế? Ông ta còn dám đến đây, lão tử không tin tà, ta không tin là tên Bành Sa Ngư xuất thân hải tặc ông ta thật sự dám bắn pháo lên linh vị của Chu Trọng Bát?

-Oành! Tiếng pháo vang lên, một con thuyền phía trước lắc lư chao đảo, bị lột mất một mảng thuyền lớn. Dương Tử Kiều cả kinh, vội vàng ngẩng mắt nhìn sang, chỉ thấy trên tấm buồm trắng tuyết đối diện có viết một hàng chữ màu đen cực lớn:

-Linh vị của Đại Minh Nhân Tổ Thuần Hoàng Đế.

Dương Tử Kiều trố mắt nói: -Nhân Tổ Thuần là thần thánh phương nào?

Một thủ lĩnh thủy đạo tư thục bên cạnh lớn hơn y hai tuổi đáp lời: -Nhân Tổ Thuần là Chu Ngũ Tứ, cha của Chu Nguyên Chương.

Chu Ngũ Tứ đánh Chu Trọng Bát, ông bố đánh đứa con, hết sức công bằng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.